WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ-Trung-Nga

 

Bộ Trưởng thương mại và kinh tế của 12 nước (Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam) đã chính thức ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4-2, tại thành phố Auckland, Tân Tây Lan (New Zealand).

TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA)  chủ trương liên kết  các nền kinh tế  phát triển và đang phát triển    thuộc khu vực  Châu Á- Thái Bình Dương  thành một cộng đồng mậu dịch xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa giữa các nước thành viên. Cộng đồng TPP có 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.Hiệp định sẽ có hiệu lực thi hành sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.

 

© AFP 2016/ PAUL HANDLEY TPP - Handels-Koloss unter US-Federführung: „Kein Zutritt für Russland und China“

© AFP 2016/ PAUL HANDLEY
TPP – Handels-Koloss unter US-Federführung: „Kein Zutritt für Russland und China“

Các quốc gia Đông Nam Á một măt chào mừng sự thành hình TPP, nhưng mặt khác tỏ ra lo sợ về chủ trương đối nghịch của các cường quốc Mỹ- Trung-Nga đối với Hiệp định có thể dẫn đến tranh chấp quân sự tại Thái Bình Dương.

Mỹ chủ động thúc đẩy việc ký kết hai dự án thương mại khu vực to lớn: Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong bối cảnh xoay trục sang Á Châu (pivot to Asia ), TPP mang nhiều ý nghĩa địa chính trị đối với Mỹ. Chính quyền Mỹ đánh giá Á Châu-Thái Bình Dương là trọng tâm của kinh tế và chiến lươc thế giới trong thế kỷ 21 nên Mỹ muốn xây dựng mối liên kết sâu rộng với một khu vực đang phát triển đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực thông qua quan hệ thương mại. TPP sẽ là công cụ giúp Mỹ điều chỉnh lại chiến lược kiềm chế sự trỗi dây của Trung Cộng. Mỹ và hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á không muốn nhìn Trung Cộng ngày càng mạnh.

Dan Ikenson, chuyên gia thương mại của Học viện nghiên cứu kinh tê-chính tri CATO (Mỹ) đã có nhân xét trên báo trực tuyến gazeta.ru“ Hiện tại TPP là một câu lạc bộ không có cửa cho Nga Xô và Trung Cộng bước vào“.

Nhận thức mục tiêu chiến lược chuyển trục sang Á châu của Mỹ là nhằm cô lập Trung Cộng và biến Hiệp định TPP thành một đối trọng Trung Cộng,Giới lãnh đạo cộng sản Trung quốc đã phản ứng bằng kế hoạch ba điểm của chủ tịch đảng Tập Cận Bình đề ra vào năm 2013:

-Lập căn cứ quân sự trên các đảo ở biển Đông.

-Thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (Asian Infratructure Invesment Bank- AIIB).

- Xây dựng Con đường tơ lụa mới ( New Silkroad: one bell, one road) gồm hai phần: Vành đai (Hành lang ) kinh tế trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển.

Trong quá trình thực hiện chương trình ba điểm, việc xây dựng các căn cứ quân sự trái phép trên các quần đảo ở Biển Đông không thuộc chủ quyền Trung Cộng đã gây ra phản ứng lo ngại từ nhiều nước trong vùng.Nhưng chủ trương xây dựng Con đường tơ lụa mới và thành lập Ngân hàng AIIB đang được nhiều nước ủng hộ. Đặc biệt sự thành lập AIIB được các nhà phân tích chiến lược đánh giá là một nước cờ Trung cộng đẩy Mỹ ra ngoài cũng như thoát được chủ trương ngăn chặn ảnh hưởng của Trung cộng thông qua Hiệp đinh TPP. Đến nay đã có trên 57 quốc gia tham gia vào AIIB trong đó có Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada.Nga, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Séc, Hungary, Iran, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE. Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Về phía Nga Xô, Chủ tịch quốc hội, Sergej Naryschkin đã phê bình chủ đích chiến lược của Mỹ thông qua cácHiệp định thương mại TPP và TIPP là lập ra các liên minh kinh tế khu vực để vô hiệu hóa vai trò của tổ chức thương mại thế giới (WTO)..Các Hiệp định này sẽ là mô hình có thể áp dụng cho các thỏa thuận thương mại trong tương lai ở mọi khu vực trên thế giới. Natalia Stapran, giám đốc trung tâm nghiên cứu các dự án APEC cho rằng “Mỹ lôi kéo các quốc gia Á châu vào TPP và áp đăt những quy định mới trong các lãnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, tài chính,cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, xã hội-môi trường…hầu dễ dàng nhúng tay vào nội bộ các nước thành viên.

Về mặt kinh tế , thứ trưởng kinh tế Stanislaw Woskresenski cho biết TPP không ảnh hưởng nhiều đến thương mại nước Nga..Tuy nhiên Nga nghi ngờ Mỹ sẽ bổ túc TPP thêm những biện pháp quân sự để chống lại ảnh hưởng của Nga và Trung Cộng trong khu vực Thái Bình Dương.

Trong một bài viết trên tuần báo WPK, chuyên gia kinh tế Alexej Tschitschkin xác tín Mỹ sẽ sử dụng liên minh quân sự ANZUS (Mỹ,Úc,Tân Tây Lan) làm cơ bản cho môt kết hợp mới. Từ 2013 Mỹ đã gia tăng nhiều cuộc tập trận chung và đại diện bộ quốc phòng Anh cũng luôn hiện diện. Tschitschkin nêu ra những chi tiết: Giới truyền thông Mỹ luôn nhắc đên chính sách ngăn chặn Nga Xô và Trung cộng. Mỹ quan ngại các hoạt động của Bắc kinh ở Thái Bình Dương là mối đe dọa thật sự cho quyền lợi chiến lược của Mỹ và các đồng minh trong vùng.

Ngoài ra Mỹ còn quan tâm đến đảo có tài nguyên dầu-khí Trương sa (Spratly –Biển Đông mà Trung công đã chiếm… Bên cạnh minh ước ANZUS, Mỹ còn có ký các thỏa ước song phương về viện trợ quân sự cũng như hợp tác với Nhật, Nam hàn, Nam Dương và Phi luật tân.

Trong tương lai các căn cứ quân sự của Mỹ trong vùng sẽ phục vụ cho TPP. Tschtschkin kết luận bài báo “Mỹ thống trị TPP với chủ trương ngăn chặn ảnh hưởng Nga va Trung cộng hầu cũng cố vị thế chính trị va kinh tế trong vùng. Chương trình kinh tế Marshall đã thi hành tại  Châu sau Đệ nhị thế chiến đã mở đường cho sự thành hình Tổ chức quân sự NATO và mô hình này cũng sẽ được áp dụng thông qua TPP. Nga Xô và Trung Cộng có cùng nhận xét Hiệp định TPP trong tương lai sẽ là một loại Tổ chức quân sự Đông Minh Ước Đại Tây Dương ( Đông NATO) của Mỹ.

© Vũ Ngọc Yên

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Ý nghĩa TPP đối với các cường quốc Mỹ-Trung-Nga”

  1. triết lý gia 0001 says:

    …. THeo cách suy-nghĩ của….tui…… Nếu người Mỹ đã từng “nâng cấp” được…Nhật,khi tạo cho Nhật làm ăn kinh-tế tối huệ quốc____ Thì họ cũng có thể làm thức dậy tàu-cộng để triệt tiêu liên-bang-sô-viết..____ Giờ đây họ cũng lập lại nước cờ này,để dùng nó triệt tiêu tàu-Nga…!!!!!!_____Tui chỉ liên-hệ điều này với VN….bởi vì trong hiệp định TPP….người Mỹ cố tình dính dáng tới VN!!! Theo tui Tàu-cộng với Nga hiểu rỏ điều này,và họ cũng muốn đàn em của họ là Việt-cộng dính vô TPP,để làm gì? để phá TPP từ trong phá ra,để xoay chuyển TPP làm sao có lợi cho NGa&tàu-cộng.Dùng Việt-cộng người Mỹ hiểu là dùng “con dao hai lưởi”.Người Mỹ luôn ảo tưởng y như họ,là dùng tiền có thể mua,hay triệt tiêu Việt-cộng? đúng? Theo tui là sai,vì sau lưng Việt-cộng rỏ ràng là Nga và tàu-cộng,qua hai cuộc chiến với Pháp trận-điện-biên phủ…Tàu-cộng chi sức của và sức người tức lính tàu-cộng được đưa sang để quyết giành Bắc Việt-nam vào thời điểm đó,và cuộc chiến 1975,Nga và tàu-cộng chi viện của cải kể cả người như làm cố vấn,và tham chiến luôn ( như phi-công Nga,hay lính tàu theo kiểu cố vấn..) để quyết giành VN…..___Theo tui tiền không đủ,hay tiền chi cho Việt-cộng để mong họ đi theo là vô ít…….Với tui người Mỹ sẽ dùng thượng sách là khuyến khích Việt-cộng tự chuyển biến,nếu không được mà ngược lại,theo tui người Mỹ có thể dùng hạ sách là khuyến khích nhũng phong-trào dân chủ trong nước,hay khuyến khích kiểu như Putin……Với tui sau khi thủ-tướng Dũng của VN ra đi,chắc chắn người của tt Dũng sẽ không thể nào sống được với đầu-óc lạc-hậu của Trọng-lú,và ý tưởng lập thêm một đãng,tức đãng lao-động theo kiểu già Hồ song song với đãng Việt-cộng tức là cộng-sản,là điều không phải không thể có…….Người Việt-nam bên quốc-gia tức dân chủ,nhân-quyền phổ-thông đầu phiếu,và người của Dũng-xà-mâu( tức thủ-tướng Dũng….tham nhũng) sẽ không thể chấp nhận hay sống yên ổn với người của Trọng-lú….dỉ nhiên_____ Với tui bước tiếp theo sau khi Dũng-xà-mâu ra đi…là Trọng-lú phải ra đi,vì bản thân Trọng-lú không thể là một Putin…….Đó là chưa kể Trọng-lú luôn mơ..ước theo kiểu ăn cướp cạn đó là….Thực hiện một nền kinh-tế thị trường,kiểu tư-bản,thu hút đầu tư……..rồi sau đó định hướng XHCN,tức là tiêu diệt tư-bản cá-thể quốc hữu hóa,tài sản tư bản,và biến đổi toàn bộ theo quốc-doanh_____và như vậy cộng-sản VN sẽ cai trị dân đen Việt đời đời!!!!!!!____vậy thì chắc chắn Trọng-lú sẽ dựa vô tàu-cộng dù muốn hay không muốn……Và như vậy Trọng-lú phải ra đi hay bị tiêu diệt,nói thì dể nhưng làm thì rất khó….vì tàu-cộng đã tạo ta một Hồ-chí-Minh,thì cở tép riu như Trọng-lú,tàu-cộng có thể tạo ra hàng trăm thằng….chết thằng này tàu-cộng sẽ tạo ra thằng khác…..Tuy nhiên TPP là một cửa ngỏ để người Mỹ và tây-phương đem dân chủ tới,cái quan-trọng cuối cùng vẩn là dân đen Việt quyết định,với tui……Đãng lao-động tức đãng việt-cộng cởi mở hơn sẽ cùng với một đãng nữa của phe tự do?…Còn đãng cộng-sãn hiện tại sẽ yếu thế và họ sẽ nhập vô với đãng lao-động cũng là cộng sản…..Nếu vậy thì dân chủ sẽ tới với dân Việt______Tui nhìn thấy…..người Mỹ nên giúp đỡ Lào và Campuchia….vì khi Lào và campuchia qua mặt VN về kinh-tế,đó chính là con đường ngắn nhất sẽ làm dân đen Việt nổi loạn,và Việt-cộng sẽ đội…..quần vì thua sút,để tự chuyển mình nếu không muốn bị lịch-sử xóa bỏ…….Tác động vô Việt-nam dĩ nhiên và tác động vô chính Đông-dương……đó là nước cờ cao nhất mà người Mỹ và tây-phương phải đi………. nay kính.

  2. NÓI VỀ XU HƯỚNG CỦA TRIỂN VỌNG THẾ GIỚI NGÀY NAY

    Bài phân tích của Vũ Ngọc Yên rất chính xác, bổ ích, thú vị và ý nhĩa. Nhưng vấn đề chính yếu vẫn là tại sao sau thế chiến thứ 2 đến nay Mỹ đã thành công lôi kéo và đồng minh được nhiều nước trên thế giới không e ngại đứng với mình trong khi đó Trung Quốc lẫn Nga đều không lam được như thế ? Thứ nhất do bản chất hai nước này hay có vấn đề, thứ hai đó là hai nước thường xuyên mang tư tưởng cộng sản. Hay cái sâu xa nhất ở đây trên thế giới cho thấy ý nghĩa của bình đẳng và tự do trong loài người luôn thắng thế hơn những gì ngược lại. Nhưng liệu về lâu về dài hay trong tương lai xa Nga và Trung Quốc có bao giờ tự biến đổi bản chất mình để trở thảnh hai quốc gia hoàn toàn tự nhiên, bính thường như các nước khác, hay ít nhất cũng không khác gì Mỹ, mới là điều đáng nói hay đáng mong đợi nhất. Ngày nay cái bình thưởng mới là điều gì cả thế giới đều mong đợi, bởi vì mọi người đều đã từng kinh nghiệm về phát xít, quốc xã và cộng sản cũng như các loại chiến tranh nóng và chiến tranh lạnh đã qua trong quá khứ là thế nào rồi. Mọi chính sách của Mỹ từ xưa nay thực tế vẫn hay cận nhân tình hơn các chính sách của Nga hay Trung Quốc, đó là điều làm cho Mỹ vẫn thành công hơn Nga và Trung Quốc, và mọi người tỉnh táo cũng như công tâm đều thông thường không thể không nhận ra điều ấy. Đây cũng chính là nguyên tắc hay triển vọng chung để cùng đi đến một xu thế phát triển bền vững và hòa bình chung cho toàn cầu sau này chính là vậy. Mỹ đã tạo nên nhiều khuynh hướng thân Mỹ xưa nay chẳng phải Mỹ là Mỹ mà chính vì Mỹ đã thường có nhiều chính sách cận nhân tình trong thực chất và thực tế thế thôi. Đó là điều khách quan tự nhiên và nếu bình thản thì bất cứ ai cũng đều thấy ra được.

    ĐẠI NGÀN
    (07/02/16)

Leave a Reply to PHIẾM NGÀN