WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại [2]

Nhiều người cho rằng, cuộc cách mạng dân chủ ỏ VN, nếu có, sẽ là cách mạng hoa sen. Ảnh minh họa, vietbao.vn

Nhiều người cho rằng, cuộc cách mạng dân chủ ỏ VN, nếu có, sẽ là cách mạng hoa sen. Ảnh minh họa, vietbao.vn

Trong phần 1 của loạt bài này người viết đúc kết ý kiến của hai nhà nghiên cứu Juan J. Linz và Alfred Stepan [1] về năm điều kiện cần thiết và hỗ tương để một nền dân chủ vừa mới hình thành được củng cố:

1. Môi trường thuận tiện cho sự phát triển của xã hội dân sự

2. Môi trường lành mạnh cho các sinh hoạt chính trị

3. Luật pháp được tôn trọng

4. Nền hành chánh hiệu quả

5. Kinh tế phát triển

Kỳ này người viết đúc kết bài viết của Abraham F. Lowenthal và Sergio Bitar [2]. Hai nhà nghiên cứu nói trên đã phỏng vấn nhiều vị lảnh đạo quốc gia và lãnh tụ cách mạng ở Ba Tây, Mễ Tây Cơ, Nam Dương, Phi Luật Tân, Ba Lan, Nam Phi, v.v.., nhằm rút tỉa kinh nghiệm từ tiến trình dân chủ tại những nước này. Nhiều bài học tuy còn quá sớm để áp dụng tại Việt Nam nhưng là hành trang cho các nhà dân chủ.

Kinh nghiệm đầu tiên là những cá nhân và đoàn thể tranh đấu cần phải khắc phục các bất đồng về mục tiêu, lãnh đạo, chiến lược và chiến thuật. Mâu thuẫn trong phe dân chủ có thể do nhà cầm quyền khích động nhưng cũng có thể bắt nguồn từ tâm lý cá nhân hay bè phái, nhất là trong hoàn cảnh xã hội dân sự bị đàn áp liên tục nên không xây dựng được truyền thống sinh hoạt chung. Một khi mầm mống chia rẽ trở nên sâu sắc thì triển vọng dân chủ trở nên mờ nhạt cho dù một cuộc cách mạng có xảy ra và nền độc tài bị lật đổ đi chăng nữa. Thí dụ điển hình như tại Ukraine, khi cuộc Cách mạng Cam năm 2004-05 đã xoá bỏ được kết quả bầu cử gian lận nhưng sau đó các phe nhóm đối lập lại tranh giành với nhau tạo cơ hội cho những tập đoàn thế lực thao túng và lũng đoạn xã hội. Từ đó khung cảnh chính trị bất ổn tại Ukraine kéo dài cho đến lúc bị Nga xâm lăng một thập niên sau.

Nhưng đoàn kết vẫn chưa đủ, lực lượng tranh đấu cần khai thác mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền và bắc nhịp cầu với những người từng tham gia nhà nước độc tài nhưng nay sẵn sàng ủng hộ phong trào dân chủ. Để đạt được mục tiêu này các nhà tranh đấu phải có thái độ cởi mở khoan dung thay vì hẹp hòi cổ võ cho lòng thù hận. Nếu được, những người thay đổi quan điểm cần được bảo đảm rằng sau này họ sẽ không bị trả thù và tịch thu tài sản. Phong trào dân chủ phải tự cách ly ra khỏi bạo lực và cực đoan. Riêng thành phần cấp tiến trong giới cầm quyền vẫn nên tiếp tục cũng cố thế lực và ảnh hưởng nội bộ cho dù đang liên lạc với lực lượng đấu tranh, vì thế các buổi gặp gỡ ban đầu có thể được tổ chức trong vòng kín đáo.

Qua quá trình thương thuyết thì phong trào dân chủ phải đòi hỏi nhượng bộ liên tục từ phía cầm quyền cho dù kết quả có nhỏ nhoi hay chậm chạp đi chăng nữa. Ngược lại lực lượng tranh đấu phải hoà hoãn trên vài khía cạnh, dù việc này khiến những người ủng hộ tức giận hay trở nên bất mãn. Thái độ nóng nảy và cực đoan không có chổ đứng trong tiến trình dân chủ.

Một khi nhà cầm quyền toàn trị bị lật đổ, nhiệm vụ cấp bách nhất là phải đặt bộ máy công quyền vào khuôn khổ luật pháp, tái lập an ninh và ngăn cản bạo loạn. Phong trào dân chủ cần cưỡng lại ý muốn xóa bỏ mọi vết tích của chế độ độc tài cho dù điều này rất hợp tình tại các nước hậu cộng sản khi mà nền hành chánh và an ninh là công cụ của đảng nên bị dân chúng khinh miệt và thù ghét. Công an cảnh sát phải được chấn chỉnh trong tinh thần phục vụ xã hội và bảo vệ trật tự chớ không nhằm sách nhiễu hay đe dọa quần chúng. Quân đội cần phải tách rời ra khỏi ngành an ninh và đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân sự. Các cấp chỉ huy có dính líu với khủng bố và tra tấn phải bị loại trừ. Sĩ quan trong quân đội không được quyền tham gia sinh hoạt chính trị. Bài học tại Miến Điện, Thái Lan và Ai Cập đều cho thấy nếu quân đội nắm giữ địa vị “siêu quyền lực” thì tiến trình dân chủ hoá sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Việc soạn thảo bản tân Hiến pháp là một quá trình lâu dài cần có sự đóng góp của mọi thành phần xã hội nên tạm thời tránh đưa ra các mục tiêu quá cao vọng nhưng lại kéo dài thời gian tranh luận. Nội dung bản Hiến pháp tuy quan trọng nhưng thời điểm, phương thức và sự tham gia của quần chúng khi soạn thảo Hiến pháp có tầm ảnh hưởng không kém. Các điều khoản về tu chính không nên quá khắt khe hay quá dễ dãi. Cần có sự tham gia của thành phần cấp tiến trong giới cầm quyền cũ để các nhân sự còn lại của chế độ độc tài tin rằng họ sẽ không bị trả thù mà sẽ được xét xử trong khuôn khổ pháp luật.

Các chính quyền dân chủ tân lập thường bị phê phán do kinh tế suy thoái hay vì không thực hiện các lời hứa hẹn về dân chủ, một mặt do quần chúng kỳ vọng quá nhiều trong khi nhà nước phải thừa hưởng một guồng máy hành chánh và an ninh đã băng hoại. Nhiều người trước đây sát cánh đấu tranh chống độc tài nay trở mặt công kích lẫn nhau do lập trường quá khích, tình trạng bè phái hay bị quyền lực cám dỗ. Sự hình thành của cánh đối lập mới song song với sự ra đời của chính quyền mới rất cần thiết cho nền dân chủ, nhưng đồng thời lại mang đến hiểm hoạ đầu độc bầu không khí chính trị, cho nên cần có một ngành tư pháp độc lập để giám sát tiến trình dân chủ diễn ra trong khuôn khổ luật định.

Các cơ quan quốc tế (World Bank, NGO,…) có thể cố vấn để xây dựng cơ chế nhà nước; đầu tư và những khoản viện trợ nước ngoài sẽ giúp để phát triển nên kinh tế. Nhưng phần chủ lực vẫn nằm trong ý thức và sự sáng suốt của người trong nước.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

——————————–

Chú thích:

[1] Problems of Democratic Transition and Consolidation: Southern Europe, South America, and Post-Communist Europe. Aug 8, 1996

[2] Getting to Democracy. Foreign Affairs Jan/Feb 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

[1]

Problems of Democratic Transition and Consolidation: Southern Europe, South America, and Post-Communist Europe

Aug 8, 1996 by Juan J. Linz and Alfred Stepan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7 Phản hồi cho “Cách Mạng Dân Chủ: thành công và thất bại [2]”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Cám ơn tác giả Bùi Hưng Quốc nhiều.
    Bài viết rất hay, cần đọc kỹ để suy ngẫm

    • tonydo says:

      Kính xin Quan Đốc phân tích cho chúng em hiểu, bài viết này nó hay ở chỗ nào?
      Cám ơn đàn anh trước!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear tonydo,

        Cá nhân tôi rất tâm đắc về các điều mà hai nhà nghiên cứu Abraham F. Lowenthal và Sergio Bitar đúc kết:

        1/ Đoàn kết nội bộ phe dân chủ
        2/ Phương thức phe dân chủ đối đầu với độc tài.
        3/ Biện pháp áp dụng thời hậu độc tài (CS …)
        4/ Phải chấp nhận các khó khăn ban đầu do gia tài đôc tài để lại

        Không hiểu tonydo và các cao nhân khác nghĩ sao về các điều trên ?
        Cám ơn trước những góp ý xây dựng về tiến trình dân chủ hoá VN.

    • tonydo says:

      Kính Quan Đốc!
      Ngài biết rồi, nhưng, khổ qúa ngài cứ nói mãi.

      Thưa, quân dân Việt Nam anh hùng chúng ta mà cho chơi dân chủ thì…..bảo đảm……nước mất nhà tan…..chửi bới oang oang, thằng nào cũng giỏi.

      Khỏi phải nói nhiều. Ngài Tổ Sư Y Trị ngẫm lại từ 1946, khi Việt Cộng Hồ Chí Minh với sức ép của Lữ Hán phải cho phe Quốc Gia tham gia chính quyền, quốc hội. Chúng ta đã đoàn kết được với nhau chưa?

      Cũng xin thưa thêm với đàn anh Quan Đốc:
      Ngay cả Nam Hàn-Phắc Chúng Hỷ, Đài Loan- Tưởng Thống Chế, Singapore-Lý Quang Diệu, tất cả đều phải có bàn tay thép, không dân chủ, dân chung gì ráo trọi một thời gian dài.

      Sau đó tùy tình hình thế giơí, biến chuyển khu vực, kinh tế dân sinh mới nhả từ từ, bớt kỷ luật thép cho dân học hành dân chủ.

      Nước còn nghèo, lo cái ăn cái mặc cho dân chưa tới đâu, còn đòi son phấn, xì líp xơ chiêng…..Mệt!
      Kính đàn anh!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear tonydo,

        Kỷ luật thép nên sản sinh ra độc tài đánh nhau chí chát với nhau, hệ quả nội chiến do tự nguyện làm tay sai ngoại bang để dành quyền lực.

        Nam Hàn nếu không có đối lập tài giỏi như KIM ĐẠI TRỌNG, được mệnh danh là Nelson Mandela, thì sẽ chả khác gì VNCH ngày xưa, hay Miến Điện (Myamar) vừa mới qua, Ai Cập hiện nay, tức sống dưới bàn tay sắt của đám độc tài quân phiệt.

        Quốc dân đảng Tàu cai trị bằng bàn tay sắt thông qua cha con họ Tưởng (Tưởng Giới Thạch rồi Tưởng Kinh Quốc) làm dân khốn khổ. Rất may có các đảng phái của dân bản xứ dành lại chính quyền từ tay gia đình họ Tưởng, nên đất nước mới có dân chủ và phát triển mạnh mẽ, đương cự nổi với T+. Sau thất bại đó chính đám Quốc dân đảng lại chủ trương thoả hiệp sống chung hoà bình với T+, chia sẻ chủ trương “một nước hai chế độ” (như Hongkong, Macao) để mị dân, mua chuộc đám tài phiệt con buôn Taiwan để trở lại nắm quyền. Trong khi đó các đảng phái của người Taiwan phản đối, nhất quyết không chịu sát nhập vào T+. Đám phe quốc gia lưu vong ở Taiwan, aka quốc dân đảng, vì quyền lợi riêng tư âm mưu sát nhập Taiwan vào với Tàu lục địa, tức T+.
        Taiwan cưu mang đám quốc dân đảng Tàu khi đại bại 1949, nay chúng trở quẻ muốn bán đứng Taiwan cho T+ chỉ vì quyền lợi đảng phái riêng mình.
        Xem ra chúng chả khác gì đám Nguyễn Cao Kỳ và bè lũ cơ hội chủ nghĩa ở hải ngoại. Thật đáng khinh bỉ :-( ! Bọn chủ trương độc tài thường là thế. Bởi chính V+ cũng đang lăm le bán VN cho T+ để ngồi lâu trên quyền lực

        Singapore là một ĐẢO QUỐC, nhờ ở VỊ TRÍ đặc biệt trên các trục lộ giao thông quốc tế, cho nên đạt được sự tiến bộ vượt bực như hiện nay, tầm cỡ các nước phương Tây tiên tiến nhất.
        Cái tài của Lý Quang Diệu ở chỗ biết “hoà giải hoà hợp” dân tộc, bởi Singapore là nơi pha trộn của nhiều sắc dân trong đó chủ yếu là người dân gốc Tàu và Mã Lai. Họ biết phân chia quyền lực để cùng tiến bộ.

        Những người lãnh đạo ở Liên bang Mã Lai không khéo điều khiển đất nước như họ Lý, cho nên đất nước có hoà bình nhưng kém phát triển hơn. Mặt khác cũng phải nói đến là vị trí không đẹp như mơ kiểu Singapore.

        Thái Lan “tan hoang”, mất đoàn kết đảo chánh liên tục, bởi nạn độc tài quân phiệt, tiếp nối là sự lũng đoạn của phe nhà giầu con buôn và trí thức thành phố (tư sản mại bản và trí thức tiểu tư sản theo cách gọi của CS) kết hợp với phe bảo hoàng và phe quân nhân, cố tình giết chết các chính phủ dân sự của phe áo đỏ (phe anh em Thatsin dựa vào nông dân nhà nghèo ở vùng nông thôn). Đó là chưa kể sự nổi loạn ngày một gia tăng của đám người Thái Hồi giáo ở vùng biên giới cực nam tiếp giáp với Mã Lai.

        Tôi còn có thể kể tiếp về nội tình ở Phi và ở Indo để lột mặt nạ cái CÂU LẠC BỘ ĐỘC TÀI ĐÔNG NAM Á.
        Nó chả khác gì cái câu lạc bộ độc tài ở các nước trong vùng Ả Rập Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ở Phi châu và nhiều nơi khác ở Trung và Nam Mỹ. Hay các nước ngày xưa là vệ tinh của Nga thời CS trong khối Liên Sô (Ukraine, Belorussia, Georgia aka Gruzia….).

        Nói tóm lại, ĐỘC TÀI LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA CHIA RẼ DÂN TỘC.

        Bản chất của độc tài là tham lam, nuôi dưỡng ý đồ tập trung quyền lực vào trong tay một cá nhân, một nhóm thiểu số trong dân tộc, như trong một gia đình (độc tài gia đình trị như anh em nhà Fidel Castro, cha con họ Kim ở Bắc Hàn, anh em ông Diêm …), trong một đảng (như đảng CS, trong đó tập trung vào tay tổng bí thư, bộ chính trị), một phe nhóm như tướng lãnh quân nhân, hay một sẵc tộc (kiểu tộc Hán ở Tàu, tộc Kinh ở ta, dân da trắng ở Mỹ …), một tôn giáo mang danh quốc giáo …

        Trong khi giờ đây ai cũng rõ bản chất của thế giới loai người nói riêng, muôn loài nói chung là ĐA NGUYÊN !
        Cái sai lầm vĩ đại nhất của bọn độc tài là muốn ĐỒNG HOÁ, CÀO BẰNG tất cả qua cách thức đồng phuc hoá tẩt cả bằng bàn tay sắt quyền lực và nhất định PHỦ NHẬN SỰ KHÁC BIỆT vốn có xưa nay trong thiên nhiên !
        Nói khác đi có những kẻ thiển cận khư khư chống lại luật tạo hoá, kiểu CS khẳng định cuồng điên “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” …
        Nói cụ thể hơn cho tonydo hiểu nhé. Bọn độc tài chỉ muốn mọi người phải học hát đồng ca (aka độc tài), trong khi ai cũng rõ hát nhiều bè tức HỢP XƯỚNG (aka dân chủ đa nguyên) còn hay hơn gấp bội đồng ca, nhưng … cũng khó gấp bội, phải tập luyện chăm chỉ và nắm vững kỹ thuật ca xướng.
        (Độc tài CS lại buộc dân hát đồng ca dưới sự hướng dẫn của môt giọng hát chính (leadsinger) là đảng CS. là viên tổng bí/ bộ chính trị …)

        Truy nguyên tại sao độc tài dễ chiến được chỗ đứng dưới ánh mặt trời ? Xin thưa do DÂN TRÍ thập kém, nên dễ bị bọn chúng lừa bịp trắng trợn. Chúng nhân danh đủ thứ để làm loà mắt mọi người. Điển hình ở ta có CS thông qua cái gọi là Mặt trận Việt Minh chống phong kiến thực dân, rồi Mặt trận Phỏng giáo chống Mỹ Nguỵ …

        Đến tận bây giờ những người như tonydo, vốn là nạn nhân của độc tài, nhưng vẫn say mê cổ võ độc tài, kết án dân chủ tự do như điên. Thật tội nghiệp hơn đáng ghét, nhưng vẫn không … đáng yêu chút nào, bởi còn rơi rớt tàn dư của CS do quán tínbh mà ra cả, cho dù đã sống qua thời VNCH, rồi nhiều chục năm ở Mỹ !

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear tonydo,

        Ngày xưa tôi hay thắc mắc: Giỏi như dân Nhật dân Đức sao lại mắc vào đại hoạ độc tài đến nỗi đất nước dân tộc lao đao, khốn khổ !

        Khi qua sống ở Âu châu mình mới rõ một điều quan trọng là hai dân tộc này RẤT TRỌNG KỶ LUẬT !

        Chinh vì đưa kỷ luật lên hàng đầu như quân đội (quân đội VNCH có khẩu hiệu khá hay: Kỷ luật là sức mạnh của quân đội), và dân quen sống trong kỷ luật như ở trại lính, cho nên họ không thấy trở ngại khi sống dưới sự lãnh đạo của một nhà độc tài như Hitler, hay môt nhóm độc tài như đám quân phiệt Nhật thời Thế chiến 2.

        Quả thực quân đội rất cần kỷ luật, bởi đó là một tổ chức đặc biệt, thường hay đối mặt với các hiểm nguy chết người, như khi ra trận hay chống khủng bố, tội phạm.
        Nếu như lệnh lạc của cấp chỉ huy không được thuộc cấp thi hành như người máy, hay nói không sai là mù quáng, như buộc xung phong trong lúc lửa đạn tơi bời, thì còn đâu là … chiến thắng, hoàn thành nhiệm vụ …

        Nhưng trong xã hội đời thường không thể luôn luôn buộc những người dân bình thường phải sống khép mình vào kỷ luật cứng nhắc như người lính được !
        Chẳng hạn ở Singapore thời Lý Quang Diệu tuyệt đối cấm xả rác, như ném tàn thuốc hay kẹo cao su xuống lòng lề đường. Nếu không sẽ bị phạt nặng và thậm chí có khi đưa ra toà. Bởi thế ký giải phương Tây chế diễu ông Lý hành xử như một gia trường trong gia đình.
        Xin kể một trường hợp có thật là người em rể họ của tôi lúc tị nạn ở Hongkong vào năm 1980 đã bị ra toà bởi vất thuốc lá xuống đường. Anh ta mới từ trại cấm được ra trại ngoài thong dong đi phố, chưa biết ất giáp luật lệ nghiêm minh ở đây ra sao.
        Hiện nay ở Philippines tonton mới áp dụng bàn tay sắt để quyết diệt trừ tội phạm, nhất là buôn bán ma tuý ở đường phố là chính yếu.
        Nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp mạnh tay này, và nó bị các nhà lãnh đạo phương Tây đồng loạt phản đối ầm ĩ !
        Hồi tưởng ở thập niên 30 ở Mỹ cấm bán rượu mạnh, nhưng thất bại bởi các tay Mafia gốc Ý như Al Capone đã phất lên giầu to nhơ buôn bán rượu lậu … Cuối cùng chính phủ phải rút bỏ cái lệnh quái gỡ này.

        Nói tóm lại muốn cải tạo con người phải dùng biện pháp GIÁO DỤC để nâng cao dân trí, từ đó sẽ nảy sinh ra KỶ LUẬT TỰ GIÁC như ở các nước tiên tiến Âu Mỹ.
        Cứ máy móc áp dụng kỷ luật sắt theo kiểu duy ý chí như CS sẽ thất bại thê thảm.

        Truyện Tàu kể một ông quan trường phái Pháp gia (áp dụng luật pháp thuần tuý) được vua cất nhắc lên chức “thủ tướng” (thừa tướng) để lo việc nước. Ông cho cấp kỳ ban bố các luật lệ rất nghiêm minh, nếu ko muốn nói là khắc nghiệt. Quả y như rằng trật tự vãn hồi mau chóng.
        Một ngày kia ông nọ bị nhiều kẻ thù ghét ăm hại, nói xấu nhiều điều với vua khiến ông này mất chức oan uổng đến nỗi ông teo chim phải bỏ trốn ra nước ngoài. Trên đường đào tẩu ông có ghé vào nhà dân xin ẩn náu một đêm, nhưng người ta từ chối bởi theo lệnh của chính ông là mọi người dân phải “đăng ký tạm trú tạm vắng”, cũng như cấm không cho người lạ cư ngụ trong nhà, dù chỉ qua một đêm, nếu không thành thật khai báo với chính quyền địa phương. Ông kia đành lang thang ngoài đường và bị cuối cùng bị bắt.

        Kết, LỢI TRƯỚC MẶT HAI LÂU DÀI khi áp dụng kỷ luật vô tội vạ !

  2. DÂN CHỦ TỰ DO VÀ ĐỘC TÀI CHUYÊN CHÍNH
    QUA Ý NGHĨA TRUNG GIAN CỦA Ý THỨC HỆ

    Dân chủ tự do dựa trên cơ sở mọi cá nhân sinh ra đời đều bình đẳng, tự do và độc lập. Như vậy người ta không thể có quyền làm bất cứ điều gì trái với nguyên tắc hay ý nghĩa tiên quyết này. Đó là ý thức hệ tự do dân chủ mang tính cổ điển và truyền thống mà lịch sử lâu dài trong quá khứ của nhân loại đã tìm ra được và đã khẳng định cùng cương quyết gìn giữ và bảo vệ. Điều này đã có từ thề kỷ 18 ở châu Âu khi nền vương triều phong kiến tồn tại hàng ngàn năm đã bị lật đổ và xóa sổ.

    Thế nhưng đến năm 1917, cuộc cách mạng vô sản bôn sê vích nổ ra ở Nga do Lênin lãnh đạo thành công và xây dựng ý thức hệ mới : ý thức hệ chuyên chính vô sản. Tức chỉ còn duy nhất đảng cộng sản mác xít lãnh đạo đi theo học thuyết của Mác mà không có ý thức hệ chính trị nào khác được thừa nhận. Nhưng thật ra đảng vô sản trên danh nghĩa là thế vẫn chỉ là đảng của những con người cụ thể. Mà con người cụ thể luôn đầy các nhược điểm cũng như các mặt tiêu cực khác nhau. Lấy gì làm thần thánh, thống nhất và cưỡng chế toàn diện được mọi người khác. Chẳng qua mọi danh từ, mọi nhân danh, mọi lạm dụng cho cá nhân vẫn đều có thể được thực hiện.

    Cụ thể sau khi Lênin lên cầm quyền xong liền bị ám sát chết. Thế là mọi quyền hành xã hôi Nga khi ấy đều dông vào tay của Stalin một nhà độc tài khét tiếng. Có nghĩa mọi sự sai lầm nào đó, mọi sự khắc nghiệt mà Stalin đã gây ra cho nước Nga với bao hi sinh mất mát của nó trong một thời gian rất dài không ai được dị nghị, phê phán hay chỉ trích. Lỗi đó chính thức do quan điểm chuyên chính vô sản của Mác mà chưa vội trách Lênin được vì ông ta chết sớm, còn nếu ông ta cầm quyền lâu dài cũng chưa biết sẽ như thế nào. Lý thuyết sai một ly thực tế đi một dặm là thế đó.

    Thế thì nói chung lại, ý thức hệ truyền thống, cổ điển cũng như xa xưa của nhân loại là ý thức hệ tự do dân chủ. Chứng tỏ bao nền tôn giáo khác nhau đã phát triển, bao nền văn minh văn hoa học thuật vẫn tồn tại, bao nền tư tưởng vẫn không bị hạn chế nào, khoa học và triết học lẫn văn học nghệ thuật mọi mặt đều như thế cả. Ngay cả trong thời quân chủ độc đoán phong kiến, chỉ vua trị vì nắm quyền hành cao nhất, những toàn thể xã hội bên dưới vẫn tự do theo cách xã hội dân sự, không ai độc quyền độc tôn chi phối ai cả.

    Vậy mà trong cơ chế xã hội độc đoán kiểu mác xít, đảng cộng sản mác xít cầm quyền như là quyền lực duy nhất, bó buộc xã hội chỉ tuân theo đó về mọi mặt, tư A đến Z gọi là chế độ toàn trị. Điều này bắt đầu từ Stalin và về sau lan rộng ra mọi nước cộng sản khác. Nó còn hơn cả quốc xã và phát xít, vì quốc xã và phát xít chỉ tàn ác với ai chống lại quyền hành phát xít cực đoan của nó, nó không chi phối toàn thể xã hội dân sự của đất nước đó theo kiểu ý thức hệ nhân danh toàn diện. Hậu quả ghê gớm của học thuyết Mác chính là ở đó. Có nghĩa con người được tổ chức toàn diện, phải tuân phục mọi mặt một cách toàn diện, nói theo cùng ngôn ngữ chính trị một cách toàn diện, và nhân cách cũng chỉ còn là nhân cách phục tùng, quy phục toàn diện.

    Tuy thế tất cả mọi điều đó nhân danh cái gì ? Nhân danh quyền lợi và mục đích của giai cấp công nhân vô sản để thực hiện xã hội cộng sản. Tuy vậy giai cấp công nhân vô sản thực chất có bao giờ cầm quyền đâu. Vì giai cấp chỉ là ý niệm khái quát hóa, trừu tượng hóa do Mác đặt ra, còn thực tế nắm quyền trong xã hội luôn chỉ là những cá nhân cụ thể, thực tế, lấy gì cầm mọi nhân danh giả tạo của họ, cũng lấy gì ngăn cản mọi sự lợi dụng, lạm dụng quyền hạn xã hội để nhằm thủ lợi cho riêng họ về mọi mặt.

    Cho nên đối với bản thân con người và xã hội con người không thể nói lý thuyết suông mà phải nói thực tế. Tức chỉ có cơ chế dân chủ tự do thật sự mới không để ai lợi dụng điều gì nhằm khống chế toàn xã hội được. Còn mọi cơ chế độc tài chuyên quyền, dù nó nhân danh mục đích gì, lý tưởng gì, hay mọi danh từ bề ngoài mỹ miều thế nào, đều không có gì ngăn cản được mọi sự độc quyền, mọi sự lợi dụng riêng tư của các cá nhân nắm quyền trong đó. Cho nên nguyên tắc tự do dân chủ chính là nguyên tắc thực tế và hiệu quả của xã hội nói chung, còn mọi nguyên tắc độc tài đều không có cơ sở khách quan hay chỉ là giả tạo. Nắm được chính nguyên lý này thì mọi cuộc cách mạng tự do dân chủ mới có cơ thành công còn nếu không thì chỉ thất bại, bởi vì yếu tố thống nhất tuyệt đối là chính ở đây mà không phải chỉ là những tranh cãi suông vô bổ chỉ vì các quyền lợi cá nhân nhất thời hoặc riêng tư nào đó.

    ĐẠI NGÀN
    (29/9/16)

Phản hồi