WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nên hay không nên cho CSVN vào TPP?

quytacxuatxutrongtpp

Cách đây 20 năm, khi Hoa Kỳ muốn bình thường hóa quan hệ với CSVN và bãi bỏ lệnh cấm vận, rất nhiều người Việt trong và ngoài nước không đồng ý.

Nhưng thử đặt ngược lại vấn đề: giả sử Hoa Kỳ tiếp tục lệnh cấm vận CSVN đến ngày nay, thì trong 20 năm qua, vấn đề nhân quyền sẽ tệ hơn hay tốt hơn tại Việt Nam?

Và những vận động chính giới tại hải ngoại yêu cầu Hoa Kỳ và các nước dân chủ áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền có thực hiện được không? và thực hiện thì kết quả được bao nhiêu? Có kết quả bằng hiện nay không?

Làm sao Hoa Kỳ có thể áp lực CSVN khi mà giữa Hoa Kỳ và CSVN không hề có tương quan ngoại giao?

Và khi CSVN không có tương quan ngoại giao và thương mại với thế giới, nhất là với Hoa Kỳ, thì Trung cộng sẽ ảnh hưởng mạnh hơn trên CSVN hay sẽ yếu đi?

Đừng nghĩ rằng CSVN sẽ thay đổi bản chất tàn bạo hay sẽ tôn trọng nhân quyền hơn khi vào được TPP. Đó là một ảo tưởng. Nhưng chắc chắn khi CSVN vào được TPP, thì Hoa Kỳ và thế giới có thể áp lực CSVN nhiều hơn, và CSVN sẽ bớt lệ thuộc vào Trung cộng hơn… Và những nỗ lực vận động chính giới tại hải ngoại mới có hy vọng buộc CSVN phải chùn tay đàn áp? (“Chùn tay đàn áp” chứ không phải “tôn trọng nhân quyền”. CSVN không bao giờ chấp nhận tôn trọng nhân quyền, nhưng có thể buộc phải “chùn tay đàn áp” khi bị áp lực từ dân chúng và từ quốc tế). Điều này thuận lợi cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước hơn.

Theo Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam tại Việt Nam giống như một tảng cao-su, hễ nhấn vào thì nó lõm xuống. Nhưng hễ rút ra thì nó trở lại tình trạng cũ.

Vì thế, đừng bao giờ hy vọng CSVN vào được TPP thì sẽ tôn trọng nhân quyền hơn, mà hãy hy vọng rằng Hoa Kỳ và thế giới có khả năng áp lực CSVN về vấn đề nhân quyền nhiều hơn. Muốn CSVN chùn tay đàn áp nhân quyền, thì phải luôn luôn áp lực CSVN bằng mọi cách, không bao giờ nên ngừng nghỉ. Cho CSVN vào TPP để CSVN giao thương với thế giới thì thế giới có nhiều phương tiện để áp lực CSVN hơn.

Lòng hận thù CSVN là một động lực rất tốt cho cuộc đấu tranh. Nhưng để lòng hận thù lấn át lý trí, và đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn cuộc đấu tranh thì cũng rất bất lợi.

Cần phải thấy được cùng một lúc nhiều hậu quả xấu khi CSVN vào được TPP và không vào được TPP. Chúng ta cần phải so sánh những hậu quả ấy với nhau để biết được hậu quả nào xấu nhất, hậu quả nào xấu hơn, và sự khôn ngoan đòi buộc chúng ta phải chấp nhận hậu quả xấu nhỏ để tránh được hậu quả xấu lớn hơn.

Bị thôi miên bởi một hậu quả xấu khiến ta không thấy được hậu quá xấu lớn hơn, nên cố tránh hậu quả xấu nhỏ để rồi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” thì thật là điều chẳng ai trong chúng ta mong muốn!

Chúng ta cần có viễn kiến khi nhìn mọi vấn đề!

Hiện nay, CSVN đang theo chính sách đu giây giữa Trung cộng và Hoa Kỳ. Đó là điều mà chúng ta không muốn, thậm chí không chấp nhận. Chúng ta muốn CSVN “thoát Trung”, bỏ hẳn Trung cộng và nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ. Đó là do chúng ta so sánh hiện trạng còn rất xấu bây giờ với tình trạng mà chúng ta mong muốn.

Nhưng cách đây 20 năm, khi CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng và Liên Xô, thì phải nói rằng việc tạo được tình trạng CSVN đu giây giữa Trung cộng và Hoa Kỳ là một thắng lợi, nghĩa là khiến Trung cộng và Liên Xô không còn “độc quyền” ảnh hưởng trên CSVN nữa.

Chúng ta nên nhìn nhận tình trạng xấu hiện tại để tìm cách cải thiện nó, chứ đừng làm cho nó xấu hơn. Đừng đẩy CSVN trở lại vào thế hoàn toàn lệ thuộc vào Trung cộng, về kinh tế cũng như chính trị. Đừng bít đường cho việc CSVN giao thương với thế giới và Hoa Kỳ, khiến CSVN phải bám chặt vào Trung cộng nhiều hơn để tồn tại.

Houston, ngày 18/5/2015

© Nguyễn Chính Kết

© Đàn Chim Việt

19 Phản hồi cho “Nên hay không nên cho CSVN vào TPP?”

  1. Minh Phương says:

    Ngay cái tiêu đề “Nên hay không nên cho CSVN vào TPP?” đã là một sự ngớ ngẫn.
    1/ Khi nói đến CSVN là nói đến đảng CSVN. Đảng CSVN là một đáng chính trị chứ không phải một quốc gia (một nhà nước). Trong quan hệ kinh tế quốc tế, không ai lại kết nạp một đảng chính trị làm thành viên của một tổ chức kinh tế quốc tế. Người ta chỉ kết nạp một quốc gia (một nhà nước) hoặc một khu vực, bất kể quốc gia (nhà nước) hoặc khu vực đó theo thể chế chính trị nào, miễn là đáp ứng
    2/ Lại còn chữ “cho”. Khi tham gia vào một tổ chức quốc tế nói chung, tổ chức kinh tế quốc tế nói riêng, không phải ai đó có quyền muốn “cho” hay không “cho” vào. Tổ chức quốc tế đó sẽ kết nạp những quốc gia (nhà nước) đã đáp ứng được mục đích, yêu cầu và các tiêu chí mà tổ chức quốc tế đó đề ra, trừ những tổ chức quốc tế và một số cường quốc lợi dung vấn đề kết nạp hay không kết nạp một quốc gia (nhà nước) để gây áp lực chính trị hoặc làm mất uy tín của các quốc gia (nhà nước) mà họ coi là thù địch.
    Vì vậy, tiêu đề và nội dung bài báo đặt ra câu hỏi “Nên hay không nên cho CSVN vào TPP?” là một sự ngớ ngẫn, điều đó nói lên trình độ hiểu biết các mối quan hệ quốc tế của tác giả hết sức non kém.
    Thay vì đặt câu hỏi như trên thì nên sửa lại “Nên hay không nên kết nạp nhà nước Việt Nam theo chế độ Cộng sản vào TPP?”, như vậy nghe có lý và đúng hơn.

  2. GS. ChinhTriHoc-ND says:

    Rất nên! và càng nên cho VN vào nhiều tổ chức khác nữa. Nói chung càng nhiều càng tốt. Cộng sản chỉ tồn tại trong sự bưng bít. Đưa một nước cộng sản ra ánh sáng là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt chủ nghĩa CS độc tài lạc hậu. Bài học Cu-Ba còn đó, càng cấm vận bưng bít CS càng tồn tại dài dài..

  3. Nguyễn Văn says:

    Dân là sức mạnh nhưng bị ngu dân và sợ hãi… Không có sức mạnh nào để đối kháng thì con đường nào có thể giải thể chế độ cộng sản? Quan điểm của tôi là tại sao không giáo dục dân và giáo dục chúng nó? Giáo dục dân thức tỉnh và cho chúng nó ăn no rồi từ từ nó sẽ phải chết hay tự nó phải thay đổi khi người dân đã ý thức quyền làm người đang bị tước đoạt. Nhưng nếu cứ để nó sống lạc hậu, mọi rợ, rừng rú, chủ trương ngu dân mà nó nắm quyền lực trong tay thì đời nào nó chết? Xin quý vị chống cộng chỉ dùm con đường nào giải thể chế độ?

    Hãy nhìn lại xem; từ 1945 Miền Bắc, và từ 1975 cả hai miền đất nước cho tới 1986, 41 năm bị cai trị cô lập với thế giới văn minh tự do, chúng nó đày đọa cả dân tộc và giết hàng triệu người nhưng có ai dám bất đồng với đảng và “nhà nước của nhân dân” do “nhân dân làm chủ”? Có ai dám đứng lên đấu tranh cho tự do? Tại sao? Nhưng từ bắt đầu đổi mới 1986 và bang giao với Mỹ 1995 cho tới sau này mới có người dám đứng lên đấu tranh, tại sao? Như vậy con đường nào có hy vọng? Con đường nào ngắn hơn? Và con đường nào tốt hơn cho đấu tranh tự do và dân chủ?

    nv

    • Chiêu Dương says:

      Gởi anh Nguyễn Văn.

      Tớ không may mắn được làm một nhà đấu tranh, nhưng với thách thức trong còm của bạn, tớ xin mạn phép thưa thỉnh :

      GDP bình quân đầu người của VN vào năm 2013 : 1910 $.
      GDP bình quân đầu người của TQ vào năm 2013 : 6807 $.
      Giả định rằng GDP bình quân đầu người VN tăng 7%/ 1 năm, muốn đạt con số GDP bình quân đầu người của TQ năm 2013 thì VN phải ở vào năm 2030.
      Trong thời bình, lấy GDP làm chỉ số đo sinh hoạt của người dân. Chúng ta nhìn thấy ở TQ năm 2013 chưa có dân chủ, nhân quyền người dân TQ vẫn bị chà đạp. Suy ra, ở VN vào năm 2030 ( tức là 15 năm nửa ) dân chủ, nhân quyền vẫn bặt vô âm tín trên mãnh đất VN. Bạn có thể cho mọi người biết phương án nắm bắt nhân quyền cụ thể của bạn được không ?
      Bạn muốn giáo dục bọn CSVN ư ? Tiềm năng của bạn so với những gì bọn CSVN được Tàu cọng ban phát, cái nào có giá trị hơn ? “Vai mang bị bạc lè kè, nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm”, bạn quên rồi sao.
      Bạn muốn giáo dục người dân VN ư ? Khi muốn dạy người thì phải biết những gì người ta đang là, phải không ?

      Bây giờ, tớ gợi ý với nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn. Bạn hảy khảo sát 1000 người, trong đó gồm 700 nông dân, 100 dân thành thị mua bán vừa và nhỏ, 100 công nhân và 100 có xen lẫn trí thức và thành phần trung lưu ( con số tỷ lệ tương đối các thành phần dân chúng VN hện nay). Bạn hảy đưa cho họ 1 câu hỏi như sau :
      _ Theo ông/bà, với những gợi ý dưới đây thì điều nào là thích hợp nhất với ông/bà ( xin chỉ chọn một điều ) :
      a) Ghét Tàu.
      b) Đòi dân chủ.
      c) Đòi nhân quyền.

      Tớ dám cược với NV và cho ông gom số phiếu chọn b và c, nó vẫn đứng sau xa số người chọn a.

      Vậy thì, 15 năm nửa vẫn chưa có được dân chủ nhân quyền, tại sao hôm nay chúng ta lại sợ Tàu cọng hiện nguyên hình là kẻ xâm lược VN khi bọn CSVN không còn đường xoay sở ? Giả sử rằng Tàu sẽ viện trợ cho CSVN 20 tỷ $ để giải quyết vấn nạn nợ nần trước mắt, xưa nay, bạn đã nghe hay thấy người Tàu hào phóng với ai bao giờ chưa ? Bạn đã đọc được các bài báo nói về nạn thực dân của Tàu ở châu Phi chưa ? Có thể bạn không hiểu được tâm lý chống ngoại xâm của người VN.

      Hiện nay VN đã bị Tàu cọng khống chế thông qua bọn CSVN bán nước. Hảy để con quỷ Tàu hiện nguyên hình, người dân VN sẽ tính sổ với chúng. Tớ tin rằng, như thế, VN sẽ có dân chủ nhân quyền trước năm 2030, cái mốc điểm mà đấu tranh theo kiểu bạn vẫn còn vô vọng.

      Với vấn đề TPP. Đây là còm thứ hai trong 2 bài khác nhau bạn đặt ra vấn đề “ũng hộ hay không ũng hộ VN vào TPP”. Có ai được hỏi và được phép cho ý kiến ngoài 15 người mà ông Tom Malinowski khảo sát ? Nếu bạn không phải là ông Đài, ông A hay một ai đó trong 13 người còn lại thì câu hỏi của bạn có phần vô duyên.

      Tuy nhiên, tớ lập lại ý tớ ở còm trước, rằng, người VN phải “làm reo”, phải vận động chính giới Mỹ không nhân nhượng CSVN, dẫu bọn CSVN có chạy về níu áo bố mẹ chúng ở phương bắc.

      • Nguyễn Văn says:

        Chào anh Chiêu Dương và cảm ơn anh đã góp ý.

        – Trước hết xin vắn tắt là tôi sẽ không so sánh chính trị với kinh tế, cụ thể là GDP, chưa nói GDP phân phối không đồng đều.
        – Tôi cũng không tán thành nội dung comment của anh Chiêu Dương, vì ý còm của anh chẳng khác nào là tín hiệu nói cho lớp trẻ và những người đang đấu tranh sẽ là vô vọng.
        – Khi anh đem GDP ra so sánh để khẳng định rằng 15 năm nữa vẫn chưa có dân chủ nhân quyền, và trong 15 năm đó nếu GDP Tàu cao nữa mà vẫn chưa có nhân quyền thì VN cũng sẽ vẫn không có mà phải chờ chừng nào tới mức GDP Tàu có thì VN mới có?
        – Tôi cũng không tán thành cứ để Tàu “hiện nguyên hình” rồi để dân tính sổ với chúng vì chẳng người dân VN nào muốn vậy qua kinh nghiệm một ngàn năm nô lệ. Ai lại để mất nước rồi mới cứu và làm sao khẳng định mất nước rồi sẽ sớm có dân chủ hay lại phải thêm 1 ngàn năm nữa? Vả lại, tới đường cùng cộng sản lại sẽ lợi dụng lòng yêu nước của dân đánh Tàu để tiếp tục tồn tại?

        Chế độ cộng sản đã bị thế giới đào thải nhưng riêng hai nước Tàu và Việt Nam thì vẫn còn tồn tại và gắn bó, và có thể nói nếu một trong hai nước có dân chủ thì nước kia cũng sẽ bị ảnh hưởng mà thay đồi.

        Thưa anh Chiêu Dương, tôi bắt đầu đọc báo tiếng Việt và tham gia viết comments trên Đàn Chim Việt cũng đã khoảng 3 năm và hầu như tất cả còm tôi viết đều là chính trị, về chiến lược tình hình thế giới nói chung, nhưng đặc biệt là VN, để tìm con đường tốt nhất vì mong muốn chế độ cộng sản mau sụp đổ cũng như bạn hay bao người khác yêu đất nước, quê hương và dân tộc. Trên tinh thần đó, tôi muốn tìm một con đường ngắn nhất và muốn nêu quan điểm của riêng cá nhân lên diễn đàn để cùng nhau tranh luận mổ xẻ hầu có thể giúp được gì cho đất nước và tuyệt đối không phải là thách thức như anh đã nghĩ nhưng tôi muốn biết ý kiến của tất cả các còm sĩ trên diễn đàn. Nhưng đáng buồn là có người cũng thường hay viết comment về chính trị nhưng lại không hiểu chính trị khi cho rằng những ai ủng hộ TPP là thân cộng, là thành phần thứ ba; chưa đủ, lại kết tội là cộng sản.

        Trở lại vấn đề bạn Chiêu Dương đưa ra con số GDP của Việt Nam rồi so sánh với Tàu rồi cho rằng vì Tàu hiện chưa có tự do dân chủ nên VN cũng vậy thì tôi không đồng ý. Tôi không so sánh kinh tế với chính trị mặc dù có những lúc đi đôi với nhau. Đã và đang có rất nhiều bạn trẻ trong nước đang đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền là một ví dụ mặc dù không có được GDP cao như của Tàu, cuộc sống kinh tế khó khăn nhưng họ ý thức được quyền làm người và họ am hiểu chính trị. Hơn nữa, thế giới ngày nay không nước nào có thể sống cô lập, bế quan tỏa cảng, mà phải hội nhập vào thế giới, và tác động của thế giới sẽ làm thay đổi cách nhìn và nhận định chính trị của mỗi nước mỗi người dân. Cuba đang mở cửa, và nếu Bắc Hàn cũng mở cửa thì ý thức chính trị của người dân sẽ nâng cao và sẽ là đe dọa cho sự tồn vong của chế độ cộng sản.

        Ví dụ bạn Chiêu Dương đưa ra hỏi: a) Ghét Tàu; b) Đòi dân chủ; c) Đòi nhân quyền. Tôi cam đoan với bạn là sẽ không dưới 99% dân ghét Tàu vì họa mất nước đang hiện hữu hàng ngày vậy dân chủ nhân quyền có ý nghĩa gì khi nước mất!?

        Vấn đề TPP, đương nhiên ông Tom Malinowski sẽ không hỏi dân vì cũng bằng thừa mà chỉ hỏi tượng trưng 15 vị đã có quá trình đấu tranh là để tìm hiểu quan điểm mà theo tôi là để đánh giá mức độ đòi hỏi nhân quyền để điều chỉnh và để áp lực lên Hà Nội mạnh hơn, và bên Mỹ cũng đã nhấn mạnh tùy thuộc vào mức độ nhượng bộ nhân quyền của Hà Nội. Nhưng bạn cũng có thể nêu lên nhận định của bạn không cần phải ai hỏi nếu bạn muốn khi đọc qua 2 bài chủ, cái đó cũng đâu có gì mà anh lại cho là vô duyên.

        Cuối cùng, bạn Chiêu Dương có thấy chính phủ Mỹ đang có những quan tâm đặc biệt với VN và muốn giúp nước VN cường thịnh mọi mặt như ông đại sứ Mỹ Osius khẳng định? Có nước nào được Mỹ quan tâm đặc biệt như thế, tại sao cơ hội đến mà không nắm bắt? Bạn với tôi tuy quan điểm cũng bất đồng nhưng không vì thế mà mất lòng kính trọng lẫn nhau.

        nv

  4. Nguyễn Văn says:

    Ai có quyền cho VN vào TPP? không bất cứ ai, ngay cả dân hay đảng! Ý tất cả các bài viết về TPP là để tìm hiểu và phân tích xem ủng hộ hay không ủng hộ thì cái nào chế độ cộng sản mau sụp đổ, chỉ đơn giản vậy thôi để tìm phương án đấu tranh tốt nhất cho VN mau có tự do và dân chủ.

    Nhưng nhiều vị chống lại không phân tích hay không đủ khả năng phân tích lợi và hại ra sao nhưng lại thích chụp mũ những người bất đồng quan điểm. Ủng hộ hay không là tùy tầm nhìn và nhận định của mỗi cá nhân. Không thể nói ủng hộ vào TPP là thành phần thứ ba, là thân cộng, là cộng sản, nói như vậy là chụp mũ; ngược lại, cũng không ai dám khẳng định những người không ủng hộ là chống cộng hay không phải là cộng sản khi mà cũng chính họ là những người thường về thăm VN hay gửi tiền về hàng năm và đó là hành động tiếp tay nuôi sống chế độ.

    Cởi mở giao thương với thế giới văn minh mau sụp đổ hay ngược lại?
    Những quý vị không ủng hộ thử phân tích xem cách nào thì chế độ sẽ mau sụp đổ hơn?

    nv

Leave a Reply to Minh Phương