WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những điều đọc thấy mà đau cái đầu

Đạo luật S-219 do thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải khởi xướng đã được chính phủ Canada chính thức ban hành ngày 23.04.2014.

Dù không phải là người sống ở Canada, tôi cũng chung vui với những đồng bào VN bên đó và cũng đã có một bài viết trên DanChimViet.infos.com về đề tài này.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui cũng có những điều khó hiểu sau khi đạo luật được ban hành khiến tôi phải suy nghĩ ( đau đầu) viết thêm về đề tài này.

Chế độ CSVN lồng lộn, điên cuồng, hung hăng phản đối đạo luật S-219, đạo luật của một quốc gia cách xa mình hàng chục ngàn cây số là điều khôi hài, nếu không muốn nói là ruồi bu, nhưng còn có thể hiểu được bởi những lập luận kết thành đạo luật có nói rõ, đạo luật được ban hành do sự vi phạm hiệp định Paris của CSBV, xua quân xâm chiếm miền Nam, dẫn tới sự thất thủ của chế độ VNCH vào ngày 30.04.1975 khiến cho hàng triệu người phải rời bỏ đất nước ra đi vì không chấp nhận chế độ CSVN.

Điều khó hiểu là đạo luật S-219 như thế chỉ nhắm vào 300.000 người Việt Nam sinh sống ở Canada, hoàn toàn không liên hệ gì tới chế độ CSVN, hoặc người Việt Nam sống ngoài Canada, cái tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do chỉ dành cho những người Canada gốc Việt, không hiểu sao lại gây tranh cãi khá ồn ào giữa ngượi Việt tị nạn CS khắp nơi ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, nơi đông người VN nhất trên thế giới, dẫn đến những bôi nhọ, nhục mạ nhau lẫn cá nhân ông Ngô Thanh Hải.

Tôi là một kẻ vô danh, không quen biết gì với TNS Ngô Thanh Hải, ông Lê Xuân Nhị, bà Hoàng Lan Chi, không sống ở Canada cũng không có quốc tịch nước này, nên bài viết chỉ nêu lên quan điểm của một cá nhân với tầm nhìn hạn chế, không đại diện cho ai, thiểu số hay đa số nào.

Ngay từ khi đạo luật được đề xuất, đã có nhiều người không đồng ý với tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do ( Journey to Freedom Day ), họ đòi hỏi phải dùng tên Ngày Quốc Hận, họ cho rằng chỉ có tên Ngày Quốc Hận mới hợp lý vì theo họ lý luận 30.04.1975 là ngày người dân miền Nam mất nước.

TNS Ngô Thanh Hải

TNS Ngô Thanh Hải

Qua những liên lạc với bạn bè tôi được biết, lúc đầu TNS Ngô Thanh Hải cũng định dùng tên Ngày Quốc Hận hay Black April Day cho dự luật, nhưng có lẽ suy nghĩ lại, ông thấy không ổn, chữ Quốc Hận phải dịch như thế nào cho đúng, hợp lý, hợp tình, có khả năng thuyết phục để đạo luật được thông qua, cũng như Thủ tướng Canada, Harper cho rằng tên Black April có vẻ nhậy cảm?

Khi đạo luật được thông qua và ban hành ngày 23.04.2014, những tưởng chuyện tranh luận sẽ qua đi ( Khi ván đã đóng hòm, xin lỗi! ván đã đóng thuyền ), không ngờ tôi vẫn nhận được những email đang tiếp tục tranh cãi với những lời tiên đoán rằng đạo luật sẽ làm lợi cho cộng sản như thế này, như thế kia hoặc người Canada gốc Việt phải đón nhận, phải vận dụng nó như thế nào mới là điều quan trọng…vân vân và…vân vân.

Bên cạnh cuộc tranh luận (vẫn còn) ôn hòa giữa hai nhân vật trong làng văn chương hải ngoại là ông Trường Sơn Lê Xuân Nhị và bà Hoàng Lan Chi, kéo theo bài viết của ông/bà Hữu Nguyên phản biện bài của ông Mặc Giao ” 40 năm vẫn còn cãi nhau về một cái tên ” đăng trên Forum Ba Cây Trúc, còn có những cuộc tranh luận gay gắt, chửi rủa, mạ lỵ nhau nhưng tôi không trích dẫn đưa vào đây vì chỉ làm bẩn mắt độc giả.

Tôi chỉ xin nói đến cuộc tranh luận ( vẫn còn ) ôn hòa giữa ông Lê Xuân Nhị và bà Hoàng Lan Chi. Tôi không nói đến nghề nghiệp, chức vụ, tiểu sử của hai người này vì ( nghĩ rằng ) không cần thiết phải giới thiệu họ, bởi họ cũng chỉ là một cá nhân, tiếng nói của họ chưa hẳn đại diện cho ai hay cho tổ chức nào, dù ông Lê Xuân Nhị trong một email có ghi rõ là một cán bộ của Liên Minh Dân Chủ.

Độc giả muốn biết rõ hơn tiểu sử 2 người này xin cứ vào Google search tìm, tôi chỉ muốn đưa lên 2 khuynh hướng nhận định về một vấn đề.

Có thể xem ông Trường Sơn Lê Xuân Nhị đại diện cho bên ủng hộ đạo luật S-219, bà Hoàng Lan Chi đại diện bên chống. Cả 2 người, theo tôi biết đều sống ở Mỹ, tức không dính dáng gì đến Canada.

Chữ chống ở đây phải hiểu rằng chống cái tên chứ không chống nội dung đạo luật.

Ông Lê Xuân Nhị chú trọng nhiều đến mục đích, nôi dung đạo luật, những lý luận, nguyên nhân khiến đạo luật hình thành, theo đó chế độ CSVN bị lên án vì đã dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973 chưa ráo mực mà Canada là một thành viên trong ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến như đã nói ở trên.

Khi đạo luật được ban hành ông Lê Xuân Nhị cũng có lời lẽ hơi trịch thượng với những người không đồng ý quan điểm của mình.

Bà Hoàng Lan Chi đại diện bên chống, chủ yếu nhắm đến cái tên, cho rằng tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do không thích hợp với ngày 30.04, ngày 30.04.1975 là ngày đau buồn, uất hận của người dân miền Nam Việt Nam nên phải dùng chữ Quốc Hận mới đúng.

Từ cái tên của đạo luật, bà Hoàng Lan Chi suy luận, vẽ ra những viễn cảnh bất lợi cho cộng động NVHN Canada nói riêng và trên thế giới nói chung. Lý luận của bà Hoàng Lan Chi tóm tắt như sau:

1. Vào ngày 30.04, cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ và các nơi vẫn tổ chức ngày Quốc Hận, treo cờ rũ , tưởng niệm người đã khuất. Chấm hết. Không làm bất cứ điều gì thêm trong ngày này [sic].

2. Trong tương lai nhóm người Canada gốc Việt, di cư từ Hải Phòng, sẽ làm lễ rùm beng vào ngày 30/4 với cái tên “Hành Trình đến tự do” và sẽ ca hát, nhảy múa.

Những hình ảnh này, sẽ được vc đưa về trong nước với chú thích lươn lẹo của chúng, nhằm lường gạt đồng bào không có điều kiện tiếp cận thế giới qua internet, rằng ” Người Việt tại Canada đang ăn mừng ngày 30/4″. Chúng tôi hy vong, lúc bấy giờ, ô Ngô Thanh Hải sẽ không có mặt ở đó.

Nhưng chúng tôi e rằng, sẽ lại có vài “tên” dân biểu, TNS “vớ vẩn” người Canadien sẽ đến theo lời mời của “nhóm Canada di cư từ Hải phòng nầy”. VC là chúa mưu mẹo, lươn lẹo, mập mờ đánh lận con đen. Người quốc gia, không nên tạo kẽ hở cho vc lợi dụng [sic].

Một trong những lý do khác cũng quan trọng không kém mà bà Hoàng Lan Chi đề cập tới khi phản đối cái tên Ngày Hành Trình Đến Tự Do là cuộc gặp gỡ của ông Ngô Thanh Hải với thứ trưởng ngoại giao Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn.

Theo bà Hoàng Lan Chi, ông Ngô Thanh Hải đã có ý định mờ ám, đen tối trong việc không công khai cuộc gặp gỡ này cho đồng hương biết, đến khi Nguyễn Thanh Sơn khoe ầm lên, ông Hải mới nhìn nhận.

Căn cứ vào những chỉ trích, chống đối dự luật S-219 ( mà bà Hoàng Lan Chi gọi là làn sóng ) nay đã trở thành đạo luật, bà Hoàng Lan Chi cho rằng đa số NVTNCS khắp nơi trên thế giới không ủng hộ, hay nói rõ hơn là phản đối đạo luật ( dù chưa có ai làm thống kê hay thăm dò ý kiến để biết tỉ lệ đa số bà Chi nói là bao nhiêu phần trăm ).

Điều cần nói ở đây là trong các email trả lời ông Lê Xuân Nhị, bà Hoàng Lan Chi trong danh xưng, khi dùng tôi, lúc dùng chúng tôi, dù bà luôn khẳng định những gì bà viết chỉ là ý kiến cá nhân.

Bà Hoàng Lan Chi cũng dẫn link đến các bài của Hữu Nguyên, Mặc Giao, Hoàng Ngọc An để củng cố cho lập luận của mình.

Qua những bài viết của các tác giả Mặc Giao, Hữu Nguyên, Hoàng Ngọc An ( Hoàng Lan Chi ), sau khi loại bỏ những cáo buôc, suy diễn của bà Hoàng Lan Chi cũng như của Hữu Nguyên về cá nhân ông Ngô Thanh Hải, tôi rút ra được những ý chính sau:

1. Ông Mặc Giao không chống cũng không ủng hộ đạo luật S-219, ông cho rằng có hoặc không có đạo luật S-219 thì công cuộc chống cộng của NVHN cũng không nhanh hơn hay chậm đi.

Vì lý do không ai nói được ai, nên theo ông Mặc Giao, ai thích gọi ngày 30.04 là gì thì cứ gọi, Ngày Quốc Hận, Ngày Hành Trình Đến Tự Do, Ngày giải phóng miền Nam, Ngày Tháng Tư Đen…, tên gọi không quan trọng, tùy theo nhận định và vị trí đứng của mỗi người ở đâu vào ngày 30.04.1975.

2. Ông Mặc Giao cho rằng nhiều người phản đối đạo luật S-219 ( có thể ) vì vị trí và thành công của ông Ngô Thanh Hải trên chính trường.

Tuy nhiên ông Mặc Giao cũng đưa ra 2 lỗi lầm khiến ông Ngô Thanh Hải bị tấn công dữ dội, đó là chuyện ông không công khai cuộc gặp gỡ của ông với thứ trưởng ngoại giao VC Nguyễn Thanh Sơn và chuyện ông đưa 2 ông Nguyễn Ngọc Bích, Lâm Chấn Thọ vào quốc hội Canada để trình bày về giải pháp phục hồi hiệp định Paris.

3. Ông/Bà Hữu Nguyên phê bình bài viết của ông Mặc Giao một là vô tình, hai là ngấm ngầm tiếp tay cho CS, tìm cách xóa bỏ chữ Ngày Quốc Hận khi lấy ngày 30.04 làm ngày Hành Trình Tìm Tự Do.

4. Ông/Bà Hữu Nguyên cho rằng hầu hết người TNCSVN đều đồng ý và ủng hộ đạo luật S-219 với điều kiện duy nhất không được dùng ngày 30.04 làm Ngày Vui Mừng Hành Trình Tìm Tự Do.

Ông/Bà Hữu Nguyên gọi đạo luật S-219 là Ngày Vui Mừng Hành Trình Tìm Tự Do, đồng thời cho rằng lấy bất cứ ngày nào trong năm làm Ngày Vui Mừng Hành Trình Tìm Tự Do đều được ngoại trừ ngày 30.04. ( Tôi không đọc thấy 2 chữ vui mừng nào trong toàn văn bản đạo luật bằng Anh ngữ, không biết Hữu Nguyên lấy ở đâu ra hai chữ Vui Mừng trong đạo luật S-219?)

Qua những tranh luận trên chúng ta thấy rõ rằng cuộc tranh cãi sẽ không đi tới đâu vì 2 lý do:

1. Luật đã được ban hành với tên Journey to Freedom Day – Ngày Hành trình đến tự do ( Đến chứ không phải tìm ).

Muốn đổi tên đạo luật, ông Ngô Thanh Hải phải đệ trình quốc hội, điều khó có thể xẩy ra.

2. Bên ủng hộ đạo luật nhắm vào nội dung và mục đích, bên phản đối lại nhắm vào cái tên.

Có tranh luận tới tết…Congo cũng không tìm được sự đồng thuận. Thế thì tranh luận để làm gì khi cuối cùng chỉ gây thêm chia rẽ, nghi kỵ, hận thù, chống phá lẫn nhau giữa những người cùng chung chiến tuyến chống chế độ cộng sản VN?

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

28 Phản hồi cho “Những điều đọc thấy mà đau cái đầu”

  1. tonydo says:

    Đàn anh Thạch Đạt Lang tuyên bố:
    (Những điều đọc thấy mà đau cái đầu) (hết trích)

    Cho khỏi đau cái đầu, xin vô Youtube nghe đồng chí Tể Tướng ba Dũng đọc diễn văn sáng 30/4/2015 tại Sài Gòn, có đoạn như sau:

    (Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.)

    Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quí hơn độc lập tự do. Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng của lý trí và trái tim của mỗi người Việt Nam.

    Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân cả nước đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, kiên cường, sáng tạo, anh dũng chiến đấu, hy sinh, lập nên những chiến công oanh liệt, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào) (hết trích)

    Rõ như ban ngày rồi đấy! Hỡi những người còn mơ mộng tới cái gọi là: (Hòa hợp, hòa giải Dân Tộc) chắc nghe qua đoạn này, qúi vị chẳng còn gì phải suy nghĩ cho đau đầu phải không ạ !!!.

    Đối với Việt Cộng chỉ cần nhớ câu của cố TT Nguyễn Văn Thiệu:
    Đừng nghe những gì Cộng Sản nói
    Hãy nhìn những gì Cộng Sản làm

    Và con đường bây giờ của chúng ta, những người tị nạn cộng sản, hãy lắng nghe đại tá Phan Kỳ Nhơn nói rất rõ như sau:
    Cộng Sản còn… Ta chết
    Cộng Sản chết…. Ta còn

    Vì thế, xin cho những cái tên lằng nhằng đi chỗ khác chơi cho khỏi nhức đầu. Ngày 30/4 hàng năm vẫn phải là ngày:
    (Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam!). Chấm hết. Không có Journey dzớ nung gì hết.

    Kính qúi trưởng thượng.

  2. ho says:

    Bởi vậy mà cs vẫn tồn tại 40 năm .Cảm ơn bài viết của chú Lang .nvtncs còn ngây ngô với cs lắm . nên 40 năm chả làm được gì nó .

  3. Binh Muc says:

    Người Việt ở hải ngoại có tính đoàn kết kém quá, đấu tranh chống cộng thì không biết cộng sản có áp phê gì không, nhưng trước mắt tôi thấy mấy người đấu đá lẫn nhau, ai cũng cho mình là đúng, cái tôi to đùng, thấy mà phát chán. Ở trong nước thì bị kèm kẹp, hy vọng vào hải ngoại để lấy tinh thần…nhưng than ôi, đoàn kết lại không biết làm gì được cs chưa, chứ đừng nói chia rẻ, tỉnh lại đi.

  4. Trung Kiên says:

    Chào anh Thạch Đạt Lang, Hồng Lạc, và tất cả các Bạn

    Thật vui khi được gặp các Bạn trên ĐCV.Info qua bài viết “Những điều đọc thấy mà đau cái đầu” của anh Thạch Đạt Lang…Mà đau đầu thật, khi một vài NVHN to tiếng và “nặng lời”, suy diễn rồi chửi bới, xỉ vả lẫn nhau!

    Thực ra thì cái “nội dung” của S-219 mới là quan trọng, còn cái tên “ourney to Freedom Day – Ngày Hành trình đến tự do” chỉ là cái bao (vỏ) bên ngoài!

    Xét ra, cái tên “vỏ bọc” hơi bị nhẹ…Nhưng đó không thể là đề tài hay cái cớ để xỉ nhục, chửi bới, hay tấn công lẫn nhau! Phải chăng chỉ để tỏ ra “Văn” mình hay hơn văn của người, hay chỉ muốn tô đâm chữ “TÔI” của mình?

    Đã có những ý kiến “Ngày Hành trình đến tự do bằng Máu và Nước Mắt” nghe đầy đủ hơn, nó lột tả được những gian truân khổ cực, những chết chóc, mất mát đau thương trên đường đi tìm Tự do.

    Tuy nhiên, dù là tên gì chăng nữa cũng không thể xoá nhoà được ngày 30.4.1975, một ngày đen tối, ngày mà nhân dân miền Nam phải chịu tủi nhục khi mất Sàigòn, ngày mà nhiều gia đình đã phải tan nát, ly tán, phải liều chết vượt biển đi tìm Tự do, vì không thể chống chung với VC bạo tàn, và cũng là ngày hàng trăm ngàn người bị lùa vào nhà tù với mỹ từ “Trại Cải Tạo”!

    Thiển nghĩ; bá nhân bá tánh, mỗi người có lối suy nghĩ riêng, góp ý xây dựng thì rất hoan nghinh. Còn lên tiếng xỉ vả nhục mạ người khác, hay mượn gío bẻ măng thì “đừng”.

    Rất mong báo chí và các trang mạng của NVHN chỉ nên đăng những góp ý ôn hoà vày xây dựng!

    Cũng đừng quên rằng, những bài báo chửi bới hay xỉ nhục nhau “có thể” do kẻ xấu, những kẻ chửi thuê viết mướn, hay chính đám cò mồi, CAM, hoặc DLV của csvn tung ra.

    Vì NVHN, những người chống cộng có trí tuệ và văn hoá, thì không ai làm những chuyện “khôi hài, nếu không muốn nói là ruồi bu” (TĐL) như thế?

    • PKK says:

      @Trung Kiên
      Từ dạo DCCT Ky` Đồng thay đổi nhân sự, thì dân mạng nam phụ lão ấu nội/ngoại, ai nấy đều lo sợ cảnh tưởng những vị Gm quốc doanh thành Hồ “dàn đồng ca áo tím” lại xía mỏ vào DCCT như vụ Tòa KS, Thai Hà, etc…
      Nhờ Kụ Kiên cho Ý kiến Ý cò! Cãm ơn kụ Kiên.

      PKK

  5. Võ Trang says:

    Thưa ông Đạt Lang:

    Tại sao một cái tên gọi của một sự kiện lịch sữ lại là một vấn đề tranh cải – khi lịch sữ là một sự kiện khách quan và không thể thay đổi được?

    Ngày 30 tháng Tư tôi nghĩ có lẽ ông cũng như nhiều người khác đã chạy đôn chạy đáo trong 1 tâm trạng hỗn loạn, tơi bời, giữa tiếng la hét, than khóc của Sài Gòn trong cơn hấp hối…. ai ở đó mà hoạch định 1 cuộc hành trình? Có người đã leo lên tàu ra đi như quí vị trong con tàu Việt-Nam Thương Tín mà chịu trở về để bị đoạ đày. Có người dù có cơ hội mà vẫn chịu ở lại và chỉ quyết định ra đi sau 1 thời gian họ hiểu ra hay không còn chịu đưng được nữa. Cũng có 1 số người khác chấp nhận ra đi nhưng không phải để tìm đến 1 chân trời tự do như 5 vị tướng lãnh của quân lực VNCH và 1 số chiến sĩ khác… người thì uống thuộc độc tự tử, người thì kê súng vào màng tang, cổ họng hay đặt dưới cằm và … bóp cò…!

    Một sự kiện lịch sữ có thể diễn dịch khác nhau chỉ vì vị trí của người nhìn sự kiện ấy. Nhưng đối với những người miền Nam, đã sống và lớn lên dưới chế độ VNCH, 30 tháng Tư là ngày chế độ ấy chính thức bị bức tử vì sự cưỡng chiếm bằng quân sự của Cộng Sản Bắc Việt. Mất nước và những hệ lụy đầy nước mắt đối với người Việt tị nạn và cộng đồng người Việt tại hải ngoại là một mối hận. Nếu ai không cho đó là một mối hận thì mới là chuyện lạ. Cho nên người miền Nam Việt-Nam gọi ngày 30 tháng Tư là ngày Quốc Hận là chuyện tự nhiên, dể hiểu! Chỉ có một số ít không chịu hiểu như thế hay với một dụng ý rõ ràng mới có chuyện tổ chức ca nhạc, mừng xuân trong những ngày tháng này hay chính trong ngày 30 tháng Tư một cách… “hoành tráng”!.

    Ở đây tôi không mất thêm thời gian để nói về những định nghĩa của những người cộng sản miền Bắc mà chỉ đề cập đến thế nào là một cái nhìn của người Việt hải ngoại cho đúng, cụ thể là tên gọi của dự luật S-219 do Thương Nghị Sĩ Canada Ngô thanh Hải đệ trình.

    Thứ nhất, trên căn bản, dự luật này là dành cho cộng đồng Canada gốc Việt và có ý nghĩa trực tiếp với người Việt cho nên danh xưng nếu có thêm một tỉnh từ như (South) Việtnamese ở phía trước thì cũng không có gì sai trái hay “cộm”cả. Tại Mỹ, cũng có những danh xưng rất cụ thể như là Black History month hay Asian-Pacific American Heritage month. Mới đây, tại California, TNS Tiểu Bang, bà Janet Nguyễn cũng đã đệ trình nghị quyết SCR-29 có tên Black April Memorial month để tưởng niệm những mất mát, hy sinh trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt-Nam Cọng Hòa.

    Đã có nhiều cách giải thích tại sao dự luật đã không được chọn cái tên Quốc Hận. Tôi không hiểu tại sao, như ông Hải cho biết, khi các dự thảo viên được hỏi phải dịch chử Quốc Hận như thế nào thì không ai trả lời được? Hay theo ông Nguyễn Quốc Nam (Phó) Chủ Tịch tổ chức Liên Minh Dân Chủ thì không thể dùng chử Quốc Hận vì đây không phải là ngày Quốc Hận của người Canada… Dĩ nhiên dự luật này không dành cho người Canada chính gốc và nếu không phải là người Việt-Nam thì có lẻ không ai trong quốc hội Canada để thì giờ để làm những đạo luật như thế này. Hiến pháp Canada có thể tôn trọng một đánh dấu sinh hoạt cộng đồng của một dân tộc thiểu số của họ như là ngày “đau buồn của người Canada gốc Việt (The Vietnamese Canadian Mourning Day) hay không? Nhưng nếu không dịch được chử Quốc Hận (vì bất cứ lý do nào) ra tiếng Canada thì có nhiều từ khác gần với từ Quốc Hận và mang nhiều ý nghĩa xác thực hơn hay nhẹ nhàng hơn là The Vietnamese Canadian Memorial Day?

    Có lẽ quan trọng nhất theo ông Hải là đề nghị của Thủ Tướng Canada để tránh một vấn đề “nhạy cảm” trong bang giao quốc tế do phản ứng của nhà cầm quyền CSVN?… Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức gởi văn thư phản kháng dự luật với lời hăm dọa dự luật sẽ gây sức mẽ trong bang giao “tốt đẹp” của 2 nước… Tôi cũng không bàn luận đến “sức ép” của lãnh đạo Cộng Sản Việt-Nam. Trong quá khứ , những chuyện nhỏ nhen và hèn hạ như gây sức ép với các quốc gia Đông Nam Á để đục bỏ các bia kỷ niệm của thuyền nhân họ còn làm được thì việc ghi vào lịch sữ thế giới những vết nhơ của chế độ cộng sản dĩ nhiên là nhức nhối hơn nhiều. Vấn đề là một quốc gia lớn như Canada có nên chấp nhận một thách thức như thế đối với một vấn đề nội bộ của quốc gia mình hay không? Tôi không có dẫn chứng chính thức nào về quyết định của Thủ Tướng Canada nhưng tên gọi “Ngày Tự Do” cũng đã được ông Nguyễn Ngọc Bích đề nghị từ ngày Quốc Hận 2013 của năm trước và đã gặp chống đối mạnh mẽ . Được biết ông Bích là một trong những tham luận viên của “Ủy ban” dự thảo dự luật. Ở Canada, TNS do Thủ Tướng chỉ định chứ không phải do dân bầu như các Dân Biểu nên tiếng nói của Thủ Tướng là tiếng nói của một ông “Boss”? Cuối cùng, ngay cả trong tiếng Việt tôi thấy có sự khác nhau giữa “30 tháng Tư, ngày hành trình đến tự do” và “30 tháng Tư, ngày hành trình cho tự do”. Ngày hành trình cho tự do (Journey for freedoom) mở ra một tiến trình (chưa/không) chấm dứt. Hành trình đến tự do (Journey to freedom) có thể gây cảm giác đã đến (được rồi) . Nên nhớ, ở cái “level” này, mọi sự chọn lựa phải thận trọng vì đều được đưa lên kính hiển vi để khám nghiệm.

    Nhưng cho dù là từ đề nghị của Thủ Tướng Canada hay từ những ảnh hưởng của phe nhóm chính trị – và mặc dù không phủ nhận những đóng góp rất tích cực của dự luật – câu hỏi là chúng ta có nên hy sinh tính chính danh của một dự luật để đạt được những ảnh hưởng gián tiếp khác cho cộng đồng người Việt hải ngoại tại Canada? Có nhiều người đã lập luận: thật ra chỉ có tên gọi của dự luật được thay đổi, nội dung của dự luật vẫn như củ. Mất tính chính danh của dự luật, mọi cố gắng sẽ trở thành lệch lạc, nguy hiễm. Có người cho rằng đây là 1 đạo luật cho ngươì Việt ở Canada thì lý do gì mà người nước khác can thiệp, dị luận? Tôi tự hỏi : nếu thật sự cùng mặt 1 chiếc áo tị nạn cộng sản Việt-Nam thì nhân cách của người đến Canada hay đến Mỹ có gì khác nhau không?

    Dự luật S-291 này đã được chuyển tới Hạ Viện Canada để thông qua. Tại đây, Dân Biểu Elizabeth May, Chủ Tịch đảng xanh (Green Party) đề nghị đổi ngày 30 tháng Tư thành ngày 27 tháng 7 (1979), đánh dấu ngày đầu tiên Canada nhận thuyền nhân tị nạn, một đề nghị phù hợp với nội dung “cám ơn” của Nghị Sĩ Hải nhưng đánh mất chính danh ý nghĩa đưa ngày 30 tháng Tư vào lịch sữ của người Việt Hải Ngoại.

    Danh xưng của một sinh hoạt ở tầm vóc quốc gia cần phải được nghiên cứu kỷ. Có ông cựu Dân Biểu California vì binh vực cho một du học sinh Việt-Cộng bị cảnh sát Cali hành hung mà mất quan điễm của cộng đồng người Việt. Có sự khác nhau giữa “Sài-Gòn Business District” và “Little Sai-Gòn ” mà khiến cho sự nghiệp chính trị đang lên của một Phó Thị Trưởng San Jose phải tiêu tùng. Gần đây, vì ủng hộ một dự luật chấp nhận “tình kết nghĩa Cần Thơ – Irvine” mà một “chính trị gia” cũng đang được đem lên bàn cân để xét lại? Đây là một bài học cho người Việt trong tương lai – cho những danh xưng tương tự tại Hoa Kỳ, Úc Châu và Âu Châu.

    Ai muốn đặt 1 tên gì cho ngày 30 tháng 4 cũng được. Nhưng khi họ nhân danh 1 tập thể, 1 cộng đồng thì vấn đề lại khác. Với momentum này, có thể những dự luật tương tự sẽ phát triễn ở Úc, Âu Châu và Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ thì có lẻ sẽ là 1 “fair game” hơn và sẽ quyết định số phận chính trị của những chính trị gia, nhất là những chính trị gia người Mỹ gốc Việt muốn làm “dealer” cho ván bài này.

    Tôi nhìn video clip quí vị liên hoan ăn mừng, nâng ly dự luật được thông qua mà không khỏi có chút ngỡ ngàng. Một lần nữa, dự luật này sẽ đóng góp gì cho công cuộc giải phóng và quang phục quê hương?

    • Thạch Đạt Lang says:

      Thưa bà Võ Trang!

      Tôi hoàn toàn không muốn tranh luận gì thêm về đề tài này vì đã nói rõ sẽ chẳng đi đến đâu. Nếu muốn tranh luận thêm, bà hãy viết cho 300.000 người Canada gốc Việt hoặc ông TNS Ngô Thanh Hải. Với tôi, mọi chuyện về đạo luật S-219 đã đóng lại.

      Tôi viết bài này với mục đích nêu lên sự tranh cãi không có lợi khi vẫn còn nhận được những emails chửi bới, vu khống, nhục mạ, chụp mũ nhau trong cộng đồng NVHN giữa những cây viết có tên tuổi nhưng thiếu lòng tự trọng, tư cách mà tôi không muốn nêu tên. Chỉ có thế.

      Thạch Đạt Lang

      • Võ Trang says:

        Thưa ông Thạch Đạt Lang: Tôi không biết ông viết xong bài, cho lên mạng là khóa sổ nên tôi phản hồi. Nếu vậy thì xin định hướng lại bài viết cho độc gỉa cũng được. Thật ra đó mới là target chính của truyền thông. Tôi là phái nam, năm nay đã được 63 tuổi tây.

        Vì không có nhiều thời giờ tôi xin mượn nơi này để trả lời ông/bà “viet an” ỏ phía dưới luôn:
        1. Tôi không giỏi tiếng Mỹ đâu! nhưng tôi đã nói và viết tiếng Việt cũng 60 chục năm rồi. Journey to freedom, hành trình đến tự do như diễn dịch theo tôi rất tối nghĩa nếu không nói là dễ gây ngộ nhận, nhất là khi nó thành câu: 30 tháng Tư, ngày hành trình đến tự do. Có lẽ 1 sự diễn dịch ý nghĩa của ngày 30 tháng Tư như là những hành trình đã tối nghĩa nên đến, cho, tìm, hay vì… gì cũng không làm nó sáng sủa được. Rất tiếc.

        2. Trong thân phận người tị nạn (đích thực) nhìn lại ngày 30 tháng Tư tôi không thấy có 1 ranh giới giữa người tị nạn đến Canada hay đến Mỹ, đến Úc. Khi 1 sự kiện lịch sữ bị lệch lac thì ai cũng có quyền và nên lên tiếng. Tôi cũng có nói: dự luật (nay đã thành luật) có những điễm rất tích cực .

      • Thạch Đạt Lang says:

        Thưa ông Vo Trang!

        Trước nhất xin lỗi ông về sự lầm lẫn giới tính. Thứ hai xin ông làm ơn ( và làm phước ) đọc kỹ lại bài viết của tôi, nhất là phần cuối và kết luận.

        Tôi viết rất rõ ràng, tôi chỉ là kẻ vô danh với tầm nhìn hạn chế, bài viết chỉ là nhận định cá nhân, không đại diện cho ai, đa số hay thiểu số nào.

        Tôi cũng không có tham vọng định hướng dư luận bởi tôi không phải là một cán bộ tuyên vận của bất cứ tổ chức hay đảng phái nào.

        Thạch Đạt Lang

    • Thích Nói Thật says:

      Võ Trang viết: “trên căn bản, dự luật này là dành cho cộng đồng Canada gốc Việt và có ý nghĩa trực tiếp với người Việt cho nên danh xưng nếu có thêm một tỉnh từ như (South) Việtnamese ở phía trước thì cũng không có gì sai trái hay “cộm”cả. Tại Mỹ, cũng có những danh xưng rất cụ thể như là Black History month hay Asian-Pacific American Heritage month. Mới đây, tại California, TNS Tiểu Bang, bà Janet Nguyễn cũng đã đệ trình nghị quyết SCR-29 có tên Black April Memorial month để tưởng niệm những mất mát, hy sinh trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt-Nam Cọng Hòa“.

      Ai muốn thay đổi và thay đổi cái gì, nhưng Ngày 30.4. thì vẫn là ngày (xin bấm vào xem)
      NGÀY 30.4. .

      Ai gọi ngày 30.4. là gì tôi cũng mặc kệ, tranh cãi làm chi cho nhọc lòng! TNS Ngô Thanh Hải và CĐ Người Việt ở Canada muốn gọi đó là “Journey to Freedom Day – Ngày Hành trình đến tự do” thì cứ gọi.

      Riêng tôi sẽ thêm vào ít chữ; “Ngày Hành trình đến tự do bằng Máu và Nước Mắt” hoặc là “Ngày Hành trình đến tự do trong Cái Chết:

      Gọi ngày 30.4 là “Quốc hận” ư ?

      Cũng được, nhưng vẫn chưa đủ ý nghĩa! Hận gì, nếu không phải cả nước (quốc) hận CSVN đã nhuộm đỏ cả nước, đẩy Việt Nam vào quỹ đạo và ách thống trị của CS?

      Điều chính yếu ở đây, tôi nghĩ, hãy dồn tâm huyết và nỗ lực vào chuyện mà ông Bùi Tín khẳng định: Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa.

    • viet an says:

      Một yêu cẫu và một câu hỏi cho bạn: Vo Trang

      Mỡi bạn xem:

      Minister Kenney issues statement on the passage of the Journey to Freedom Day Act
      http://news.gc.ca/web/article-en.do?nid=966489

      Ottawa, April 23, 2015 – The Honourable Jason Kenney, Minister for Multiculturalism, issued the following statement on the passage of Bill S-219 the Journey to Freedom Day Act:

      “This year Canadians will mark the first annual Journey to Freedom Day, thanks to a Senate bill which received Royal Assent today.

      “The Journey to Freedom Day Act, which was introduced in the Senate in April 2014 by the Honourable Senator Thanh Hai Ngo, designates April 30 as a day to commemorate the thousands of Vietnamese ‘boat people’ Canada has welcomed since the end of the Vietnam War.

      “Designating April 30 as an annual day of commemoration will give Canadians the opportunity to reflect on the journey of more than 60,000 Vietnamese refugees to Canada, to recognize the remarkable role Canadians played in helping them settle in their new home through the Private Sponsorship of Refugees program, and to celebrate the contributions of Canadians of Vietnamese origin to our country.

      “I encourage all Canadians to reflect on the heartbreaking and inspiring voyage of the Vietnamese boat people, which is an important part of our country’s history.”

      (1) Mong bạn dịch giùm tôi cụm tữ “Tthe Journey to Freedom Day Act” sang tiếng Việt.

      (2) Bạn viết:
      “… Tôi tự hỏi : nếu thật sự cùng mặt 1 chiếc áo tị nạn cộng sản Việt-Nam thì nhân cách của người đến Canada hay đến Mỹ có gì khác nhau không?”

      Nhân cách theo bạn hiểu là gì?

      Cám ơn bạn

      .viet an

    • Ban Mai says:

      Trích Tôi nhìn video clip quí vị liên hoan ăn mừng, nâng ly dự luật được thông qua mà không khỏi có chút ngỡ ngàng. Một lần nữa, dự luật này sẽ đóng góp gì cho công cuộc giải phóng và quang phục quê hương? (hết trích)

      Sau 30/4/75 người miền Nam VN tản lạc tứ xứ, sau đó còn có người miền Bắc. Vì tâm cảm bị tản lạc nên việc tìm lại nhau nơi mình đang trú ngụ là rất bình thường. Vì thế mỗi nhóm có quyền chọn cho mình một biểu tượng. Lớn hơn, trên bình diện quốc gia, thì có thể tìm một đạo luật, như đạo luật do TNS Ngô Thanh Hải vừa hoàn tất cho người VN ở Canada. Theo tôi, đây là một chỉ dấu rất tốt. Rất tốt vì được coi như là dấu mốc để các thế hệ tương lại biết được cội nguồn và nguyên nhân họ có mặt tại nơi đó, đồng thời theo thời gian thì cư dân bản địa cũng sẽ hiểu. Như vậy thì không thể đòi hỏi một biểu tượng của một nơi phải thỏa mãn cho khắp nơi! Muốn đòi hỏi như thế thì câu hỏi phải có là: Tại sao bạn không thực hiện một biểu tượng cho địa phương bạn bằng chữ, nghĩa, hình ảnh riêng… mà đi can thiệp vào biểu tượng của nơi khác? Việc của chính mình thì không làm mà đi ngồi lê đôi mách! Đúng nghĩa là RÁCH VIỆC! Còn bao giờ tìm một biểu tượng chung cho người tị nạn VN khắp thế giới thì hãy bàn cãi nhưng với điều kiện tương kính.

      Như đã vắn tắc bên trên thì đừng bao giờ đòi hỏi một đạo luật, một biểu tượng của một nơi, một nhóm người… đều phải hướng về tranh đấu cho quê nhà theo ý riêng của cá nhân mình! Ý và nghĩa TO FREEDOM tự nó đã cho biết tại sao!

      Tác giả bài viết cho là “đau đầu” nhưng tôi thì chẳng thấy đau đầu gì cả mà cứ cười hìhì… vì đây là biểu hiện của tự do nhưng là một thứ tự do Chưa Được Trưởng Thành!

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Tác giả “đau đầu” vì “những emails chửi bới, vu khống, nhục mạ, chụp mũ nhau trong cộng đồng NVHN giữa những cây viết có tên tuổi nhưng thiếu lòng tự trọng, tư cách mà tác giả không muốn nêu tên!

        Tôi đồng tình với tác giả ở điểm này.

  6. Trúc Bạch says:

    Tôi đồng ý với nhận định của tác giả , vì ngày 30/4 là ngày “Quốc Hận” đối với người VN chứ không phải đối với đất nước Canada, người Canada .

    Ngày 30/4 – Việt cộng đâu có “phỏng giái” Canada đâu mà bắt người Canada, quốc hội Canada phải gọi ngày 30/4 là ngày Quốc Hận ?

    Những người đòi phải lấy tên “quốc hận” thay vì “Ngày hành trình đến tự do”….là những người kèm hiểu biết, nên đã nhầm lẫn (hay cố tình nhầm lẫn) hai khái niệm .

    Khái niệm “Ngày Quốc Hận” là (chỉ) đối với người Việt tỵ nạn CS , còn Canada xem ngày 30/4 là ngày mà Canada đón nhận những người tìm tự do, vậy khái niệm “Journey to Freedom Day” là đối với Canada ; Quốc hội Canada ban hành S-219 là đúng theo khái niệm của Canada .

    Nếu những người Việt Tỵ Nạn CS có một chính quyền (một Quôc Hội), thì cái chính quyền ấy lấy ngày 30/4 là ngày “Quốc Hận” thì đã đành một nhẽ – đàng này – chính quyền (quốc hội) ban hành đạo luật S-219 lại là nước Canada, vậy thì làm sao lại cò thể bắt người ta cũng phải coi ngày CS chiềm miền Nam VN là ngày “quốc hận” chứ ?!

    Điên thì cũng điên vừa vừa thôi !!

    • jason t. says:

      Canada muốn ban hành (và đã ban hành) ngày 30/4 là Ngày HTTTD” thì quả thật chẳng có gì mà bàn cải.
      Nhưng Canada tự NÓ không lý tới NGÀY NÀY (các QG khấc cũng vậy,Họ coi đây là sinh hoạt C Đ gốc Á Châu (VN) dinh cư và thành CD của họ ,cho nên sinh hoạt của C Đ chĩ là sinh hoạt có tính cách riêng tư ,một văn hóa riêng ,một sắc thái riêng như ngày tết của VN ,Mể hay bât cứ dân tộc của nước nào đang sông trên dất Mỹ) NẾU không có Ông Ngô Thanh Lợi ,người VN TNCS(?) dược dân TNCS bầu vào QH Ca na da và đệ trình dự luật này lreen QH và Thủ Tướng Canada.Một người VN trong chính quyền minh và đưa dự luật này lên QH thì chĩ có chấp nhận hay không vì coi như là chính quyền Ca nada “rất rất có cảm tình vói người TN (cũng chẳng qua là cho lá phiếu bầu cử về sau) .
      Hơn nữa luật này đã được Ong TT nước đinh cư đỏi chút chút đẻ làm “sai lạc ý nghĩa ” đi ,tránh rắc rối ngoại giao vói VC. Bởi đạo luật do người VN đạo đạt thì người VN coa quyền chấp nhận ,phản đối hay không ý kiến.
      a/KHÔNG Ý KIÊN thì không nói lam gì…
      b/CHẤP NHẬN thì QH và chính quyền Canada. Dân VC đi theo diện kinh tế ,du học,và cả những người trí thức chồn…. của vnch (đưng thấy CS phản đói mà tưỡng thật.) là chấp nhận rồi !
      c/KHỒNG CHÂP NHÂN vì cho đây là ngày (30/4) đầy đau thương mất mát ,chết chóc và tù đày dưới sự cai trị của cs vn và là ngày không những mất nước về tay Tàu Cộng vì bọn hồ ly và con cháu tàn độc và gian ác…Ngày này phải được gọi đich danh chính xác là ngày QUỐC HÂN.
      Và nếu không thể bắt QG Canada hay Mỹ hay bất cứ nước nào trong khôi tự do có người Việt miên Nam TNCS coi là ngày Quốc Hận (cố nhiên/như trên đã trình bày ,ngày này là của riêng người VNTNCS cho nên không thể bắt buộc các nước gọi là ngày QH như mình được),thì thà rằng đừng có đạo luật này ,dù chĩ là một ngày kỹ niêm cho một cuộc hành trình tìm tự do ,Và dã tìm được ,Và đã ổn định ,có thành tích kể cả tham gia chính quyền sở tai .Ở đay nghich lý 30/4 là ngày tang tóc cho 1/2 miền Nam (và nay cho cả nước), bao người chết hoặc bị hảm hiếp trên biễn đông,chết trên đương vượt biên gian khó bằng đường bộ …lại là ngày ,40 năm sau lể kỹ niệm nhúng người TNCS đã đên bên bò tự do .Sẻ có lời kể của kẻ đên Can ada đầu tiên ,sẻ kể chuyên gian nan khi hội nhập ,và sẻ ,trong gian khổ ,ngoi lên đẻ thành TNS như các Đai thương Gia và các Đai khoa học Gia CCppsng hiến cho nước Canada , Sẻ có vinh dnh bắt tay người TN thành công ,,sr có lể trao giãi công dân ca nada góc Việt cho những người làm “rạng” danh nước TN. Sẻ có lởi cám ơn trong tiệc chúc mùng,tăng quà lưu niêm cho người cuối cùng TNCS trên đát ca nada..Sẻ có múa hát và cả pháo hoa(như hà nôi dự tính ăn mùng 30/4 đanh dâu 40 năm “GPMN”). Phải chăng trên nguyên tắc thì 2 buổi lể có khác nhau về tiểu tiết ,nhưng cufmg mục đích là Vinh Danh ngày 30/4/75.Q?C đều thzaafnh công hòa hợp như nhau…?Hơn nữa Ông NTL không đưa dự luật vào lúc nào mà đẻ đúng thời điểm VC ăn mừng ngày chiến thắng ,thi ta cũng ăn mừng đi TN thành công quá mong muốn.
      Còn cái vụ con cháu cs qua ngụ cư ở Canada làm sao cấm họ vinh vào luật S-219 đẻ treo cờ ăn mùng thắng lơi ngày đinh cư ở Ca nada như mọi người VN ?VNTNCS khác chứ .
      Riêng vói tôi thì ngày 30/4 là của người TNCS/NVN la ngày QH và không nên xóa nó đi thay bằng cái tên khác và hợp pháp hóa băng sắc luật của chính phủ sở tại.
      Đây không cần hô hào HH ,nhưng tự nhiên Ông NTL cho cái luật đẻ hòa hợp ?
      Cho nên KẺ GÓP Ý NÀY PHÃN ĐỐI đạo luật 219 (mà có người ở Mỹ sắp họp đẻ bàn ,đẻ tìm sự ũng hộ cho đạo luật tương tự như vậy (nghĩa là bỏ 2 chử Quốc Hận/VC cũng thích thú vì đã dần dần thành công . Chậm nhưng NGÀY QUỐC HẬN sẽ biến mất,,,
      Và VC thở phào :
      !/Vụ MT 68 co người dặt nghi vấn có thiệt hay không VC làm hay là Mỹ Ngụy giết người rồi ngụy tạo (TN Tiến (lui))
      2/Và nay Ca nada .Ông NTL (người VN,)đã xóa ngày quốc hận 30/4/75…và dần dần ,như tằm ăn dâu ,sẻ là cái gương cho các nước khác noi theoXÓA NGÀY 30/4 QUUỐC HẬN của con dân VNCH.
      (j)
      (****Chú ý là ,như một thành viên TNCS ở ca nada,phát biểu là “HTTTD ” không có gì phải bàn cải ,nhưng không phải láy ngày Quốc Hận 30/4là ngày “HTTTD”
      Ngày đó ,theo một TNS đồng việc vói NTL cóp đè nghị là NGÀY 27/3 ,ngày người VN TNCS đấu tiên đến Canada.)
      (j)

      • Thích Nói Thật says:

        Trích; “Vụ MT 68 co người dặt nghi vấn có thiệt hay không VC làm hay là Mỹ Ngụy giết người rồi ngụy tạo (TN Tiến (lui))

        Trông mặt mà bắt hình dong! kẻ nào đặt nghi vấn như thế là “não” đã bị “nhão” , và kẻ nào tin như thế thì “óc” cũng bị “nhão” mất rồi!

        Trích tiếp: “Và nay Ca nada .Ông NTL (người VN,) đã xóa ngày quốc hận 30/4/75…và dần dần ,như tằm ăn dâu ,sẻ là cái gương cho các nước khác noi theoXÓA NGÀY 30/4 QUUỐC HẬN của con dân VNCH“.

        Ai có quyền xoá và xoá cách nào?

        Cứ đến ngày 30.4. bà con ta tụ tập nhau meeting, biểu tình với rừng cờ vàng, đọc tuyên cáo và tố cáo tội ác của CSVN như dưới đây là được rồi:

        Tưởng niệm tháng Tư Đen tại Bá Linh – Đức quốc

    • phamminh says:

      @Trúc Bạch.
      Tôi hoàn toàn đồng ý với bác.

      Giải thích ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa như vậy mà vẫn còn có người chưa đồng ý thì (trích lời bác) …là những người kèm hiểu biết, nên đã nhầm lẫn (hay cố tình nhầm lẫn) hai khái niệm.

      Nếu họ đã cố tình nhầm lẫn hoặc muốn chứng tỏ hiểu biết, khả năng lý luận hoặc vì một lý do khác thì đều … botay.com.

  7. Hồ Bác Cụ says:

    Chính Thủ Tướng Canada ông Stephen Harper đã góp ý với TNS Ngô Thanh Hải và cho biết nếu dùng tên “ngày Quốc Hận” thì đạo luật sẽ gặp nhiều sự chống đối, vì Quốc Hận của Quốc gia nào đây??? Quốc gia Canada đâu có “Hận” ai vào ngày 30-4 này??? Những người chống đối ông NTH hoàn toàn thiếu hiểu biết và thông cảm cho những tế nhị này. Những người Canadian gốc Việt nên nhớ bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ, thay vì đảng Liberal của ông già méo miệng (Jean Chrétien) nhé, vì đảng này cùng với ông già méo miệng chỉ khoái chơi với bọn Tàu mà chê người VN. Xin nhắc lại với cộng đồng NVHN ở Canada rằng cũng chính đảng Bảo Thủ dưới thời Thủ Tướng Brian Mulroney đã mở rộng vòng tay đón nhận thuyền nhân VN, chớ không phải đảng Liberal đâu nhá!!!!

    • Tam says:

      Joe Clark chu khong phai Brian Mulroney bac oi

      • Hồ Bác Cụ says:

        You’re right. Thank You!!! Dù sao, Joe Clark cũng là của đảng Bảo Thủ.

    • VietCan says:

      Không hiểu sao người Việt tị nạn cs tại Canada, không thấy bà con thân nhân trong cộng đồng tranh cãi, phản biện, bàn luận về tên gọi của ngày 30 tháng 4; hầu như những ý kiến phản đối về tên gọi, danh xưng đều đến từ cộng đồng bên Mỹ, người Mỹ gốc Việt.
      Cám ơn quý vị quan tâm, coi chừng bị vc thọc gậy bánh xe nha. Đừng quá chủ quan cho ý kiến của mình là number one rồi bất hòa, làm con rối không công cho tụi vc ở Ottawa giựt dây phá đám cộng đồng nhe.
      Theo thiển nghĩ cá nhân, Quốc Hội Canada chỉ có một vị TNS gốc Việt duy nhất, ngài đã quan tâm đến quê hương VN, nghĩ đến sự hiện diện của đồng bào trốn chạy cs gian ác nên đã đề nghị lên Quốc Hội Canada ghi lại dấu tích người Việt bỏ nước ra đi.
      Ý nghĩa thâm thúy “Hành Trình Tìm tự Do” nghe thật nhẹ nhàng, hợp tình hơp cảnh với nghị trường Quốc Hội Canada, nhưng làm nhức óc bọn cs VN nên chúng la làng, sủa sang sảng, nhưng không vì thế cản được biều quyết của các đồng viện TNS Ngô Thanh Hải. Vì vậy, đạo luật S-219 ra đời và được đồng bào Viet-Can khắp nơi trên toàn lãnh thổ hân hoan, từ đây Boat People đã có chính danh trong chính trường Canadian. hahaha
      Chúng tôi biết ơn đất nước Canada, đại diện là các NgàiThủ Tướng qua các thời đại đã mở rộng vòng tay cho phép những thuyền nhân chạy trốn cs được định cư ở xứ đất lạnh tình nồng.
      Thiển nghĩ, thời đại của các đảng phái, có đường lối chính sách có thay đổi, nhưng đó là việc chính trường, tùy thuận theo sinh hoạt của mỡi người, đừng vì thiên kiến mà cổ xúy đảng phái mình ưa thích, hay thóa mạ đảng phái đối lập theo cãm tính cá nhân.
      Luật S-219 cũng có sự đồng thuận của 2 vị cựu đảng trưởng Liberal và Green Party.
      Đảng phái thay đổi lên xuống là chuyện chính trường, tùy thuận quan điểm mỗi người; còn Canada đất nước của lá Maple đủ màu sắc tuyệt đẹp theo thời tiết 4 mùa, được bao dung bởi 5 biển hồ bao la,vĩ đại. May mắn thay cho những người trốn chạy cs ác ôn có thiên đường tạm dung.
      Thank You Canada Forever.

  8. Henry Le says:

    30/4 LÀ NGÀY QUỐC HẬN !

    4. Ông/Bà Hữu Nguyên cho rằng hầu hết người TNCSVN đều đồng ý và ủng hộ đạo luật S-219 với điều kiện duy nhất không được dùng ngày 30.04 làm Ngày (Vui Mừng) Hành Trình Tìm Tự Do.

    Henry Le, USA.

    • Henry Le says:

      NHẠI THƠ “ĐỖ TRUNG QUÂN”

      Mời các bạn viết tiếp!

      (Ba mươi) (tư) là gì hả mẹ?
      Mà sao cô giáo bảo phải “tiêu”.



      (Ba mươi) (tư) nếu ai không biết,
      Sẽ không lớn nổi làm người.

      ********************************

      Henry Le, USA.

  9. SÓNG NGÀN says:

    NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 75

    Ngày này ông Mác thắng to
    Lênin cũng thắng hay ho quá chừng !

    Bổng Liên Xô đổ cái đùng
    Việt Nam thống nhất hào hùng từ đây !

    Nên đừng cãi cối cãi chày
    Người điên cãi với người điên lợi gì !

    Cứ chơi theo kiểu tù tì
    Bốc ra xem thử chữ gì mới hay !

    Đừng mà cãi mãi đông tây
    Ông gà bà vịt triệu ngày chẳng xong !

    DẶM NGÀN
    (30/4/15)

  10. HongLac says:

    Cám ơn anh Thạch Đạt Lang viết bài nầy để chỉ ra những người/bài viết phản đối Đạo luật (Act) S-219. Tôi cũng đã có viết vài phản biện về việc nầy.

    Anh sống ở Mỹ, hay viết bài (nếu có sinh hoạt trong cộng đồng người Việt tại đây thì hay hơn), theo anh nếu có một dự luật mà tất cả những nội dung, tên gọi hoàn toàn giống với S-219 được đưa ra Quốc Hội Liên bang Mỹ thì chuyện gì sẽ xảy ra? Theo tôi thì chẳng ai dại gì mà đưa ra một dự luật như vậy tại Mỹ vì chắc chắn sẽ bị bác bỏ ngay từ đầu.

    Về cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì chắc anh dư biết, phần tôi thì cũng biết quá rõ nên không để thì giờ đọc những bài viết hay quan tâm đến những việc cãi nhau như thế vì những chuyện như thế là “chuyện dài nhiều tập”, hay đúng hơn là chuyện không bao giờ có hồi kết!

    Cũng xin nhắc lại Đạo luật S-219 là đạo luật của Canada thì làm sao bắt chính quyền, quốc hội Canada gọi ngày 30/4 là Ngày Quốc Hận được vì quốc (nước)/ lịch sử Canada có gì mà phải “hận” vào ngày 30/4?! ! ! Còn việc cho rằng “Trong tương lai nhóm người Canada gốc Việt, di cư từ Hải Phòng, sẽ làm lễ rùm beng vào ngày 30/4 với cái tên “Hành Trình đến tự do” và sẽ ca hát, nhảy múa” (nếu có) thì là quyền tự do của họ nhưng Đạo luật S-219 thì hoàn toàn khác và Canada chỉ làm lễ tưởng niệm thôi và cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản (NVTNCS) vẫn tổ chức Ngày Quốc Hận và làm lễ chào cờ (vàng ba sọc đỏ).

    Cũng xin nhắc lại, đừng nhầm lẫn, trong Đạo luật Ngày Hành trình đến Tự do (the Journey to Freedom Day Act) thì ngày nầy chỉ là ngày kỷ niệm quốc gia (national day of commemoration) chớ không phải là ngày quốc lễ (national statutory holiday).

Leave a Reply to viet an