WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Luận cứ bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm Anhbasam

ĐCV: Vẫn biết bào chữa là nghề của luật sư và bào chữa cho những vụ án chính trị như thế này không chỉ có nghề mà còn có tâm nữa. Nhưng các bản án thường là có trước, có sẵn rồi, người ta bày ra trò xét xử chỉ để ra cái vẻ dân chủ. Làm gì có tranh tụng, làm gì có nhân chứng.

Nhưng dù sao sự có mặt của các luật sư cũng là yếu tố tinh thần cần thiết cho những bị cáo và gia đình họ. Công sức của các luật sư nếu không được quan tòa ngó đến thì ít nhất cũng được cộng đồng mạng, được những người yêu chuộng tự do dân chủ đánh giá.

——————————————

Ảnh AP

Ảnh AP

Kính thưa HĐXX,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn thuộc Công ty Luật TNHH Hà Sơn xin trình bày luận cứ bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy như sau:

I. Tóm tắt các sự kiện chính của vụ án:

1. Ngày 05/05/2014, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt tạm giam.
2. Ngày 13/05/2014, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, Điều 258 Bộ luật hình sự (BLHS).
3. Ngày 13/05/2014, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can số 18/ANĐT-P3 đối với ông Nguyễn Hữu Vinh; Quyết định khởi tố bị can số 19/ANĐT-P3 đối với bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
4. Ngày 30/10/2014, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an ra Bản kết luận điều tra số 14/ANĐT.
5. Này 26/01/2015, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an ra Bản kết luận điều tra bổ sung số 03/KLĐTB. (Lần thứ 01)
6. Ngày 06/02/2015, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao ra Cáo trạng số 05/VKSTC-V2; quyết định truy tố ra trước Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy theo khoản 2 Điều 258, BLHS; ủy quyền cho VKSND thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
7. Ngày 22/05/2015, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an ra Bản kết luận điều tra bổ sung số 11/KLĐTB. (Lần thứ 02)
8. Ngày 03/06/2015, Viện trưởng VKSND tối cao ra Văn bản số 2063/VKSTC-V2 giữ nguyên Cáo trạng số 05/VKSTC-V2 ngày 06/02/2015.
9. Ngày 07/08/2015, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an ra Kết luận điều tra bổ sung số 21/KLĐTBS (Lần thứ 03).
10. Ngày 22/10/2015, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an ra Kết luận điều tra bổ sung số 26/KLĐTBS (Lần thứ 04).
11. Ngày 05/11/2015, VKSND tối cao ra văn bản số 4400/VKSTC-V1 về việc giữ nguyên cáo trạng số 05/VKSTC-V2 ngày 06/02/2015 và chuyển đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử sơ thẩm theo quy định.
12. Ngày 30/12/2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (TAND Tp.Hà Nội) ra thụ lý số 637/2015/HSST.
13. Ngày 04/01/2016, TAND Tp.Hà Nội ra Quyết định số 04/2016/HSST-QĐ đưa vụ án ra xét xử vào ngày 19/01/2016. Ngày 12/01/2016, Thẩm phán Nguyễn Văn Phổ ra Thông báo hoãn phiên tòa số 45/TB-TA.
14. Ngày 09/03/2016, TAND Tp.Hà Nội ra Thông báo số 86/HS-TB mở phiên tòa vào ngày 23/03/2016.
15. Ngày 23/03/2016, TAND Tp.Hà Nội ra Bản án hình sự sơ thẩm số 96/2016/HSST, tuyên: ông Nguyễn Hữu Vinh 05 (năm) năm tù, tính từ 05/05/2014; bà Nguyễn Thị Minh Thúy 03 (ba) năm tù, tính từ 05/05/2014.
16. Ngày 05/09/2016, TAND cấp cao tại Hà Nội ra giấy báo số 4995, phiên tòa phúc thẩm mở ngày 22/09/2016.

Ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị tạm giam tại Trại tạm giam B14, Bộ Công an ở Hà Nội từ ngày 05/05/2014 cho đến nay.

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

II. Không có chứng cứ buộc tội:

Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Bản án hình sự sơ thẩm số 96/2016/HSST, ngày 23/03/2016 của TAND Tp.Hà Nội đã tuyên, không có để chứng cứ buộc tội:

Thứ nhất:
Không có một bút lục nào, không có một lời khai nào của ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy hoặc lời người khai của người tham gia tố tụng nào khác làm chứng cứ chứng minh ông Vinh, bà Thúy có hành vi liên quan đến việc đăng tải 12 bài viết trên blog “Dân quyền” và 12 bài viết trên blog “Chép Sử Việt” như bản án sơ thẩm nêu.

Thứ hai:
Không có một vật chứng nào để chứng minh ông Vinh, bà Thúy có hành vi liên quan đến việc đăng tải 12 bài viết trên blog “Dân quyền” và 12 bài viết trên blog “Chép Sử Việt” như bản án sơ thẩm nêu. Các cuốn sổ tay thu giữ ở nhà ông Nguyễn Hữu Vinh, không theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS 2003 quy định; nội dung không phản ảnh thông tin, hay không chứng minh được những kết luận tại bản án sơ thẩm.

Thứ ba

Kết luận giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 19/09/2014, về 12 bài viết trên blog “Dân quyền” và 12 bài viết trên blog “Chép Sử Việt” không có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Nó không phải là chứng cứ để giải quyết vụ án.

Thứ tư:

Các bút lục trong hồ sơ vụ án liên quan đến chứng cứ điện tử được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập không theo quy định của pháp luật, không được xác định là chứng cứ. Tòa án cấp sơ thẩm, đã dựa vào các tài liệu này để làm suy đoán chủ quan, buộc tội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy là không có căn cứ.

III. Đề nghị:

Kính thưa HĐXX,

Với các lý lẽ trình bày ở trên và căn cứ khoản 1 Điều 107 “Không có sự việc phạm tội”, Điều 251 “Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án” và khoản 1 Điều 227 “Trả tự do cho bị cáo” của BL TTHS 2003, tôi đề nghị HĐXX xem xét tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm số 96/2016/HSST, ngày 23/03/2016 của TAND Tp.Hà Nội, tuyên bố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy không có tội và đình chỉ vụ án.

Tôi xin chân thành cám ơn sự lắng nghe của các quý vị.

Hà Nội, ngày 22/09/2016.

Người bào chữa

Luật sư Hà Huy Sơn

2 Phản hồi cho “Luận cứ bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm Anhbasam”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Ban đầu tôi nghĩ nên học luật của CS, như lớp trẻ có các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài … để tranh đấu có hiệu quả hơn trong môi trường CS.
    Nhưng càng ngày tôi thấy cực kỳ vô ích và tốn thì giờ, chả bõ công. Tại sao ư ?

    1/
    CS đẻ ra rừng luật, tròng tréo nhau, cuối cùng sài LUẬT RỪNG !
    Cứ nhân danh “dưới ánh sáng của các nghị quyết đảng” là ổn thôi.

    2/
    Vạch đầu gối ra nói còn tốt hơn nói với CS, nhất là trong các toà án.
    Chúng có sẵn bản án trong túi, đến nơi chỉ mở ra đọc và chấm dứt cãi lý.
    Chúng tổ chức ra các phiên toà cốt để mị dân, hơn là đem ánh sáng công lý.

    3/
    Ngắn gọn, nguyên nhân sâu sa do độc tài độc đảng, tức LỖI HỆ THỐNG.
    Đảng CS là kẻ nắm thực quyền trong guồng máy nhà nước, một thứ siêu chính phủ.
    Bởi thế chúng dẫm chân lên nhau là chuyện thường ngày, hệ quả mọi sự rối tinh rối mù !

  2. NGÀN LUẬT says:

    PHÁP LUẬT VÀ TÒA ÁN

    Pháp luật là công cụ chính trị và công cụ hành chánh của một nhà nước. Đối với nhà nước dân chủ tự do, pháp luật ấy nhằm bảo vệ chính trị dân chủ tự do. Đối với nhà nước độc tài, pháp luật ấy nhằm bảo vệ chính trị độc tài. Còn công cụ hành chánh của pháp luật là nhằm bảo vệ mọi trật tự trị an về mặt xã hội dân sự.

    Tòa án cũng là công cụ của nhà nước và pháp luật. Nhưng bởi vì con người ngồi xét xử, vai trò của tòa án không phải thụ động mà là hoạt động, tức không phải chỉ tiêu cực mà còn tích cực. Bởi lẽ nếu tòa án chỉ xét xử một cách máy móc, tiêu cực, cần gì phải có tòa án tức phiên tòa mà chỉ cần một viên chức hành chánh nào đó, hay chỉ cần một hay vài con rô bôt tức người máy nào đó đảm nhiệm chức năng cũng được.

    Như vậy tòa xét xử theo luật là lẽ đương nhiên, vì tòa chỉ là công cụ thi hành, không phải cấp trên chủ động. Tuy vậy xét xử theo luật không có nghĩa chỉ áp dụng luật pháp cách máy móc mà phải hiểu biết luật đó, nhất là phải biết vận dụng luật đó. Vì nếu không làm được như thế, tòa án chỉ trở thành cuội, và luât sư nếu không được như thế, cũng trở thành cuội, có nghĩa chỉ có bị cáo cuối cùng là lãnh đủ cả.

    Ở đây hai bị cáo Anhbasam Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy ra tòa là do bị vướng vào Điều 258 của Luật hình hiện nay quy định “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Luật quy định như vậy nhưng hiểu luật và vận dụng đúng đắn được luật lại là chuyện khác.

    Như thế ở đây cần phải hiểu “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” là thế nào và “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là gì. Tức là có lạm dụng dân chủ hay không lạm dụng dân chủ, có xâm phạm các lợi ích kia hay không, đó mới là điều đáng nói nhất. Thế thì vấn đề không phải chỉ là chứng cứ, hành vi thực hiện, mà chính là ý nghĩa và mục đích của hành vi thực hiện đó là gì. Nếu hành vi thực hiện chỉ nhằm bảo vệ tự do dân chủ, chỉ nhằm bảo vệ sự chính đáng của nhà nước cùng các đối tượng xã hội, thế thì có gì là vi phạm hay gây thiệt hại.

    Cho nên ý nghĩa chính của can phạm là ý đồ và mục đích thâm sâu nhất của họ mà không phải chỉ là nhìn hành vi bề ngoài. Bởi nếu chỉ là thiện chí phản đối cái sai thì lại trở thành đúng, thiện chí nhằm bảo vệ cái tốt thì làm sao trở thành xấu. Đấy cơ sở xét xử của tòa và bào chữa của luật sư chỉ cần xoáy vào đó mà không phải chỉ gãi ngứa bên ngoài hay chỉ xứt cù là vào lỗ rốn. Ở đây quả thật sự bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn còn mang đậm chất hình thức, và sự xét xử của tòa còn mang nhiều tính thụ động, chưa thật sự bảo vệ bị cáo mà chỉ mới cốt bảo vệ nhà nước và chính trị.

    Thật ra nhiệm vụ chính của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp chân chính mà không phải bảo vệ chính trị hay bảo vệ quyền lực. Bởi nếu làm như thế cũng chính là phản lại các ý nghĩa cao cả và cần thiết của tòa án. Cho nên ở các nước tự do dân chủ thật sự, tòa án luôn giữ vai trò độc lập trong xét xử, vì đó là chức năng cùng ý nghĩa quan trọng nhất của tòa. Vì nếu không được như thế thì đưa vụ án ra xét xử làm gì. Tức tòa án là cơ quan chuyên môn đúng nghĩa, giá trị của nó là ý nghĩa chuyên môn về tài phán pháp lý, không phải nhiệm vụ hành chánh hay chính trị. Chỉ tiếc ở mọi nước độc tài sự cố ý hiểu lầm ý nghĩa và giá trị của tòa án là điều thường có. Như thế cái sai ở đây là cái sai của chính trị mà không phải cái sai của tòa án.

    Có nghĩa luật pháp dân chủ phải là điều tiên quyết nhất, tòa án xét xử độc lập phải là tiên quyết thứ hai. Có được cả hai điều tiên quyết đó thì chính trị mới được chính đáng và tốt đẹp, đó mới thành điều tiên quyết thứ ba. Vậy thì đôi khi trong các vụ án chính trị, bị cáo có thể vì công lý, vì lợi ích xã hội, cả khi vì lợi ích nhà nước mà lại bị đưa ra xét xử buộc tội oan uổng, đó là điều cần suy nghĩ và phân biệt rành rọt giữa thế nào là tự do dân chủ và độc tài phản tự do dân chủ một cách xác đáng và thật sự.

    LUẬT NGÀN
    (23/9/16)

Phản hồi