WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự cao thượng và thấp hèn của chính trị

Nguỵ Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên dịch

politics
Chính trị là một nghề hết sức quan trọng trong xã hội loài người. Một quốc gia và một xã hội có thể tồn tại bình thường dù có bị thiếu bất cứ một nghề nào, ngoại trừ nghề chính trị. Vì vậy quốc gia cần phát triển cái nghề quan trọng này và các chính trị gia chuyên nghiệp.

Cũng giống như những ngành nghề khác, các chính trị gia có những phẩm chất không đồng đều nhau, cũng như có người tốt và người xấu. Đây là một hiện tượng bình thường không cần phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi kẻ xấu làm chính trị, nó có xu hướng để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là do bởi vì nghề này phải giải quyết các vấn đề nghiêm trọng hơn các ngành nghề khác và do đó có thể tạo ra những hậu quả to lớn khôn luờng.

Ví dụ như gần đây có phong trào của người dân Hồng Kông đòi phổ thông đầu phiếu đã phát triển mạnh mẽ. Phong trào này là một sự biểu tình hòa bình “Chiếm khu trung tâm”. Vì là cuộc biểu tình hòa bình, điều cần thiết là tránh bạo lực. Trừ khi đó là một sự tự vệ như một phương sách cuối cùng, bên nào sử dụng bạo lực đầu tiên sẽ dễ bị thua. Đi đánh mất sự ủng hộ và cảm thông của thế giới, sẽ là một điều không khôn ngoan.

Trên nguyên tắc của biểu tình ôn hòa, tinh thần tuân thủ này của những người Hồng Kông là đáng hoan nghênh. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc và tay sai của họ đã sử dụng bạo lực cảnh sát và băng đảng Mafia để đàn áp các cuộc biểu tình, những người trẻ của phong trào “Chiếm Trung” vẫn không lay chuyển. Họ tuân thủ nguyên tắc biểu tình ôn hòa chống lại chế độ độc tài, nhận được sự ủng hộ và thông cảm của thế giới, do đó đẩy Đảng Cộng sản phi lý và tay sai của họ vào trong vũng lầy.

Vì thế Đảng Cộng sản Trung Quốc quay về chiến thuật gây chia rẽ truyền thống của họ và ngụy tạo thông tin. Chế độ cộng sản Trung Quốc tuyên bố phong trào đòi phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông là do sự khiêu khích và hỗ trợ của các lực lượng chống Trung Quốc ở nước ngoài, và thậm chí tung tin đồn rằng chính phủ Mỹ đang đứng đằng sau nó. Tin đồn này đã lan rộng trong một thời gian, nhưng nó yếu kém vì thiếu bằng chứng và không thể thuyết phục được những người ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, nó cũng không thuyết phục được những người có tầm nhìn rộng rãi trong Đảng Cộng Sản, những nguời phản đối việc đàn áp bằng bạo lực.

Như vậy thì làm thế nào để thực hiện được mưu toan? Có một phương châm của những người Cộng sản Trung Quốc thường nói là: hãy ra tay khi các điều kiện đã sẵn sàng; tuy nhiên, khi điều kiện chưa sẵn sàng, hãy tạo điều kiện để cho nó sẵn sàng. Chính vì vậy mà có một số người, dưới danh nghĩa phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài, với sự tài trợ cho họ của những nguời Mỹ, đã đứng ra công khai tuyên bố rằng họ đã đào tạo hàng ngàn người để tiến hành các cuộc biểu tình hòa bình và rằng họ trao đổi với những người biểu tình ở Hồng Kông từng giờ, thậm chí còn tự hào mình là cố vấn nước ngoài của phong trào “Chiếm Trung”.

Qua đó tình hình trở nên nghiêm trọng. Đấu tranh tự phát của người dân Hồng Kông cho phổ thông đầu phiếu đã trở thành một âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài để lật đổ chế độ Cộng sản Trung Quốc. Nó có vẻ như vậy, với bằng chứng. Thứ nhất, tuyên bố này tự nó đủ để gây hiểu lầm cho nhiều người ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, và cung cấp đủ lý cớ cho chế độ Cộng sản đàn áp phong trào hòa bình này. Thứ hai, nó ngăn chận lại những gì mà người trong Đảng Cộng Sản, những kẻ chống lại sự đàn áp, có thể nói – với lý do âm mưu lật đổ của nước ngoài, họ không có đủ lý do để phản đối sự đàn áp trong bối cảnh đó của Đảng Cộng sản.

Điều này cho thấy sự quỷ quyệt và độc ác đó là như thế nào. Nó được thiết kế để đưa các sinh viên trong trắng và ngây thơ của Hồng Kông vào nguy cơ. Nó biến một cuộc biểu tình ôn hòa và hợp lý trở thành phi hợp lý. Nó biến cuộc biểu tình công khai thành một âm mưu. Cái được gọi là bị “lập bẫy” (framed)? Đây là cách ma lanh chính trị để đưa vào bẫy. Điều này không chỉ gài bẫy người dân Hồng Kông, mà còn gài bẫy những người có cảm tình với người dân Hồng Kông.

Có một câu chuyện ngụ ngôn Aesop được gọi là chó sói và cừu. Con sói muốn ăn thịt con cừu, và dùng lý do là con cừu làm đục nước sông mà con sói muốn uống. Còn cừu phản bác rằng ‘làm thế nào tôi có thể làm đục nước của bạn, khi dòng sông chảy xuống từ phía bạn đến phía tôi?’ Con sói nói chảy như thế nào không thành vấn đề, vì tôi sẽ ăn thịt bạn. Câu chuyện này có cùng ý nghĩa với phương châm của chế độ Cộng sản “khi điều kiện chưa sẵn sàng thì tạo điều kiện cho nó sẵn sàng”.

Cái gọi là “hàng ngàn nguời được huấn luyện” từ nước ngoài, “đạo diễn bởi một viện nghiên cứu”, và âm mưu của “các thế lực thù địch”, vv, là hoàn toàn hư cấu. Những người dân chủ ở Hồng Kông có rất ít giao dịch với các phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Tình hình của phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài rất là phức tạp, và người bên ngoài không biết rõ nội tình, thực ra không dám quan hệ với nó. Trong thực tế, ngay cả những người trong cuộc thường gặp khó khăn để hiểu những gì đang thực sự xảy ra. Thậm chí nhiều người trong phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài đã bị lầm lẫn.

Sự phức tạp này có nhiều lý do. Đầu tiên là do những yếu kém của phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù có nhiều người yêu nước chân chính đấu tranh cho dân chủ, đã trốn khỏi Trung Quốc sau năm 1989 khi phong trào dân chủ bị đàn áp, nhưng cũng có nhiều cựu quan chức cộng sản đã bị truất phế kể từ khi đó, cũng như không thể tránh khỏi những điệp viên cộng sản thâm nhập và những người chỉ điểm.

Thứ hai, trong quá trình nhiều năm của chọn lọc tự nhiên, những người có lý tưởng cao cả phấn đấu cật lực cho dân chủ, họ gặp khó khăn trong cuộc sống, không thể so sánh với các điệp viên và những người chỉ điểm, những người này được tài trợ rất tốt. Vì vậy, có hiện tượng những người dân chủ giả chiếm sân và tống ra những người dân chủ thực sự.

Thứ ba, những gián điệp và chỉ điểm là những người có thời gian và năng lực mà không cần phải làm việc độc lập tự lo để kiếm sống. Do đó, họ có thể dùng đầu môi chót lưỡi để chiếm cảm tình của giới truyền thông. Thỉnh thoảng, họ có thể cung cấp cho giới truyền thông những gì họ cần, đổi lại cho sự trợ giúp khác.

Thứ tư là trong những năm qua, chiến lược của Cộng sản để mua ra (buy out) các cơ quan truyền thông đã từng bước đạt được hiệu quả. Các gián điệp mánh lới và các nhà chỉ điểm cũng đã trở nên hiệu quả hơn.

Tình trạng này dẫn đến việc quần chúng nhận thấy có sự hỗn loạn và hỏa mù khi họ quan sát phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài, thông qua các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, thường người ta hay đánh giá thấp năng lực của các điệp viên, cho nên nghĩ một cách tự nhiên rằng phong trào dân chủ không thể làm được bất cứ điều gì. Trong thực tế, đây là một ảo giác gây ra bởi văn hóa truyền thông.

Tôi nhớ có một lần tôi thuyết trình tại Đại học Humboldt ở Berlin, trường đại học mà Karl Marx đã từng học. Một nhà lãnh đạo đối lập Đông Đức cũ nói với tôi: khi ông nói chuyện về sự can thiệp của các điệp viên Cộng sản, ông đã nhấn không đủ mạnh vào vấn đề này. Sau khi thống nhất hai nước Đức, chúng tôi phát hiện ra từ kho lưu trữ tài liệu rằng 2/3 số người trong các tổ chức của chúng tôi, họ là gián điệp hay hành động như nguời chỉ điểm.

Với mối quan hệ nội bộ phức tạp như vậy, cho nên nó không phải là đáng ngạc nhiên để tạo ra các chứng cứ theo nhu cầu của Đảng Cộng sản. Bất kể cho dù là chủ động để giúp Đảng Cộng sản, hoặc bị lừa dối để giúp Đảng Cộng sản, thực tế là để cung cấp sự bào chữa tốt cho một bộ phận nhỏ bên trong Đảng Cộng sản muốn đàn áp, và tạo ra một tình huống nguy hiểm cho cuộc đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông của phong trào ở Hồng Kông.

Làm thế nào để loại bỏ nguy cơ bạo lực và làm thế nào để thực hiện được mục tiêu phổ thông đầu phiếu của phong trào cho đến khi chiến thắng, là những gì mà các lực lượng tranh đấu khác nhau ở Hồng Kông và ở bên ngoài cần phải làm với sự khôn ngoan và can đảm, tùy theo điều kiện riêng của mình. Phơi bày sự thật ra rằng phe muốn đàn áp trong đảng Cộng sản ngụy tạo ra những bằng chứng và bóp méo sự thật là công việc quan trọng cần phải được thực hiện.

Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc. Trong khi đó, phương tiện truyền thông ngoại ngữ hiếm bị kiểm soát giống như vậy và duy trì được tiếng tốt. Vì vậy, để phổ biến các sự kiện quan trọng nhất, nên thông qua phương tiện truyền thông ngoại ngữ, là phương tiện hiệu quả để đối phó với những đòn tấn công bằng tin đồn.

Nó cần thiết để có một giải thích tích cực, giống như những gì Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) đã thực hiện với các sự kiện và lý do. Nó cũng quan trọng để có sự tự chứng minh từ những nhà phân phối tin đồn sau khi đưa ra. Các sự việc khác nhau có chức năng khác nhau cho những người ở các trạng thái khác nhau. Chúng ta không nên xem tất cả những người có cùng chung một khuôn mẫu, với những khuôn mặt giống nhau.

Thế giới thì phức tạp. Chính trị thậm chí còn phức tạp hơn. Những người muốn gặt hái thu hoạch mà không tham gia, thì cũng giống như muốn bánh bao nhân thịt rơi từ trên trời xuống để nuôi sống con người. Tôi mong muốn những người bạn dân chủ của chúng ta ở Hồng Kông có đủ trí tuệ để đạt được chiến thắng sau khi cỡi qua cơn bão này.

Tôi cũng mong muốn các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc có đủ sự khôn ngoan để không lặp lại sai lầm của năm 1989. Khi đó chế độ cộng sản Trung Quốc đã không chết, khi nó bị đe dọa, điều đó không có nghĩa là nó sẽ gặp may mắn trong lần này.

Bản gốc của http://www.weijingsheng.org/report/report2014/report2014-11/WeiJS141123onHKpoliticsA850-W544.htm

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Sự cao thượng và thấp hèn của chính trị”

  1. DâM TiêN says:

    Đảng mà làm chính trị, thì đáng nghi, bởi đảng ưu tiên cho đảng,

    Cái gương tầy đình ” đoảng Cộng Khỉ,” không đủ tàn bạo sao ?

    Một nhà, gia đình mà làm chính trị thì khó tránh khỏi gia đình trị.

    Tôn giáo mà làm chính trị, thì mua thần bán thánh…cha sư vua!

    Trăm năm , may ra mơi có một người như DâM làm chinh trị,. Khi
    DâM tới 120 tuôi băng hà…thì Après DâM, le déluge, lại Loạn, và
    cứ thế xã hội loài người vần xoay.

    Mời Quân Sư cho học thuyết mới ! Mời LamSon72 cho Đạo mới.

  2. BẢN CHẤT ĐA MẶT CỦA CHÍNH TRỊ !

    Chính trị cũng như bất kỳ vật dụng nào của con người có thể mang tính chất xấu hoặc tốt. Sự tốt xấu đây như vậy chỉ tương đối. Có nghĩa do mục đích người sử dụng, bản chất người sử dụng, và ý nghia của sử sử dụng.

    Đó cũng là lý do tại sao người phân biệt chính trị vương đạo và chính trị bá đạo.
    Chính trị vương đạo là chính trị của người chính nhân quân tử, của bậc quân vương, còn chính trị bá đạo là chính trị của bọn tiểu nhân, những kẻ ma đầu, gian hùng, xảo quyệt.

    Chính trị vương đạo là chính trị vì đời. Trong khi đó chính trị bá đạo là chính trị thấp kém, vì mình, vì tham vọng cá nhân, vì lợi ích riêng tư, ích kỷ, hoàn toàn không chính đáng, kiểu tranh bá đồ vương, ham quyền đoạt lợi.

    Đương nhiên chính trị theo hướng đầu là chính trị tốt. Ngược lại chính trị theo hướng sau là chính trị xấu, nó chỉ mang lại mọi sự bất hạnh, đau khổ, đổ vỡ cho con người và cho toàn xã hội.

    Như vậy, chính trị tốt phải đi liền với đạo đức. Đặc biệt nhất trong thời đại nhân loại tiên tiến ngày nay, chính trị không phải chỉ là một nghệ thuật cao quý mà nhất là cũng còn là một khoa học về nhân văn.

    Duy chỉ có Các Mác là lý thuyết gia đầu tiên trong nhân loại cho rằng chính tri theo nghĩa đạo đức truyền thống của nhân loại chỉ là chính trị kiểu “tư sản”. Còn chính trị kiểu “vô sản” phải nhất thiết là chính trị theo mục đích đấu tranh giai cấp mà không là gì khác. Có nghĩa chỉ dùng thủ đoạn, chuyên chiính sắt máu của giai cấp để đi đến xã hội tột cùng mà không thể hòa hoãn, cải lương, thỏa hiệp, hay nhân nhượng đối với bất kỳ giai cấp nào.

    Con đường sắt máu đó của học thuyết Mác trong quá khứ vì thế đã làm tiêu diệt cả 100 triệu con người vô tội trên toàn thế giới. Đó không phải chỉ sự sai lầm, mà thực chất còn là tội ác của chính bản thân và của học thuyết của chính ông ta.

    Đó cũng là lý do tại sao cổ nhân từng nói làm thầy thuốc mà sai lầm chỉ giết chết có một người, làm chính trị mà sai lầm giết giết cả nhiều thế hệ, đặc biệt làm giáo dục (hay đưa ra học thuyết) mà sai lầm, có thể giết chết cả muôn đời, nếu không có cách thức nào sửa chữa hay thay đổi được chính sự sai lầm đó.

    Đó chính là sự nguy hiểm của học thuyết Mác. Bởi vì đối tượng của nó nhằm vào giai cấp vô sản, tầng lớp ít tri thức nhất. Nhưng do Mác hiểu quá sai về mặt triết học, mặt khoa học xã hội, mặt lịch sử, mặt kinh tế nói chung, nên thay vì trí thức hóa giai cấp công nhân, lao động, thật sự học thuyết của ông ta chỉ là thứ tuyên truyền mị dân, sai lạc, giả tạo, nếu không muốn nói là lừa dối, lobởi vậy thay vì giải phóng giai cấp như ông ta tuyên bố hay ngụy tín, lại thực chất chỉ làm nô lệ giai cấp, thậm chí nô lệ cả con người và nhân loại.

    Bởi vì lý thuyết đẩm máu và cuồng tín, cũng như mê tín của ông rất dễ bị những phần tử quá khích và tham vọng quyền lực cá nhân lợi dụng, cuối cùng trở thành độc tài đoàn nhóm mà chẳng hề bao giờ là độc tài giai cấp được như ông ta có ảo tưởng suông.

    Cái khờ khạo lớn nhất của Mác là bất chấp các quy luật tâm lý khach quan, tự nhiên của cá nhân và xã hội. Có nghĩa kết cục lý thuyết của ông chỉ đưa lại thực trạng xã hội vận hành sai nguyên lý khách quan, phản lại mọi giá trị và ý nghĩa truyền thống, ngược lại moị ý nghĩa khoa học xác đáng, tức một xã hội chỉ trở thành hoàn toàn giả tạo, khiên cưỡng, hầu như chỉ hoàn toàn bị lợi dụng cho các nhóm quyền lực và lợi ích riêng tư, thì làm sao còn có thể lành mạnh hay phát triển hiệu quả hoặc có kết quả được.

    Nói chung, sai lầm hay lỗi lầm của học thuyết Mác là do tính chủ quan, đường đột, tính không thận trọng, thiếu trách nhiệm, hay tham vọng cá nhân tầm thường, không dựa vào khoa học mà chỉ dựa vào cảm tính và sự lãng mạn bốc đồng, cho nên nó hoàn toàn phản triết học, phản khoa học, phản thực tế, mà tự mệnh danh là tuyệt đối khoa học để làm dụ hoặc nhiều người khác.

    Nói khác, tinh thần của Mác như vậy là tính chất yếu kém đạo đức hay phi đạo đức trong chính trị, đó chính là sự khởi đầu về sau của mọi điều tệ hại nhất trong chính trị, trong kinh tế, trong xã hội nói chung đối với toàn thể thế giới hay xã hội nhân loại mà từ ngày lý thuyết của ông ra đời đã từng mang lại.

    Đấy chính trị mà phản khoa học, phản nhân văn, phản thực tiển, nhưng lại đầy sự chủ quan, độc đoán độc tài và ảo tưởng, đó chính là trường hợp duy nhất của học thuyết Mác mà loài người từ hồi ban sơ đến nay hoàn toàn chưa hề có. Sự chủ trương độc tài chuyên chính trong học thuyết của Mác chính là kẻ đào mồ chôn ngay từ đầu bản thân học thuyết được mệnh danh là học thuyết xã hội, chỉ mang tính khoa trương, hào nhoáng theo cách giả taọ, không thực chất, và đặc biệt còn luôn khua vang, đình đám nhất của ông !

    ĐẠI NGÀN
    (01/12/14)

Phản hồi