WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao công an khoái đánh người?

Con gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều hôn di ảnh cha trong phiên xử 5 công an. Ảnh NLĐ

Con gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều hôn di ảnh cha trong phiên xử 5 công an. Ảnh NLĐ

Vấn đề này cần có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Hiện nay ngành CA có đến 2 -3 Học viện, trong đó nhiều GS, TS lắm. Rất cần nghiên cứu vấn đề này, đồng thời cũng cần những nghiên cứu độc lập. Tôi xin có vài chia sẻ sau đây để cùng suy nghĩ:

1. Con người vốn có bản năng hung tính, luôn muốn bắt nạt đồng loại, muốn thống trị muôn loài bằng bạo lực. Từ thời nguyên thủy tới nay, nhờ loài người không ngừng phát triển, con người được giáo hóa nên những hành vi được giáo dục thay dần cho hành vi bản năng hung hãn. Nhưng trong một môi trường thuận lợi, bản năng hung tính lại xuất hiện, như những vụ tàn sát dã man trong các cuộc chiến tranh; những cảnh đấu tố, hành hạ đồng loại trong cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, ở Việt Nam, diệt chủng ở Campuchia, bọn khủng bố IS …

2. Về mặt cá nhân con người, khi được hành hạ người khác để chứng tỏ uy quyền của mình, để khuất phục đối phương, diễn ra nhiều lần, sẽ thành bệnh “NGHIỆN” – nghiện quyền lực, nghiên bạo lực – như nghiện ma túy, nghiện rượu, nghiện game… Có những kẻ vũ phu luôn bạo hành vợ con như một nhu cầu không kìm nén được, hành hạ vợ con mới thấy “hả dạ”! Rất nhiều kẻ cai ngục, quản lý trại giam bầy ra đủ trò tra tấn nạn nhân một cách dã man, quái đản, lấy làm khoái chí… Nó muốn chứng tỏ oai quyền tuyệt đối, bắt nạn nhân phải quy hàng, phục tùng tuyệt đối. Nó nghiện với những trò bạo lực dã man và khoái chí với những trò đó… Không có đối tượng để bạo hành thì lên cơn thèm nhớ, bứt rứt trong người, ngứa ngáy chân tay, buồn bực, khó chịu, muốn được giải tỏa…

3. Nhiều CA đã nghiện khoản này rồi, nên vừa bắt được một ông không đội mũ bảo hiểm xe máy, lôi vào đồn hạch sách và đánh chết; em Dư nghi ăn cắp 2 triệu, bắt vào đồn, bị đánh chết; em học sinh thiếu niên đang ngồi trong lớp, CA xã vào gọi ra đồn, bị đánh phải nhận tội ăn cắp, em bị oan, nhục, phải tự tử; một người bị nghi ăn thịt ngan của hàng xóm, bắt ra CA xã, đánh gần chết; những người như ông Nén, ông Chấn đã trưởng thành, từng trải, rõ ràng mình vô tội, mà CA đánh cho phải nhận tội, chịu án tử hình, chung thân…thì chứng tỏ cực hình ghê gớm thế nào. Không thể kể hết những trường hợp đánh người chết, trọng thương, ép cung… Nhưng phần đưa lên công luận chắc chỉ là “phần nổi”, chưa hình dung được “phần chìm của tảng băng”. Các nhà báo bị CA, côn đồ hành hung được công luận chú ý, vì họ có phương tiện, có nghề để tố cáo trước xã hội, chứ các vụ việc của họ không bằng 1 phần triệu những đau thương mà người dân phải chịu trước bạo lực của CA, của bọn côn đồ được bao che…
Nhưng CA khoái dùng bạo lực không chỉ vì “nghiện” mà còn được kích thích bởi động cơ “thành tích phá án”, “thành tích đảm bảo an ninh trên địa bàn”, “thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao”; thể hiện “tinh thần trách nhiệm cao, triệt để đấu tranh, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm”… và nhờ đó nhanh lên chức, lên lương…

4. Để ngăn chặn bạo lực, để bảo đảm cho môi trường xã hội được an lành nhân loại tiến bộ đã tìm ra các giải pháp khá hữu hiệu:

- Đề ra luật pháp để ngăn chặn, trừng phạt những kẻ, những nhóm – nhất là những kẻ cầm đầu – gây ra hành vi bạo lực, gây ra tội ác cho người khác, cho xã hội;

- Phải thực thi luật pháp nghiêm minh, công khai minh bạch, không chừa kẻ nào, không bỏ sót hành vi tội ác nào. “Cai nghiện” là rất khó và kẻ nghiện rất dễ “tái nghiện”, do vậy luật pháp phải luôn được thi hành; kẻ tái phạm phải bị trừng phạt nặng hơn, cách ly khỏi môi trường “tái nghiện”. Nếu luật pháp nương nhẹ, bao che, thậm chí tiếp tay cho kẻ “nghiện” thì nó càng khoái bạo lực hơn nữa… Kẻ tiếp tay, bao che cho những hành vi bạo lực cũng phải bị trừng trị, như kẻ “cung cấp ma túy”, chứa chấp những kẻ “nghiện” và khuyến khích chúng tiếp tục nghiện… Nhưng trong các loại nghiện thì nghiện bạo hành là nguy hiểm cho xã hội nhất, nên nó phải bị trừng trị nghiêm khắc nhất, ở khung hình phạt cao nhất.

- Xã hội phải lên tiếng, phải gây áp lực mạnh mẽ để chính quyền phải lôi kẻ bạo hành ra ánh sáng công lý và trừng phạt công khai, đích đáng. Các nhà báo bị hành hung dã man, sao Hội nhà báo không phản ứng quyết liệt, đòi lôi kẻ thủ ác ra trước vành móng ngựa? Chính quyền bao che cho kẻ ác, sao các nhà báo không đồng loạt ký tên vào tuyên bố, đòi công lý? Sao các nhà báo đâu không kéo nhau xuống đường lên án hành động xâm hại nhà báo, cản trở tác nghiệp… như các nhà báo ở nhiều nước đã làm. Cứ hèn mãi, thì nó còn đánh cho mãi! Kỳ này các nhà báo nên làm gương cho dân ta, quyết đòi kẻ thủ ác phải ra trước vành móng ngựa, giữa thanh thiên bạch nhật!

Tội ác phải bị trừng phạt nghiệm minh mới ngăn chặn không cho nó lây lan. Tội ác được bao che, dung dưỡng sẽ càng nảy nở, sinh sôi trong xã hội.

26/9/2016

Theo Facebook Mạc Văn Trang

2 Phản hồi cho “Vì sao công an khoái đánh người?”

  1. sitran says:

    Biểu dương quyền lực của bác và đảng ,

  2. Tran Vinh says:

    Giáo sư, tiến sĩ khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hoàng Xuân Phú, đã gọi công an là “lũ ác ôn” và mô tả:

    “…..Lồng lộn dã thú
    Nhằm mặt, chúng đấm
    Nhè đầu, chúng vụt
    Trút căm thù bằng cú đá tung chân
    Đánh cho đã cơn ghiền man rợ
    Đỡ bứt rứt tim đen mưng mủ
    Vừa tận trung với chủ
    Vừa thỏa thú côn đồ”

Phản hồi