WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Luật 10-59”: Sự nhầm lẫn cố tình của tuyên huấn?

Picture234

Bài “Sự tráo trở của một người từng là… luật sư!” của tác giả ký tên Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân, có đoạn viết như sau:

“Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),… là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử”.

Liên quan về “máy chém” của “chính quyền Ngô Đình Diệm”, dưới góc nhìn lịch sử, xin được trao đổi lại với Tổng Biên tập báo Nhân Dân cùng tác giả Vũ Hợp Lân.

Sự thật còn bị che khuất

Sáng 26-09-2014, tại hội trường D, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975), từ góc nhìn Lịch sử và Lưu trữ học”. Đây là hội thảo đánh giá vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trong việc tổ chức và quản lý khối tài liệu lưu trữ trước năm 1975, cũng như việc khai thác sử dụng khối tài liệu này trong nghiên cứu và giảng dạy.

Hội thảo nhận được 55 bài viết tham gia, trong đó có 7 bài viết được chọn trình bày tại hội thảo. Tất cả đều chưa được phổ biến rộng rãi.

TS. Nghiêm Kỳ Hồng, nguyên Phó cục trưởng cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, giảng viên Bộ môn Lưu trữ học và quản trị văn phòng, trong báo cáo “Khái quát về lưu trữ Việt Nam Cộng hoà (1955 – 1975)”, ông đề cập đến sự khó khăn trong hoạt động lưu trữ diễn ra trong thời chiến sự ác liệt. Nhưng ông cũng chỉ ra, ở thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn vẫn rất chú trọng đến việc xây dựng pháp luật lưu trữ, tiêu biểu là luật số 020/73 “về văn khố tại Việt Nam”.

Trong báo cáo “Tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại”, TS. Lê Huỳnh Hoa đến từ Đại học Sư phạm TP.HCM chỉ ra rằng tài liệu về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có hai sự kiện được ghi chép trong sách giáo khoa và một số sách, giáo trình lịch sử khác cần được làm rõ là “Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật”, và “Thời điểm ban hành luật 10/59”. Bà cũng chỉ ra chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một tồn tại trong lịch sử nhưng lại không thấy sự có mặt của nó trong sách giáo khoa, giáo trình chính thống của Việt Nam dẫn đến sự lúng túng về các thuật ngữ về chính thể này như Đệ nhất, Đệ nhị cộng hoà,…

PGS.TS. Trần Nam Tiến, mang đến hội thảo báo cáo “Hoạt động ngoại giao của chính quyền Ngô Đình Diệm (1954 – 1975) qua tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng Hoà”. Ông kết luận, dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong ngoại giao với các nước và để lại một khối lượng tài liệu phong phú và hệ thống, góp phần quan trọng cho nghiên cứu, phục dựng các hoạt động ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa nói chung và thời kỳ Ngô Đình Diệm nói riêng.

Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.

Luật 10-59 có phải chỉ dùng để trị cộng sản?

Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59”. Ở Phần Thứ Hai “Tổ chức các tòa án quân sự đặc biệt”, Điều 16, “Bị can có quyền nhờ luật sư biện hộ. Nếu bị can không có luật sư, Ủy viên Chánh phủ hay Chánh thẩm phải triệu dụng một luật sư biện hộ cho bị can”.

luat10-59

Điều 19, “Trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ”.

Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59”, cho thấy không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay vẫn được tuyên truyền từ phía chính quyền miền Bắc. Ngoài ra, “luật 10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai miền”, như sách giáo khoa của chính quyền miền Bắc viết khi cáo buộc chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả thù “những người kháng chiến cũ”.

Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện trên sách giáo khoa, chỉ mới nêu được tên người bị chém bởi “luật 10-59” là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó, tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).

Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43. Chưa thấy công bố tài liệu nào mô tả về phiên tòa này, và các trình tự công tố ra sao nên cũng chưa thể khẳng định bản án tuyên – nếu có, từ phía tòa án quân sự là đã được tuyên từ căn cứ pháp lý của “luật 10-59”.

Đến nay cũng chưa thấy công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Cũng nói thêm, bài viết (nói trên) của báo Nhân Dân có ghi là “Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956”, tình tiết thời gian này cho thấy không phù hợp cáo buộc, vì “luật 10-59” được ký vào ngày 06-05-1959.

Chiếc máy chém được cho là dùng để chém ông Hoàng Lê Kha, hiện trưng bày tại Bảo tàng Cần Thơ, sau thời gian dài đã được trưng bày tại Nhà Bảo tàng Tội ác Mỹ – Ngụy (hiện được đổi tên là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh) nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM. Chưa rõ vì sao chiếc máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.

Tuyên huấn cần bổ túc ngay chứng cứ hình ảnh

Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa qua. Thậm chí ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế giới xem…

Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim chụp ảnh lưu lại,… Tuy nhiên, sự thật lịch sử dường như vẫn chưa được tôn trọng khi trên sách giáo khoa lẫn nhiều trang web khác của Nhà nước Việt Nam, viết: “Hình ảnh cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, Nguyễn Văn Trỗi hô to: Hãy nhớ lấy lời tôi!/ Đả đảo đế quốc Mỹ!/ Hồ Chí Minh muôn năm!/ Việt Nam muôn năm!

Clip này hiện được đưa lên phổ biến rộng rãi trên internet và hoàn toàn không như mô tả nói trên.

Chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh nào được công bố. Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối cùng” bị chém bởi “luật 10-59”, cũng chưa có hình ảnh lưu trữ liên quan được công bố.

Bút ký chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém theo “luật 10-59” đã được “lê” đi chém trả thù “những người kháng chiến cũ” ra sao. Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.

Tổng Biên tập báo Nhân Dân có thể tham khảo thêm những hình ảnh chụp lại từ “Quy phạm vựng tập”, Quyển II từ 31/1/1959 đến 31/12/1959, Tòa Tổng Thơ Ký ấn hành năm 1960, phần luật 10-59, được kèm theo bài viết này.

Thảo Vy

Theo Vietnamthoibao

5 Phản hồi cho ““Luật 10-59”: Sự nhầm lẫn cố tình của tuyên huấn?”

  1. Quang Phan says:

    Ngày trước, bọn Việt cộng chuyên dùng mã tấu chặt đầu vô số những người quốc gia hay chống đối chúng:

    Ngày 5/9/1945, Võ nguyên Giáp trong chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký sắc lệnh chỉ thị cho bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Tư Pháp ra tay triệt hạ các đảng phái quốc gia trên toàn quốc .

    Tác giả Phạm Văn Liễu trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê “.

    Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.

    27/4/2010- Nhà văn Nam Dao: “…Trong suốt thời gian ở đó, ban ngày cậu ta uống rượu say mèm chờ mỗi khi chiều xuống thì xách mã tấu ra khỏi nhà và chỉ trở về lúc trời tờ mờ sáng. Thấy hành động quái dị của đứa cháu kéo dài liên tục cả tháng,ba tôi thắc mắc gạn hỏi mãi nhưng cậu ta vẫn không chịu mở miệng. Cho tới một hôm có lẽ vì men say nên đứa cháu mới khóc tiết lộ cho biết là bọn Việt Minh đã ra lệnh cho cậu ta nếu muốn cha mẹ vợ con sống, thì khi màn đêm xuống phải đem những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ra giữa dòng sông chém đầu rồi vứt xác xuống sông để phi tang. Mỗi đêm ít nhất có khoảng một chục đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị hành quyết trên dòng sông. Và đó là lý do tại sao tên “đao phủ bất đắc dĩ” phải uống rượu cho say mèm trước khi đi “.

    Tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi Thấy Tạ Thu Thâu Chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949 :“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung”.

  2. DâM TiêN says:

    Luật 4-75 do Tổng thống ” vi hiến” DV Minh viết trên giấy học trò…

    Hỏi lại, tại sao không phải là ông Thiệu, Cụ Hương, ông Cao Kỳ để
    phải… bị… đồng minh… ép đọc lời đầu hàng,

    mà lại là ông tướng, anh phu xích lô nào đó… nhảy tếch vô Dinh
    Độc Lập như trường hợp ông D V Minh, không còn trong binh lực hay
    chánh quờn, mà…đọc Nhời đèo hèng ?

    Tuy nhiên, dù sao chăng nửa, nếu ông Minh không bất ngờ ra lệnh cho
    toàn Quân lực VNCH phải BUÔNG SÚNG, mà tiếp tục chiến đấu, thì

    Chắc chắn sẽ có chừng ba, bốn triệu tuổi trẻ Sinh Bắc Tử Nam nữa…Cả
    hai miền sẽ khói ửa đằng đãng tới khi mô? == Máy chém nơi đâu, em?

  3. BoHo says:

    Cái gì không có mà cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì sẽ có người tin! Lừa dối là nghề của Việt công.

  4. Nguyễn THế Viên says:

    CSVN đã thành công trong việc tuyên truyền lưà dối. Một phần nhờ thưà hưởng kỹ thuật tuyên truyền cuả CSQT, phần khác nhờ vào sự ấu trĩ cuả nhiều người VN. Tương tự như vậy, đến bây giờ cũng còn không it người VN, trong nước cũng như ở hải ngoại, vẫn tin vào luận điệu dối trá “Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo”, thậm chí “giết 300 ngàn tín đồ phật giáo”……
    Nguyễn Thế Viên

  5. quang phan says:

    Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu -pháp danh Phước Lư . Hội Trưởng Hội Phật Giáo miền Bắc Texas. Cục Phó Cục Quân Y VNCH. Tổng Trưởng Xã Hội. Chủ Tịch Hội đồng Quản trị Hội Y Sĩ VN tại Hoa Kỳ – cũng nói chỉ Ba Cụt là người duy nhất bị án xử chém . Ông nói “thực sự chán chê mỗi khi đọc hay tiếp xúc với các người làm văn hóa miền Bắc và nghe họ lải nhải câu: Ngô Đình Diệm đã “lê máy chém” đi khắp các vùng chiến thuật để triệt tiêu cán bộ Cộng sản nằm vùng. Cầu mong sao trong các chứng nhân có liên hệ đến ngành Tư Pháp ở miền Nam trước 1975, hãy lên tiếng chánh thức, để cho biết cái máy chém ở khám Lớn Sài Gòn củ, đã được “lê đi”sử dụng bao nhiêu lần, sau phiên xử Ba Cụt? ” .

    Blogger Trần Kỳ Trung : Có ai đọc được bất cứ thống kê nào từ sách giáo khoa hồi đó cho tới bây giờ là có bao nhiêu người đã bị đưa lên máy chém không? Tại sao phải “kéo lê”? Nếu ông Diệm tàn ác như vậy thì mỗi tỉnh, mỗi quận phải có một máy chém chứ, đâu cần phải kéo từ nơi này qua nơi kia. Máy chém trưng bày ở “phòng trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy” đâu có khó làm.

    Cho tới nay tất cả bí mật thời Ngô Đình Diệm đều đã được phanh phui trước công luận, kể cả việc ám sát ông Diệm do Mỹ điều khiển ra sao, phản ứng của Kennedy ra sao sau khi nghe tin ông Diệm bị giết…, mọi người đều rõ. Vậy mà việc chém đầu bằng máy chém vẫn không được tiết lộ. Tại sao vậy?

Phản hồi