WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bàn về dân trí

phan-chau-trinh

Từ đầu thế kỷ trước, Phan Chu Trinh đã nói đến công cuộc “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” cho Việt Nam. Đến hôm nay và có thể là một thời gian dài sau này, riêng chuyện dân trí chắc sẽ còn tốn nhiều thời gian và giấy mực của chúng ta.

Không ít lần, bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản rêu rao rằng: Việt Nam dân trí chưa cao để có thể có dân chủ; vì vậy, đảng và nhà nước cộng sản cần cai trị thêm, chờ khi nào dân trí đủ cao thì họ sẽ tự động thay đổi hệ thống chính trị và dân chủ hóa.

Thời gian chờ đợi này có thể là năm mươi năm hoặc một trăm năm? Đây chắc chắn không phải chỉ là lời chống chế cho sự cầm quyền bất xứng, không chính đáng và dai dẳng của đảng cộng sản lên hơn chín chục triệu dân Việt Nam; mà nó có thể còn là suy nghĩ chân thành và thiện chí của nhiều người có học Việt Nam. Chưa có dân trí cao thì chưa thể có dân chủ?!!

Và với nền giáo dục ngăn cản tự do, sáng tạo và đang ngày càng lụn bại như tại Việt Nam thì còn lâu trình độ tri thức của người dân Việt Nam mới có thể sánh kịp các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, thậm chí là Thái Lan…Vậy thì đảng cộng sản sẽ tiếp tục ở đây, ngay trên đầu chúng ta trong một vòng định mệnh lẩn quẩn: độc tài -> dân trí thấp, dân trí thấp -> độc tài?!

Tất nhiên, tri thức là điều kiện không thể thiếu để phát triển đất nước một cách toàn diện và vững chắc. Chính tri thức cũng là yếu tố củng cố nền dân chủ. Tri thức giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, am hiểu luật pháp và có những phản ứng hữu hiệu cho các chính sách quốc gia hoặc những thực hành chính trị của nhà cầm quyền. Tri thức và sự sáng tạo cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, sự hòa nhập của quốc gia vào cộng đồng quốc tế trong mọi lĩnh vực để người dân được sống ngày một thịnh vượng và có uy tín trên trường quốc tế hơn. Không ai có thể phủ nhận vai trò của trình độ tri thức đối với tiền đồ một quốc gia.

Nhưng chúng ta đang nói đến dân trí. Dân trí phải chăng đơn giản chỉ là trình độ tri thức của người dân, là chỉ số có thể đo lường được thông qua con số người có bằng cấp cao, tốt nghiệp những đại học danh tiếng? Chúng ta hãy cùng nhau dành thời gian để suy nghĩ về mệnh đề: “Dân thấp thấp thì chưa thể có Dân chủ”. Ấn Độ năm 1947 khi giành được độc lập, dân trí có cao hơn Việt Nam bây giờ không? Miến Điện hay Cambodia đã bắt đầu con đường dân chủ hóa có dân trí cao hơn Việt Nam không? Nếu các bạn lưỡng lự, thì chúng ta có thể cần nhiều thời gian hơn nữa trước khi đưa ra bất cứ khẳng định một cách khoa học nào về chuyện Dân trí – Dân chủ.

Theo thiển ý của người viết bài này, dân trí không chết cứng trong cái nội hàm “tri thức”. Dân trí là một tập hợp những điều kiện thuộc về não trạng và văn hóa nhiều hơn là tri thức. Dân trí cao không phải là tỷ lệ cao những người có học và có bằng cấp cao mà là các yếu tố thuộc về nhận thức (chứ không phải tri thức) có thể chi phối hành động và phản ứng của người dân trong mối quan hệ của họ với nhau và của họ với chính quyền.

Ví dụ, những người có học hành nhiều chưa chắc là những người có hành xử văn hóa. Trong cách dùng thông dụng do những người cộng sản hiện nay áp đặt, người có bằng cấp cao thì được gọi là người có trình độ văn hóa cao. Nhưng thực tế, những hành xử văn hóa không phụ thuộc nhiều vào việc người ta có học nhiều hay không, mà phụ thuộc vào nền tảng đạo đức từ môi trường gia đình – xã hội, những quy tắc hành xử phổ biến trong xã hội và nhận thức của chính người đó về các giá trị công bằng, bác ái, tự do và công lý; để rồi từ đó có nhận thức đạo đức cơ bản và hành xử luân lý tương ứng.

Một người đàn anh đáng kính của tôi từng chia sẻ: Dân trí là chỉ số để đo (và luôn tỷ lệ nghịch với) mức độ thờ phụng quyền lực các loại. Người dân thờ phượng quyền lực chính trị, trí thức thờ phượng một trí thức tên tuổi khác… Người viết tạm thời đưa ra vài đặc điểm dưới dây mà tôi xem như là biểu hiện của một nền dân trí cao:

- Người dân và đặc biệt là giới trí thức không/ ít sợ hãi và tôn sùng quyền lực, dù đó là quyền lực chính trị, kinh tế, học thuật hay tôn giáo. Người dân không xem những người cầm quyền chính trị là những người có vị thế ưu thắng tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Đối với họ, các vị trí lãnh đạo quốc gia là có thể thay đổi được, dựa trên ý chí của chính người dân; và các vấn đề to lớn của quốc gia không phải là sân chơi riêng của những người ở “tầng lớn trên”.

- Giới trí thức không/ ít khao khát quyền lực chính trị. Họ không xem việc nắm quyền chính trị hoặc hưởng lợi nhờ quyền lực chính trị là mục tiêu hoặc là biểu hiện thành công của sự nghiệp mình. Tất nhiên tham chính và lãnh đạo quốc gia không phải là điều xấu nhưng đó không phải là cách duy nhất khiến một người có được vinh quang, sự khen ngợi và công ích xứng đáng. Trí thức đặt mình vào một vị thế còn quan trọng hơn, đó là giám sát chính trị, đề nghị chính sách quốc gia và phục vụ người dân.

- Người dân có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày và các mối quan hệ với cộng đồng thông qua các hoạt động tự lập và tự quản, không viện đến sự xử lý của chính quyền nếu chưa cần thiết. Những sự phụ thuộc nhỏ lẻ vào chính quyền cho thấy ở họ tâm lý lệ thuộc thực chất còn lớn hơn nhiều.

- Người dân có xu hướng tôn trọng hạnh phúc và tự do của từng cá nhân con người; đề cao tự do và phẩm giá con người với tư cách từng cá nhân cụ thể; dù trân quý những hy sinh của cá nhân cho cộng đồng nhưng không coi sự hy sinh của cá nhân cho tập thể là giá trị luân lý bắt buộc.

- Người dân có xu hướng giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình và tinh thần khoan dung, không đề cao vũ lực và không/ít bị kích động bởi khuynh hướng bạo lực. Và họ có khả năng đề kháng tương đối đối với những hô hào mị dân về chủ nghĩ dân tộc cực đoan.

- Người dân có ý thức về lợi ích của sự hợp tác và có khả năng xây dựng đồng thuận một cách lành mạnh và tuân thủ luật pháp để hợp tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề cộng đồng và quốc gia. Nếu mệnh lệnh tùy tiện và độc đoán là đặc trưng của những xã hội bán khai từ thời xa xưa của nhân loại thì khả năng tạo đồng thuận và hợp tác là kỹ thuật đặc biệt của những cộng đồng văn minh của thế giới hôm nay.

- Người dân giữ được sự bình tĩnh tương đối, khả năng hành động tương hỗ và sự thượng tôn luật pháp khi cộng đồng hoặc quốc gia lâm vào những tình huống khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh, tội phạm. Họ có khả năng ứng phó một cách khoa học, lý tính trong những trượng hợp đó.

- Người dân có khả năng tư duy và phán đoán độc lập, không/ ít tôn sùng biểu tượng, không đeo bám cứng nhắc những giáo điều hay chủ thuyết nhất định. Bởi theo logic tâm lý, khi người dân quá tôn sùng biểu tượng thì trong tâm lý của họ không có điều gì khác hơn ngoài việc người ta cũng muốn trở thành biểu tượng nếu có cơ hội. Tâm lý tôn sùng biểu tượng càng mạnh thì sự hãnh tiến khi nắm được địa vị ưu thắng càng lớn. Đây cũng có thể được xem là một khía cạnh của sự thờ phượng quyền lực.

Sau khi xem xét xong những điều trên đây, chúng ta gần như có thể trả lời được câu hỏi: Vì sao ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài nhưng hầu như có rất ít người trong số những con người bằng cấp đầy mình ấy có đủ can đảm để dấn thân cho dân chủ và đóng góp cho cộng đồng xã hội.Những người kiến thức sâu rộng ấy cũng vô cùng sợ hãi và thiếu trách nhiêm giống như bao người thất học khác, vì kiến thức không giúp họ trở nên can đảm, bớt lệ thuộc quyền lực và sốt sắng nhận lãnh trách nhiệm cộng đồng.

Bởi vậy nhiều con cái các gia đình cán bộ cộng sản cấp địa phương cũng như cấp quốc gia du học và trở về, nhưng cái họ đang và sẽ trở thành không phải là điều gì khác hơn ngoài những “ông bà độc tài con”. Vấn đề là ở chỗ nhận thức về chính trị – xã hội và kỹ thuật tổ chức cuộc sống chung trong một cộng đồng văn minh chứ không phải là việc có nhiều bằng cấp hay không.

Như tôi đã từng chia sẻ, giải thể một chế độ độc tài để bắt đầu con đường dân chủ hóa tuy khó nhưng còn dễ hơn rất nhiều so với công cuộc xây dựng dân chủ hậu độc tài. Và tri thức, khi đó sẽ đóng vài trò rất quan trọng; nhưng nếu chúng ta không thể bắt đầu ngay bây giờ thì ngày mai chẳng có gì xảy ra cả. Ngay chính trình độ tri thức của người dân cũng ngày càng thoái hóa dưới chế độ độc tài chứ chưa nói là nó có cơ hội để đóng góp xây dựng dân chủ hay không. Bởi vì chính dân chủ và sự tự do hiến định trong một nền dân chủ xứng đáng cũng góp phần quyết định nâng cao trình độ tri thức của người dân.

Trong một buổi nói chuyện dành riêng cho Hội PNNQVN, ông Ngô Nhân Dụng đã chia sẻ: Bạn không thể nói tôi không biết bơi vì vậy tôi không dám xuống nước. Vì nếu bạn không xuống nước, bạn sẽ không bao giờ biết bơi cả. Và cũng xin dùng lời hữu lý trên để kết thúc bài viết này trong tâm tình mong muốn tiếp thu nhiều chia sẻ hữu ích hơn từ các bạn trẻ Việt Nam.

Buôn Hồ, 7/11/2014

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Bàn về dân trí”

  1. Nguyễn Thi says:

    Cô Huỳnh Thục Vy bàn đến chuyện hậu cộng sản nghe kinh quá . Trên diễn đàn này, có tên cộng sản mang nhiều nicks khác nhau chuyên mạ lỵ, phỉ báng tôn giáo, chuyên dùng ngôn từ bẩn thỉu cứt, đái …mà ban điều hành còn bó tay không sao đuổi nó đi được đây này . Chuyện nhỏ xíu mà làm còn không được thì nói chi đến chuyện lớn tranh đấu cho tự do, dân chủ như ban điều hành diễn đàn luôn tự khoe ngôn .

    Đôi khi, ban điều hành định cấm cản tên cộng sản, nhưng khi nghe thấy nó than vãn “bị bịt miệng ” giống như người dân trong nước, thì ban điều hành lại buông tha . Mắc cười quá !

    Trang mạng này được nhiều người trí tuệ cao như cô Huỳnh Thục Vy tốn thì giờ viết gửi bài, thế nhưng khốn thay nó lại bị quản trị bởi những người ngờ nghệch không biết phân biệt thế nào là tự do, dân chủ. Những người này hoặc giả ấu trĩ về chính trị hoặc lúc thiếu thời sống trong xã hội cộng sản nên nay lầm lộn tưởng tự do, dân chủ là mọi người muốn làm gì thì làm, muốn nói tục, chửi bậy mặc lòng . Sự thật thì không phải là như vây, ngay cả ở xứ Hoa Kỳ này – đầy rẫy những chuyện trên các trang báo chí hàng ngày .

    Hoặc giả có thể ban điều hành mắc chứng bệnh tâm thần thích ngồi đọc những lời mạ lỵ tôn giáo, những ngôn từ tục tĩu cứt, đái .

    Hay muốn thấy càng nhiều ý kiến bốn phương – xấu hay tốt – trên diễn đàn càng tốt để khoe khoang với các diễn đàn khác .

  2. tonydo says:

    Đây là quan điểm của cụ Phan Bội Châu khi cụ Phan Chu Trinh qua gặp ngài ở Nhật:
    Lời cụ Châu:

    (He wished to start by relying on the French to abolish the monarchy, but I wished to start by driving out the French to restore Vietnam – That was the difference. However, even though his political view was the opposite of mine, he liked me personally a great deal and we roomed together for several weeks.).
    (hết trích)

    Cứ Khí với Trí rồi tới Sinh cũng chỉ là lý luận, chẳng đi tới đâu.
    Chơi với Mỹ là sẽ có hết. Đàn anh Hoa Kỳ Quốc dạy bố nào là bố đó ngon lành (nếu chịu nghe).

    Cụ Phan Bội Châu và cụ Hồ đã đúng: Đuổi Pháp xong, rồi bảo nhau xây dựng nước. (rất tiếc vì không có bằng cấp, lại rất thông minh, cụ Hồ đã phải mò sang Nga theo cộng sản, đưa đất nước đến chết chóc, đau thương, lẹt đẹt đi sau người ta cả thế kỷ):

    Đuổi Pháp xong, rồi bảo nhau xây dựng nước. (đã đúng)
    Và bây giờ, bảo đảm đúng:
    Chơi hết mình với Mỹ thì một ngày không xa, ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Hồ Chí Minh nói trong thư gửi các cháu nhi đồng năm 1947.

    Đừng lý luận nhiều! Hãy xông lên!

    • DâM TiêN says:

      Mời bạn TonyDo, cô Huỳnh Thục VY tại Buôn Hô, nơi DâM từng đóng quân, và quý hữu quan tâm, xem qua bản tin này :

      Thứ tư, 12/11/2014, 21:40 (GMT+7) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất nghiên cứu khả thi việc hình thành các tuyến đường mới, theo mô hình vận tải đa phương thức, kết nối Hành lang Kinh tế phía Nam và Hành lang Kinh tế Đông – Tây với tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Nam Á.

      Trung sĩ DâM thỏ thẻ : Ngay từ những năm 1972 (nineteen seventy- TWO) khi trung sĩ tôi chưa tái xuất giang hồ ra Miền Đông… còn ngồi phòng lạnh, gác chân lên bàn…đọc Clausewitz… và Chánh ủy chưa có tên là TONY …còn dép râu nón cối ( may mà không thủng lỗ!) còn kiểm soát E-Trưởng X trong chiến dịch “ Bao vây đánh Lấn ( Lén) vô VNCH… — Thời gian 1972, DâM tui đã…biết tỏng đi rằng, theo Kế hoạch Hậu chiến, sẽ có ba xa lộ từ VN nối sang các nước phương tây; sẽ có xa lộ Cần Thơ – Saigon – Hanoi – Bac Kinh; sẽ có phi trường quốc tế lại Nhơn Trạch / Long Giao ; Saigon sẽ mở rộng thành năm đô thị vệ tinh, vân vân và vân vân.

      Vậy thì, Hoa Kỳ và Quốc tế đã có “ phương án” biến VN thành một bến phà quốc tế… như Bé Phương Uyên đã nói giùm , “ Bọn cộng Phỉ chết mẹ nó đi cho dzồi…”

      • tonydo says:

        Đàn anh Dâm Tiên:
        (Ngay từ những năm 1972 (nineteen seventy- TWO) khi trung sĩ tôi chưa tái xuất giang hồ ra Miền Đông… còn ngồi phòng lạnh, gác chân lên bàn…đọc Clausewitz… )
        (hết trích)
        Thế đàn anh quên béng đi cái trận bóng đá giao hữu ngay sau đó 1973 ( nineteen seventy THREE ) giữa các chiến binh Việt nam cộng hòa của đàn anh và Sinh bắc tử nam của chúng em (vì cao lớn hơn người, Điếu Cày được vô đội hình chính thức) ở sân Lộc Ninh rồi hay sao.

        Bọn em đói lâu ngày chạy không nổi, nhưng vẫn kiên cường làm theo lời Bác dạy, anh dũng xông lên, đấu đá quên mình, nên kết thúc trận đấu, giữ được hòa 2-2.

        Giữ sức khỏe đàn anh.

      • DâM TiêN says:

        Phài đấy! Sau này ( gần thôi) khi dẹp cái Bạo lực cách miệng
        đi, dek còn chính trị viên..

        Thì lính tráng hai bên đầu bạc đầu xanh, sẽ ôm nhau khóc cười
        qua vận nước nội trôi.

        Nè Tony, có tin 100 phần tram, nói ra ra chắc chú…Viên ê mặt
        ,là năm 2006. Bí Thư Đảng Đà Nẽng có mời Tướng N C KỲ đi
        xem xét một ngọn đồi thấp gần ĐN,”Thưa thiếu Tướng, vị trí này
        rất thích hợp cho một Đài Chiến sĩ trận vong chung cả hai miền.”

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Đổ huynh lợi hại thiệt !

  3. Trùng-Dương says:

    Dân trí “nà dư thế lào” mời chủ bài viết mở nhẽ cho nhà quê này. Phải có định nghĩa và vạch mức độ thì mới có thể nói tầm cỡ. Chứ cái mửng cứ VC nó tào lao, rồi mình cứ lải nhải cãi thì ích gì? Vì lý do và lẽ phải luôn nằm trong tay kẻ cầm quyền và có vũ lực.

    Bảo rằng dân trí và tự do là song hành thì bỏ mẹ. Vì hằng vài trăm năm trước ngay tại các nước Âu đã có dân trí là bao so với người Việt thế kỷ 21. Vậy mà nước Pháp đã đánh đổ độc tài.

    Cái phải nêu rõ là người Việt thường có tính cẩu thả, kệ mẹ nó khi mình đang cơm no, áo ấm hoặc tương đối là thế. Bảo tự do thì người Việt hải ngoại ngay tại xứ đang sống cũng “kệ mẹ” chứ có mấy ai tham gia. Huống chi là ở VN bây giờ ai muốn hỏng nồi cơm. Lý do là CSVN không quá ngu, cho dân cứ việc làm gì cũng xong, chửi Đảng cũng được nhưng đừng có tiếng vang, đừng tụ họp thì nó cũng kệ mẹ.

    Chẳng hạn như tác giả đây, chửi tí thôi ! Chứ có mà như Điếu Cầy đi bóc lịch trong tù thì lại bảo “em chả”. Còn bỏ cả gia đình mà bôn ba như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thì hổng có đâu. Mà dẫu là công dân USA ôm bom như Nguyễn Thái Học thì FBI cũng dẫn độ về VN vì “khủng bố” nhể.

    Nói ít làm nhiều bác ạ. Gớm có gương người xưa cho bắt chước lại không làm, cứ lải nhải biện chứng ! Thằng nào đang ôm quyền và ôm tiền lại bỏ ra bao giờ !?!

    Bảo là “Sự Thật Mất Lòng”, phải không ạ ? Ối, uých-kèn lo đi xem show hát chứ ai lại tranh đấu cho mất vui !

  4. Tư Xe ôm says:

    Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của cụ Phan Chu Trinh có phải là một tiền đề cho mọi vấn đề xây dựng dân chủ ? Tôi cho rằng CSVN và những nhóm người muốn câu giờ sự cai trị độc tài của CS đã cố bẻ quẹo tư tưởng của cụ Phan để viện cớ cho sự độc tài, những ai vô tình rơi vào bẩy của CSVN cũng vô tình đem chuyện “dân trí” dính chập với dân chủ, độc tài để lại rơi vào vòng xoáy của CS bày ra : dân trí thấp không nên có dân chủ tức dân trí thấp phải chấp nhận độc tài; đã bị cai trị bởi độc tài thì thực tế dân trí không thể được nâng cao, kết quả là độc tài muôn năm !

    Xin trở lại bối cảnh cụ Phan Tây Hồ chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Ai cũng biết nhà cách mạng Phan Bội Châu hiệu Sào Nam chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp, dựa vào sự giúp đở viện trợ của Nhật, xây dựng nhà nước “quân chủ lập hiến”. Ngược lại, cụ Phan Chu Trinh nhìn thấy Triều Tiên đã rơi vào tay Nhật, nếu VN dựa vào Nhật thì số phận cũng sẽ chẵng khác Triều Tiên; chỉ là thay đổi người Pháp bằng người Nhật. Chế độ quân chủ lập hiến không giải phóng tự do cho con người bằng chế độ dân chủ ở Pháp. Nền văn hóa và văn minh Pháp vào thời đó là hình mẩu tiêu biểu cho một xã hội văn minh, tiên tiến, tự do, dân chủ.

    Vì thế, cụ Phan Chu Trinh có chủ trương “Pháp Việt đề huề”, sống chung với thực dân Pháp trong điều kiện đòi hỏi khiêm tốn là thực dân Pháp cần phải “giảm sưu thuế cho người dân VN”. Với tiền đề “Pháp Việt đề huề” để tránh đổ máu cho dân đen, tránh rơi vào cảnh “không nô lệ cho ngoại bang này thì lại nô bộc cho ngoại bang khác”, đồng thời VN cần học hỏi nền văn hoá và văn minh Pháp để tiến kịp với bè bạn 5 châu; cụ Phan Chu Trinh đi đến hệ quả của “Pháp Việt đề huề” là để “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Khi người dân VN ý thức được tổ chức xã hội như người Pháp thì tất yếu người VN cũng như người Pháp, sẽ giật đổ chế độ chuyên chế độc tài mà thực dân Pháp đang đè nặng trên đất nước VN, y như người Pháp đã giật đổ chế dộ phong kiến Pháp từng đè nặng trên người dân Pháp trước đó.

    Tóm lại, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là hệ quả của động thái học hỏi văn hoá văn minh Pháp để tiến đến dân chủ chứ không phải là tiền đề cho mọi bối cảnh trong xây dựng “dân chủ”.

    Hôm nay, người dân VN cần học hỏi văn hóa văn minh của xứ sở nào, tư tưởng nào để tiến đến dân chủ ? CSVN hô hào “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, nhưng chỉ hô hào suông, không có lấy một tiêu chí văn hóa văn minh nào để người dân VN học hỏi. Vậy nên, trong bối cảnh độc tài của CSVN hiện nay, tôi mong mọi người hảy thôi đem cái khẩu hiệu của cụ Phan “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” ra mà bàn bạc với vấn đề dân chủ; bởi nó chẵng ăn nhập gì với nhau cả; chỉ làm tủi hổ cho cụ Phan mà thôi.

    Gởi bác nói leo
    Điên tiết với CSVN mà bác đã quá lời chăng ! Xảo quyệt, ranh ma như CSVN hiện nay mà xin đi làm tay sai cho đế cuốc Mỹ, có lẻ Mỹ cũng đá cho vào đít mà chẵng thèm. Đúng hơn, người dân VN cần học hỏi văn hóa văn minh Mỹ thời quốc gia này mới lập quốc là đủ để có và xây dựng dân chủ.

  5. TT says:

    Trích : “Vậy thì đảng cộng sản sẽ tiếp tục ở đây, ngay trên đầu chúng ta trong một vòng định mệnh lẩn quẩn: độc tài -> dân trí thấp, dân trí thấp -> độc tài?!”

    Tôi không đồng ý câu này lắm với cô Huỳnh Thục Vy mặc dầu tôi rất ngưỡng mộ về sự can đảm và kiến thức của cô, đã có lần tôi ví cô là bà Aung San Suu Kyi của Việt Nam, nay tôi xin mạn phép sửa lại câu trên như sau

    Vậy thì đảng cộng sản sẽ tiếp tục ở đây, ngay trên đầu chúng ta trong một vòng định mệnh lẩn quẩn: độc tài -> đảng trí thấp, đảng trí thấp -> độc tài?!

    Trí óc của bọn lãnh đạo Việt Cộng thật là thấp kém trong cuốn sách ” Phiên Bản Tình Yêu” mà tác giả Vũ Điện Biên đã viết.
    Hồi xưa các cụ nói : ” Đàn bà đ…không qua khỏi ngọn cỏ” nay phải nói thêm trí óc của tuyệt đại đa số đảng viên của đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay còn thấp hơn chiều cao mà người đàn bà đ….

  6. noileo says:

    “Muốn dân chủ phải có dân trí” ?
    “Muốn dân chủ tu do, phải có “dan tri cao”” ?

    E rằng vấn đề “dân chủ tự do cho VN” hoàn toàn không có liên hệ gì đến “dân trí”, hoàn toàn không có liên hệ gì đến “dân trí cao” hay “dân trí thấp”!

    muốn có dân chủ tự do thì VN phải làm tay sai đế quốc mỹ, phải bám gót đế quốc mỹ.

    *****

    Nam Hàn & Bắc Hàn đều là dân tộc Hàn, nhưng giữa Nam Hàn và Bắc Hàn đã có một sự khác biệt rất lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị văn hoá giáo dục, nhân đạo, tử tế….

    Sở dĩ thế là vì Nam Hàn dân chủ tự do, Bắc Hàn độc tài toàn trị cộng sản,

    Cũng vậy giữa Hồng kông với TRung hoa lục địa cộng sản,
    Cũng vậy giữa Đài loan với Trung hoa lục địa cộng sản
    Cũng vậy giữa VNCH với VNDCCH cộng sản

    *****

    NHưng tại sao cùng là dân tộc Hàn mà Nam Hàn thì dân chủ tự do, Bắc Hàn thì độc tài cộng sản?
    cũng câu hỏi ấy với Hồng kông và Trung hoa lục địa cộng sản,
    cũng câu hỏi ấy với Đài loan và Trung hoa lục địa cộng sản,
    cũng câu hỏi ấy với VNCH và VNDCCH cộng sản,

    • noileo says:

      Quan sát nhóm các nước Nam hàn, Đài loan, VNCH và lãnh địa Hồng Kông, gọi là nhóm A, người thấy các thành phần trong nhóm A có 1 điểm chung, có điểm giống nhau, đó là các quốc gia này đều đã, theo ngôn ngữ cộng sản, là “tay sai đế quốc Mỹ”, “bám gót đế quốc Mỹ”, riêng Hồng kông thì đã là thuộc địa trực trị của Anh quốc suốt cả trăm năm….

      Quan sát nhóm các nước Bắc Hàn, TRung hoa lục địa, VNDCCH, gọi là nhóm B, người ta thấy các quốc gia trong nhóm B có một điểm chung, giống nhau, cũng theo cách gọi của cộng sản, đó là những “đỉnh cao trí tuệ lòai người” & những “dũng sĩ diệt Mỹ”, riêng bắc việt của VC Lê Duẩn & VC Hồ chí Minh còn là những anh hùng chuyên ngành đánh thuê cho Nga cộng & Tàu cộng, chuyên nghề chống mỹ đến người VN cuối cùng, …

      Như vậy, rõ ràng, đối với các quốc gia kể trên, trở nên dân chủ tự do hay độc tài cộng sản, chẳng phải là vấn đề dân trí cao / dân trí thấp, mà được dân chủ tự do hay không, là tùy theo đã làm tay sai “đế quốc Mỹ” chưa, có chịu bám gót “đế quốc Mỹ” hay không.

      Rõ ràng, Hồng Kông mà có được một nền chính trị dân chủ tự do như hiện nay, đó là nhờ Hồng kông đã là thuộc địa trực trị của Anh quốc suốt cả trăm năm.

      Nhật bản thất trận, sau thế chiến thứ 2 tuy không bị chia đôi, [do đó không có "2 Nhật bản" để mà quan sát & so sánh], nhưng rõ ràng, Nhật bản đuọc như Nhật bản ngày nay, dân chủ tự do, không còn là độc tài quân phiệt & quân chủ chuyên chế, là vì Nhật bản đã bị Hoa kỳ chiếm đóng. Nhật bản đã đã cúi đầu chấp nhận bản Hiến Pháp do Hoa kỳ soạn thảo, “sống và làm việc” theo bản Hiến Pháp do Mỹ áp đặt, nhẫn nại chịu đựng 6 năm bám gót đế quốc Mỹ, dưới ách cai trị trực tiếp của Mỹ, sau đó chọn lựa đứng chung hàng ngũ với đế quốc Mỹ, đuọc cây dù nguyên tử của Mỹ che chở, xây dụng phát triển…

      Việt nam nay đang trong thảm trạng suy sụp, muốn phục hồi, muốn một nền chính trị dân chủ tự do pháp trị, tôn trọng nhân quyền & nhân phẩm, hãy đi theo, chỉ có chọn lựa duy nhất, là đi theo con đường của Nam hàn & Hồng Kông & Đài Loan & Nhật bản đã đi…, là “bám gót đế quốc Mỹ”.

      Chịu khó “làm tay sai đế quốc Mỹ”, chịu khó “bám gót đế quốc Mỹ”, nếu không phải là miên viễn, thì cũng ráng 10, 15, 20, 30 năm làm tay sai đế quốc Mỹ & bám gót đế quốc Mỹ, để mà xây dựng dân chủ tự do pháp trị nhân quyền cho VN, để mà phục hồi VN,

    • tonydo says:

      (Muốn có dân chủ tự do thì VN phải làm tay sai đế quốc mỹ, phải bám gót đế quốc mỹ.) Hay, hay, hay qúa.
      Giơ cả hai tay, hai chân….
      ĐỒNG Ý 1000%.

      Có Dân Trí Giời đi chăng nữa mà không chơi 1000% với Đế Quốc Mỹ thì có ngày thu vén nồi niêu xoong chảo, lò mò lên phương bắc làm dân tị nạn trên đất Tung phang hùng… có Mặt trời lên.

  7. noileo says:

    Vấn đề không phải là “dân trí cao hay dân trí thấp”, vấn đề là phải “làm tay sai đế quốc Mỹ”, phải “bám gót đế quốc mỹ”, đó mới chính là động cơ thúc đẩy, phải dứt khoát từ bỏ cộng sản, mới có thể mang đến độc lập tự do hạnh phúc, ăn ngon mặc đẹp, nhà cao cửa rộng, giáo dục tử tế, nhân phẩm, nhân quyền cho nhân dân, dân chủ tự do pháp trị cho VN.

    ****
    Nếu lấy mức độ dân chủ tự do của một quốc gia, của một nền chính trị để đánh giá trình độ dân trí thì chẳng lẽ phải nói là trình độ dân trí người dân VN ở thời VNCH 40 năm trước, không những cao hơn trình độ dân trí của người dân VNDCCH ở phía bắc vỹ tuyến 17 hồi ấy, mà vẫn còn nhiều lần cao hơn trình độ dân trí của người dân VN bây giờ, bởi vì VNCH là một quốc gia dân chủ tự do.

    Chí ít thì nền chính trị của VNCH cũng là nhiều lần, nhiều ngàn lần cởi mở, tôn trọng quyền công dân, quyền con người, trọng pháp, hơn hẳn cái chính trị cộng sản độc tài toàn trị của CHXHCNVN bây giờ cũng như của VNDCCH hồi ấy.

    Báo chí tư nhân, tự trị đại học, quyền tư hữu, quyền biểu tình, quyền tự do sáng tác, quyền lập hội, quyền nghiệp đòan, quyền tư pháp độc lập…, là những điều đuọc tôn trọng & thực thi tại VNCH.

    Sách vở báo chí, sách trong nước sáng tác, sách nước ngòai nguyên văn tiếng nước ngoài, hay đã dịch sang tiếng Việt, thuộc đủ mọi nguồn, Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Hoa, nói về mọi khuynh hướng chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, khoa học, cứ là tràn ngập ở VNCH…

    Vậy chẳng lẽ dân trí người VN/VNCH cao hơn dân trí ngừi VN/VNDCCH, cao hon dân trí người VN/CHXHCNVN?

    Thiết nghĩ đã nói đến trình độ dân trí của một dân tộc thì trình độ dân trí của người VN miền nam hay người VN miền bắc, người VN hồi ấy hay người VN bây giờ, phải là một chứ?!

    Chí ít thì “dân trí bây giờ” phải cao hơn “dân trí trước kia” chứ, đã hơn 40 năm trôi qua rồi mà ?!!?

    1-4

    • noileo says:

      Số sinh viên học sinh VNCH hồi ấy du học ngoại quốc, du học ở Mỹ, du học ở các quốc gia dân chủ tự do, có thể hơn nhiều nếu đặt bên cạnh số “du sinh” VNDCCH hồi ấy chỉ loanh quanh ở Đông Âu, NGa, Tàu, so với ngày nay, chắc là phải thua xa số “du sinh” CHXHCNVN bây giờ,

      và hầu hết du sinh CHXHCNVN đều đi du học ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Nhật…, chứ không chỉ là Nga, Tàu, Đông Âu… như trước kia.

      Người dân VN/VNCH hồi ấy có thể hơn người dân VN/miền bắc xã hội chủ nghĩa trước 1975, biết nhiều về phim ảnh, radio, TV, máy quay đĩa 33, 45, máy casette tape recorder nghe nhạc, xe hơi, xe gắn máy..

      nhưng hẳn là thua người dân VN CHXHCNVN, thua xa đại gia CHXHCNVN bây giờ về xe gắn máy “SH”, ô tô con de luxe, smart phone, TV màn hình phẳng, phim 3D, internet, facebook…

      Những cái biết/không biết kể trên có phải là môt “tiêu chuẩn” đánh giá “dân trí” không?

      Thiển nghĩ những cái hơn/kém nói trên chỉ là biết hay chưa biết xử dụng một phương tiện, mà cái “chưa biết xử dụng” là điều có thể thay đổi, có thể dễ dàng để trở nên “biết rành” sau một đôi lần tập tành xử dụng, “mokey see, monkey do”, huống hồ là con người!?

      Người dân miền bắc hẳn cũng như người dân miền nam, đều rất ham đọc sách. Bằng chứng là sự trầm trồ, kích động, “ngây ngất” của người dân miền bắc & của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo miền bắc cộng sản khi vào miền nam ngay sau 30-4-1975, trước cả rừng sách báo miền nam, như đã đuọc mô tả nơi các bài viết của Nguyễn Khải, Dương Tường, Vương trí Nhàn, Trần mạnh Hảo, Dương Thu Huơng…, và nhiều người khác nữa.

      Chẳng qua là bọn cộng sản VNDCCH, chế độ công an trị cộng sản, mấy tay Việt cộng Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Cù Huy Cân…, sợ người dân miền bắc được đọc nhiều, biết nhiều, sẽ là trở ngại cho ách cai trị cộng sản đê tiện tàn ác của chúng, sẽ gây trở ngại, vạch ra tính cách bất chính, bất nghĩa của cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tôi ác của chúng xâm lăng VNCH, reo rắc tội ác “xây dựng chủ nghĩa xã hội” tội ác vào VNCH, nên chúng đã ngăn cấm, không cho người dân miền bắc được đọc sách, mở mamg & nâng cao nhận thức.

      Vậy “dân trí” là cái gì?
      “dân trí” có mối liên hệ thế nào với chế độ chính trị dân chủ tự do?

      Dân trí cao => chính trị dân chủ tự do ?
      Chính trị dân chủ tự do => dân trí cao ?
      Dân trí cao chính trị dân chủ tự do ?

      Như thế nào thì đuọc coi là dân trí cao/dân trí thấp?
      dân trí cao, dân trí thấp có phải là yếu tố chính để đuọc/không duoc hưởng dân chủ tự do?
      dân trí cao/thấp bao nhiêu thì đuọc/không được hưởng dân chủ tự do ?

      “Dân trí” hay “quan trí” là yếu tố chính cho một nền chính trị dân chủ tự do?

      “Quan trí” có phải là một thứ độc lập với “dân trí”? hay “dân trí” làm sao thì “quan trí” làm vậy?

  8. saigon says:

    Có người nói rằng Hồ ám hại Phan chu Trinh vì cho rằng chủ trương của PCT không thích hợp. HTV nói rất đúng: vòng luẩn quẩn không đi đến đâu cả. Tụi tàu cộng giờ này độc tài nhưng chúng còn biết dùng trí thức. Chùng nào còn chế độ CS tại VN thì VN còn lạc hậu, băng hoại, thấp kém về mọi phương diện!

  9. Spicy says:

    “độc tài–>dân trí thấp,dân trí thấp–>độc tài”.Một người Việtnam có đạo-đức,có suy-nghĩ,có hành-động đúng đắn nhất là một người có “dân trí cao”.Một chế độ,nhà cầm quyền…thiếu trí-tuệ…thì dân trí thấp.
    Một nhà cầm quyền,một chế độ…gian manh,thì người dân luôn bị gán ép cho là dân trí thấp.
    Huỳnh thục Vy nói không sai…và cũng là người có những bài viết có thực-lực chống bạo lực toàn trị cũng như giải thể cái chế độ thối-tha,mục nát đầy rác rưởi trong một guồng máy.

    Chỉ có giải thể cái chế độ cộng sản vn,thì mọi vấn đề,tệ-nạn trong một đất nước được giải quyết một cách tốt đẹp nhất…như nhiều người nhiều giới đã hơn một lần gợi ý.

    “GIẢI THỂ MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐỂ BẮT ĐẦU CON ĐƯỜNG DÂN-CHỦ HÓA TUY KHÓ NHƯNG DỂ HƠN RẤT NHIỀU SO VỚI CÔNG CUỘC XÂY-DỰNG DÂN-CHỦ HẬU ĐỘC TÀI” Huỳnh thục Vy đã nói trên.Đây cũng là một thực tế mà nhiều người luôn kiên-quyết bảo vệ nó.Không sai,bởi hơn 40 năm từ sau khi chiếm đoạt Miền-nam,lũ bạo quyền vgcs đã và đang bóp chết sự phát triển kiến-thức trong mọi giới,mọi người dân Việtnam.

    Để thực hiện điều nầy,lũ vgcs đã tiêu hủy tất cả các loại văn-hóa phẩm ,báo chí,sách-vở,phim-ảnh,thơ-nhạc,sách giáo-dục của Miền-nam ̣đã gầy dựng nên.

    Nhưng trời bấc dung gian.Sự-thật thì không bao giờ sống trong bóng tối.Điển hình là tất cả những giòng nhạc của Miền-nam đã rời khỏi bóng đêm một cách “hiên-ngang”đến tất cả mọi người dù ở lứa tuổi nào,hoặc thành phần nào trong xã-hội hiện nay.

    “những người có học hành nhiều chưa chắc là những người có hành xử văn hoá”.Chuyện thường tình trong xã-hội loài người.Đa phần,người có học vị cao,thường là những người luôn mưu tìm một địa vị,mộ̣t quyền-lực cao cho chính mình.Điều nầy không có gì phải hổ-thẹn…nếu như họ cư-xử như một người luôn có đạo đức và lòng vị tha đối với mọi người và mọi vấn đề trong một xã-hội.Còn bằng ngược lại,họ chỉ là con sói trong xã-hội loài người.

    “Dân-trí là một tập hợp những điều kiện thuộc về não trạng và văn-hóa nhiều hơn là tri thức.
    Dân trí cao,không phải là tỉ lệ cao những người có học và có bằng cấp cao…mà là các yếu tố thuộc về
    nhận-thức “chứ không phải là tri thức”.Sự phán đoán của Thục Vy rất chíng xác và đúng-đắn nhất với một suy-luận không thiên vị,không mị dân như nhiều người đã từng viết bài.

    Cái thói lớn nhất,xấu nhất,tồi tệ nhất của người Việtnam là không thích suy-luận của một vấn đề trong xã-hội,hoặc của một cá nhân đang hiện-hữu.Mà chỉ biết hùa theo.bám theo,ăn theo,chạy theo,nghe theo,làm theo.Vì thế,sự phán đoán của con người bị giới hạn,không thể tiến-triển được,và cũng từ đó tạo ra lòng ngờ vực,mất niềm-tin…để rồi buông xuôi,phó mặc.lệ thuộc.

    Chưa chắc một người có học vị cao,kiến-thức rộng là một người biết cách cư-xử khôn-ngoan hoặc có tấm lòng đức-hạnh cao và cũng không chắc là người đủ hiểu-biết để yêu-thương quê-hương và dân-tộc một cách nhiệt thành.

    Cho nên “dân trí” không là điều kiện cần thiết trong hiện tình đất nước hôm nay…mà là một tấm lòng vì quê-cha đất tổ để đứng lên giải thể lũ tà gian là bọn vgcs đang ngự trị trên quê-hương Việtnam.

    Dân-tộc Việtnam không được phép đưa ra vấn đề quá muộn sự việc đã rồi…và một hậu quả không thể lường được sau khi thằng tàu thanh toán được toàn diện lảnh thổ Việtnam bởi bàn tay trợ giúp của bè lũ cộng sản VN.

Leave a Reply to noileo