Diễn văn tốt nghiệp Đại học Lincoln tại Oakland, California
Ngày 29 tháng 5, 2010
Kính thưa:
Ông Viện trưởng Brodsky,
Thành viên ưu tú của Hội Đồng Quản Trị
Ban Giảng Sư Ưu Tú,
Các Phụ huynh, Bằng hữu và Quyến thuộc và
Nhất là các sinh viên tốt nghiệp niên khóa 2010
Thật là một danh dự tột bực cho tôi hôm nay được đứng đây đọc diễn văn chào mừng lễ ra trường của Đại học Lincoln niên khóa 2010. Tôi rất cảm kích được hân hạnh mời nói chuyện với một hội đồng tuyệt vời như quý vị đây. Tôi cảm thấy nhỏ nhoi được đứng chung hàng ngũ với những người đã phát biểu trong các buổi lễ ra trường trước đây như ông Thị trưởng Willie Brown, một trong những chính khách lỗi lạc của tiểu bang Vàng này. Tôi xin cảm ơn ông chủ tịch Samson và Viện trưởng Brodsky đã mời tôi, một công chức có gốc gác Việt Nam ít được biết tới. Tôi chính là người có nhiệm vụ trục xuất những người mang tên – giống như tôi – không đủ âm hưởng Mỹ, chiếu theo một đạo luật vừa được thông qua ở bang Arizona, đặt những người “tình nghi không hội đủ điều kiện” một cách hợp lý.
Tuy nhiên, thật là thích đáng một người có cương vị khiêm tốn như tôi đã được chọn để thuyết trình với một trong những thành phần sinh viên đa dạng (sắc tộc) nhất. Đại học Lincoln từ khi thành lập vào năm 1919, đã định hướng nhằm trở nên một học đường với tầm vóc toàn cầu, với một ban giáo sư và sinh viên đa diện và đa văn hóa. Sinh viên tốt nghiệp trong niên khóa 2010 đến từ 19 quốc gia và 4 lục địa. Đại học này không khác gì một Liên Hiệp Quốc nhỏ. Bằng cách mời tôi nói chuyện với các bạn, Đại học Lincoln đã ban cho tôi một cơ hội nói chuyện với thế giới. Các bạn tốt nghiệp niên khoá 2010 các bạn chính là thế giới!
_Ở đây tôi cũng xin đính chính rằng những quan điểm tôi trình bày ở đây là thuộc riêng tôi chứ không thuộc Văn phòng Hành chánh Duyệt xét Vấn đề Di Dân Hay thuộc Cơ quan Pháp Lý của Hoa kỳ.
Như phần lớn các bạn trong phía thính giả hôm nay, tôi không sinh ra tại Mỹ. Ba mươi lăm năm trước đây, tôi bước lên đất Mỹ lần đầu với thân phận của một người tị nạn chính trị. Có thể rằng ông Tony Bennett đã bỏ lại con tim ở San Francisco, quả tim tôi vẫn còn bắt nguồn sâu xa ở Sàigòn, một thành phố đã bị cưỡng ép phải mang một danh xưng sôi nổi kể từ ngày cuối tháng Tư năm 1975, chẳng khác gì mấy với Leningrad mà một thời đã được hoán đổi với St. Petersburg. Cùng đi với tôi là một người vợ cưu mang và hai con trai, 9 và 4 tuổi. Chúng tôi là những người cuối cùng được giải thoát, Mang theo trên người một ít quần áo và 50 xu. Chúng tôi đến Mỹ, mang theo hình ảnh của một cuộc bại trân mà Hoa kỳ muốn bỏ lại đằng sau. Hành trình chúng tôi đưa chúng tôi từ mạn Đông cho đến những cánh đồng vàng ngợp của miền Trung Tây và những rừng cây redwood của miền Tây.
Trong những tuần lễ đầu ở Mỹ chúng tôi phải dọn nhà nhiều lần. Sau khi dọn nhà bốn lần ở vùng DC, Hoa Thịnh Đốn trong vòng sáu tháng đầu, cuối cùng chúng tôi cũng có được chỗ riêng của mình tại thành phố Gaithesburg ở bang Maryland. Chúng tôi ở đó được hai năm. Cũng ở nơi đó người vợ đầu của tôi bị qua đời sau khi để lại cho tôi đứa con trai thứ ba. Tôi đặt tên nó là Thái, có nghĩa là Hòa Bình. Thái có mặt với chúng tôi hôm nay, ngồi ngay trước mặt tôi. Thái là người con đầu tiên trong gia đình chúng tôi được sinh tại Hoa kỳ. Tôi tái giá một năm sau với một người vợ trẻ, chịu dở dang chuyện học vấn ở đại học để giúp tôi nuôi ba người con trai. Chúng tôi đã lấy nhau được 32 năm nay và bà vợ tôi cũng có mặt hôm nay, hiện ngồi bên cạnh Thái.
Chúng tôi dọn nhà cả thảy 12 lần. Ban đầu chúng tôi không có gì ngoài quần áo, và cả gia đình di chuyển bằng chiếc xe Pontiac station wagon, ngồi trong xe tôi gần như bị mất hút trước tay lái trong tư thế của người lái. Trong cuộc chành trình này chúng tôi thu góp thêm nhiều món đồ và tiếp tục chuyến du hành như một đoàn lữ hành với những món đồ này kéo theo sau trong một chiếc U-Haul! Những ai chứng kiến cảnh này chắc cho là một chuyện ngộ nghĩnh. Trong xe vợ con tôi tôi ngắm nhìn phong cảnh ngoạn mục hai bên đường. Đây chẳng qua chỉ là chuyện quan điểm! Trên cuộc hành trình, chúng tôi đã gặp nhiều người khác nhau. Một vài người bảo chúng tôi về nước đi. Nhưng ngược lại chúng tôi cũng gặp nhiều Mạnh thường Quân trên đường đi. Rốt cuộc, mọi chuyện cũng êm xuôi.
Mấy năm đầu, hai vợ chồng tôi chấp nhận làm tất cả những công việc nào xin được. Chúng tôi biết rõ rằng mình không ở một vị thế có thể chọn lựa. Sau đây là những công việc nhặt nhãnh mà tôi đã làm từ khi đến Mỹ: rửa chén, chữa giầy, bỏ báo, lột bắp, mót đậu ngoài đồng áng, giao sách niên giám điện thoại, người đi thu tiền điện thoại.
Tôi trở lại học luật tại Drake University năm 41 tuổi, một trong năm người lớn tuổi nhất trong lớp. Trong nhóm này, một ông là y sĩ, học luật để bảo vệ mình trong trường hợp bị kiện vì chuyện hành nghề. Một người nữa là một người mẹ và người nội trợ mà sau này đã trở thành Bộ trưởng Tư pháp của tiểu bang Iowa, và cũng là thành viên của văn phòng phủ Tổng thống Clinton. Sau đó đến tôi. Tỷ số những sắc dân thiểu số ở Iowa thời đó, và tôi nghĩ cho đến bây giờ vẫn ít hơn 1 phần trăm của dân số. Thật đáng ngạc nhiên đây cũng chính là tiểu bang mà bao nhiêu năm sau đã đưa Obama vào Nhà Trắng. Cũng trong thời gian này vợ tôi đã trở lại đại học và ra trường với bằng Cử nhân Hành chánh Kinh Doanh. Người con trai thứ tư được sinh ra. Cả hai chúng tôi đều làm việc toàn phần để nuôi một gia đình có 4 người con trai đang tuổi lớn.
Sau khi ra trường, tôi ở lại tiểu bang Mắt Ó (Hawkeye) thêm ba năm, làm Thẩm phán Hành Chánh, rồi Thứ trưởng Bộ Tư Pháp. Khi Đạo luật Cải tổ và Kiểm soát Di dân được thông qua năm 1986, tôi đệ đơn vào INS (Immigration and Naturalization Service: Sở Di trú Ngoại kiều). Vợ tôi đã mua cho tôi một bộ complet mới để mặc đi phỏng vấn. Cô ta nghĩ tôi cần trông đẹp trai và thông minh. Tôi đi phỏng vấn với người vợ ngồi cạnh bên và được thu nhận.
Tôi nghĩ sai khi cho rằng từ đây công việc sẽ trôi chảy. Đến lúc thẩm định công sức để thăng chức, ban quản trị địa phương chấp nhận cho tôi lên chức, nhưng hội đồng ở vùng miền lại không chịu duyệt xét. Việc này được coi là ” người cai tốt, người cai xấu”, một phong cách quen thuộc trong ngành hành chánh. Họ cũng chẳng cho tôi biết lý do về sự đình trệ hay từ chối để tôi có thể khiếu nại. Sau khi chờ hai năm, tôi quyết định thi vào ngạch thẩm phán hành chánh ở tiểu bang California, đậu với điểm cao, tôi được đề cử ngay vào chức thẩm phán Hành chánh của Tiểu bang. Hai năm sau, tôi được đề cử bởi Bộ trưởng Tư pháp của Hoa kỳ, bà Janet Reno và đã giữ chức này cho đến nay.
Nói tóm lại, đây là câu chuyện cuộc đời tôi, một cuộc hành trình của cá nhân tôi. Nhưng ai cũng có câu chuyện riêng của mình, chuyện của các bạn đang ở giai đoạn bắt đầu, chuyện tôi sắp đến hồi kết.
“Các bạn không cần phải gia nhập phong trào đa số thầm lặng. Chẳng cần biết một số đông rộng lớn đến đâu, chuyện này không thành vấn đề nếu số đông này không có tiếng nói.” (Phan Quang Tuệ)
Cám ơn ông Phan Quang Tuệ, bài diễn văn thật hay, (cũng xin cám ơn người sưu tập & dịch giả, Nguyễn Khoa Thái Anh)
Voi TU-DO va CONG-LY thi nguoi ta se dat duoc tat ca nhung gi nguoi ta uoc mo va co gang ….
Khong co nhung cai do thi nguoi ta se con lai cai gi ?????? …..co le la mot khuc go muc nat……
O nhung nuoc chay theo chu nghia Cong-san co TU-Do va CONG-LY khong ??????? ….