WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lo lắng Trung Quốc, các nước Á Đông tăng cường quận sự

VN mua 6 tầu ngầm của Nga trong kế hoạch hiện đại hóa quân sự. Ảnh minh họa, nguồn On the net

WASHINGTON POST (9/8/2010): Các quốc gia Nam Á đang tăng cường sức mạnh quân sự, thông qua việc mua sắm tầu ngầm và máy bay chiến đấu với nhịp độ kỷ lục, đồng thời có sự sáp lại chiến lược với Mỹ như một lá chắn chống lại sự trỗi dậy và những yêu sách trên toàn  biển Nam Trung Hoa của Trung quốc.

Việc mua sắm vũ khí trong khu vực đã tăng gần gấp đôi từ năm 2005 tới năm 2009 so với 5 năm trước đó, theo những dữ liệu do viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm ấn hành năm nay.

“Tồn tại một nỗi lo sợ tại một số nước Nam Á” giám đốc nghiên cứu của học viện, ông Siemon Wezeman nói, “Trung quốc là vấn đề ở khu vực này”.

Chuyện mua sắm sẽ còn được tiếp tục, với những báo cáo rằng Việt nam đã thỏa thuận chuyển 2,4 tỷ đô la để mua của Nga 6 tầu ngầm loại Kilo và khoảng 12 máy bay chiến đấu SU-30MKK để trang bị cho hải quân. Thêm vào sự kiện này là việc Úc cũng cam kết mua hoặc sản xuất thêm 9 tàu ngầm và tăng cường cho không quân với 100 máy bay F-35s do Mỹ sản xuất. Malaisie cũng đã bỏ ra 1 tỷ đô la để mua 2 tàu ngầm diesel của Pháp, và Indonesie cũng mới vừa tuyên bố sẽ mua những tàu ngầm mới.

Những lo ngại của các nước Nam Á do sự nổi lên của trung quốc đã bộc lộ tại diễn đàn an ninh khu vực, bao gồm các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia châu Á, Hoa Kỳ, Trung quốc và các quốc gia mạnh khác của châu Á. Trong hội nghị, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hyllary Rodham Clinton lần đầu tiên đã tuyên bố hoàn toàn bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung quốc đối với toàn bộ 1.3 triệu dặm vuông mặt biển. Mười một quốc gia khác, đứng đầu là Việt nam, với sự ủng hộ của Mỹ, đã dồn bộ trưởng ngọai giao Trung quốc vào thế hoàn toàn bị động, các nhà ngoại giao có mặt đã khẳng định như vậy.

Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á đã đẩy Trung quốc vào thế chịu trận, vì, các viên chức Mỹ và Nam Á nói, Trung quốc đã trở nên ngày càng hiếu chiến.

Trung quốc đã cải tạo nhiều tầu chiến thành các tàu hành chính hàng hải và đem đến sử dụng trên vùng biển. Ngày 23 tháng sáu, một tàu đánh cá của Indonesie bị đuổi khỏi vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền, bởi một tàu quản lý nghề cá của Trung quốc- một chiế tàu chiến cũ có trang bị súng máy hạng nặng. Trong năm ngoái, hạm tàu của Trung quốc đã bắt ít nhất 22 tàu đánh cá việt nam, theo truyền thông Việt nam. Trung quốc cũng đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển đang còn tranh chấp.

Thứ năm vừa rồi, Việt Nam tố cáo Trung quốc vi phạm chủ quyền của việt nam khi tiến hành khảo sát địa chấn trên quần đảo Hoàng sa. Người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga đã tuyên bố, tàu Trung quốc đã tiến hành những hoạt động khảo sát địa chấn từ cuối tháng 5, gần khu vực quần đảo Hoàng sa, thuộc chủ quyền của Việt nam, đồng thời trên những lô dầu và khí đốt trên thềm lục địa.

“Việt Nam yêu cầu Trung quốc chấm dứt ngay và không lặp lại những vi phạm về chủ quyền của Việt Nam”, bà nói.

Trong nhiều năm, các chuyên gia từng dự báo rằng “quyền lực mềm” cùng với sự tăng trưởng kinh tế của Trung quốc sẽ cho phép Trung quốc thống trị khu vực. Nhưng, do chính sách ngoại giao của Trung quốc ngày càng trở nên thô bạo, khu vực này quá lo ngại điều sẽ xảy ra, đáng lẽ sẽ sử dụng sự trỗi dậy của Trung quốc như đối trọng chiến lược với ưu thế của Hoa Kỳ , thì, năm nay.. .báo cáo của Viện Chính trị đối ngoại Úc kết luận , “đa số các nước châu Á hình như lại lặng lẽ đến gần Mỹ để cân bằng quyền lực chống lại tiềm năng tương lai của Trung quốc”.

Trong năm 2009, khi được hỏi chọ nuớc nào là nguồn ổn định và hòa bình lớn nhất cho khu vực, trong vòng 10 năm tới,  các “tinh hoa chiến lược” trong vùng, đa số đều chọn Hoa Kỳ, theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washinton. Kết quả điều tra đưa ra rằng: Quốc gia đặt ra những đe dọa lớn nhất cho khu vực là Trung quốc chứ không phải Bắc Triều tiên, như người ta tưởng.

Các chuyên gia đếu nhất trí rằng, chương trình mua sắm vũ khí của Việt Nam là quan trọng nhất, bởi vì nó đặc biệt nhằm ngăn chặn Trung quốc. Thực chất, việc tăng cường sức mạnh phòng thủ bờ biển tương đối mạnh để Trung quốc buộc phải cân nhắc mỗi khi đưa ra những yêu sách.

“Việt Nam đầu tư nhiều tiền và tập trung trên biển với tàu ngầm và tàu chiến thậm chí cả tên lửa”, Carl Thayer, giáo sư của Viện Hàn lâm Lực lượng Quốc phòng Úc tuyên bố.

Việt Nam cũng bắt tay với một số đối tác. Họ có mối quan hệ tốt với Ấn độ, một trong những đối thủ chính của Trung quốc trong khu vực. Lực lượng của Ấn độ cũng được trang bị bằng tàu ngầm loại Kilo của Nga, được xem như nơi huấn luyện cho thủy thủ việt nam. Nhưng Việt Nam càng ngày càng đến gần với Mỹ.

Lãnh đạo quân sự và chính phủ hai nước thường xuyên gặp gỡ. Người ta nói tới mối quan hệ chiến lược. Những cuộc họp cao cấp chính thức hóa quan hệ quân sự đang được chờ đợi trong năm nay. Thương mại giữa hai nước cũng tăng trưởng tốt đẹp, tăng từ 2,9 tỷ đô la năm 2002 lên 15,4 tỷ đô la trong năm 2009.

Sau khi tham gia diễn tập quân sự với Nam Hàn cuối tháng bảy, tàu không hạm USS  George Washington đã có mặt trên biển Việt Nam vào cuối tuần qua và đón chào các sĩ quan cao cấp quân đội Việt Nam đến thăm. Trung quốc đã phản đối Mỹ tập trận chung với Nam Hàn. Trong khi đó, Việt nam đã chào đón hải quân Mỹ.

Mỹ cũng đồng thời đang chuẩn bị sẵn sàng để củng cố nền công nghiệp năng lượng hạt nhân của Việt Nam. Theo chứng thực trước Quốc hội tháng Năm của Vann H. Diepen, phó bộ trưởng An inh quốc tế và không phổ biến hạt nhân, hai nước đã ký bản Ghi nhớ về triển vọng hợp tác hạt nhân dân dụng vào tháng Ba. Hai nước cũng thu xếp cho phép Việt Nam tự làm giàu Uranium đế sản xuất năng lượng. Trong tháng 11, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc xây dụng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Và dự kiến sẽ xây dựng từ 8 đến 10 nhà máy nữa.

Bùi Quang Vơm dịch

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Lo lắng Trung Quốc, các nước Á Đông tăng cường quận sự”

  1. Tien Pham says:

    “tàu không hạm”

    Chữ này hay! Ttôi thích chữ này!

Phản hồi