Obama xứng đáng là người mang giải Nobel hòa bình?
Barack Obama nhậm chứcTổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20.01.2009 và nhận giải Nobel Hòa bình vào ngày 10.12.2009 vì „ những nỗ lực phi thường góp phần tăng cường ngoại giao và hợp tác quốc tê „. Obama là vị Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ và là Tổng thống tại nhiệm thứ ba sau Rosevelt và Wilson lãnh giải Nobel Hòa Bình.
Chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị bằng nhiều phương tiện khác và chính trị đối ngoại là sự tiếp nối của nội chính. Chính sách đối ngoại đơn phương cùng thái độ ngạo mạn của George W. Bush ,Tổng thống tiền nhiệm đã làm uy tín của Hoa Kỳ bị giảm sút nghiêm trọng trước cộng đồng thế giới và đưa nền kinh tế tài chính quốc gia vào tình trạng khủng hoảng vì những chi phí quốc phòng.
Khẩu hiệu „Chúng ta cần thay đổi“ được chính quyền Obama dùng làm phương châm cải cách chính trị .Đặc biệt trong lãnh vực an ninh –đối ngoại , chính quyền Obam đã tiến hành một chiến lược mang tính “cởi mở, thân thiện và đa phương”, Chíến lược này chủ trương kết hợp “sức mạnh mềm” với “sức mạnh cứng” và lợi dụng sức mạnh của đồng minh, của cộng đồng quốc tế để giải quyết những vấn đề chung.
Học thuyết Obama
Dựa vào các tài liệu chính thức, các bài diễn văn và cácchính sách thực hiện của chính quyền trong những năm qua ,cho thấy chiến lược an ninh –đối ngoại Obama hay Học thuyết Obam (Doctrine Obama ) được xây dựng trên những nguyên tắc:
- Hạn chế chiến tranh ở nước ngoài: chấm dứt cuộc chiến Irak, rút quân khỏi A Phú Hãn.(Afghanistan) .Cuộc chiến chống khủng bố được tiếp tục bằng tình báo và vũ khí hiện đại (Drones)
-Thận trọng tránh đứng đầu lãnh đạo các tranh chấp quân sự (Leading from behind): Tại Libye , nhường cho Pháp và Anh lãnh đạo cuộc chiến chống Gaddafy. Đường lối này cũng áp dụng cho Mali và Syria.
-Chia sẻ trách nhiệm: Thuyết phục các quốc gia trong vùng liên hệ phải tham gia như Liên minh À Rập (mặt trận Trung Đông ), Liên Minh Âu Châu ( khủng hoảng Ukrain).
-Xét lại các chính sách an ninh trước đây không còn phù hợp : ký thỏa thuận về nguyên tử cũng như bãi bỏ câm vận đối với Ba Tư ( Iran), Bình thường hóa bang giao với Cuba, hủy bỏ lệnh câm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam…
Một phương hướng mới : Nhìn về Á Châu
Chính sách gọi là „xoay trục sang Á Chậu „, còn gọi là „tái cân bằng“, có mục tiêu đặt châu Á vào trung tâm chính sách ngoại giao của Mỹ.Chính quyền Obama gia tăng quan hệ vối Nhật,Úc,Ấn Độ và các quốc Động Nam Á thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương. (TPP).
Vị trí Việt Nam trong chiến lược xoay trục sang Á Châu
Trong chiều hướng bình thường hóa toàn diện với quốc gia cựu thù, Obama đã thăm viếng Việt Nam từ ngày 23 đến 25.05.2016.
Chuyến thăm được báo chí quốc tế quan tâm, bởi đây là chuyến công du Việt Nam đầu tiên của Obama trong hai nhiệm kỳ. Báo New York Times cũng cho rằng, chuyến công du Việt Nam nhằm giúp Obama khẳng định chính sách xoay trục sang châu Á.Theo thông báo của Nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyến viếng thăm của Obama đã đạt được kết quả :
Về chính trị – ngoại giao, hai bên đã ra Tuyên bố chung nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Tuyên bố chung đã tái khẳng định cam kết của hai bên trong việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước; Về kinh tế: hai bên nhất trí cao lấy hợp tác phát triển làm trọng tâm của quan hệ hai nước trong thời gian tới.Chủ trương này được minh chứng bằng những thỏa thuận kinh tế lớn với trị giá lên tới 16,3 tỷ USD mà hai bên đạt được nhân chuyến thăm trong lĩnh vực hàng không và điện gió. Tổng thống Obam khẳng định quyết tâm thúc đẩy Quốc hội thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm 2016; Về quốc phòng – an ninh, Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam .Thành lập Đại học Fulbright Việt Nam ; Thỏa thuận khung về việc Việt Nam cho phép các tình nguyện viên Hoa Kỳ vào dạy tiếng Anh ở thành phố Hà Nội và Thành phố Sài Gòn trong khuôn khổ Chương trình Hòa Bình.
Người dân Sài Gòn chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm 24/5/2016. Official White House Photo by Pete Souza
Chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Obama được trông đợi rất nhiều, từ người dân bình thường cho đến người đấu tranh cho tư do, dân chủ và môi sinh , nhất là trong thời điểm cả nước đang chống bầu cử quốc hội bù nhìn, chống tai nạn môi sinh ở Vũng Áng-Hà Tĩnh và biểu tình đòi trả tự do cho những người yêu nước đang bị giam cầm.Mọi người hy vọng Tổng Thống sẽ Obama mạnh dạn lên tiếng trong các cuộc đàm phán với giới lãnh đạo đảng và nhà nước CHXHCN .Nhưng đáng tiếc Obama đã không nói một câu nào về khủng hoảng cá chết, không nói một câu nào về các cuộc biểu tình cùng sự đàn áp tàn khốc đang diễn ra cùng với chuyến đi thăm VN của ông. Ông cũng không có lời nào nói về yêu cầu của hơn 100.000 chữ ký của người dân VN đã làm để gửi Nhà Trắng yêu cầu ông lên tiếng. Và cuối cùng cũng không một lời nào về tên tuổi của các tù nhân lương tâm.
Người Việt Nam trong và ngoài nước cảm thấy bẽ bàng cho Obama muốn gặp một số đại diện xã hội dân sự tại một khách sạn ở Hà Nội vào ngày 24.05.2016 đã xảy ra không tốt đẹp vì những người chính đáng đại diện cho những tổ chức thuộc xã hội dân sự được mời đã bị Công an nhà nước ngăn cấm không đến được.Bài diễn văn Obama đọc trước giới trẻ tại Trung tâm Hội nghị quốc gia vào ngày 24.05.2016 được nhiều người tán thưởng.Nhưng giới phân tích nhận định đây chỉ là nghệ thuật trình diễn hùng biện, phát biểu những điều mà công luận thích nghe.
Nói chung mọi sự kiện này đã gây nhiều thắc mắc về sự nhất quán và thực chất của chính sách nhân quyền mà Obama thường quảng bá.
Nhựơng bộ Nhân quyền vì đối tác quốc phòng?
Cũng có dư luận cho rằng Tổng thống Obama phải nhượng bộ nhân quyền để giữ quan hệ chiến lược với các lãnh đạo mới của Việt Nam. Đối với Mỹ, liên minh chống Trung Cộng và lợi ich kinh tế là quan trọng hơn nhân quyền.
Mỹ dự kiến cung cấp cho Việt Nam 18 tàu tuần tra Metal Shark.
Theo các chuyên gia phân tích quốc phòng, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam sẽ thắt chăt mối quan hệ kinh tế và quân sự với nước này, đồng thời tạo cơ hội lớn cho các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ.
Quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí sẽ mở ra cơ hội cho công nghiệp quốc phòng của Mỹ, bởi Việt Nam là quốc gia nhập khẩu vũ khí đứng thứ 8 trên thế giới, với các hợp đồng mua vũ khí phòng thủ có giá trị ngày càng lớn, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Sau khi TT Barack Obama công bố hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán các loại vụ khí sát thương và công nghệ kỹ thuật cao , Công ty Hàng Không Dân sự VietJet Air đặt mua 100 Chiếc Máy Bay Boeing loại nhỏ Boeing 737-MAX 200, công ty này cũng mua của Công ty Pratt & Whitney Hoa Kỳ số lượng 135 Động Cơ Phản Lực loại hiện đại nhất .Tổng số hai lô đặt hàng trên đây cùng với một số trang thiết bị là 16 Tỷ USD. Bộ quốc phòng CHXHCNVN sẽ đặt mua thêm – 15 Máy Bay Siêu thanh tàng hình loại mới F-22 Raptor do Công ty Lockheed Martin chế tạo, tổng trị giá khoảng 5 tỷ 085 USD. 5 Máy bay Săn và chống Tàu ngầm P-3C Orion ,trị giá 180 triệu USD ,10 giàn Radar TPS giá 100 Triệu USD.
Tham vọng trở thành Tổng Thống Thái Bình Dương?
Chỉ còn sáu tháng , nhiệm kỳ Tổng thống sẽ kết thúc . Obama, lãnh đạo trong hoàn cảnh như một „con vịt què „(lame duck) trong năm bầu cử tổng thống, nên ông nỗ lực tìm kiếm một thành công ở châu Á để tô bóng thêm cho di sản đối ngoại . Obama chính là người khởi xướng chính sách xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ. Trong hơn bảy năm qua, ông Obama đã đến thăm hầu hết các nước trong vùng – trong đó có nhiều nước đến hai lần, như Nam Dương (Indonesia 2010, 2011),Miến Điện ( Myanmar 2012, 2014), Mã Lai Á ( Malaysia 2014, 2015) và Phi Luật Tân (Philippines 2014, 2015).Chính sách „xoay trục“ ( Asia pivot), có mục tiêu đặt châu Á vào trung tâm chính sách ngoại giao của Mỹ , nếu thành công Obama sẽ thành Tổng thống Thái Bình Dương’ đầu tiên của Mỹ.
Nhìn lại hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Obama có thể thấy chiến lược an ninh-đối ngoại của Mỹ là một chiến lược thực dụng và ít tham vọng.Thế giới đã từng bị đe dọa dưới thời một Tông thống thuộc Đảng Cộng hòa , nên hoc thuyết Obama là một hồng ân và vị Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có lẽ xứng đáng là người mang giải thưởng Nobel Hòa bình.
© Vũ Ngọc Yên
© Đàn Chim Việt
Nhưng cái giải Nobel Hoà Bình mà ông Obama được UBNobel NaUy ban phát vào năm 2009 lại là một
trong những Giải Nobel vô duyên nhất!
Trích: “ Nhưng đáng tiếc Obama đã không nói một câu nào về khủng hoảng cá chết, không nói một câu nào về các cuộc biểu tình cùng sự đàn áp tàn khốc đang diễn ra cùng với chuyến đi thăm VN của ông. Ông cũng không có lời nào nói về yêu cầu của hơn 100.000 chữ ký của người dân VN đã làm để gửi Nhà Trắng yêu cầu ông lên tiếng. Và cuối cùng cũng không một lời nào về tên tuổi của các tù nhân lương tâm.
Đồng ý với tác giả. Ngay cả trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức vừa đang tuyệt thực và ls Nguyễn văn Đài, vợ ông đã lặn lội sang tận HK, điều trần trước một số dân cử QH xin can thiệp cũng không đề cập tới. Nếu TT Obama nói những điều này, lãnh đạo CS dù không hài lòng nhưng cũng phải chấp nhận, không thể “sọc dưa” hay “dỡ quẻ” ảnh hưởng đến mục tiêu chính của chuyến công tác của ông được vì vấn đề liên quan trầm trọng đến nhân quyền, đến môi trường đang xảy ra, cả nước và thế giới đều biết, quan tâm và lên án.
Chuyện dỡ bỏ cấm vận vũ khí là quyền lợi hai nước. HK biết nên bán những loại nào và VN có khả năng mua loại nào để vừa có hoa hồng vừa để “hù” thiên hạ. Nhưng hai chữ Nhân Quyền mà HK, đặc biệt là ông Obama thường dùng làm chiêu bài khi nói chuyện thật khiến cho người ta thất vọng.
PM