WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết về Bắc”

Tổng thống Nixon.

Tổng thống Nixon.

Diễn tiến

Cách đây 42 năm vào khoảng thời gian này, TT Thiệu cho phát động cuộc chống đối trên truyền thông, đòi CS phải rút hết về Bắc. Hồi ấy, từ tháng 11-1972, đài phát thanh, truyền hình bắt đầu cho đọc khẩu hiệu kể trên “Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết về Bắc”. Việt Nam Cộng Hòa cương quyết đòi CSBV phải rút khỏi miền nam VN sau khi Hiệp Định thành hình.

Trong phạm vi bài này tôi đề cập riêng tới sự kiện nêu trên.

Hòa đàm Ba Lê bắt đầu từ thời TT Johnson 1968 nhưng thực sự bắt đầu khi Nixon lên nhậm chức Tổng thống 1969, tiến sĩ Kissinger được giao đàm phán bí mật với Lê Đức Thọ mà người ta gọi là đi đêm.

Nixon- Kissinger thừa hưởng gia tài đổ nát do Johnson-McNamara trao lại. Về cuộc hòa đàm Ba Lê cựu TT Nixon cho biết phía BV đưa ra những điều kiện tiên quyết: Mỹ rút đơn phương, Thiệu phải từ chức, lập chính phủ Liên hiệp, cắt viện trợ quân sự kinh tế VNCH (1). Nếu nhượng bộ coi như Nixon phải đầu hàng CS không điều kiện.

Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải thỏa mãn những yêu cầu ngang ngược như trên nhưng tới tháng 9-1972 vì bị thảm bại trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972 họ phải nhượng bộ nhiều điều khoản lớn. Tại buổi họp 9/10/1972 đề nghị của Hà Nội coi như đã nhượng bộ gần hết những khoản chính mà họ đã đòi từ mấy năm trước tới nay: không lập chính phủ Liên hiệp, không lật đổ Thiệu, không đòi cắt viện trợ miền nam tuy nhiên có một vấn đề mà Mỹ không thể nào đòi được, BV không chịu rút khỏi miền nam.

Ngoài ra về lý do tại sao Hà Nội nhượng bộ, Kissinger cho là nhờ áp lực của Nga mà BV thay đổi lập trường (2). Hà nội phải nhượng bộ cũng vì họ biết chắc Nixon sẽ tái đắc cử vào ngày 7/11/1972, qua thăm dò ông vượt quá xa đối thủ McGovern. Nếu tái đắc cử Nixon sẽ cứng rắn hơn nên BV muốn ký sớm trước bầu cử (tháng 11) nghĩa là ký vào tháng 10.

Kissinger sang Sài Gòn ngày 18-10-1972 sau khi thỏa thuận với phái đoàn BV về bản Sơ thảo Hiệp định Paris .

Ông Thiệu được cố vấn Hoàng Đức Nhã góp ý đã bác bỏ bản Sơ thảo trong đó CSBV vẫn còn được đóng quân tại miền nam VN. Điều khoản này làm cho ông Thiệu sợ hãi và nhất quyết chống đối không ký Hiệp định cho tới khi CSBV phải rút hết về trên vĩ tuyến 17. Kissinger thảo luận tại Sài Gòn từ 19 tới 23-10 thì về Mỹ, sau mấy ngày từ dọa nạt tới ngọn ngọt dỗ dành VNCH nhưng ông ta vẫn thất bại. Ông Thiệu nhất định không chịu ký. Sở dĩ Kissinger nóng lòng muốn ký Hiệp định vào cuối tháng 10 trước ngày bầu cử Tổng thống 7-11 để lấy phiếu cho Nixon.

Trước ngày về Mỹ ông đánh điện cho Nixon đề nghị ký riêng rẽ với CSBV nhưng Nixon bác bỏ, ông bảo Kissinger đừng ép Thiệu, không cần ký gấp Hiệp Định trước bầu cử vì qua thăm dò ông vượt rất xa đối thủ McGovern. Nixon cũng không muốn mang tiếng vì dùng Hiệp định để lấy phiếu, không muốn ký Hiệp định mà không có Thiệu, một người bạn đồng minh. Ông không muốn vội ký với Thọ, một kẻ thù (3)

Ngày 7/11/1972 Nixon đại thắng, tái đắc cử quá lớn với 60.7% số phiếu phổ thông, hơn McGovern 18 triệu phiếu, Cộng hòa thắng 49 tiểu bang, Dân chủ chỉ có một tiểu bang , Nixon được 520 phiếu cử tri doàn (electorale vote) so với 17 phiếu của McGovern, Dân chủ thua to.

Sang tháng 11/1972 hòa đàm không tiến triển gì hơn, ông Thiệu phát động chống đối bản Sơ thảo Hiệp định, đòi CS phải rút hết về Bắc. Ngày 19/11, Kissinger và Lê Đức Thọ bắt đầu đàm phán trở lại, hai bên không tiến lại gần nhau được.

Cuối tháng 11-1972, Các vị chức sắc Thượng viện như John Stennis, Barry Goldwater và Gerald Ford đã nhắc nhở Nixon biết nếu Sài Gòn không chịu ký kết thì Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh để lấy lại tù binh đổi lấy việc rút quân và Hạ viện sẽ thông qua việc cắt viện trợ VN với tỷ lệ 2/1 (4)

Sang tháng 12 tình hình còn bi đát hơn, hòa đàm thêm bế tắc, ngày 13/12 tan vỡ, Lê đức Thọ bỏ Hội nghị không thèm hẹn khi nào trở lại. Ngày 14/12 Kissinger về Mỹ cùng Nixon và Tướng Haig bàn luận đưa tới quyết định ném bom BV. Nixon gửi tôi hậu thư cho BV nếu không trở lại đàm phán sẽ bị oanh tạc.

Hà Nội bỏ Hội nghị vì đánh hơi thấy Quốc hội Mỹ sẽ họp đầu năm 1973, hy vọng họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh rút quân về nước, đó là lỗi lầm tai hại. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Nixon cho oanh tạc ngoại ô Hà Nội, Hải phòng bằng B-52, chiến địch này gọi là Linerbacker II kéo dài 12 ngày từ 18/12 cho tới cuối tháng 12/1972. Sau khi ăn 20,000 tấn bom, Bắc Việt chịu trở lại đàm phán, ngày 9/1/1973 hai bên đi tới thỏa hiệp chung

Phía VNCH, ông Thiệu vẫn kiên quyết không chịu ký một khi CSBV còn ở lại miền nam mặc dù TT Nixon hứa hẹn, ngon ngọt dụ dỗ. Ngày 2-1- 1973 Ủy ban bầu cử Dân chủ Hạ Viện biểu quyết nội bộ tỷ lệ 154/75 cắt viện trợ Đông Dương để đổi lấy tù binh, hai hôm sau Thượng viện Dân chủ họp nội bộ biểu quyết tỷ lệ 36/12. Họ đe dọa Nixon và Thiệu nếu không ký được Hiệp định sẽ thẳng tay trừng trị miền nam VN. (5)

Ngày 9-1-1973, cũng là sinh nhật thứ 60 của TT Nixon, Kissinger từ Paris điện tín báo tin mừng cho Nixon biết sắp ký được Hiệp định. Ngày 11-1 hai bên bàn thủ tục ký, buổi họp cuối cùng ngày13-1 ấn định ngày ký kết 27-1-1973, quân BV được ở lại, ông Thiệu không chịu ký. TT Nixon cử Phụ tá Tướng Haig sang VN nói với ông Thiệu Mỹ sẵn sang ký một mình nếu VNCH không chịu ký. Nixon nói Kissinger soạn hai bài diễn văn, một cho trường hợp Thiệu đồng ý và một trường hợp ông ta không chịu.

Ngày 15-1-1973, ông Hoàng Đức Nhã gửi thư cho Đại sứ Bunker nói trong bản Sơ thảo trước đây Hà Nội ngoan cố không chịu rút về Bắc mặc dù VNCH đã nhượng bộ. Ngày 18-1 cả Mỹ và BV đều loan tin Hiệp định sẽ ký vào ngày 23-1, TT Nixon sốt ruột chờ ý kiến của chính phủ Sài Gòn. Nixon biết rằng nếu không ký kết được Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh vô cùng nguy hiểm.
Ngày 23-1 ông Thiệu cho Cố vấn điện thoại cho Bunker nói việc in Hiệp định ngày 24-1 không hợp lý. Có dư luận cho biết ông Thiệu sẽ ký Hiệp định sau Tết vì thầy tử vi riêng của ông khuyên không nên ký trước Tết. TT Thiệu từ bỏ chống đối ký kết (6)
Ngày 23/1/1973 Kissnger và Lê Đức Thọ ký tắt, bốn ngày sau 27/1 bộ ngoại giao Mỹ, BV, VNCH, VC ký chính thức Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình Ở Việt Nam mà ta thường gọi là Hiệp Định Paris .

Nhận xét

Cuộc hòa đàm kéo dài từ 1969 tới 1972 vì CSBV ngoan cố đòi hỏi Mỹ và VNCH phải đầu hàng: Mỹ đơn phương rút, Thiệu từ chức, lập chính phủ Liên hiệp, Cắt viện trợ miền nam. Sở dĩ như vậy một phần vì phong trào phản chiến và vì đảng đối lập chống đối như Kissinger đã kể lại trong hồi ký.

“Sau khi Nixon tiếp nhận chức vụ từ những người (tức Dân Chủ) đã đưa chúng ta can thiệp vào Việt Nam , mới đầu họ đứng giữa sau chống lại (chúng tôi). Buộc tội Nixon có trách nhiệm với cuộc chiến mà thực ra ông chỉ là kẻ thừa hưởng rồi công kích Nixon nhân danh những giải pháp này nọ mà chính họ khi cầm quyền chẳng làm gì cả” (7)

Dân chủ đối lập mới đầu đứng trung lập sau quay ra chống đối Hành pháp Nixon, họ chống đối từ đầu chí cuối cho tới khi sập tiệm mới thôi. Nixon nói chính phong trào tranh đấu đã nối giáo cho giặc khiến Hà Nội không chịu đàm phán nghêm chỉnh (8)

Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973 Hà Nội nhượng bộ những điều khoản chính nhưng họ vẫn đóng quân ở miền nam. Nhiều nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ chỉ trích Nixon đã mở trận oanh tạc BV long trời lở đất 11 ngày đêm cuối năm 1972, trút 20,000 tấn bom mà không tống khứ được CSBV về Bắc. Bản Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973 thực ra cũng chẳng khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger mang sang Sài Gòn ngày 18-10-1972 và đã bị ông Thiệu từ chối ký kết như đã nói trên. Cả hai bản đều không đuổi được Cộng quân rút về bắc.

Người ta chỉ trích Nixon làm thiệt hại 91 người phi hành đoàn, mất 27 máy bay trong đó có 15 B-52 mỗi cái trị giá 8 triệu đồng…nhưng không đòi được gì thêm, BV vẫn đóng quân tại VNCH. Dưới đây là một số ý kiến

“Cuộc dội bom to lớn chỉ thay đỗi được chút đỉnh. Cái mà B-52 làm được thêm tháng Giêng (1-73) chỉ là một chút so với cái từ tháng 10”

Marvin Kalb and Bernard Kalb (9).

Hoặc như Walter Isaason nói

“Dù gây thiệt hại nhân mạng, sự thay đổi rất nhỏ mà cà Nixon và Kissinger không biết nó như thê nào.” (10)

Negroponte, phụ tá Kissinger nói

“Chúng ta oanh tạc BV để họ chấp nhận sự nhượng bộ của ta”
We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions
(11).

Những lời chỉ trích Hành pháp đã ký Hiệp định không thuận lợi, thiệt hại cho miền nam hoặc đã kéo dài chiến tranh thiệt hại cho Hoa Kỳ. Tác giả Walter Isaacson chỉ trích cuộc oanh tạc không đem lại một Hiệp định thuận lợi để tống cổ CSBV ra khỏi miền nam VN. Richard Holbrook, phụ tá Bộ trưởng ngoại giao đặc trách Á châu sự vụ chỉ trích Hiệp định như đầu hàng CS Ông nói “Cho quân đội BV ở lại miền Nam chỉ là sự bỏ chạy trá hình” (12)

Nhiều người Việt Quốc gia kết án ông Kissinger đã ép buộc ông Thiệu ký một hiệp ước bất bình đẳng để CSBV còn ở lại miền nam. Sự thực không phải như vậy, ngày 18-10-1972 Kissinger mang bản Dự thảo Hiệp định sang Sài Gòn nhưng ông Thiệu từ chối không chịu ký.

Sau đó hòa đàm bị trở ngại do VNCH, tháng 12-1972 Hà Nội phá vỡ hòa đàm, Nixon cho oanh tạc 20,000 tấn bom ép BV trở lại đàm phán và bản Hiệp định sau cùng ngày 27-1-1973 cũng không đòi được CS rút về bắc. Cũng không phải Nixon ép ông Thiệu mà Quốc hội Dân chủ đã thúc dục Hành pháp cũng như miền nam phải ký sớm để tái lập hòa bình, họ đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VNCH.

Nixon nói

Nếu chúng ta không giải quyết cuộc chiến nhanh chóng, Quốc Hội có thể biểu quyết đạo luật chấm dứt chiến tranh vào tháng Một (1973). (13)

Sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, Cộng quân vẫn chiếm giữ một diện tích lớn dưới khu phi quân sự và tại Cao nguyên, VNCH không đủ lực lượng để tấn công đuổi họ về bắc. TT Nixon cho biết phái đoàn BV từ chối rút quân, không thể nào lay chuyển được họ và họ nói không có quân tại miền nam. Nếu đòi CSBV rút khỏi miền nam thì họ sẽ không chịu ký, sẽ không có Hiệp định hòa bình, đó là điều mà cà Hành Pháp, Lập Pháp, cả nước Mỹ không thể chấp nhận được. Theo ý kiến TT Nixon không thể đòi CSBV rút về bắc.

“Chúng tôi biết không thể nào buộc họ phải nhượng bộ điều này. Có một châm ngôn ngoại giao là ta không thể thắng tại bàn hội nghị nếu cái mà ta không thắng ở trận địa” (14)

Ông cũng nói sự tồn tại của miền nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc BV còn đóng quân ở miền nam nhưng nó phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ và với sự đe doạ trừng trị bằng vũ lực (B-52). Hành pháp Mỹ, Nixon-Kissinger không thể đòi CSBV rút về Bắc như VNCH mong đợi. Hà Nội có thể bắt chẹt Nixon như vậy vì họ biết cái tẩy Hành pháp đang bị người dân và Quốc hội (DC) chống đối.

Như Kissinger đã than phiền ở trên về đảng đối lập: chính Johnson, Tổng thống Dân chủ đã đưa đại binh vào miền nam Việt Nam năm 1965, mặc dù nắm trong tay nửa triệu quân nhưng họ đã thất bại khiến cho phong trào phản chiến lên cao chưa từng thấy. Năm 1969 Nixon lên nhậm chức Tổng thống để hốt cái đống rác kếch sù do Johnson-McNamara để lại: đưa nửa triệu quân về nước, đàm phán hòa bình trầy da tróc vẩy bốn năm trước một kẻ thủ quỷ quyệt. Mới đầu Dân chủ trung lập, sau họ a dua với phong trào phản chiến để quay lại chống đối Hành pháp mạnh hơn ai hết. Một điều nguy hiểm là họ nắm cả Thượng viện lẫn Hạ viện trong suốt thời gian có cuộc chiến VN từ 1961-63 cho tới 1973-75 họ đều nắm lưỡng viện Quốc hội.

Trong thời kỳ Dân chủ can thiệp cuộc chiến VN, họ cũng đã dùi cui báng súng đàn áp biểu tình phản chiến nhưng nay thất cử nhục nhã, họ hợp tác với các thành phần chống đối để gây khó khăn không cùng cho Hành pháp. Chính họ đã không giải quyết được cuộc chiến sa lầy nay lại kết án buộc tội Nixon không biết giải quyết tình hình bế tắc. Họ và phong trào phản chiến đã nối giáo cho giặc khiến BV không chịu đàm phán nghiêm chỉnh tại bàn Hội nghị. Hành pháp yếu vì nội bộ chia rẽ nên Nixon đã không tống cổ được Cộng quân tại miền nam về bắc.

Sau khi Nixon ký Hiệp định Paris tháng 1-1973, lấy tù binh, đem quân về nước đảng đối lập chống Hành pháp mạnh hơn trước. Giữa tháng 8-1973 họ ra luật cắt ngân khoản mọi hoạt động quân sự tại Đông Dương, tháng 11-1973 ra luật Hạn chế quyền Tổng thống. (15).

Sau đó Quốc hội Dân Chủ cắt giảm quân viện xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn hơn 1 tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 khiến pháo binh VNCH hết đạn, Không quân hết săng và miền nam sụp đổ nhanh trong vài tháng (16)

Đảng đối lập lợi dụng thành quả ngoại giao của Nixon hòa với Nga, Trung Cộng để bỏ rơi đồng minh, một quyết định tồi tàn cho dù phương hại uy tín của một siêu cường. Không những thế họ đánh phá đồng minh VNCH tàn bạo y như đánh kẻ thù, thậm chí một vài Dân biểu Thượng nghị sĩ Dân chủ còn tuyên bố cương quyết không cho một người tỵ nạn VN nào vào Mỹ.

Lưỡng đảng dung hòa bảo thủ và cấp tiến nhưng cũng là con dao hai lưỡi như ở đây, nó lộng hành sẵn sàng đánh phá đối lập mà không cần biết gì tới tới uy tín quốc gia.

Như trên TT Nixon nói sự tồn tại của miền nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc BV còn đóng quân ở miền nam nhưng nó phụ thuộc vào việc Quốc hội Mỹ tiếp tục viện trợ và cho phép trừng trị bằng vũ lực (B-52).

Nhưng cuối cùng địch không rút về Bắc, Quốc hội Dân chủ cắt giảm viện trợ xương tủy miền nam VN và không bao giờ Hành pháp còn được trừng trị đối phương bằng vũ lực.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

—————————————————————-

Chú thích
(1) Richard Nixon, No More Vietnams, trang 152
(2) Marvin Kalb & Bernard Kalb, Kissinger trang 346
(3) Sách kể trên trang 422
(4) Larry Berman, No Peace No Honor, Nixon- Kissinger and Betrayal in Vietnam , trang 200
(5) Sách kể trên trang 221
(6) Sách kể trên trang 232
(7) Henry Kissinger, White House Years trang 227
(8) Richard Nixon, No More Vietnams trang 127
(9) Marvin Kalb and Bernard Kalb, Kissinger trang 422
(10) Walter Isaason, Kissinger A Biography trang 470.
(11) Sách kể trên trang 483
(12) Sách kể trên trang 483
(13) No More Vietnams trang 155
(14) Sách kể trên trang 152
(15) Sách kể trên trang 180, 181
(16) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471

34 Phản hồi cho ““Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết về Bắc””

  1. tinh-hồng says:

    cái O cộng hòa này đã bị anh hai Mỹ bỏ rơi sống lây lất không biết ngày nào về đất mẹ. nghĩ lại, thấy Mỹ nó thâm độc chi lạ. VNCH đặt trái tim nhầm chổ, phải chi hồi đó theo mẹ VC thì Mỹ bị một vố đau.

    • DâM TiêN says:

      Tinh Hồng cũng biết run run… mún biết xem cái tình thế
      nó ra nàm thao hả ? (Hỏi cháu Uyên? ông X hay Sang?)

      Ấy em ui, nếu Mỹ nó…dại khờ…nó mời anh DâM lập một
      chánh phủ lưu vong chẳng hạn, thì làm sao Mỹ nó… nắm
      đầu, khai thác xử dung …nông nô Bắc Kỳ được…Sợ !.

      Con sông có khúc, con người có lúc, mà em. (Anh DâM)

      • tinh-hồng says:

        Sông …bây giờ bị nắn ngược dòng rồi, VNCH chí ích cũng u 60 trở lên, lấy sức đâu mà bật…thôi thì thuận theo Cộng mà hưởng tuổi già theo định hướng xã nghĩa.
        Thấy cái bắt tay của cờ đỏ+cờ sao của Mỹ mà thèm.

  2. TTh says:

    Vb
    Nên nhớ rằng, trước cuộc bầu cử tháng 11/1974 đem đến thắng lợi tuyệt đối cho Đảng DC ở cả hai viện, thì khi biểu quyết dự luật và khi TT Ford ký ban hành, Nếu Ford veto thì chưa chắc Dân Chủ ở cả hai viện đủ tỉ lệ 2/3 để vô hiệu hoá “veto” cuả Ford. Riêng việc này, không chỉ có đảng Dân Chủ “có tội” với VNCH, mà CH cũng góp thêm một nhát chí tử!
    . . . . . .
    “Riêng với những vị muốn tìm hiểu sâu hơn, cần phải đọc đạo luật “the Foreign Assistance Act, 1961″, vì luật năm 1974 tu chính, thêm vào, sửa đổi nhiều điều khoản cuả luật năm 1961.
    Tựu trung, luật năm 1974 khắt khe hơn, bó tay Hành Pháp trong việc viện trợ quân sự cho VNCH, một trong nhiều quốc gia bị ảnh hưởng. Các quốc gia kia có Cam bốt, Lào, Ai Cập, Jordan, Chi Lê, Hy Lạp và Thổ Nhĩ…”
    (hết trích)

    Biết thì thí tha thí thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, tiếng Mỹ thì ăn đong còn đòi nghiên cứu luật pháp Mỹ trên wiki.. vừa thôi chứ bà con cười bể mẹ nó cả bọng đái
    Ford vừa ngồi ghế TT chưa nóng đít thì VC nó oánh Phước Long tanh bành té bẹ rồi đánh Bàn mê thuật.. thì ký cái gì, đọc ở cái sách nào, cái chương nào mà nổ dữ thế, làm như bà con đôc giả ở đây không ai biết gì sao?
    Thối không chịu được

    • VN says:

      Ô/bà TTh vào địa chỉ sau để đọc:

      ” http//en.wikipedia.org/wiki/Foreign_Assistance_Act_of_1974″ , (để biết trang này viết gì về luật “Foreign Assistance Act of 1974″. Ai đã ký và ký ngày, tháng nào.).

      Hằn học vô cớ không đem lại lợi ích gì!

      • thông tin hạng bét says:

        Thông tin trên Wikipedia chỉ là thông tin hạng bét do độc giả đưa lên, ai cũng có quyền đưa lên.
        Không phải vì vì đạo luật này mà quốc hội cắt viện trợ năm 74, 75 khiến miền nam VN mất về tay CS, mà nó cắt viện trợ từ lâu rồi, trước đó mấy năm
        xin ông bà đừng tranh cãi

      • vb says:

        “NVQG” dỏm, bị lão bắt đứng chào cờ, banh mắt ra…rồi được dạy dỗ, bèn đổi “nick” ( TTH, TTh, thông tin hạng bét) để suả bậy!

  3. DâM TiêN says:

    Tong tong Richard Nixon từng mạnh miệng, đại ý :” NẾU Bắc Việt
    xâm chiếm Miền Nam, sẽ bị trừng trị thích đáng.”

    Vậy khi Bắc Việt sắp ” thừa thắng xông lên,” thì có sẵn vụ Scandal
    Watergate, hạ bệ ngài Nixon, nên lời cam kết của ngài bị XÙ luôn.
    Cũng là một cách quan Philatô rửa tay sạch cho ông Nixon và Mỹ.

    Lẽ khác, cái chứ Nếu / If …Bắc Việt xâm lăng, thì hóa ra nó ” chưa ”
    xâm lăng hay sao, cà… Nếu nếu if if… cái chữ lộn xộn…

    Nhưng suy ra cho cùng, có ai lại…ĐUỔI CS dìa Bắc Kỳ làm cái gì,
    khi người ta từ 1962, đã mở cửa Lào Trung Lâp cho cộng phỉ…tha
    hồ tràn vô nhà Vương Viên Ngoại mà… Và hạm đội nhà người ta
    đã không thèm ngăn chặn tàu bè Rợ Hồ …vui vẻ chồ chiến cụ vào
    ngả Sohanoukville…

    Nói cho ra lẽ, Người ta cần cho Cộng Phỉ thắng gian có bùa ngải
    nhằm xử dung con chó thắng gian dẫn đường cho người ta vô tận
    sào guyệt Nga Hoa mà…

    Ôi cái thằng chư hầu đã làm chêt tươi Liên Sô, làm rụng rời Ba Tàu.
    thì…sao lại đuội chúng nó dìa Bắc mà làm chi ?

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Sau khi Nixon ký Hiệp định Paris tháng 1-1973, lấy tù binh, đem quân về nước đảng đối lập chống Hành pháp mạnh hơn trước.”

    Hiệp Định Ba Lê chỉ là cách dàn xếp để Mỹ rút quân mà không phải là bỏ miền Nam. Ý định của Nixon là để cho quân đội VNCH đảm nhiệm chiến đấu. Mặc dù VNCH bị thất lợi trong Hiệp Định Ba Lê nhưng nhiều người Mỹ tin là nếu Mỹ tiếp tục viện trợ thì quân đội VNCH đủ sức chống lại CS.

    Về việc phe đối lập tìm cách cắt viện trợ để chấm dứt chiến tranh thì bối cảnh lúc đó là sau 10 năm tham chiến, kinh tế Mỹ đi xuống, đồng đô la xuống giá. Vì dầu hỏa được tính bằng đô la nên khi đô la xuống giá thì dầu hỏa tăng giá. Cộng thêm với sự cấu kết để làm giá của các nước OPEC nên lúc đó giá dầu hỏa ngày càng tăng. Liên Xô là nước xuất cảng dầu hỏa nên dầu hỏa càng tăng thì Liên Xô càng mạnh. Mỹ ở trong tình cảnh là càng tiếp tục bỏ tiền vào chiến tranh ở Việt Nam thì đồng đô la càng xuống giá, dầu hỏa càng tăng giá, Liên Xô càng giàu mạnh hơn. Rút hẳn ra khỏi cuộc chiến Việt Nam là Mỹ thoát ra khỏi thế bất lợi.

    Sau khi Mỹ ngưng tham chiến ở Việt Nam thì đô la Mỹ vẫn tiếp tục xuống giá cho đến cuối thập niên 1970. Qua đầu thập niên 1980, đồng đô la lên giá trở lại, làm cho dầu hỏa xuống giá, cộng thêm việc Saudi Arabia sản xuất rất nhiều dầu làm cho dầu hỏa xuống giá còn chỉ 10 đô la/thùng. Với giá dầu này, Liên Xô không đủ tiền để trang trải cho ngân sách. Gorbachev phải cải tổ kinh tế.

  5. Nguyễn Thi says:

    Để trả đũa đối với các hành vi xâm lược của Nga vào xứ Ukraine, Hoa kỳ và các quốc gia Tây Âu đã áp dụng một số các biện pháp trừng phạt về tài chánh, ngân hàng với hy vọng Nga sẽ phải chùn bước. Tuy nhiên, các biện pháp này xem ra chẳng hiệu nghiệm . Ukraine và khối NATO nay tố cáo lính Nga cùng chiến cụ vẫn tiến vào Ukraine . Trong khi đó , Kissinger- người đã bắt ép Việt Nam Cộng Hoà phải sống chung với quân Bắc Việt xâm lược – lên tiếng chỉ trích các biện pháp chế tài là quá đáng . Rõ chán !

    Kissinger Tố Mỹ-Âu Tính Nhầm: Ukraine, Chiến Tranh Lạnh Mới
    11/11/2014 -VB

    WASHINGTON – Ngoại trưởng thời kỳ TT Nixon báo động: Tình hình địa chính trị mới nổi lên từ khủng hoảng Ukraine có thể phát sinh Chiến Tranh Lạnh mới và khuyến cáo định hướng giải quyết của phương tây là sai lầm sinh tử.

    Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger tuyên bố “Hiểm nguy ấy hiện hữu và chúng ta không thể làm ngơ”.

    Trong cuộc phỏng vấn của tuần báo Đức Der Spegel, ông nói “Nếu là chân thực, phương tây nên nhìn nhận – Hoa Kỳ và phương tây không thông hiểu ý nghĩa của các biến chuyển bắt đầu với thương luợng hoà nhập Ukraine và Liên Âu đã đưa tới phong trào xuống đường tại Kiev cuối năm qua.

    Ông Kissinger tin rằng căng thẳng đáng lý phải là khởi điểm để bao gồm Nga trong các thảo luận – ông nhấn mạnh: Ukraine luôn luôn có ý nghĩa đặc biệt với Moscow.

    Cựu ngoại trưởng Kissinger mô tả các trừng phạt chống Nga là phản tác dụng – theo ông, khi định hành động gì, cần tiên đoán biến chuyển kế tiếp là gì.

    *** 12/11/2014 18:27
    NATO: chứng kiến tận mắt Nga hỗ trợ cho phiến quân tại Ukraine

    Cali Todday News – Vào hôm thứ Tư, một quan chức cấp cao của NATO đã khẳng định những gì mà các quan chức quân sự Ukraine và Ủy ban Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã liên tục nhắc đến trong những ngày gần đây: Binh lính Nga và các thiết bị quân sự của nước này đang tràn qua biên giới vào Ukraine. Mặc dù mục đích của hành động này vẫn chưa rõ ràng, nhưng có vẻ như Nga đang chuẩn bị cho một hoạt động quân sự mới.

    Sau những sự kiện trong quãng thời gian gần đây, cuối cùng các quan chức phương Tây cũng phải thừa nhận rằng lệnh ngừng bắn vốn được ký kết từ hồi tháng Chín vừa rồi đã bị sụp đổ, và rằng mối đe dọa đối với nền hoà bình của châu Âu đã xuất hiện trở lại với một hình thức có thể còn nguy hiểm hơn trước đây.

    Tướng Philip Breedlove M., chỉ huy quân sự hàng đầu của NATO cho biết số binh lính Nga ở phía đông của Ukraine đã tăng lên đáng kể:

    “Chỉ trong hai ngày vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến được những gì mà chính quyền Ukraine và Uỷ ban Tổ chức An ninh – Hợp tác châu Âu (OSCE) vẫn nói đến thời gian gần đây. Tận mắt nhìn thấy từng đoàn xe chở các thiết bị quân sự, chủ yếu là xe tăng của Nga, pháo binh Nga, lực lượng phòng không của Nga và quân đội chiến đấu của Nga lũ lượt kéo vào bên trong Ukraine.”

    Một phát ngôn viên của OSCE, Michael Bociukiw, cũng cho biết vào hôm thứ Tư:

    “Chúng tôi đã nhận được tin báo từ hôm thứ Bảy rằng ba đoàn xe quân sự lớn – tổng cộng 126 chiếc xe – xuất hiện trong khu vực kiểm soát bởi nhóm phiến quân vũ trang ở Donetsk.”

    Đại tá Andriy Lysenko, một phát ngôn viên của quân đội Ukraine cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra ở Kiev vào hôm thứ Tư:

    “Chúng tôi có những bằng chứng cho thấy sự thật hoàn toàn ngược lại với những gì Nga khẳng định: năm xe tải chất đầy xác của những binh sĩ người Nga thiệt mạng trong các cuộc chiến đã hướng trở về Nga vào đêm ngày thứ Ba để cử hành một tang lễ chung cho họ tại Rostov, Nga.”

    Những trận đánh lẻ tẻ vẫn tiếp tục xảy ra mặc cho một hiệp định ngừng bắn đã được ký vào ngày 05 tháng Chín tại Minsk, Belarus.

    Cuộc đụng độ giữa phiến quân và chính phủ Ukraine vẫn diễn ra hàng ngày tại những địa điểm quan trọng như phi trường Donetsk Airport, trên một đường phố cao tốc tại Debaltseve, tại một nhà máy điện phía bắc của Luhansk, và trên con đường dẫn từ biên giới Nga đến cảng biển Azov của Mariupol.

  6. tinh-hồng says:

    VNCH thắng hay CHXHCNVN thắng?
    Ai chính nghĩa?
    Có chính nghĩa mới có lòng dân, mới có được sự ủng hộ của Mỹ và thế giới. Bởi vậy, “tuyên truyền viên” đừng làm cho lịch sử bị bóp méo.
    Mỹ bỏ rơi VNCH vì họ không có chính nghĩa, không hợp lòng dân…thế thôi.

    • DâM TiêN says:

      Ủa : Mỹ ẩm hộ VN Cộng Sản hả ? Vì sao Cộng Phỉ phải
      đeo cái đuôi nòng nọc ” định hướng…” vậy, ru?

      Thế Liên Sô, Tàu Cộng, bố mẹ Cộng Phỉ an nam đâu dzồi ?

      Thưa : Liên Sô thì Mỹ uýnh tan tành; Còn Tàu thì sắp chia ra
      nhiều mảnh.. VN Cộng Sản thì đang gửi công hàm mời Cô
      Cộng Hòa mau mau về chợ…( Hiểu chăng, em bé mồ côi?)

      À, nói tí, Có lẽ Thầy DâM nay mai cũng sẽ dìa SG trong một
      phái đoàn … Có thành ủy thay mặt TW ra chào đón.

    • Tien Ngu says:

      Cộng sản có…chính nghĩa?

      Chính nghĩa của csVN là chính nghĩa…Lê văn Tám, Trần dân Tiên, Nguyễn văn Trỗi gọi tên bác…3 lần, trước khi bị bắn…
      Chính nghĩa của csVN là chính nghĩa…Chile tôn vinh cs Hồ chí Minh, hay UNESSCO vinh danh Hồ…

      Nó có chính nghĩa, sao nó không dám cho tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại khỏi phải xin giấy tạm vắng tạm trú?
      Nó có chính nghĩa sao dân bỏ nó…trốn, nó…chận ngách không cho người ta đi? Ai đi thì nó…cáp duồn, hoặc …tù rục xương…
      Nó có chính nghĩa sao người ta…vạch mặt chuột Hồ chí Minh, nó…bắt, nó…phun phân vô mặt người ta?
      Nó có chính nghĩa sao nó không dám để các nhà dân chủ tự do cạnh tranh chính trị?

      Khư khư đòi cầm quyền cai trị miết, không cho ai cải, không cho ai cạnh tranh, sợ ra rìa, sợ bị…vạch mặt chuột, đời cầm quyền nào cũng…láo.

      Ấy thế mà cò mồi hát csVN…có chính nghĩa, thì thiệt đúng là…cò mồi…

      Riêng câu chuyện thắng thua, thì VNCH có cần phải thắng, tiêu diệt CHXHCNVN không?

      Nốp! Nàm gì có chuyện đó. VNCH chỉ cần CHXHCNVN chịu huề, mày ở Bắc, tao ở Nam, đừng tấn công tao nữa, là…mừng hết lớn rồi. Không cần phải….thắng mày…
      Không cần thắng mày, hai bên đều…hép bi, thằng Tàu cũng không có dám ép mày phải cúi đầu dâng đất đảo cho nó…

      Thắng thua, nếu có, là do Mỹ với Nga Tàu chúng nó quyết định. Mày có mần ra được một khẩu súng, một viên đạn nào đâu mà có tư cách quyết định thắng thua? Nga Tàu nó ngưng tiếp viện, mày dám lấy…củ cải chơi với M16 không? Sức mấy? Cũng phải chịu tan hàng thôi em ơi…

    • UncleFox says:

      “Đánh cho Mỹ cút Nguy, nhào”, “Giải phóng miền Nam, Thống Nhất đất nước” là những mục đích hợp lòng dân và mọi người trên toàn thế giới . Chính nghĩa sáng ngời như thế thì tại sao trước “giải phóng” Việt Cộng vẫn luôn mồm chối bay chối biến rằng chẳng có một tên chó để Cộng Phỉ Bắc Việt nào trên lãnh thổ VNCH ?
      Đến giờ này mà Tinh Hồng Red Sperm vẫn còn thích chơi trò phun phân làm hoả mù hỉ ?

  7. DâM TiêN says:

    DâM TiêN cục lục bênh đỡ Bắc Việt, là — theo giấy trắng mực đen –
    giấy trắng mực xanh,nói chuyện tâm tình, nhớ lại thuổ nào…buồn…
    vui có nhau…cùng mong ước sao…tình duyên thắm màu… Hai đứa…
    mình chung chung một Cộng Hòa, mà…

    DâM tui nhứt định ratay ban pháp lành cho Bắc Việt,là KHÔNG vi
    phạm Hiệp định Paris 1973.

    Đẻ tránh khỏi bị…Tiên Ngu, Trọng Dân… lôi tôi ra pháp trường Cát,
    thì DâM tui sẽ chậm rải mà thưa như sau này, qua một ý cò khác…

    ( Du kích con con chuận bị giấy butmà ghi, mà học, mà …tưởng bở!)

    • DâM TiêN says:

      Gợi ý HINT: vì sao Mỹ và thế giái đã phớt lờ đi
      trước cái ” vụ việc ” cộng phỉ Bắc Kỳ tiếm danh
      tiếm kỳ của MTGPMN,

      ép buộc tong thong “giả định” DV Minh đầu hàng?

      Như vậy, ông DVM đầu hàng với Trương Ba hay
      anh hàng thịt ?— Không với anh nào cả ! Đây là
      lối thoát dự trù cho Cộng Phỉ khi Xóa Bài Làm Lại.

      ( Còn tiếp…)

  8. Dân Việt says:

    Vì lá phiếu, vì “cái ghế” mà đang tâm giết đồng minh, hủy hoại cả một dân tốc, một đất nước VN thì có phạm tội không, thưa các nhà chính trị của Hoa Kỳ? Quả là tàn nhẫn và vô nhân đạo, khi các vị tự tuyên xưng là: “IN GOD WE TRUST”!
    Nhiều tài liệu trên internet bạch hóa rằng sau vụ dội bom B52 Bắc Việt, thì VC đã gửi điện tín xin đầu hàng, nhưng người Mỹ ém tin này, và tiếp tục bán đứng đồng minh!
    Lẽ ra uy tín của nước Mỹ còn cao hơn, xã hội Mỹ còn tiến triển, sung túc, và người dân Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nhiều, nếu không có những phần tử hành ác như vậy! Ôi! Làm chính trị nhiều kẻ thật là tàn bạo! Biết đâu có nhiều vị “danh tiếng lẫy lừng” khi sống, nhưng khi chết đang bị khốn khổ trong hỏa ngục! Được cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích chi?

  9. Nguyễn Thế Viên says:

    Người yêu nước tìm cách dần dần đỡ lệ thuộc vào HK thì bị giết một các dã man. Những kẻ triệt để lệ thuộc vào HK đã đưa đất nước đến cảnh 30/4/1975! Vậy mà vẫn được một số người kẻ tôn thờ! Sự mơ hồ lẫn lộn này là một nỗi nhục!
    Năm 1973, khi xem truyền hình cuộc duyệt binh hoành tráng cuả QLVNCH, bố tôi đã buồn rầu nói với tôi: “Quân đội này sẽ tan rã chỉ trong vòng một tháng nếu không có viện trợ Mỹ”. Ngày 2/11/1963, khi nghe tin hai anh em TT Ngô Đình Diệm bị sát hại, Bố tôi cũng đã nói với tôi: “Thôi rồi! Đất nước ta sẽ mất về tay CS!. Bố tôi chỉ là một giáo chức trung học tầm thường không hưởng bất cứ bổng lộc nào cuả Ngô Tổng Thống, ngoại trừ ơn di cư và có cuộc sống an bình như bao người dân khác!
    Tôi không oán trách người HK bằng bọn buôn dân bán nước đã làm VNCH bị mất về tay CS và bị “Tàu thuộc”.
    Nguyễn Thế Viên

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Sặc mùi thum thũm khốn nạn của bọn Mặt Trận rải phóong đánh ké chưởi hôi !

      Nguyễn Trọng Dân

    • Nguyễn Thi says:

      Đồng ý với Nguyễn Thế Viên .

      Nguyễn tường Tâm ( dòng họ Nhất Linh Nguyễn tường Tam ) : Quần chúng đã chán ngấy chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Có lẽ đó là lầm lẫn lớn nhất của người dân miền Nam, khiến họ phải chịu thảm cảnh của “Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” sau 30-4-1975.

    • Tudo.com says:

      @Nguyễn Thế Viên says:
      “Năm 1973, khi xem truyền hình cuộc duyệt binh hoành tráng cuả QLVNCH, bố tôi đã buồn rầu nói với tôi: “Quân đội này sẽ tan rã chỉ trong vòng một tháng nếu không có viện trợ Mỹ” .”

      Lúc đó bố ông Thế Viên ngồi coi truyền hình ở. . .Cục R hay ở Hà Nội ?
      Chứ bố tôi ngồi coi ở Gia Định. . .dzui dzẽ nói rằng ngày nào mà QLVNCH hết đạn. . .chỉ một ngày thôi là tụi Răng Đen Mã Tấu tha hồ Vào Vô Vét Về.

      Bây giờ ngồi ở Cali coi TV thấy quân Mỹ rầm rộ như vậy mà tụi Răng Vàng. . .ba Dũng, Răng Đen Trọng Lú hết mua McDonald tới mua đội banh cả trăm triệu dollars như chơi.
      Mai đây tụi Mỹ. . .hết đạn, chắc cà phê Starbucks toàn là bắp rang trộn cau khô, còn đá banh chắc chắn chỉ đá. . .Chân mà thôi.
      Nghỉ tới mà phát sợ cái gian, cái LÁO của tụi Răng Đen, Răng Vàng!

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa ông/bà Tudo. Thời gian đó (1973) bố tôi xem TV tại nhà nhà ở đường Lê Văn Duyệt Q3 Sài Gòn . Tôi đã là công chức VNCH.
        Tôi luôn tôn trọng những ý kiến cuả người khác, dù khác ý mình. Tuy nhiên tôi thấy không thoải mái trước những lời thô lỗ, cộc cằn.
        Trân trọng,
        Nguyễn Thế Viên

    • UncleFox says:

      Ngay cả bây giờ, Nguyễn Thế Viên có thể cho biết sách lược nào giúp VNCH thời ấy thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ không ?
      Hỏi chơi vậy thôi, chứ thực ra tôi dám chắc ông (và cả bố ông) chỉ chửi mấy ông lãnh đạo VNCH cho sướng cái mồm thối thôi chứ biết đéo gì mà trả lời cho ra ngô ra thóc .
      Thỉnh thoảng ông lại chửi lãnh đạo đệ nhị CH bán nước . Hỏi ông rằng họ bán nước ra sao thì ông câm họng như thằng ngậm cứt khô . Có liêm sỉ thì đừng sủa nữa ông ạ !

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa UncleFox,
        Người có liêm sỉ không vì không đủ lực ngăn chặn bọn cướp cũng không thể về huà với bọn cướp hay bỏ mặc con cái cho cướp mà chạy thoát than một mình. Dù sức yếu, tài kém, hay thế nước suy vi mà không cứu được đất nước, nhưng người lãnh đạo yêu nước cũng không vì mạng sống cuả cá nhân mình hay vì tiền tài mà nỡ lòng bán đứng đất nước (giết người yêu nước, tiêu diệt quân đội….).
        Nguyễn Thế Viên

      • UncleFox says:

        Khi Mỹ muốn hạ bệ Ngô Đình Diệm thị họ vu cho ông tội gia đình trị và kỳ thị Phật Giáo . Hạ xong nhà Ngô thì đám đầu trọc ham mê quyền lực thế gian liền bị Mỹ bật đèn xanh cho tướng Râu Kẽm đem TQLC ra dẹp tan . Minh Cồ, Thất Đính, Đôn Làu, Khánh Râu Dê, Xuân Đường Sơn … rồi cũng bị tước hết quyền lực, không còn được sủng ái như thời còn ông Diệm . Và còn bị không ít người dân miền Nam nguyền rủa, khinh bỉ nữa .
        Khi Mỹ muốn bỏ rơi VNCH thì bộ máy tuyên truyền của họ tố lãnh đạo VNCH tham nhũng . Họ nhục mạ QLVNCH hèn nhát, không muốn chiến đấu …Sự thật thì chính phủ VNCH có tham nhũng bằng Afghanistan hiện nay không ? Hãy cứ nhìn hầu hết các viên chức cao cấp, các tướng lĩnh VNCH sang Mỹ, đời sống của họ còn thua xa mấy thằng cán bộ cấp huyện cấp xã ở VN hiện nay thì đủ để phán xét . V` QLVNCH nếu hèn nhát, không chịu chiến đấu thì tổn thất đâu đã cao gấp 4-5 lần lính Mỹ .

        Mạt sát lãnh đạo VNCH bán nược, bố con ông Nguyễn Thế Viên đã vô tình hay cố ý, mặc nhiên công nhận bè lũ Việt Gian Cộng Sản có chính nghĩa khi xua quân xâm chiếm miền Nam .
        Nói ít mong ông Viên hiểu nhiều và suy xét cẩn thận trước khi gõ phím gửi góp ý .

  10. Thầy Dùi says:

    Bác Trọng Đạt không khéo lại bị CCCĐ và phe hoài cổ VNCH đưa lên “thớt” vì dám nói sự thật.

    • Tien Ngu says:

      Anh cò mồi cứ nà mần ra vẽ ta đây…hiểu biết, thấy thương quá…

      Biết ông Trọng Đạt muốn nói gì hay không mà hát tỉnh vậy, cò?

    • vb says:

      Có ngay! Có ngay! hehehe!

      1) Chả bao giờ mình thấy, nghe, đọc…rằng Gerald Ford (TT) là Senator cả!
      Trích: ” Các chức sắc cuả THƯỢNG VIỆN như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford đã nhắc nhở Nixon…”.

      2)”Nhiều người QG đã kết án ông Kissinger là đã “ép buộc” ông Thiệu ký Hiệp ước bất bình đẳng, để CSBV còn ở lại Miền Nam. SỰ THỰC KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY- Ngày 18/10/1972 Kissinger mang bản dự thảo HĐ sang SG, nhưng ông Thiệu không chịu ký” (trích).
      Việc Kiss…mang bản dự thảo HĐ sang SG ngày 18/10/72 (yêu cầu ông Thiệu ký và ông ấy không ký), có gì chứng minh là Kissinger không ép buộc hay ‘đe doạ’ mà bảo rằng “sự thực không phải như vậy”?
      Tâm lý là dùng áp lực từ thấp đến cao, nghĩa là it nhất trước đó theo lệnh Nixon, Kissinger đã “ép”, đã “vuốt” Thiệu rồi, nhưng với Thiệu, vuốt thì không “phê”, mà ép thì gặp phải cái đầu cứng, nên cuối cùng Nixon mới phải tự mình ra đòn NẶNG với “lời nhắn” đòi “lấy đầu’ Thiệu!

      3)Đồng ý là Đảng Dân Chủ “ra mặt” để cho VNCH chết luôn, bằng cách biểu quyết thông qua đạo luật Foreign Assistance Act năm 1974, nhưng nếu Đảng CH và TT Ford không “cùng hội cùng thuyền” với đám DC, thì ông ta đã VETO dự luật này trước khi ký. Nên nhớ rằng, trước cuộc bầu cử tháng 11/1974 đem đến thắng lợi tuyệt đối cho Đảng DC ở cả hai viện, thì khi biểu quyết dự luật và khi TT Ford ký ban hành, ở Thượng Viện, DC là 56, CH là 42. Ở Hạ viện, DC là 242, CH là 192. Nếu Ford veto thì chưa chắc Dân Chủ ở cả hai viện đủ tỉ lệ 2/3 để vô hiệu hoá “veto” cuả Ford. Riêng việc này, không chỉ có đảng Dân Chủ “có tội” với VNCH, mà CH cũng góp thêm một nhát chí tử!

      4) Chẳng ai dùng phương cách “chạy tội” cho người nào đó bằng cách trích dẫn sách cuả người đang bị kết tội hay sách cuả những cảm tình viên cuả “tội đồ” như nhà…”nghiên cứu” Trọng Đạt đang làm. hehehe!

      Xin giới thiệu với quý độc giả một bài với chủ đề tương tự cuả tác giả Nguyễn Quốc Khải được đăng trên RFA ngày 17/12/2012 cho…rộng đường dư luận.
      Điạ chỉ truy cập: http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/readeropinions-nqk-12172012160001.html.

      • Quandannambo says:

        vb
        “Đồng ý là Đảng Dân Chủ “ra mặt” để cho VNCH chết luôn, bằng cách biểu quyết thông qua đạo luật Foreign Assistance Act năm 1974, nhưng nếu Đảng CH và TT Ford không “cùng hội cùng thuyền” với đám DC, thì ông ta đã VETO dự luật này trước khi ký. Nên nhớ rằng, trước cuộc bầu cử tháng 11/1974 đem đến thắng lợi tuyệt đối cho Đảng DC ở cả hai viện, thì khi biểu quyết dự luật và khi TT Ford ký ban hành, ở Thượng Viện, DC là 56, CH là 42. Ở Hạ viện, DC là 242, CH là 192. Nếu Ford veto thì chưa chắc Dân Chủ ở cả hai viện đủ tỉ lệ 2/3 để vô hiệu hoá “veto” cuả Ford. Riêng việc này, không chỉ có đảng Dân Chủ “có tội” với VNCH, mà CH cũng góp thêm một nhát chí tử!”

        …………

        Có nghe nói vb là Giáo sư khoa chính trị học ở Đại học Yale hoa kỳ, nhân tiện xin nhờ GS nói rõ thêm về luật luật Foreign Assistance Act năm 1974 mà thấy trong bài không thấy nói, tôi cũng chưa nghe nói chuyện v/d veto cái luật này ra sao, xin giáo sư bớt chút thì giờ giảng cho mọi người cùng đả thông tư tưởng. Trong bài thiếu vấn đề này, một điểm rất tối ư là quan trọng
        Cám ơn Giáo xư

      • vb says:

        Thưa bác “Quân Dân Nam Bộ”,

        Thường Dân Nam Bộ tôi chưa bao giờ có chữ Giáo …đi trước tên mình, dù là giáo gian hay …giáo giở, chứ nói gì đến giáo sư, lại dạy ở trường hạng nhất thế giới.
        Cũng không (dại dột) nghe lời ( dụ dỗ) cuả bác để làm cái chuyện to tát là (” dảng dạy”)…độc giả! Chỉ xin mách các vị ham tìm hiểu là, muốn biết về đạo luật ” Foreign Assistance Act, 1974″ thì cứ vào trang WiKi tiếng Anh, đọc lời giới thiệu và chú ý đến cột bên phải cuả trang này, nơi nói về quá trình dự luật được giới thiệu, đưa ra xem xét, được biểu quyết tại hai viện và cuối cùng chuyển cho TT ký để thành luật.

        Riêng với những vị muốn tìm hiểu sâu hơn, cần phải đọc đạo luật “the Foreign Assistance Act, 1961″, vì luật năm 1974 tu chính, thêm vào, sửa đổi nhiều điều khoản cuả luật năm 1961.
        Tựu trung, luật năm 1974 khắt khe hơn, bó tay Hành Pháp trong việc viện trợ quân sự cho VNCH, một trong nhiều quốc gia bị ảnh hưởng. Các quốc gia kia có Cam bốt, Lào, Ai Cập, Jordan, Chi Lê, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ…

        Ngân sách viện trợ quân sự cho VN tài khoá 1975 là ngân sách thời bình, vì theo NGUYÊN TẮC, sau HĐ Paris, không còn chiến tranh nữa nên viện trợ quân sự chỉ vào khoảng 700 triệu. Với “khí thế” phản chiến trên toàn nước Mỹ, c/q Mỹ cũng phải xuôi theo, cho nên luật 1974 được ra đời để trói tay Hành Pháp, nó có những điều khoản nói về:
        * Đặt ra giới hạn (ceiling) cho việc viện trợ làm cho HP không thể xin thêm khi cần ( xảy ra chiến tranh)
        * Khắt khe hơn nữa là HP không được du di đem viện trợ kinh tế, đưa sang cho viện trợ về quân sự. Kết quả là đầu năm 1975, khi CSBV tấn công miền Nam, dù HP có xin QH cho một viện trợ phụ trội( 700 triệu) nữa, QH vẩn từ chối ( vì bị luật ngăn cản). Đó là là lý do tại sao có thể nói rằng, luật Foreign Assistance Act, 1974 …”giết” VNCH.

        Thực ra, không chỉ có Đảng DC ở QH Mỹ có món nợ với đồng minh VN, mà HP CH cũng “đồng loả”. Dù cánh CH có những tuyên bố, hay có những hành động có vẻ như cố gắng giúp VNCH qua cơn khó khăn, song đó chỉ là cách ‘mèo khóc chuột’!
        Hãy xem kết quả QH thông qua luật 1974, ta thấy sự chênh lêch giữa ủng hộ và chống đối có một khoảng cách rất nhỏ ở cả hai Viện. Ở Thượng viện, tỷ lệ là 49 thuận trên 43 chống. Ở Hạ Viện là 209 thuận trên 189 chống, thế nhưng TT Gerald Ford không có hành động gì, chẳng hạn dùng quền phủ quyết ( vetoes). Ông đã “hân hoan” ký thông qua luật này để rồi …tự trói tay!
        (Năm 1973, khi luật War Power Act được QH thông qua, khi đưa qua TT để ký ban hành thì đã bị TT Nixon từ chối ký (vetoes), nhưng cuối cùng với đa số 2/3 ở cả hai viện thì dự luật được trở thành luật, bất kể TT Nixon từ chối ký.

        Vetoes, là một thủ tục trong tiến trình môt dự luật được trở thành luật. Hiến Pháp HK cho quyền TT “cãi lại”( phản đối) QH, để bảo đảm cho việc ‘cân bằng ” (check and balance) quyền lực, tránh cho việc một nhánh trong 3 nhánh lạm dụng quyền lực. Thí dụ khi dự luật đã được cả hai viện thông qua, thì dự luật sẽ đưọc Chủ Tich Hạ Viện ký rồi được chuyển qua TT để ký ban hành. Nếu TT ký thì dự luật (Bill) được trở thành luật( Act). Nếu TT từ chối ký thì được gọi là vetoes. Trong trưòng hợp này dự luật đó coi như…CHẾT. TRỪ KHI nó được đưa trở lại Quốc Hội để tái bầu và nếu được thông qua với đa số 2 phần 3 ở cả hai viện thì việc phủ quyết cuả TT coi như bất thành. Dự luật sẽ đương nhiên thành luật, dù TT có ký hay không.

        Đơn giản vài hàng như vậy, nếu quý độc giả thấy sai hay thiếu sót xin làm ơn chỉ giáo .

        Xn đa tạ !

      • TTH says:

        vb
        “Ngân sách viện trợ quân sự cho VN tài khoá 1975 là ngân sách thời bình, vì theo NGUYÊN TẮC, sau HĐ Paris, không còn chiến tranh nữa nên viện trợ quân sự chỉ vào khoảng 700 triệu. “
        (thôi trích)

        Có ngu thì cũng ngu vừa vừa thôi cho bà con nhờ, sau Hiệp định Ba Lê 1973 viện trợ tài khóa 73-74 là 2 tý 1, tài khóa năm sau 1 tỷ 4, năm sau nữa (75-76) là 700 triệu. Nó cắt từ thời Nixon chứ đâu có đợi Gerald Ford gần vãn tuồng (8-8-74) mới lên ngôi, việc gì phải ra luật để cắt?
        Nó xén bớt viện trợ VNCH nhưng Do Thái vẫn được một tỷ rưỡi (coi Khi đồng minh tháo chạy)
        To gan thật, search Wiki lích mà cũng đem ra hù bà con, giá mà chàng đọc hồ sơ giải mật hay mấy pho sách 3 ngàn trang thì chàng nổ bể mẹ nó cả làng nước

      • vb says:

        Tội nghiệp cháu “NVQG”, thua me, gỡ bài cào mà cũng không nên thân!!

        Càng suả bậy càng tỏ ra dốt nát và vô giáo dục!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Bác” Trọng Đạt mà viết thế thì hóa ra , cộng phỉ Bắc Việt chính là kẻ xâm lấn , gây máu đổ hay sao?

      Bộ ngoại giao Bắc Việt khẳng định trong hội nghị Paris 1972 là ” chúng tôi KHÔNG BAO GIỜ ” xâm lấn ” Việt Nam Cộng Hòa kia mà, chỉ có Hoa Ky` vô cớ dội bom chúng tôi thôi !”

      BẮC KỲ cộng phí chúng bay , TOÀN LÀ LÁO-LỪA !

      ( Đồng chí X nhớ cẫn thận nhá , mấy đồng chí Bắc KỲ đoãng viên láo lừa miệng lưỡi ghê lắm đấy !)

Leave a Reply to Minh Đức