WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sơ lược cuộc đối đầu giiữa Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) và “Bảy chị em”

Vào ngày 2 tháng Tám năm 2005, một công ty dầu khí Trung Quốc, China National Offshore Oil Corporation, hay còn gọi là CNOOC Group đã phải chấp nhận ép buộc rút lui ý định mua lại công ty dầu khí Unocal 76 của Hoa Kỳ với giá đề nghị lên đến 18.5 tỷ Mỹ kim.

Công ty Unocal 76 được thành lập từ tháng Mười năm 1890, có trụ sở tại El Segundo, tiểu bang California Hoa Kỳ. Doanh thu hàng năm của Unocal là khoảng 5 đến 8 tỷ Mỹ kim và có hơn 6 ngàn nhân viên thường trực.

datauri-file

CNOOC tưởng đã có thể thâu tóm công ty Unocal 76 này trong tầm tay nhưng giới “BẢY CHỊ EM” đã lật ngược thế cờ và khiến các Dân Biểu trong Hạ Viện Hoa Kỳ không chuẩn thuận hành động mua này của Trung Quốc với lý do CNOOC là công ty nhà nước, tài sản của Hoa Kỳ không để cho chính phủ Trung Quốc sở hữu.

Hai tháng sau đó, tức là tháng Mười cùng năm, Chevron, một thành viên quan trọng của giới “BẢY CHỊ EM,” tức là tiếng lóng chỉ thế lực tư bản dầu hỏa hàng đầu của thế giới do Hoa Kỳ hậu thuẫn, đã chính thức mua lại công ty xăng dầu Unocal 76 này.

Đây là một hành động dằn mặt cho thấy rõ giới “BẢY CHỊ EM” đã cương quyết đối đầu với quyết tâm của Bắc Kinh công khai trong việc kiểm soát lượng dự trữ dầu hỏa.

Từ đó, CNOOC đành phải đi vòng qua các quốc gia khác thuộc châu Mỹ như Canada, Brazil, Venezuela…, ect, để đầu tư nhằm đảm bảo sự ổn định cho nhu cầu nhập khẩu dầu hỏa của mình. Và mỗi bước đi, bước tiến của các công ty dầu hỏa Trung Quốc điều phải tính toán, chạm chán gây go với sức ép của giới “BẢY CHỊ EM.”

Cuộc chạm chán này được gọi là cuộc đối đầu giữa “BẢY CHỊ EM” và Chu Vĩnh Khang, được coi là cha đẻ của nền kỹ nghệ dầu khí hiện đại Trung Quốc mà hiện thân là Tổng Công Ty Dầu Khí Trung Quốc – CNPC, tuy khốc liệt gây nhiều xáo trộn cho kinh tế và chính trị trên thế giới nhưng hết sức thầm lặng và không ai nghĩ tới.

Cần phải hiểu rõ hơn sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang thì mới nhìn ra cuộc đối đầu chiến lược giữa Chu gia và giới BẢY CHỊ EM khốc liệt như thế nào.

I. Sự nghiệp của Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang)- cha đẻ của nền công nghiệp dầu khí hiện đại Trung Quốc:

Chu Vĩnh Khang sanh vào tháng 12 năm 1942, người gốc Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Nơi ông sanh ra, từ ngàn xưa là đất của nước Sở thời Chiến Quốc, vốn là một nước giỏi nghề khai thác khoáng sản, trong đó có thiếc và chì. Sau tướng Vương Tiễn nhà Tần hành quân ngang qua vùng này, thấy có bia mộ viết là:

“Hữu tích: binh, thiên hạ tranh
Vô tích: ninh, thiên hạ thanh”

Nghĩa là có thiếc thì đánh nhau, loạn tranh binh đao, không có thiếc thì yên , thiên hạ an bình. Vương tướng quân thấy vậy mới đặt tên vùng này là Vô Tích (không có thiếc) để mong thái bình an lạc. Từ đó mà tên Vô Tích lưu truyền đến bây giờ.

Thiên linh địa linh sinh anh kiệt, Chu Vĩnh Khang lớn lên, tuy gia đình nghèo lắm nhưng ông học hành cực kỳ giỏi, thi đậu vào Học Viện Dầu Khí Bắc Kinh trở thành là một kỹ sư dầu hỏa, với chuyên môn là xét nghiệm địa chất và dò tìm dầu hỏa.

Vào khoảng năm1966, Chu Vĩnh Khang được điều về làm công tác địa chất thăm dò ở công trường 673 khu dầu hỏa Đại Khánh tỉnh Liêu Ninh. Tháo vát, năng nổ yêu nghề, ông đã được đề bạt làm đội trưởng đội thăm dò nơi ông công tác.

Bằng tài cán của chính mình, năm 1973, ông đã trở thành Trưởng Phòng thăm dò dầu khí của tỉnh Liêu Ninh. Dù chỉ là mới ở cương vị trưởng phòng, Chu Vĩnh Khang đã biến khu mỏ dầu Đại Khánh thành nơi sản xuất 19% tổng số lượng dầu hỏa quốc nội của Trung Quốc- một kỳ tích chấn động Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Chu Vĩnh Khang lúc nào cũng chở che, giúp đỡ cấp dưới rất tận tình dù ông có tới gần trên 2000 nhân viên. Ông không bao giờ về quê ăn mừng năm mới mà luôn ở lại cùng với nhân viên trên những cánh đồng mỏ dầu, cùng nhân viên chịu đựng mùa đông khắc nghiệt.

Năm 1979, Chu Vĩnh Khang tiếp tục được giao trọng trách thăm dò khai thác dầu hỏa ở Liêu Hà, phía Nam của vùng mỏ dầu Đại Khánh. Nơi này bây giờ được coi là nơi cung cấp dầu LỚN NHẤT cho Tổng Công Ty Dầu Khí Trung Quốc – CNPC (China National Petroleum Corporation),  ước tính khoảng 200 ngàn thùng một ngày x 365 ngày/ năm= 73 tỷ thùng/một năm”

Năm 1983, Chu Vĩnh Khang trở thành Chủ Nhiệm Điều Hành toàn bộ công trường mỏ dầu các công trường mỏ dầu từ Đại Khánh cho đến Liêu Hà. Năm 1985, ông được chính thức thăng chuyển về Bắc Kinh và làm Thứ Trưởng Bộ Dầu Hỏa. Bộ Dầu Hỏa chính là tiền thân của CNPC.

datauri-file (1)

Dù ở địa vị cao, vào năm 1989, Chu Vĩnh Khang vẫn lao tâm lặn lội tới các vùng sâu trong đất liền, phía Tây heo hút hẻo lánh thuộc bình nguyên Tarim của Trung Quốc để thăm dò địa chất phát triển khai thác các mỏ khí với vai trò kỹ sư trưởng các công trình.

Chu Vĩnh Khang làm việc ngày đêm, bất chấp địa vị thứ trưởng của ông và biến nơi này thành nơi cung cấp 19% tổng sản lượng khí đốt nội địa cho quốc gia, chưa kể là ông cho xây đường ống dẫn khí đốt nối liền Đông-Tây xuất phát từ nơi này của Trung Quốc do ông làm giám đốc công trình thi công.

Từ một chuyên viên kỹ thuật, một kỹ sư cần mẫn và kinh nghiệm, Chu Vĩnh Khang lần hồi có được những ảnh hưởng lớn về chính trị trong Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc là vì trách nhiệm của Chu Vĩnh Khang quá lớn. Ông có trách nhiệm phải đảm bảo sự ổn định về cung cấp dầu hỏa cho nền kinh tế Trung Quốc bộc phát quá nhanh, hoàn toàn lệ thuộc vào dầu hỏa để hoạt động.

Từ những năm 1990 trở đi, người kỹ sư dầu hỏa tận tụy Chu Vĩnh Khang năm nào, nay với cương vị Tổng Giám Đốc CNPC lao hết mình ra các quốc gia khác để dò tìm, đầu tư khai thác. Báo cáo của giới BẢY CHỊ EM cho rằng ông đã viếng thăm các nước phi châu hẻo lánh đến gần 14 lần.

Chu Vĩnh Khang cũng là kỹ sư chánh, vừa là Tổng Giám Đốc công trình Greater Nile Oil Pipe Line ở Sudan, là công trình xây dựng ra nước ngoài đầu tiên của CNPC.

datauri-file (2)

Không thần thế vây cánh hay con ông cháu cha mà hoàn toàn nhờ tận tụy và yêu nghề khai thác thăm dò dầu hỏa, người kỹ sư dầu hỏa tận tụy Chu Vĩnh Khang đã được cử và trở thành Ủy Viên TW Đảng Công Sản Trung Quốc năm 1996 để có thể đảm nhiệm chức Bộ Trưởng Khai Thác Tài Nguyên hai năm sau đó -1998.

Những cải cách về hành chánh trong quản lý ngành dầu hỏa do Chu Vĩnh Khang xúc tiến đã làm kỹ nghệ ngành này của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và đủ sức giữ trách nhiệm cung cấp dầu hỏa cho nền kinh tế quốc dân.

Các công ty dầu khí Trung quốc theo kế hoạch của ông bung ra khắp mọi nơi để trên thế giới đầu tư thăm dò, khai thác để duy trì ổn định nguồn dầu nhập khẩu cho tăng trưởng kinh khiếp của nền kinh tế Trung Quốc.

Kế sách bung ra này của Chu Vĩnh Khang bắt đầu đụng chạm mạnh đến vị thế độc tôn hàng đầu của giới BẢY CHỊ EM, vốn âm thầm độc bá kiểm soát dầu hỏa thế giới bằng nhiều dạng, thông qua nhiều tổ chức khác nhau.

Từ đó, Chu Vĩnh Khang từ từ nhận ra được thế cuộc của thế giới về dầu hỏa và tìm cách đối phó. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thông qua ông, thấy được sự kềm kẹp của giới BẢY CHỊ EM lên tương lai chính trị và kinh tế của Trung Quốc nên bắt đầu giao hết toàn bộ sức mạnh nhân lực về ngành an ninh tình báo để ông tiện bề nắm bắt thông tin, những bước tiến, lùi toan tính của giới BẢY CHỊ EM.

datauri-file (3)
Chu Vĩnh Khang không có tham vọng trở thành Tổng Bí Thư, Thủ Tướng mà chỉ muốn nhìn thấy sức kiểm soát sở hữu dầu hỏa của Trung Quốc trên toàn thế giới được lớn mạnh nên chẳng có thế lực nào trong Đảng lo lắng Chu Vĩnh khang sử dụng an ninh mật vụ cho những mưu toan chính trị.

Cho nên, người người kỹ sư dầu hỏa tận tụy Chu Vĩnh Khang trở thành ông trùm an ninh trước sự đồng lòng của giới chóp bu đảng Cộng Sản Trung Quốc. Chu Vĩnh Khang cần an ninh tình báo để đưa ra đối sách đối đầu chiến lược đối với giới “BẢY CHỊ EM” được chính xác và hữu hiệu.

Về phần “BẢY CHỊ EM”, giới chiến lược gia của họ từ lâu đã để ý đến khả năng kinh khiếp của Chu Vĩnh Khang và không hề lơ là quan sát theo dõi ông. Trong cuộc đối đầu đầy sống gió và làm chao đảo kinh tế, chính trị khắp nơi trên thế giới, nếu họ Chu là Gia Cát Lượng thì giới BẢY CHỊ EM là Tư Mã Ý, lúc nào cũng có khả năng chuyển bại thành thắng trước Khổng Minh.

IV. Đối Sách của Chu Vĩnh Khang đối phó với BẢY CHỊ EM:

Kế hoạch đối phó BẢY CHỊ EM của Chu Vĩnh Khang có thế tóm lược như sau:

1. Gia tăng mức dự trữ dầu của quốc gia từ 100 triệu thùng lên đến 600 triệu thùng vào năm 2020.

2. Mua hết các công ty dầu hỏa nhỏ “để chặt bớt tay chặt chân” của giới “BẢY CHỊ EM” mà lại ít bị để ý. Các công ty dầu hỏa nhỏ này có doanh thu từ 4 tỷ đến 10 tỷ một năm.

3. Gia tăng đầu tư qua các nước Phi châu, Mỹ châu, Trung Á, trong bối cảnh giới “BẢY CHỊ EM” mãi lo bám trụ vùng Vịnh.

4. Gia tăng ảnh hưởng chính trị- kinh tế đến các nước Trung Quốc đang nhập dầu nhằm đảm bảo lượng dầu nhập được ổn định.

5. Sử dụng tình huống chính trị thế giới, nhất là tình huống khủng bố, để mặc cả với Hoa Kỳ trong việc nới lỏng hạn chế từ “BẢY CHỊ EM” để Trung Quốc có thể tiếp tục gia tăng số vốn đầu tư vào những nước sản xuất dầu mà “BẢY CHỊ EM” đang độc bá sở hũu; cũng như cho phép Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ để khống chế dần các công ty của giới “BẢY CHỊ EM.”

6. Gia tăng các hoạt động tình báo để biết thực trạng từng đại công ty của giới “BẢY CHỊ EM,” các chính quyền của các quốc gia có dầu để âm mưu đầu tư, sở hữu khống chế.

7. Gia tăng sức ép chính trị lên Việt Nam và biển Đông để phá rối nổ lực đầu tư của BẢY CHỊ EM vào Việt Nam, đồng thời, tạo khả năng cho Trung Quốc khống chế từng phần hay toàn phần nguồn dự trữ dầu hỏa dồi dào của Việt Nam

Mục tiêu của đối sách mà Chu Vĩnh Khang đưa ra là tiếp tục lấn sân giới BẢY CHỊ EM về sở hữu dầu hỏa ở mọi nơi, mọi lúc bất chấp sản lượng, trữ lượng là ít hay là nhiều. Vì vậy, kế hoạch này của Chu Vĩnh Khang còn có tên lóng là chiến lược “lấn sân” (Mergers and Acquisitions- M&A)

Chu Vĩnh Khang nhìn thấy giới “BẢY CHỊ EM” có một khuyết điểm là bởi do độc bá dầu hỏa bấy lâu nên đâm ỷ lại, thuờng xuyên bỏ lơi những dự án nhỏ, bỏ lơi những quốc gia có dự trữ dầu bị đánh giá là không đáng kể (dưới 50 ngàn thùng dầu một ngày.)

Cho nên Chinese NOC’s (Chinese National Oil Companies), lần hồi, theo lệnh của Chu Vĩnh Khang, tóm thu tất cả các dự án nhỏ, đầu tư nhỏ vào những quốc gia bị giới “BẢY CHỊ EM” chê là trữ lượng không nhiều. Đặc biệt, những công ty dầu hỏa nhỏ, con con trên thế giới cũng bị Chu Vĩnh Khang thâu tóm gần hết dễ dàng vì giới “BẢY CHỊ EM” không chú ý tới.

Chính sách góp gió thành bão trong đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang, tuy là từng nơi đầu tư riêng biệt thì sản lượng dầu hỏa chẳng là bao, nhưng gôm lại thì tạo ra một trữ lượng đáng kể cho nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc.

Khi các chiến lược gia của giới “BẢY CHỊ EM” nhìn lại thì giật mình, đó là lý do tại sao sau này, ngay cả công ty con con Uniocal 76 cũng bị giới BẢY CHỊ EM xiết lại không cho CNOOC mua.

Chu Vĩnh Khang lúc nào cũng kiên nhẫn, chịu khó siêng năng mót từng giọt dầu một đem về cho nền kinh tế Trung Quốc.

V. Kết quả đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang:

Sự “lấn sân” của ngành dầu hỏa Trung Quốc lên “BẢY CHỊ EM” trên toàn thế giới, ở khắp mọi nơi, mỗi lúc mỗi tăng là một thành công vang dội của Chu Vĩnh Khang về mặt chiến lược.

Mức sở hữu dầu hỏa của Trung Quốc đối với các quốc gia xuất khẩu dầu ngày một tăng hoàn toàn nhờ vào đối sách quyết tâm bung ra thế giới đầu tư của Chu Vĩnh Khang từ những năm 2000.
datauri-file (4)

Có thể nói, đối sách này đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc trong ổn định tuyệt đối về năng lượng dù vẫn phải chạy kiếm dầu “ăn đong” từng ngày vì nhu cầu dầu hỏa của xã hội Trung Quốc không hề suy giãm hay đứng lại.

Biểu đồ 1 đã cho thấy rõ, từ một quốc gia được coi là tay trắng, nay các công ty dầu hỏa của Trung Quốc đảm đang gần một phần tư tổng sản lượng dầu hỏa của các nước vùng Vịnh Trung Đông, nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” độc bá từ sau khi đệ Nhị Thế Chiến tới nay về đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất. Điều này cho thấy, giới “BẢY CHỊ EM” đang bị Chinese NOC’ s lấn sân ngày một mạnh mẽ.

Riêng vùng Trung Mỹ- châu Mỹ La-tin, được coi là “sân nhà” của giới “BẢY CHỊ EM,” mà nay Chinese NOC’s đã lấn sân hết 11 % và sự lấn sân này không giãm hề suy giảm buộc giới “BẢY CHỊ EM” phải gấp rút ứng phó trong thời gian gần đây.
datauri-file (5)

Đặc biệt, giới “BẢY CHỊ EM” đã mất 9% sản lượng dầu hỏa vào tay Chinese NOC’s tại vùng Bắc Mỹ, là tổng hành dinh của giới “BẢY CHỊ EM” từ thế kỷ thứ 19 đến nay. Tuy số phần trăm rất ít nhưng cũng làm cho giới “BẢY CHỊ EM” vô cùng bực bội và mất danh dự rất lớn.

Sự kiện năm 2005 về vụ mua công ty xăng dầu Unocal 76 chỉ là một thí dụ điển hình về sự bức tức kinh khiếp bên trong của giới “BẢY CHỊ EM” đối với Chinese NOC’s, hiện đang “lấn sân” mạnh mẽ lên tổng hành dinh của mình .

Biểu đồ 2 cho thấy rõ, ngay cả tại Irag, một quốc gia còn đang hổn loạn và giới BẢY CHỊ EM lơ là không muốn tăng sức đầu tư, Trung Quốc vẫn lao vào đầu tư khai thác, sẳn sàng chịu đựng nhiều áp lực của các bên tham chiến. Hai mươi phần trăm sản lượng dầu hỏa của Irag là do các công ty dầu hỏa Trung Quốc sản xuất và mua lại.

Chiến thắng này của Chu Vĩnh Khang trong chiến lược “lấn sân” của mình làm các chiến lược gia của giới “BẢY CHỊ EM” tuy nóng mặt nhưng phải khâm phục sự nhẫn nại chịu khó của Chu Vĩnh Khang.

Có sự can thiệp về chính trị & quân sự của Hoa Kỳ, Irag phải là nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” nắm tuyệt đối quyền khai thác. Bị hụt mất 20 % về tay các tập đoàn dầu hỏa Trung Quốc, giới “BẢY CHỊ EM” cảm nhận được sức ép “lấn sân” do chiến lược đối đầu của Chu Vĩnh Khang gây ra.

Giới “BẢY CHỊ EM” đã không còn lơ là về đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang như trước nữa, nhất là sau khi ngay tại đại bản doanh của mình là Hoa Kỳ mà Trung Quốc cũng ráng tìm cách chen chân và nắm gần 5 % sản lượng dầu hỏa của Hoa Kỳ (biểu đồ 2). Thật là một sự mất mặt quá lớn đối với giới “BẢY CHỊ EM.” Con số 5% là do những hành động phản ứng mãnh liệt trả đòn từ giới “BÃY CHỊ EM” mà ra, chớ nếu không, ước tính Trung Quốc sẽ nắm 14% sản lượng dầu hỏa nội địa của Hoa Kỳ dễ như trở bàn tay. Tất cả các công ty dầu hỏa nho nhỏ kiểu Unocal 76 lần hồi sẽ nằm trong tay của Chu Vĩnh Khang hết nếu giới BẢY CHỊ EM không trả đòn.

datauri-file (6)

Bề mặt, dù các công ty của giới “BẢY CHỊ EM” vẫn mua bán trao đổi với Chinese NOC’s nhưng bên trong, lần hồi nhiều đối sách để triệt hạ Chu Vĩnh Khang cũng như phá vở chiến lược “lấn sân” của ông đã được tính đến & thi hành. Đã có hàng trăm các kế hoạch đầu tư dầu hỏa của Chu Vĩnh Khang bị giới BẢY CHỊ EM âm thầm phá hoại khiến bị phải hủy bỏ, mà trong đó vụ mua công ty Unocal 76 của CNOOC vào năm 2005 chỉ là một thí dụ điển hình mà thôi.

Cục diện căng thẳng ở biển Đông ngày nay cũng hoàn toàn do giới “BẢY CHỊ EM” quyết tâm trả đòn trước chiến lược “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang đưa ra.

Biển Đông và trữ lượng dầu hỏa dồi dào tại Việt Nam đang hoàn toàn là trọng tâm phản đòn của giới “BẢY CHỊ EM.” Chắc chắn, giới “BẢY CHỊ EM” sẽ không thể để cho Trung Quốc lấn vào tiền đồn này vì đây là yếu điểm để giới “BẢY CHỊ EM” đánh gục đối sách “lấn sân” của Chu Vĩnh Khang

Riêng về bản thân của Chu Vinh Khang, chắc chắn, ông sẽ không bao giờ có một kết cuộc tốt đẹp trước những bực dọc cao điểm của giới “BẢY CHỊ EM” đối với ông.
Dù sao, giới “BẢY CHỊ EM” cũng là một thế lực mại bản đầy quyền uy trong suốt hai thế kỷ nay và không bao giờ biết tha thứ cho mọi cá nhân hay thế lực thách thức vị thế độc tôn của mình.

VI. KẾT

Ngày 3 tháng Tư năm 2015, tờ “People Daily” của Trung Quốc chính thức đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, người kỹ sư dầu hỏa siêng năng cần mẫn lập nên nhiều kỳ tích, bị phạm tội tham nhũng, tiết lộ bí mật quốc gia và lạm quyền…

Song song với bản án này là hàng loạt các tin tức hỏa mù từ báo chí, các hãng truyền thông nào là ông giết vợ, nào là ông có 6000 cung nữ, nào là ông đảo chánh giết hụt Tập Cận Bình, nào là ông bao che cho Bạc Hy Lai, cựu Bí Thư Tỉnh Trùng Khánh ..etc, nhưng không có hãng thông tấn nào đề cập chi tiết đến những đóng góp và kỳ tích của người kỹ sư dầu hỏa Chu Vĩnh Khang, cần mẫn tận tụy chịu khó yêu nghề đi lên từ khốn khó.

Thanh danh của Chu Vĩnh Khang bị triệt hạ nhưng cơ ngơi và sức mạnh của nền kỹ nghệ dầu khí Trung Quốc mà ông gầy dựng vẫn còn đó; quyền hành và ảnh huởng của Chu Vĩnh Khang có thể đã mất đi nhưng tham vọng của Cộng Sản Trung Quốc muốn thoát khỏi bàn tay nanh vuốt của giới “BẢY CHỊ EM” còn đó; dầu vẫn còn tiếp tục phun lên và Trung Quốc vẫn khát dầu mỗi ngày, cho nên cuộc đối đầu chống lại giới BẢY CHỊ EM của Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn…

Với tư cách là một phạm nhân, Chu Vĩnh Khang mất hết tất cả từ tài sản đến ảnh huởng chính trị. Điều này có thật sự đúng hay không, hay Tập Cận Bình, hiện là Chủ Tịch Trung Quốc, vẫn âm thầm lắng nghe và dùng Chu Vĩnh Khang trong bóng tối là một câu hỏi mà giới “BẢY CHỊ EM” không bao giờ lơ là khi tìm kiếm câu trả lời.

Và cho dù thật sự Chu Vĩnh Khang đã bị triệt hạ hoàn toàn và mất hết thanh danh lẫn tài sản, hoàn toàn ngã ngựa thua trận trước thế lực của “BẢY CHỊ EM” thì đối với những ai CHẬT VẬT đấu trí với Chu Vĩnh Khang suốt gần hai mươi năm nay, vẫn sẽ mãi mãi coi ông là một Khổng Minh của thời đại, một thời đại được mang tên thời đại DẦU HỎA.

© Đàn Chim Việt

32 Phản hồi cho “Sơ lược cuộc đối đầu giiữa Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) và “Bảy chị em””

  1. tèo says:

    Không có bản lãnh gì.Nhưng thấy chuyện củ thì gọi là củ. Cần biết chuyện mới hơn nhất là TTP mà thượng viện Hoa Kỳ đã đồng ý nhưng không muốn cho VN vào vì vấn đề nhân quyền. Cai lối lừa lọc ,thả 01(thả qua Mỹ hay đưa qua Mỹ công tác ngầm ?) bắt 02 láo lếu ,khốn nạn vẩn tiếp tục …Trò lường gạt lưu manh này thì ai cũng biết sao Mỹ không biết ?. Cho nên có lẻ vì đó người phụ trách nhân quyền của BNG Mỹ trong cuộc họp về NQ vói vn gần đây đã nói ,trực tiếp nói thẳng là :VN phải có hành động cụ thể trong v/đ nhân quyền chớ không phải họp suông .”câu giờ”đẻ giở thũ đoạn xão trá .lươn lẹo như từ trước tới nay.
    Dù NTD trong diển văn mới đay đã vẫn nhai lại giọng điệu thù địch HK thì VN cũng không thể tách rời hỏi HK .Ngày nay không thể như HCM lừa dân khi bang giao vói thực dân Pháp “là chính phủ Pháp là bọn thực dân ,còn nhân dân pháp là bạn đồng hành vói vn!’ (thay chử Pháp bằng chữ Mỹ) vì dân không dể bị mắc lừa ,do trình độ khác vói thâp niên 50 (dân không NGU như bạn của NT Rân viết phản hồi,chẳng qua chưa gặp anh hùng như hai bà Trưng (Jane D’Arc vn ) hay NguễnHuệ QuangtTrung (Napoléon vn) mà thôi!.
    Dù vậy ,Mỹ cũng sẻ bất đắc dĩ tiếp trọng do lời mời của ke rry (có lẻ nào vượt quyền như cả vụ Ukraine?).Không biết NPT có gần gũi nỗi vói Mỹ không hay lại phát ngôn theo kiểu “bề trên ,trịch thương” kiểu “đĩnh cao trí tuệ”…Dù sao thì nay Mỹ cũng xoay trục qua Biển Đông và có thể ,khi thời cơ đên ,sẻ làm lớn chuyên !
    Chuyện củ rích mà không củ chút nào vì dầu hỏa quí lắm được gọi là vàng đen. Tuy nhiên Mỹ thừa vàng đen nên tin hấp dẩn cho người dân Mỹ trong dịp hè là giá xăng sẻ hạ !
    Tuy nhiên nếu có bàn tới v/đ thời sự nóng bỏng như TTP hay máy bay chạy bằng năng lượng mắt trời, vủ khi băng tia laser hay tàu ngầm tối tân của Mỹ thì càng tốt vì mọi nười lại có dịp học hỏi ,thắc mắc đẻ khỏi NGU thua khổng khuếch.
    (tèo)

    • Khổng Khuyết says:

      @ Tèo đổ thùng,

      Thôi đi đồng chí Tèo đổ thùng à, đồng chí cứ mãi phơi cà rem ở chợ Đồng Xuân, chờ cho cà rem khô theo tính biện chứng nên kêu ụt ịt như heo nàm Khổng Khuyết tôi nại thèm món heo quay xá xíu.

      Dầu hỏa là gốc ngọn của mọi vấn đề hiện nay tại biển Đông. Dân phơi cà rem như đồng chí Tèo ngu bỏ mẹ thì mới bù nhu bù nhoa TPP cho vẻ ta đây cũng biết kêu ụi ịt như heo chứ bọn quân sư sau hậu trường chính trị ở US hay ở Bắc Kinh thì chỉ lom lom nàm cách nào để mà tăng khả năng kiểm soát lên lượng dầu hỏa này.

      Đồng chí Tèo dốt nát bỏ mẹ hay là đồng chí Tèo đang có người dặn dò tìm cách chuyển huớng “biện chứng tư duy” của mọi người sang những thứ smoke screen khác? Tèo ta bù nhu bù nhoa khéo nhể!

      Sử dụng (hay “xữ dụng” -Tèo đổ thùng ta viết thế,) cái đầu suy nghĩ cho sâu sâu tí đi Tèo. Cứ ngu biện chứng hoài vậy sao Tèo?

      Khổng Khuyết
      Trưởng Ban Tuyên Láo TW

  2. Không Tú Tài says:

    Viết gi toàn là chuyện cù rićh. Sao không thấy ai viết gì về AIIB hoặc TPP(người ta bàn về chuyện này hơn 6 tháng nay) . không đủ bản lin̉h à.
    Thôi đi làm Nail có tiền hơn, để mùa đông về VN Xe-Xua.

    • Khổng Khuyết says:

      Đồng chí chắc nà có bản nãnh nắm nhể? Dạo này công ty hốt rác sa thải người hay sao mà đồng chí nên Đàn Chim Việt náo nếu thế? Đồng chí phơi cà rem đến chừng nào thì khô? Sao không thấy Đàn Chim Việt đăng bài nào của đồng chí về sự nghiệp…phơi cà rem nhỉ?

      Thế tính chuyển qua nghề nàm neo để khỏi phải phơi…cà rem à

      Khổng Khuyết

  3. linh says:

    Thưa đàn anh,

    Xin được bổ xung thêm cùng với đàn anh là sau vụ Unocal 76 thất bại vào năm 2005, Chinese NOCs bèn lập ra các công ty nhỏ dưới dạng hoàn toàn cổ phần nhưng thật chất bị CNPC nắm gần hết cố phần để vào thị trường New York cho êm thắm rồi từ đó có thể mua lại các hãng dầu ở Mỹ mà không bị Hạ Viện ngăn cản- nhất là Hạ Viện nay thuộc khối Cộng Hòa vốn vẫn ủng hộ CNPC từ thời Bush.

    Tuy nhiên, đúng như đàn anh viết , công ty Chevron và Exxon tỏ ra vô cùng “bực dọc” sau vụ 2005 nên truy sát mọi ý định thâu tóm của các Chinese NOC’s tới cùng khiến các vụ mua bán bị lọt vào tay của ExxonMobil, Chevron

    BẢY CHỊ EM xưa là của Đảng Cộng Hòa nhưng nay đã ngã hẳn hoàn toàn qua Dân Chủ, chống đối kịch liệt thái độ của Kissinger muốn giúp China để kiếm lợi cho chính sách ngoại giao của Do Thái.

    Chính phủ Obama cũng hết sức lạnh nhạt với Do thái và giựt dây cho nhiều cuộc biểu tình chống Henry Kissinger. Thủ tướng Do Thái đã không được tiếp bởi White House nhiều lần.

    Ngoài ra, xin báo cho đàn anh biết luôn thõa hiệp cung cấp dầu miễn phí cho Do Thái vào tháng 9 năm 1975 của Hoa Kỳ cũng đã bị Obama chấm dứt.

    Rõ ràng tên Henry Kisinger của Đảng Cộng Hòa đã hết cách vì sự bực mình của giới “7 Chị Em” lên Trung Quốc mỗi lúc mỗi tăng và Kissinger đã bị hất hủi mọi ảnh hưởng ngầm mà mình có

    Các loạt bài của đàn anh về giới “7 CHỊ EM” quả thât tình là quá mới mẻ khó nghĩ tới dù rằng sự kiện sờ sờ ngay trước mắt . Dù là đàn anh chỉ sơ lược bề ngoài nhưng sẽ giúp mọi người nhìn sâu hơn bề trong khi đã nhận thức được sự việc.

    Cám ơn đàn anh & chúc đàn anh thảnh thơi vui vẽ.

    Kính đàn anh

    • Lê Tuấn Bình says:

      Quote : “Ngoài ra, xin báo cho đàn anh biết luôn thõa hiệp cung cấp dầu miễn phí cho Do Thái vào tháng 9 năm 1975 của Hoa Kỳ cũng đã bị Obama chấm dứt.” – end quote

      Thiệt không thưa anh Linh, sao đâu thấy tuyên bố gì đâu? Hiệp định khốn nạn này vẫn còn hiệu lực mà?!

  4. Thạch Đạt Lang says:

    Đúng là Chevron-Texaco mua Unocal76 với giá 18 tỉ USD. Chevron mua Texaco tháng 10 năm 2000 với giá 36 tỉ USD. Năm 2005 Chevron-Texaco mua Unocal76 với giá 18 tỉ USD

    Sự sát nhập giữa Chevron-Texaco với Unocal76 là do vấn đề an ninh quốc gia, đã được hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua và báo cáo lên Tổng thống George W.Bush nên xem xét lại việc Tàu cộng đang muốn nuốt Unocal76 với giá từ 16-18 tỉ đô la.. Tàu cộng rút lui khi hạ viện Mỹ ngáng chân..

    “In March 2005, the Chinese National Offshore Oil Corporation (CNOOC) tried to acquire Unocal with a bid that valued Unocal at between $16 billion and $18 billion. Following a vote in the United States House of Representatives, the bid was referred to President George W. Bush, on the grounds that its implications for national security needed to be reviewed.[9] CNOOC withdrew its bid. Soon after,” Unocal merged with Chevron..

    Nguồn:http://en.wikipedia.org/wiki/Unocal_Corporation.

    Thạch Đạt Lang

  5. Việt Tiến says:

    “Báo cáo của giới BẢY CHỊ EM cho rằng ông đã viếng thăm các nước phi châu hẻo lánh đến gần 14 lần”. Tú Hoa này có bị lẩm cẩm không nhỉ? Còn biên tập viên của Đàn Chim Việt thì ngồi làm gì vậy?

    • Tú Hoa says:

      Hoàn toàn chính xác- đếm được đúng 14 lần ông Chu Vĩnh Khang công vụ đi qua châu Phi

      Ki’nh

    • Trình Bội Ngọc says:

      @Việt Tiến

      Gớm, đồ con nít ranh mà bày đặt lên giọng mẹ chồng. Viết nách hổn lắm đấy nhá !

  6. Việt Tiến says:

    “ước tính khoảng 200 ngàn tỷ thùng /một năm”. Cái gì thế này?

    • Tú Hoa says:

      “ước tính khoảng 200 ngàn thùng/một ngày x 365 ngày/ năm = 73 tỷ thùng/ năm ”

      Lúc copy paste paragraph từ microsoft world sang email bị rớt chữ trong dòng calculation trên trở thành ” ước tính khoảng 200 ngàn tỷ thùng /một năm” ….hehehe… mắt mờ nên không thấy.

      Thank you .

      • :) says:

        Copy bị rớt là đúng râầu.
        Không mang nặng đẻ đau , mà để đau mà(con người ta) ra rêu rao như từng đã thụ thai.

    • Tú Hoa says:

      “ước tính khoảng 200 ngàn thùng một ngày x 365 ngày/ năm= 73 tỷ thùng/năm ”

      Lúc copy & Paste từ Microsoft World vào email bị rớt chữ. Đã thấy , chưa kịp rãnh tay đăng đính chính thì phản hồi của anh đã lên khuôn.

      Thank you .

      • Úc thòi lòi says:

        “Lúc copy paste paragraph từ microsoft world ”

        Xin sửa lại là: “Microsoft Word” – word processing software, một phần trong Microsoft Office Pack, chớ không phải là “microsoft world” :)

      • Trình Bội Ngọc says:

        Giời ơi, con người của Đại Hiệp thành thật -thật thà quá đi mất. Không nên ! Cho tiện nữ dich bài này sang tiếng Anh nhé..

      • Thạch Đạt Lang says:

        Viết nhanh, viết nhiều như bạn Tú Hoa ( xin phép gọi là bạn vì không biết tuổi tác, giới tính, nhưng chắc thuộc hàng U-60 ) thì mắc lỗi chính tả là thường, đầu óc nghĩ nhanh quá, ngón tay không kịp điều chỉnh theo suy nghĩ.

        Tác giả Tú Hoa tổng hợp từ các website tiếng Anh, bạn Trịnh Bội Ngọc muốn dịch ngược lại vì lý do gì vậy?

        Các bài viết của tác giả Tú Hoa rất hay, nếu có thêm nguồn để kiểm chứng và đối chiếu thì thật toàn hảo. Tôi là người tò mò, không đọc thì thôi, đọc là muốn tìm hiểu đến nơi, đến chốn.

        P/S. Bạn Tú Hoa có quen biết gì với kỹ sư Trần Văn Khởi làm cho hãng Shell trước năm 1975 không?
        Kính
        Thạch Đạt Lang

      • Tú Hoa says:

        Thưa,

        Cám ơn lời khen ngợi của Thạch Đạt Lang
        Tú Hoa không có dịp giao thiệp qua lại với gia đình anh Khởi

        Kính

  7. Không Tú Tài says:

    Tú hoa viết lời văn giống HNT.
    Dùng đồ hình ,đồ hạo màu mè giống TÚ BÀ thiệt.

    • Tú Hoa says:

      Xin anh chê bai cho rõ ràng hơn, HNT là ám chỉ ai?

      Còn đồ thị thì đúng là bị nhòe , trong email thì nhìn rõ mà không hiểu sau , khi post lên , chử hơi nhỏ , phải dùng tới kính lúp mới nhìn rỏ được

      Ki’nh

      • Úc thòi lòi says:

        @Tú Hoa: Xin mạn phép sửa lại chính tả cho đúng là:

        - Không hiểu “sao” chớ không phải “sau” :-O

        - “chữ” chớ không phải “chử” :-O

        - “nhìn rõ” chớ không phải “nhìn rỏ” :-O

        - “Microsoft Word” chớ không phải “Microsoft World” :-)

        Tôi đoán không lầm thì Tú Hoa là người Nam Kỳ là cái chắc :-P

      • Tú Hoa says:

        Cám ơn Bác Úc Thòi lòi chịu chơi giúp một tay đính chính- Tú Hoa đây là dân miền Nam chính hiệu thành Gia Định -hehehe…

    • Trình Bội Ngọc says:

      @ Không Tú Tài

      Ối giời, với kiến thức của anh thì đi làm chó giữ nhà cũng chẳng có ai đem về nuôi, ở đó mà sủa lên chê với bai. Đúng là cái quân quen nết đểu giả .

  8. triết lý gia 0001 says:

    ……Rất hân-hạnh làm quen…với cây bút Tú-hoa…….Tôi thì tôi nghĩ khác,vì VNCH bị bán đứng trong quá khứ và Mỹ đang lưng chừng có nên “quản-lý” biển đông hay không?Hay nghe theo Kisinger…..thỏa hiệp với tàu-cộng về biển đông???!!!!!! và CSVN tung ra hơn 50 ngàn dư luận viên….!! Nên buộc lòng tui lên tiếng! Trong nước thì CSVN không ngừng tâng bốc nâng bi tàu-cộng,nào là vũ khí tàu-cộng hiên đại….mặc dù tàu-cộng chỉ diễn võ dương oai với đám ASEAN là chính.Ngoài nước bị đám dư luận viên phá nát….tung hoàng,ví-dụ tên Thủ-tướng Dũng nói ghét tàu-cộng và tuyên bố không chấp nhận tàu-cộng theo kiểu hữu-nghị viển vông….Rồi đùng một cái 30/4 Dũng-xà-mâu chửi Mỹ nâng bi tàu-cộng cả đám bật ngữa,té ra Dũng-xà-mâu cũng là Việt-gian thân Tàu-cộng.Nội đám dư-luận viên cũng đủ phá nát diễn đàn Hải-ngoại??!!!____ Chu-Vĩnh-Khang là ai?…Chu-Vĩnh-khang chỉ là anh cao bồi vườn,trong cơ chế cộng-sản họ sản-sinh ra nhũng tên lãnh đạo tham nhũng đến mức giàu có trên cả vua-chúa….Tại sao Chu-vĩnh-Khang bị Tập-cận-Bình diệt,vì Chu-vĩnh-khang muốn làm “vua” đơn-giản chỉ có vậy và Chu-vĩnh-Khang muốn diệt Tập-cận-Bình,chứ nếu Chu-vĩnh-Khang nghe theo lời họ Tập,thì Chu-vĩnh-Khang cũng đời đời giàu có…như bao người khác,chứ ai thèm diệt họ Chu làm gì,vì tàu-cộng thằng nào cũng tham nhũng____tại sao tập-cận-bình diệt tham nhũng mà không chụi tử hình,vì bởi lẻ họ diệt tham nhũng chứ có diệt cái chất cộng-sản trong tham nhũng đâu?Mà thằng cộng-sản tham nhũng nào không là cộng-sản____bỏ tham nhũng ra thì lòi chất cộng-sản ra____đơn giản vậy có gì khó hiểu! đám dư luân-viên ở VN khen Tập-cận-Bình diệt tham nhũng theo kiểu đả hổ diệt ruồi,giờ té ngửa là phường bợ đít..vì thằng cha họ Tập diệt phe phái..thì đúng hơn____Còn nâng bi Chu-vĩnh-Khang lên hàng vĩ-đại để tranh giành với G7 theo tui là tự sướng gọi là “thủ dâm” chính-trị,trong khi Chu-vĩnh-Khang so với thế-giới chỉ là cái gỉe rách….Chỉ có CSVN mới nâng bi tàu-cộng mà thôi. Nhiều công-ty tây-phương bị phá sản Nhật,hay tàu-cộng mua lại là chuyện thường nhất là tàu-cộng tranh thủ mua công..nghệ tây-phương,mua là một chuyện còn vận hành là chuyện khác,Tàu-cộng xài dầu-mỏ nhiều thì họ mua nhiều.Ví-dụ cướp biển hoành hành tại eo biển Yemen,tàu-cộng điều tàu chiến tới,tưởng làm gì,ai dè họ bỏ tiền ra chuộc con tin giá còn cao hơn tây phương nữa,nghe ai không nghe tối ngày nhà hai anh em CSVN và tàu-cộng nói dóc…….Hết học khổng-tử rồi giờ tới học Chu-vĩnh-Khang tui nghĩ dân Việt không ngu là chuyện lạ,nâng lãnh đạo cộng-sãn lên hàng vĩ-đại chỉ có cộng-sản đẻ ra.Nếu Chu-vĩnh-Khang là bậc tài năng xuất chúng thì theo tui..phải phong ông Chủ dầu mỏ hãnh Total…của pháp lên hàng thượng-đế……đúng là trò hề CSVN…nay kính.

    • Trình Bội Ngọc says:

      @ triết lý gia 0001

      Ối giời ơi , viết với chả nách… thế mà cũng nà triết gia cơ đấy. Khiếp !

  9. Coi tướng chơi says:

    Khuôn mặt Chu Vĩnh Khang có nhiều phá tướng : Trán CVK cao to rộng chứng tỏ rất thông minh chăm chỉ nhưng mái tóc thô dầy cứng biểu lộ tính tình nhỏ mọn cộc cằn. Sống mũi CVK không cao hơi xéo chứng tỏ hậu vận không được hanh thông. Hai con mắt quá nhỏ so với khuôn mặt, lông mi quá ngắn cao thấp không đều chứng tỏ một người thủ đoạn xảo trá nguy hiểm. Miệng CVK sụp như miệng Cá Ngão là miệng của một kẻ thô bỉ bần tiện không thân mật thiện cảm không có cảm tình, bị nhiều người ghét. Cằm CVK nở là cằm của môt người có uy quyền nhưng lại không được ngay ngắn nên khó giữ được quyền uy mãi mãi,

  10. thach says:

    Không phải Chevron mua unical 76 , Chevron mua Texaco

Leave a Reply to triết lý gia 0001