WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Việc bôi trơn như là một thủ tục hành chính”

Việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cả 4 lĩnh vực Quốc hội giám sát: nhà ở, xây dựng nhà ở, thuế, hải quan dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song nhìn chung chưa đạt yêu cầu đề ra theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Kết quả thực hiện cải cách TTHC có thể coi là bước đầu. Trong một số lĩnh vực vẫn còn nhiều TTHC rườm rà, chồng chéo, chưa hợp lý, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Ảnh minh họa. On the net

Đó là đánh giá trong báo cáo giám sát “Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010”, được chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày sáng nay 9.11.2010, trong phiên thảo luận về nội dung này.

Báo cáo giám sát cũng chỉ ra rằng, tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng còn khá phổ biến; tình trạng để doanh nghiệp, công dân phải đi lại nhiều lần chưa được khắc phục. Đây là một trong những nguyên nhân rất cơ bản làm cho mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về công tác cải cách TTHC chưa cao.

Nguyên nhân, bên cạnh yếu tố “thể chế và tổ chức bộ máy nhà nước còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ”, theo cơ quan giám sát là do “mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính và cả đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Thậm chí, việc cải cách TTHC còn gặp trở ngại không nhỏ bởi những thói quen quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu (“xin – cho”) và cũng đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan và của cán bộ, công chức”.

Ghi nhận một số kết quả bước đầu trong thực hiện cải cách TTHC, song nhiều đại biểu đều chung nhận xét, TTHC của nước ta còn quá nhiều những quy định, quy trình bất hợp lý, gây phiền hà, tốn thời gian, công sức và tiền bạc của người dân, doanh nghiệp.

Thậm chí, tình trạng người dân, doanh nghiệp phải lót tay cho các cán bộ chức năng trong quá trình thủ tục hành chính đã trở thành khá phổ biến, như đại biểu Phạm Thị Hằng (Đồng Nai) nói: “Việc bôi trơn hiện như là một TTHC trong quá trình cải cách TTHC hiện nay”. Nguyên nhân, theo đại biểu này, dù TTHC đã được công khai, song có quá nhiều quy định khó hiểu, khó thực hiện, nên người dân, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận bôi trơn cho cán bộ thực hiện TTHC.

Đại biểu Trần Thị Lộc mổ xẻ sâu hơn: “Nguyên nhân rất quan trọng khiến cho việc cải cách TTHC chậm chạp, chưa đạt hiệu quả đề ra chính là do chế độ tiền lương của cán bộ công chức chưa giúp họ đảm bảo cuộc sống, từ đó làm nảy sinh nhiều tiêu cực”.

Do vậy, dù các ngành, các cấp có nỗ lực cải cách nhiều thủ tục, quy trình, song nhiều cán bộ vẫn tìm mọi cách để thu lợi. Trong khi đó, người dân để được việc, cũng chủ động hối lộ cán bộ thực hiện nhiệm vụ.

Đại biểu Lộc nhấn mạnh: “Do vậy, không phải chỉ là thực hiện cải cách thể chế, mà phải thực hiện tốt việc cải cách con người, chế độ tiền lương; chế độ khen thưởng, sửa đổi Luật cán bộ công chức tạo cơ chế cạnh tranh, giám sát lẫn nhau trong chính đội ngũ này”.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Cà Mau) đồng tình quan điểm trên khi cho rằng thể chế có hoàn thiện đến mấy mà người triển khai không đủ năng lực, phẩm chất thì việc thực hiện cũng không thể đạt yêu cầu, trong đó cải cách tiền lương là gốc của vấn đề. Đại biểu Nghĩa nhận xét “báo cáo của Chính phủ và cả cơ quan giám sát Quốc hội cũng còn nương nhẹ, né tránh những tồn tại trong thực hiện đề án này với những nhận xét còn khá chung chung kiểu “có lúc, có nơi, một số bộ ngành, địa phương” thay vì chỉ ra trường hợp cụ thể”. Đại biểu đề xuất, cần làm rõ bộ nào, ngành nào, địa phương nào còn yếu kém, vi phạm, xử lý nghiêm túc.

Nguồn: Thảo Nguyễn, SGTT

2 Phản hồi cho ““Việc bôi trơn như là một thủ tục hành chính””

  1. băng XÃ HỘI ĐEN 79 Mã Lò Q.Bình Tân says:

    Thủ tục Hành là Chánh của Bầy Sâu từ bé đến lớn đã thành truyền thống của các Đầy tớ trung thành / Đó là thủ tục Đầu tiên / Có Tiền là từ quát chuyển qua vui vẻ hiện trên mỏ Khỉ ??? / Miệng nói Thôi mà – Tay thì Tha mồi ???

  2. Ngàn Khơi says:

    ĐI TÌM CÁI GỐC CỦA VẤN ĐỀ

    Thời thực dân Pháp hình như nền hành chính khá nghiêm chỉnh, quy tắc, không tí lộn xôn, hổn loạn nào. Đó chính là cái gốc của nền hành chánh lâu đời từ bên Phâp, được mang qua. Thời VNCH cũ của miền Nam, hình như cũng na ná như thế, tức là thường xuyên quy cũ, không hề có các chuyện xé rào, chuyện công khai làm khó dễ cho dân trong hành chánh. Thời hiện nay, thời nước CHXHCN, đã từ lâu người ta than phiền về nền hành chánh trì trệ, quan liêu bao cấp, rồi lại đến than phiền nền hành chánh phải bôi trơn, khá phổ biến như bây giờ, là tại sao ? Điều này, tất nhiên phải cần tìm xem từ cái gốc khởi thủy của vấn đề. Bởi vì, người ta đã từng nói nhiều đến việc cải cách hành chánh như một nhu cầu bức thiết, tức có nghĩa là nền hành chánh quả thật đang có quá nhiều vấn đề rất nhiêu khê, phức tạp. Nhưng cải cách hoài, cả hơn mười năm rồi, hiện giờ vẫn cứ thấy phải tiếp tục bôi trơn, vì có thế thì nhiều bộ phận mới chạy êm được, nhất là những bộ phận khá phổ biến, trực tiếp với dân, mà ai cũng rõ. Khi đi tìm cái gốc đó, cũng sẽ thấy ra được những vấn đề như sau : cơ chế, ý thức dân chủ, và đạo đức, hay lương tâm trách nhiệm. Cơ chế, đó chính là cơ chế độc quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo. Đã độc quyền thì dễ làm tắc nghẽn, hay đầu mối của mọi tắc nghẽn. Độc quyền từ trên xuống dưới, ở những chỗ nút của mạng lưới. Có nghĩa, ai cũng chỉ là người thừa hành, không ai là người quyết định được trong một cơ chế vốn thoát ra khỏi mọi cá nhân con người. Cơ chế đó, là do từ đầu tiên, nó đã phát sinh, hay hình thành ra từ chỗ không có ý thức về dân chủ. Nên tất nhiên, nó cũng thể không tạo ra, không thể phổ biến, không thể khuếch trương được chính ý thức thực chất về dân chủ. Không dân chủ thì chỉ có cầu xin, chỉ thụ động, chỉ chờ đợi, để được quyền lực giải quyết, vì không có quyền đòi hỏi thẳng thắn, cho dầu đó có thể là những đòi hỏi hợp lý và cần thiết. Từ tinh thần, ý thức thụ động đó, nó cũng làm triệt tiêu luôn cả lương tâm, ý thức đạo đức. Người công chức nói gì thì nói, cũng chỉ biết làm theo mệnh lệnh từ trên ban xuống một cách máy móc, thụ động; hay làm theo quyền hành mình được có, không làm theo lương tâm chức nghiệp một cách tự do, linh hoạt. Bởi vì họ chỉ thấy nghĩa vụ đối với cấp trên, nghĩa vụ đối với bản thân, mà không còn thấy gì về nghĩa vụ đối với xã hội, đối với người dân, đối với đồng bào mình cả. Nói cách khác, người ta chỉ sống ích kỷ, mà lại nhân danh đủ thứ, hay nói khẩu hiệu đủ loại. Còn người dân cũng vậy, chỉ mong rồi việc của mình, còn tính cách xã hội ra sao cũng mặc, cũng chẳng thiết đến quyền lợi và trách nhiệm chung đối với xã hội nữa, hay đối với người khác, có ra sao cũng kệ. Nói chung lại, một nền triết lý hành chánh xã hội hoàn toàn không có, ý thức của con người cá nhân tự chủ, tự do, độc lập theo lý tính, hoàn toàn không có. Chính bởi vậy, mà mọi ý nghĩa của giáo dục, của đào tạo, cũng đều bị ảnh hưởng theo đó. Tức là một nền giáo dục thiếu thực chất, hay không hoàn chỉnh, đầy nhược điểm, khiếm khuyết, và một nền đào tạo cũng vậy. Hầu như chỉ học vẹt, nói vẹt là chính, mà không trang bị được gì nhiều cho các đối tượng của nó. Có nghĩa, cứ theo quán tính, dùi đánh đục, đục đánh săn … con gà ăn lúa chẳng quăng con gà. Một kiểu thái độ chỉ chờ trên rót xuống cho cá nhân mình, sống lâu lên lão, mà không phải là sản phẩm của tài năng, lương tâm, hay trách nhiệm. Nói khác đi, sở dĩ có một nền hành chánh đầy tính bôi trơn, một xã hội đầy vết tì ố của tham nhúng, hay gian dối trong quản lý, là như thế. Đó chính là ý thức tự do, độc lập, tự chủ, dân chủ của mỗi người hoàn toàn ít có hay không có, điều đó ít ra cũng trong thực chất, nơi mỗi cá nhân nói riêng, nơi toàn thể cơ chế của xã hội nói chung, hay nói cho đúng, nó chỉ có trên ngôn ngữ, lý thuyết, hình thức bề ngoài, mà thực chất hầu như không có trong thực tế. Đó là lý do tại sao người ta vẫn hay nói nhiều hơn làm, như một thông tục phổ biến, mà ai ai cũng vậy. Tức là, mọi người chỉ đều thụ động mà không chủ động. Mọi người chỉ sống theo tình huống, hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình, mà không hề ý thức đến cái chung, nếu không nói chỉ là ngôn ngữ giả dối. Cái gốc của mọi vấn đề đó, chính là yếu tố phát sinh ban đầu, yếu tố giả tạo của một lý thuyết về xã hội, và nó cũng làm triệt tiêu, hay phản lại chính bản thân chung của con người có tính cách tự nhiên, hồn nhiên, mang tính chất đạo lý truyền thống, mà vốn đã từng có từ rất lâu đời, của một xã hội.

    ĐẠI NGÀN
    (25/8/11)

Phản hồi