Bóng Đè- Mai này Trung quốc không chỉ đô hộ VN
«Bóng Đè» là tựa quyển truyện của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu xuất bản ở Đà Nẵng năm 2004 đã một thời gây sôi nổi ở Việt Nam và cả không ít trong giới độc giả người việt hải ngoại .
Tác giả kể chuyện ông già chồng đêm hiện về đè cô con dâu nằm ngủ trên bộ ván kê trước bàn thờ ở giữa nhà mỗi khi cô về bên nhà chồng và ngủ lại . Lúc đầu cô hoảng sợ nhưng sau vài lần, cô thấy quen và có ý mong đợi .
Nhưng « Bóng Đè » ở đây chỉ mượn cái tựa truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu để muốn nói ngày nay cả đất nước Tàu, dân tộc Tàu vẫn còn bị « bóng đè » . Cái bóng của Mao Trạch-đông .
Hôm 8/9/2016, nhân 40 năm sau ngày chết của Mao (Mao chết 9/9/1976), hảng tin AFP của Pháp cho phổ biến một bài phân tích về sự nghiệp của Mao và gọi đó là một di sản « cồng kềnh » để lại cho đất nước Tàu . Bởi ngày nay, người dân Tàu đi đâu cũng bắt gặp Mao . Từ trong nhà ra ngoài ngõ . Trên tờ giấy bạc cũng có hình Mao .
Điều cần nói là dân Tàu bị bóng Mao đè thì đành rồi . Còn dân Việt nam, nói ngày nay đã độc lập vì không còn bóng dáng thực dân và Mỹ Ngụy nữa, mà vẫn bị bóng Mao cồng kềnh đè lên . Không phải mới đây mà từ thập niên 50, cô dâu Hồ Chí Minh đã mong đợi cái bóng ấy tới không chỉ đè một mình cô dâu mà đè cả đất nước Việt Nam .
Cũng về Mao, tuần báo «Người Quan sát Mới » (Le Nouvel Observateur, 18-24/8/2016), chạy tít trang bìa « Mao là tên tội phạm lớn nhứt lịch sử » . Với hình của Mao trên nền màu đỏ .
Nhưng đừng quên Mao hiện là thần tượng của Tập Cận bình và cả của đảng cộng sản ở Việt nam . Bao giờ đảng cộng sản ở Việt nam còn thờ Hồ Chí Minh thì vẫn còn tôn thờ Mao như là tiền bối .
Người Tàu ở hải ngoại vừa rồi tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm ngày chết của Mao ở nhiều nơi đều bị người Việt nam và người Tàu tranh đấu dân chủ phản đối nên tổ chức không được . Nhưng còn năm tới, và năm tới nữa .
Cái hiểm họa mà người Việt nam nên để ý là khi Tàu đô hộ Việt nam thì chẳng những bị mất nước mà người dân có thể sẽ bị cán bộ đảng viên cộng sản Tàu ăn thịt nữa . Như đã xảy ra ở ngay nước Tàu trong cuộc cách mạng văn hóa .
Việt Nam bị Bóng Mao đè
Từ sau cuộc gặp gỡ Staline năm 1952 ở Mạc-tư-khoa, Mao nhận nhiệm vụ “đặc trách Việt nam ” do Staline ủy nhiệm nên Mao nổ lực cung cấp Hà nội vừa cho nhu cầu chiến tranh, vừa lý luận tư tưởng Mao . Ở khắp Miền Bắc, chỗ nào cũng thấy hình Mao chiếm vị trí tôn kính thay thế thánh thần .
Hồ Chí Minh bắt đầu học làm cách mạng với Lênin, kế tiếp với Staline . Khi bái sư với Mao thi Hồ Chí Minh hết lòng hết dạ vâng lời Mao vì Mao là Lê-nin + Staline . Như Lê-nin, Mao dùng dối trá và bạo lực cướp được chánh quyền và nắm giữ chánh quyền . Như Staline, Mao là tội phạm chống nhân loại lớn nhứt lịch sử ( Frank Dokotter, Đại Học Hồng kông, AFP, 9/9/2016, Paris) .
Hồ Chí Minh nhận mệnh lệnh của Mao từ năm 1953 và chỉ thị cho đảng cộng sản bắt đầu làm cải cách ruộng đất . Và các năm 1956-1957 là toàn diện để kết thúc với thành quả hơn 500 000 nông dân vô tội chết tại hiện trường và tiếp theo sau đó do đói, bịnh tật . Trong số nạn nhân có cái chết của nhà yêu nước phụ nữ Bà Năm ở Hà nội thhể hiện đầy đủ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh . Thế mà ngày nay, đám cộng sản hảy còn thờ vì là họ kẻ thừa hưởng sự nghiệp máu và nước mắt của cả dân tộc .
Từ sau 1965, đảng cộng sản hoàn toàn ngả hẳn theo Mao . Lê Duẩn vâng lời Mao dồn hết nỗ lực đẩy mạnh chiến tranh vào Miền Nam, áp dụng chiến thuật biển người của Mao . Ở Bắc, Mao gởi qua 320 000 quân Tàu để bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa .
Sau khi chiếm được Miền Nam, Việt Nam đã mất đi 5 trìệu nhân mạng . Cái giá của “ Ta đánh đây là đánh cho Trung quốc và Liên-xô ”.
Nhìn lại di sản cồng kềnh của Mao
Cách nay 40 năm, ngày 9 tháng 9/1976, Mao chết . Năm nay 2016 là năm thứ 50 Cảch mạng Văn hóa tàn phá triệt để xã hội tàu và làm cho toàn tàu dân máu đổ, thịt rơi . Thế mà Mao vẫn được tôn thờ, không riêng ở quê hương của ông, mà cả ở Việt Nam do của Hồ Chí Minh du nhập và phổ biến .
Cách mạng Văn hóa và Cải cách Ruộng đất thể hiện sự tàn bạo của chánh sách mao . Theo lý thuyết mao, cách mạng càng tàn bạo thì thành quả càng cao .
Trong Cách mạng Văn hóa, dân chúng chứng kiến cảnh rùng rợn, ngoài sự tưởng tượng . Cán bộ tổ chức
“tiệc liên hoan với thịt người”. Ăn thịt người không phải vì đói hay vì thói quen mà vì lòng hăng say cách mạng và thể hiện lòng thù hận kẻ thù của nhân dân, của cách mạng .
Chuyện xảy ra ngày 4 tháng 5/1968 . Trong một ngôi làng tỉnh Quangxi (Quảng tây), một người đàn ông và một người đàn bà bị lôi kéo tới một “ phiên đấu tố ” để bị quần chúng cách mạng đấu tố, buộc tội, sỉ nhục, tra tấn vì những tội “ phản cách mạng ” của họ . Sau cùng, họ bị cán bộ cách mạng ban cho mỗi người một viên đạn vào đầu . Thật ra cảnh này rất phổ biến từ năm 1949 khi ra đời Cộng hòa Nhân dân Trung quốc nhưng nay được đưa lên tầm cao trong Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966 .
Có điều là sự dã man của cách mạng hôm ấy không phải như trước giờ . Vì đó là cách mạng văn hóa . Đám đông quần chúng nhào tới hai xác người còn thoi thóp, cấu xé ra từng mảnh, đem chia nhau những miếng thịt của nạn nhân mà không ai lạ, chính là bà con lối xóm trong làng từ bao lâu nay . Bữa ăn tập thể hôm đó gọi là “ bữa tiệc cách mạng thịt người ” .
Môt sự sáng tạo cách mạng rợn người ở thời đại mao . Và chỉ có dưới chế độ của Mao mà thôi!
Cả quận Wuxuan của tỉnh Quangxi đều biết chuyện động trời này . Chánh quyền vẫn giữ im lặng . Không một cán bộ cấp cao nào dám can thiệp . Mao vẫn không ngừng nhấn mạnh hãy để quần chúng lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân .
Suốt hơn hai tháng, tình trạng dã man này bao phủ tỉnh Quangxi . “ Tiệc cách mạng ăn thịt người ” lan từ làng này qua làng kia . Cứ mỗi lần kết thúc một “ phiên đấu tố ” là có một thành phần “ bất hảo ” của cách mạng được đưa ra làm vật tế thần . Bản báo cáo chánh thức cho biết ở địa phương có 291 người bị giết để ăn thịt . Theo kết quả điều tra sau này thì con số chính xác là 421 người . Nạn nhân thường là người trẻ . Có khi là anh em hoặc cha với con nhỏ tuổi . Họ là những người bị buộc tội thuộc thành phần “ phi đẳng cấp ” (paria / outcast, theo văn hóa Ấn độ, hạng người không nên gần gũi- intouchable) . Tiếng tàu là “ heivulei ” (5 loại/thành phần đen, hắc ám ) hoặc thuộc ” thiểu số phản động ” . Những người này chống lại cán bộ kia thuộc đa số để xác nhận mình mới là những người đi đúng đường lối và tư tưởng Mao . Cả hai phe đều được lãnh đạo tung ương ủng hộ và giựt dây theo quyền lợi của phe nhóm .
Sau cùng nhờ ở vũ khí mạnh, phe đa số đàn áp phe thiểu số, kết thúc cuộc xung đột giữa những cán bộ Cách mạng Văn hóa với nhau . Có hai sinh viên bên phe thiểu số bị xử tội, treo lên cây, cắt thân thể ra từng mảnh vụn, đem chia cho bạn của nạn nhân .
Từ nay, sự nhiệt thành tràn ngập vùng Quangxi . Để bày tỏ long trung thành tuyệt đối với Mao, học sinh xúm nhau đánh chết một bà giáo, chia nhau thịt của bà . Nhiều nạn nhân khác bị đánh, bị kéo lê ngoài đường, vứt xuống bờ sông . Sau cùng, đám cán bộ Cách mạng Văn hóa nhào xuống, xẻ thân thể nạn nhân, lấy các bộ phận cơ thể, cả bộ phận sinh dục được cho là vật hiếm quí, dành riêng đem dâng cho cán bộ chỉ huy đội ngũ . Phần còn lại, cán bộ thường chia nhau . Bộ xương ném xuống sông .
Thường thì nạn nhơn bị mổ bụng và lóc thịt lúc còn sống .
Những cảnh tượng cực kỳ dã man này một hôm kết thúc nhờ chánh quyền trung ương được thông tin nên can thiệp. Thật ra, khi thấy “ cách mạng” như vậy đã đủ nên cho lệnh ngưng lại mà thội .
Thảm cảnh ngày nay đươc biết tới nhờ nhà báo tàu Zheng Vi đã ra công điều tra, đọc những báo cáo mật được tiêt lộ năm 1988 . Mục đích của ông là để trả lại công lý cho những nạn nhân đã bị nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc bỏ quên .
Có gì đáng sợ hơn cái chết ?
Thực tế ở Việt nam ngày nay, Bóng Mao đang ngày càng phủ trùm kín đất nước, áp lực ngày càng nặng đến khó thở. Cũng do ý muốn của đảng cộng sản ở Hà Nội . Thậm chí có không ít đảng viên có thể nói “ Việt Nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao ? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà” .
Dỉ nhiên sẽ có những phong trào phản kháng, như lẻ tẻ hiện nay, vì dầu sau cũng còn một số người Việt Nam chưa quên đất nước . Nhưng hãy nhìn qua Tây tạng để thấy cường độ đàn áp của Tàu đến mức nào . Và sau một thời gian lệ thuộc, dân tộc Việt Nam sẽ còn được bao nhiêu . Và biết đâu, khi phản kháng hung hãn và lan rộng khắp, cộng sản Tàu sẽ không cho làm lại cuộc cách mạng văn hóa của Mao để thanh lọc xã hội triệt để, thi ăn thịt người sẽ cần thiết để gieo kinh hoàng, theo thuyết Mao “ Cách mạng càng tàn bạo, càng dã man thì thành quả càng cao “ ?
May ra có nhiều người nghĩ tới viễn ảnh rùng rợn đó mà không sợ công an ác ôn bắt bớ, đánh đập, tù đài, bức tử trong tù hiện nay !
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
Trích: “Việt Nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao ? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà”
Thử lấy cách xét người của Khổng Tử để xét về những người CSVN có ý nghĩ trên. Khổng Tử nói xét người thì nên xét xem người đó làm để làm gì, làm với lý do gì và yên tâm trong hoàn cảnh nào.
Làm để làm gì? Lật đổ chính quyền VNCH để đảng CSVN lên nắm quyền tại miền Nam.
Làm vì lý do gì? Chống xâm lược của Mỹ, giành độc lập cho nước.
Yên tâm trong hoàn cảnh nào? Việt Nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà”
Như vậy yên tâm trong hoàn cảnh bị Trung Quốc đô hộ thì mâu thuẫn với lý do làm để chống xâm lược. Kẻ muốn nước được độc lập thì không thể yên tâm trong hoàn cảnh bị Trung Quốc đô hộ.
Vậy thì thử với giả thuyết khác:
Làm để làm gì? Lật đổ chính quyền VNCH để đảng CSVN lên nắm quyền tại miền Nam.
Làm vì lý do gì? Lật đổ chính quyền VNCH vì muốn có quyền lực.
Yên tâm trong hoàn cảnh nào? Việt Nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà”
Như vậy sự yên tâm trong hoàn cảnh bị Trung Quốc đô hộ phù hợp với lý do làm để làm gì. Vì chỉ muốn có quyền lực nên khi bị Trung Quốc đô hộ mà mình không bi mất quyền lực thì vẫn thấy yên tâm.
Ông Khổng Tử tuy không dạy học trò nổi lên lật đổ chính quyền nhưng ông ta dạy học trò cách xem xét người cầm quyền là loại người nào để học trò quyết định xem người cầm quyền đó có đáng để họ phục vụ hay không.
Trích: “Đám đông quần chúng nhào tới hai xác người còn thoi thóp, cấu xé ra từng mảnh, đem chia nhau những miếng thịt của nạn nhân mà không ai lạ, chính là bà con lối xóm trong làng từ bao lâu nay. Bữa ăn tập thể hôm đó gọi là “ bữa tiệc cách mạng thịt người ”
Đó là một xã hội ít học thức bị luận điệu kích động lưu manh của Mao Trạch Đông nên xem những thành phần mà Mao ghét như là kẻ tử thù. Đám đông tin vào lời Mao Trạch Đông đó cũng là những kẻ tin rằng đàn bà đẻ mà đọc sách Hồng của Mao thì đẻ sẽ không thấy đau, thương binh đọc sách Hồng của Mao thì mặc dù bị mổ không có thuốc tê cũng không cảm thấy đau. Sau 1975, có lần đài truyền hình Sài Gòn đem chiếu một cuốn phim tuyên truyền kiểu này của Trung Quốc. Qua hôm sau nhiều người dân Sài Gòn chế diễu. Từ đó về sau không thấy chiếu lại phim này nữa. Người dân Việt Nam có văn hóa cao hơn đám cuồng tín tin vào Mao này. Những du khách Trung Quốc sang Việt Nam cư xử thô lỗ là con cháu của cái đám đông kém văn hóa nên tin vào lời lẽ nhảm nhí của Mao.
143 người Tây Tạng tự thiêu
Người Tây Tạng ‘bị thế giới làm ngơ’ . Điều mà các quốc gia muốn là xâm nhập được vào thị trường và tài chính Trung Quốc . Thế nên người Tây Tạng đành chọn cách phản đối cực đoan, tự thiêu mình nhằm phản đối sự cai trị của Trung Quốc trên quê hương họ.
05/03/2016
Tây Tạng cầu nguyện cho những vị tự thiêu vì sự tự do cho dân tộc
Chính phủ Tây Tạng lưu vong đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cho những người tự thiêu tranh đấu sự tự do cho Tây Tạng, trong đó có Thượng tọa Kalsang Wangdu, tự thiêu và viên tịch ngày 29/02/2016 tại một tu viện Phật giáo Tây Tạng trong khu vực tỉnh Tứ Xuyên (Trung quốc), người thứ hai là cậu bé 16 tuổi tên Dorje Tsering, tự thiêu thành phố Dehradun, Ấn Độ – cậu bé này được cứu sống, nhưng bị phỏng rất nặng, cư sĩ Dubey, tự thiêu và quá vãng ngày 27/02/2016.
Phát biểu tại buổi Lễ cầu nguyện, bà Dolma Gyari, Phó Chủ tịch Quốc hội Tây Tạng lưu vong, bày tỏ sự đau buồn sâu sắc và tinh thần dũng cảm hy sinh vì sự tự do cho Tây Tạng. Bà Dolma Gyari kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và các nhóm Nhân quyền cho hành động cấp thiết trong việc chính phủ Trung Quốc chấm dứt việc khủng bố, bắt bớ giam cầm người dân Tây Tạng.
Ngày càng nhiều người Tây Tạng, cả chư tăng và cư sĩ phật tử tại gia, đang tham gia vào các hoạt động tự thiêu trước tòa nhà chính phủ Trung Quốc để phản đối sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Tây Tạng và người dân ở đây trong nhiều năm nay.
Kể từ tháng 02 năm 2009, đã có 143 người Tây Tạng tự thiêu tại Tây Tạng và Trung Quốc, đã chết theo Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên dõi theo những cuộc biểu tình của người Tây Tạng.
July 23, 2016- Tàn phá học viện Phật Giáo Tây Tạng
Các tổ chức tranh đấu cho Tây Tạng cho hay Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch tàn phá nhiều tòa nhà ở Larung Gar, một trong các trung tâm tu học Phật giáo lớn nhất ở Tây Tạng.
Tổ chức Free Tibet có trụ sở ở London cho hay vụ phá hủy bắt đầu từ thứ tư trong tuần và một số tu sĩ và cư dân đang sống gần khu này đã bị trục xuất.
Nhà cầm quyền địa phương của Trung Quốc muốn cắt giảm số cư dân của thị trấn Larung Gar đến phân nữa, chỉ còn khoảng 5,000 người, với lý do ‘đông đảo quá sẽ gây bất ổn’ .
Tu viện tại đây được thành lập từ năm 1980, được xem là trung tâm tu học Phật Giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, luôn thu hút một số lượng khổng lồ các tín đồ Phật Giáo từ khắp nơi về nghiên cứu và tu dưỡng tâm linh.
Quân nhân và lực lượng an ninh Trung Quốc ăn mặc thường phục đã đem nhiều xe cơ giới, kể cả xe ủi đất đến tàn phá. Chính phủ Trung Quốc vẫn im lặng, không lên tiếng giải thích gì cả, dù có nhiều chỉ trích.
Các quan sát viên cho là ‘Bắc Kinh đang âm thầm tiến hành chiến dịch làm giảm bớt ảnh hưởng của Đạo Phật ở Tây Tạng, vì ảnh hưởng quá to lớn của Đức Dalai Lama ở quê hương của ngài’, mà bước đầu là phá hoại những trung tâm tu học như Larung Gar.
Trích: “Thậm chí có không ít đảng viên có thể nói “ Việt Nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà” .
Đâu phải chỉ có các đảng viên này nghĩ như vậy. Bị ngoại bang cai trị mà đời sống không bị khốn cùng thì người dân cũng không muốn vùng lên đánh đuổi ngoại xâm. Vì thế mà một nhóm nhỏ người Mãn Thanh đã cai trị được đa số người Trung Hoa trong 268 năm. Trong những thập niên đầu, kinh tế Trung Hoa dưới sự cai trị của người Mãn Châu khá thịnh vượng. Người Mãn Thanh đánh thuế nông dân nhẹ, công thương nghiệp pháp triển, kho của vua đầy ắp tiền, cho nên các chí sĩ hô hào phản Mãn phục Minh mà nông dân không chịu nổi dậy. Không phải là họ không yêu nước mà vì họ chưa lâm vào đường cùng thì cái hại khi nổi dậy rất ghê gớm trong khi không nổi dậy thì họ cũng vẫn sống được.
Dear Minh Đức,
Xin phép “đàn ngang cung” để lý giải tìm ra sự thật một chút nhé :-) !
1/
Xin dẫn tài liệu cho biết kinh tế Tàu thời Mãn Thanh trong những năm đầu tiên tiến triển tốt đẹp, do giảm thuế nông nghiệp để mua lòng dân !
2/
Suy từ sau cái gọi là “Đại thắng mùa xuân 1975″ ta thấy V+ làm cho kinh tế cả nước lụn bại, nhất là trong các năm 76, 77, 78. Rồi dân bỏ nước ra đi ùn ùn tạo nên hiện tượng “thuyền nhân” Việt ồn ào khắp thế giới.
Trong nước phản kháng nổi lên, nhất là dân trong Nam, nhưng bọn V+ vẫn vững như bàn thạch, cho dù bị T+ và Miên + gây chiến, thế giới cô lập qua kêu gọi “cấm vận” (embargo) của Mỹ trong nhiều thập niên.
3/
Lý giải vè trường hợp VN, tôi cho rằng:
a/ Sau nhiều năm dài chiến tranh, dân chán ngán muốn hòa bình.
b/ Niềm tin phá sản, nhất là khi Mỹ bỏ rơi đồng minh thật tàn nhẫn.
c/ Phía thắng trận mưu mô qủi quái và tàn bạo, quyết nhổ cỏ tận gốc.
Chính chúng bày ra trò “phục quốc” để hốt trọn ổ những mầm mống chống đối !
d/ Phia thua trận đã phá sản toàn bộ, chỉ còn là những đốm lưả le lói khi kháng chiến.
4/
Trường hợp Tàu thời Mãn Thanh cũng rứa. Chả khác gì thời Mông Nguyên cả.
Hay thời nước ta bị Tàu đô hộ cả gần ngàn năm và Tây thực dân gần 100 cũng vậy.
Vận nước suy vi nên cả nước đắm chìm trong bể trầm luân, không “vỡ nước” là may lắm.
XÃ HỘI NHÂN VĂN VÀ XÃ HỘI CÁCH MẠNG
Xã hội con người nói cho cùng ngay từ thời cổ cũng đã là xã hội nhân văn. Bởi nếu không nhân văn xã hội tất đã diệt vong từ lâu mà không thể tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên phát triển của xã hội tất yếu là phát triển theo lịch sử, mọi yếu tố văn minh văn hóa không phải có ngay từ đầu mà chỉ được hình thành và phát triển theo thời gian lịch sử. Từ thời đại hoang dã, tới thời kỳ bộ lạc, qua thời đại phong kiến quân chủ, đến thời thời đại dân chủ tự do, đều là các bước phát triển như thế. Có nghĩa sự phát triển không bao giờ lặp lại hay quay ngược trở lại giai đoạn trước đó. Tức nhân loại phát triển theo hai bước song song, phát triển về khoa học kỹ thuật, phát triển về văn hóa nhận thức xã hội, cả hai phát triển này thực chất bổ sung cho nhau và cũng dẫn đến kết quả thống nhất như nhau. Xã hội con người ban đầu chưa có tư hữu, đó là thời kỳ hoang dã, nhưng dần dần tư hữu đã hình thành vì là nhu cầu sống thiết yếu cho mọi cá nhân, nhưng càng ngày tư hữu đó không còn biệt lập, riêng rẽ nữa mà kết hợp lại với nhau trong một nền tư hữu thống nhất của xã hội, nhưng càng ngày càng khoa học và tinh vi cũng như hiệu quả hơn, đó chính là chế độ tư bản khoa học kỹ thuật tiên tiến và phát triển.
Thế nhưng Mác chỉ là kẻ gàn bướng ngu dốt, muốn đi ngược lại chiều hướng phát triển khách quan của lịch sử. Đầu óc ông ta là kiểu đầu óc bệnh lý, tự thần thánh mình, nhưng lại mê tín vào lý thuyết biện chứng luận mơ hồ huyền hoặc của Hegel để đưa ra các học thuyết hoàn toàn trái quẻ như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các hình thái xã hội để nhằm kết luận ban đầu loài người ở xã hội cộng sản nguyên thủy để cuối cùng đi lên xã hội cộng sản không tưởng mà Mác tự cho đó là xã hội cộng sản khoa học. Cách lý luận của Mác là cách lý luận tư biện và ngụy biện, vì không căn cứ vào khách quan lịch sử cũng như không căn cứ vào khoa học cụ thể mà chỉ lý luận suông, lý luận hoàn toàn theo kiểu hình thức tưởng tượng. Như vậy rõ ràng Mác là tay tư tưởng gia phản động đệ nhất trong lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, phản động vì lội ngược lại dòng lịch sử thực tế phát triển khách quan và tự nhiên của xã hội nhân loại. Chẳng những thế Mác còn đưa ra quan điểm độc tài chuyên chính, còn vượt xa cả thời kỳ quân chủ phong kiến, vì khi đó chỉ có cá nhân vua là chuyên chính, và vẫn có thể bị hạ bệ vì vô số nguyên nhân. Trong khi đó chuyên chính của Mác hiểu lại là chuyên chính toàn xã hội, có nghĩa nó tạo thành quy luật quán tính không thể nào bẻ gảy được. Điều đó thực tế khiến xã hội trở thành phi nhân văn, phản nhân văn hơn bất kỳ thời kỳ xã hội nào có trước nó, tại vì nó hoàn toàn giả tạo, cưỡng bách đại trà, trở thành tuyệt đối máy móc mà không bất kỳ xã hội nhân văn nào có trước nó có thể bì được.
Thực chất là thế, song những người như Lênin, Mao Trạch Đông lại không hiểu ra được điều đó hay chỉ nhằm lợi dụng điều đó, do vậy họ nghĩ Mác là nhà cách mạng xã hội vĩ đại về mặt lý thuyết và họ quyết noi gương để trở thành những nhà cách mạng vĩ đại trong thực hành hay thực tế. Thế nhưng ngày nay ai cũng thấy chế độ Lênin tức Liên Xô sau bảy mươi năm đã hoàn toàn thất bại, và chế độ Mao Trạch Đông cũng cho thấy là chế độ mang tai tiếng nhất trong lịch sử nước Trung Quốc cũng như trong thế giới cận đại. Kết quả Đặng Tiểu Bình thực chất đã lật Mao Trạch Đông nhưng ngoài mặt cho đến nay vẫn cứ giả đò thở phụng họ Mao chẳng khác gì Lâm Bưu trước khi bị họ Mao thủ tiêu trong tai nạn máy bay. Chính sự độc tài nó tàn phá nhân loại như thế, vì không bao giờ ai dám nói ra sự thật bề trong của nó cả cho dù bề ngoài đã phần nào đó bị thay đổi. Đặc biệt Mác hoàn toàn phủ nhận mọi đạo đức xã hội từ ngàn xưa mà ông quy chụp là đạo đức tư sản và chỉ đề cao thứ đạo đưc duy nhất là đạo đức vô sản. Nhưng thực chất cái gọi là đạo đức vô sản đó chỉ là niềm tin máy máy vào cái gọi là quy luật khách quan của lịch sử do chính tư tưởng chủ quan của Mác dựng nên. Như vậy nếu quy luật đo chỉ trật chìa, mà thật sự nó chỉ là trật chìa, thì khiến xã hội mất cả chỉ lẫn chài, tức đạo đức nhân văn không còn mà chân lý khoa học cũng chẳng còn. Đó chính la kết quả của các cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất hết sức dã man không những tại Trung Quốc mà còn nhiều nơi trên thế giới, và ngày nay thế giới tổng kê lại, tổng số nạn nhân của nó kể chung lại là 100 triệu người, đó thật sự chính là tội lỗi của Mác mà không ai khác.
Bởi vì nếu không có học thuyết Mác, tất nhiên cũng không có mọi hậu quả tai hại như thế của nó. Hoặc giả nếu học thuyết Mác là đúng, cũng chẳng điều gì đáng nói, và hi sinh cho mấy để đi đến thành công tốt đẹp chung cũng không sao cả. Thế nhưng ngặt nỗi nó hoàn toàn sai về mặt lý luận khoa học cũng như về mặt thực tế xã hội cuộc sống, nên đó thực sự không chỉ là tội lỗi mà còn là tội ác của Mác đối với nhân loại là như thế. Vì chẳng khác gì Mác đã lừa gạt cả xã hội loài người trong suốt dài cả thế kỷ vì mọi lập luận và quan điểm sai trái phi khoa học và phản thực tế của mình, mà chính điều đó ngày nay nó tự chứng minh mà chẳng cần phải ai chứng minh cho nó cả. Đấy sự khác nhau giữa xã hội nhân văn thật và xã hội cách mạng ảo là như thế, nên trong cuộc cải cách ruộng đất và cuộc cách mạng văn hóa ở Tàu do Mao Trạch Đông làm thủ lãnh, với kết cuộc là những “bửa tiệc cách mạng thịt người”, với nạn nhân của nó lến tới 421 người bị xẻ thịt chia nhau ăn thật sự theo nghĩa đen, đó là điều mà các tài liệu thống kê chính thức ngày nay đã cho thấy và cả thế giới cũng đều kinh hoàng biết đến.
THƯỢNG NGÀN
(16/9/16)
Tôi thấy ngày nay bọn cộng sản trung kiên và bọn dân tộc chủ nghĩa Hán cẩu dùng Mao như một dụng cụ để thử sức kháng cự của 1 xã hội. Dù trong lòng chúng chưa chắc đã thờ Mao.
Bên Việt Nam mới năm trước, bọn đài truyền hình trung ương VN cho phát chương trình ca múa có màn “nhớ ơn bác Hồ, nhớ bác Mao”. Chỉ có 1 bài thôi. Ý đồ của bọn Trần Bình Minh (giám đốc đài THVN) là thử xem phản ứng của dân VN và sức mạnh áp chế của chế độ CS . Nếu không có ai dám phản ứng thì chúng sẽ làm tiếp theo, nhiều hơn. Cũng may là các nhà trí thức VN lên tiếng phản đối . Bọn Hán nô tạm thời ngưng ca tụng Mao. Nhưng được thời chúng sẽ tiếp tục.
Mao đã làm chết hàng chục triệu người Tàu qua các kế hoạch kinh tế, chính trị xuẩn động của hắn. Người Tây phương vì vậy gọi Mao là tên giết người hàng loạt, ngang hàng với Hitler, Stalin, Pol Pot … Hơn nữa, như bài viết của tác giả Cỏ May cho thấy, Mao còn ghê gớm hơn ở chỗ lung lạc, ma mị đầu óc ngu dân, sai khiến họ làm những chuyện tàn độc tập thể . Điều này còn ghê sợ hơn là các vụ chết đói bởi các chương trình kinh tế ngu xuẩn.
Thế nhưng mới đây ở nước Úc, theo phong trào làn sóng đỏ Trung cộng thâm nhập xã hội Úc, Anh, Canada, bọn Hán cẩu quảng cáo tổ chức rầm rộ 2 đêm ca nhạc tưởng niệm 40 năm ngày Mao chết ở 2 thành phố lớn nhất Úc là Melbourne và Sydney. Thật không thể tưởng tượng nổi việc này có thể xảy ra ở 1 nước dân chủ tự do như nước Úc. Cũng may là người Úc và những người Tàu văn minh đã ngăn chặn việc này kịp thời, chương trình bị bọn Hán cẩu cộng tự xóa bỏ. Đây cũng là 1 cú thử của bọn Trung cộng ở bên Úc. Chúng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thử xem mức độ thâm nhập của Tàu cộng vào xã hội Úc đã đến mức nào. Nếu người ta lơ là thì chúng xem như đã thắng lợi 1 bước lớn. Nếu bị phản ứng thì chúng tự lùi bước.
Điều đáng lo ngại hơn là 1 số chính trị gia Úc đã bị mua chuộc, sẵn sàng để yên cho Tàu cộng tung hoành . Tên thị trưởng thành phố Melbourne đã tuyên bố cho phép lễ tưởng niệm Mao vì “tôn trọng tự do ngôn luận” . Người ta đã hỏi tên thị trưởng này có dám để cho bọn Nazi hay Khmer Đỏ tổ chức lễ tưởng niệm Hitler hay Pol Pot ở thành phố của nước Úc ?
Chưa lúc nào như lúc này. Thế lực Hán cẩu đang vùng vẩy khắp địa cầu . Trung cộng cùng với bọn khủng bố Hồi giáo đang đe dọa các nguyên tắc của các xã hội tự do, dân chủ, pháp trị.
TÔN VĂN VÀ MAO
Tôn Văn vĩ đại bao nhiêu
Thì Mao cà chớn càng nhiều vậy thôi
Tôn Văn quân tử trên đời
Còn Mao láu cá ngời ngời dĩ nhiên
268 năm Mãn thuộc triền miên
Tôn Văn giải phóng mọi miền đều vui
Còn Mao nhuộm đỏ cả trời
Ngoại lai mang đến có gì mà hay
Tôn Văn nghĩ tới tương lai
Tam dân chủ nghĩa đặng đời nhân văn
Còn Mao chỉ có lăng nhăng
Phỉnh phờ quần chúng hung hăng diệt người
Nên chi ngẫm nghĩ sự đời
Cái hay cái dở ai người phân ra
Chỉ toàn mù quáng xót xa
Vĩ nhân lộn với gian tà mà kinh
SAO NGÀN
(17/9/16)
Hoan hô Ng Thị Cỏ May . Anh Tonydo nhà ta nè : Hãy ly dị cái em Kim Ngân đi ,thân hình phốp
pháp,gì cũng to ,nhưng óc chỉ bằng qủa nho . Ng̃ thị Cỏ May bảnh hơn nhiều .
Tàu Cộng và Việt Cộng đả tạo ra đất nước của những tên Đồ-tể :Mao và Hồ.
Trích: “Nhưng đừng quên Mao hiện là thần tượng của Tập Cận bình và cả của đảng cộng sản ở Việt nam .”
Tập Cận Bình là Mao Trạch Đông thứ hai của Trung Quốc. Tập Cận Bình tôn sùng sức mạnh của tuyên truyền. Vì thế mà dùng báo chí bơm cho thị trường chứng khoán lên cao. Đó là biểu hiện của chủ nghĩa Duy Ý Chí. Tập Cận Bình dần dần hạn chế phim ảnh Tây Phương, bắt các cơ quan truyền thông ca tụng mình.