WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại Việt Nam Cộng hòa từ Đại học Berkeley

Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, bên trái, cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc và cựu Thứ trưởng Canh nông Trần Quang Minh (ảnh Bùi Văn Phú)

Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, bên trái, cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc và cựu Thứ trưởng Canh nông Trần Quang Minh (ảnh Bùi Văn Phú)

Sáu mươi năm trước, vào ngày 26/10/1956 ở miền Nam Việt Nam, từ Vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, một bản Hiến pháp được ban hành để khai sinh ra một quốc gia mới là Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Từ tiến trình thành lập, sau khi người Pháp rút ra khỏi Đông Dương qua Hiệp định Geneve 1954, đất nước này đã trải qua nhiều biến động chính trị, chịu đựng chiến tranh nhưng cũng có nhiều nỗ lực xây dựng trong hai thập niên, cho đến ngày 30/4/1975 thì bị xóa tên, khi xe tăng và bộ đội cộng sản từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến vào Thủ đô Sài Gòn và lãnh đạo cuối cùng của VNCH ra lệnh buông súng đầu hàng.

Sau ngày 30/4/1975 thế giới ít còn ai nhắc đến VNCH với những gì đã được vun trồng trên mảnh đất này.

Hơn bốn mươi năm sau, VNCH được đưa ra xem xét lại tại Đại học Berkeley qua hội thảo chủ đề: Nation-Building in War: The Experience of Republican Vietnam, 1955-1975 – Kiến quốc thời Việt Nam Cộng hòa 1955-1975 tổ chức trong hai ngày 17 và 18/10/2016 vừa qua.

Giáo sư Peter Zinoman, bên trái, và Giáo sư Tường Vũ (ảnh Bùi Văn Phú)

Giáo sư Peter Zinoman, bên trái, và Giáo sư Tường Vũ (ảnh Bùi Văn Phú)

Cũng cần nhắc lại, tháng 8/1963 bà Ngô Đình Nhu đã đến Đại học Berkeley với mục đích giải độc cho những điều truyền thông Mỹ đưa ra không đúng về chính phủ Ngô Đình Diệm. Từ giữa thập niên 1960 đến thập niên 1970 đại học này là trung tâm của phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Năm 1970 thủ lãnh sinh viên Đoàn Văn Toại đã đến đây nói lên quyền tự quyết của sinh viên và của người dân miền Nam.

Trong phần khai mạc hội thảo, Giáo sư Tường Vũ cho biết ban tổ chức đã có mời Giáo sư Châu Tâm Luân đại diện cho Thành phần Thứ Ba nhưng ông từ chối; có mời Chánh án Nguyễn Trọng Nho, cựu lãnh đạo sinh viên, và ông đã nhận lời nhưng giờ chót lại rút lui và cũng mời Kỹ sư Võ Long Triều nhưng ông đã qua đời.

Sau đó hội nghị bàn đến lịch sử qua nhiều góc cạnh từ chính trị, kinh tế, giáo dục đến văn hoá, báo chí, xã hội với diễn giả là những cựu giới chức, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ đã sinh sống, đã một thời là những lãnh đạo của VNCH, cùng một số những nhà nghiên cứu trẻ có quan tâm đến một đất nước mà nay đã không còn.

Người tham dự hội thảo đã nghe cựu Bộ trưởng Nội vụ Lâm Lễ Trinh, cựu giám đốc Viện Hối đoái Huỳnh Văn Lang, và cũng là Tổng Thư ký Đảng Cần Lao, nói về những nỗ lực của ông Ngô Đình Diệm để đưa đến sự ra đời quốc gia VNCH, từ thương thuyết, đối đầu với những giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, với Hoàng đế Bảo Đại, và với nhóm Bình Xuyên. Theo hai diễn giả, nhờ có sự yểm trợ của Hoa Kỳ ông Diệm mới có thể đứng vững trong những năm đầu lập quốc.

Ông Huỳnh Văn Lang nói nhiều về những chống đối mà chính phủ của ông Diệm gặp phải, từ Nhóm Tự Do qua bản Tuyên ngôn Caravelle công bố ngày 26/4/1960 phản đối những chính sách đàn áp của chính phủ mà ông Lang cho đó là những điều vu khống, vì ông Ngô Đình Diệm không bao giờ chủ trương tiêu diệt các đảng phái chính trị đối lập hay tôn giáo.

Ông Lang bênh vực chính quyền Ngô Đình Diệm và cho rằng những người bị giam tù là vì tham gia đảo chánh 11/11/1960, trong đó có nhà văn Nhất Linh, một lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã tự tử để phản đối. Ông cũng nhận định phong trào tranh đấu của Phật giáo Ấn Quang không có mục đích tôn giáo mà vì chính trị và có bàn tay của Mỹ nhúng vào.

Nhiều diễn giả nói về nền kinh tế VNCH. Cựu Bộ trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, thay mặt giáo sư Vũ Quốc Thúc từ Pháp, nói về sự thành hình của hệ thống ngân hàng, và sau đó ông nói đến những chính sách phát triển kỹ nghệ tại miền Nam do ông đề xuất. Cựu Thứ trưởng Bộ Canh nông Trần Quang Minh, thay mặt Bộ trưởng Cao Văn Thân đang ở Canada, nói về các chính sách cải cách điền địa, luật “Người Cày Có Ruộng” cấp đất canh tác cho nông dân được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành ngày 26/3/1970.

Cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc (ảnh Bùi Văn Phú)

Cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc (ảnh Bùi Văn Phú)

Cựu Bộ trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc nhìn lại những khó khăn khi đưa ra cải cách kinh tế với thuế trị giá gia tăng (TVA) và chính sách thắt lưng buộc bụng tiến tới tự túc trong giai đoạn 1969-1973 là khi có chính sách Việt Nam hóa để người Mỹ từ từ rút lui. Ông xác nhận những đề xuất của ông vấp phải nhiều chống đối từ giới đối lập trong Quốc hội.

Trong khi đó, những nhà nghiên cứu trẻ lại quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của VNCH.

Kevin Li là sinh viên ban tiến sĩ khoa Sử Đại học Berkeley có bài nghiên cứu về giai đoạn 10 năm của miền Nam, từ 1945 cho đến khi nền Đệ Nhất Cộng hòa ra đời, với hoạt động của Bình Xuyên và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ với những nhân vật không cộng sản như Bảy Viễn, Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Ân, Lâm Ngọc Đường…

Những nhà nghiên cứu trẻ trò chuyện với khách tham dự hội thảo: Ryan Nelson, bên phải, Simon Toner và Kevin Li (ảnh Bùi Văn Phú)

Những nhà nghiên cứu trẻ trò chuyện với khách tham dự hội thảo: Ryan Nelson, bên phải, Simon Toner và Kevin Li (ảnh Bùi Văn Phú)

Ryan Nelson là sinh viên ban tiến sĩ Sử Đông Nam Á tại Đại học Berkeley bàn về ba thất bại của các chương trình cải cách xã hội tại miền Nam trong giai đoạn có quân đội Mỹ tham chiến qua những tranh biếm họa đăng trên các báo Việt ngữ, cũng như báo tiếng Anh xuất bản tại Sài Gòn. Trước đây Ryan Nelson đã viết một tiểu luận về cuộc đời của Dân biểu Trần Văn Văn.

Bài tham luận của Simon Toner, tiến sĩ Quốc tế sử từ Đại học Kinh tế Chính trị London và hiện là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Columbia, thì cho rằng nền kinh tế VNCH không thể tự túc được, nếu không có viện trợ Mỹ sẽ không đứng vững trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ.

Những giáo sư, nhà nghiên cứu trẻ gốc Việt tham gia hội nghị là ba phụ nữ: Nu-Anh Tran, Van Nguyen-Marshall và Nguyen Diu Huong.

Nu-Anh Tran tốt nghiệp ban tiến sĩ Sử Đại học Berkeley năm 2013 và hiện là giáo sư Đại học Connecticut. Bà nghiên cứu về đời sống chính trị, xã hội và về giới trí thức Huế giai đoạn 1954-63.

Tiến sĩ Van Nguyen-Marshall từ Đại học Trent, Canada có bài tham luận về chương trình tìm kiếm xác nạn nhân trên Đại lộ Kinh hoàng sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với hơn 1.800 xác nạn nhân dọc bên quốc lộ được tìm thấy và chôn cất. Đây là một dự án nhân đạo do nhật báo Sóng Thần, với chủ nhiệm là nhà văn Trùng Dương, đứng ra tổ chức nhưng ít được công luận biết đến.

Nguyen Diu Huong hiện là sinh viên ban tiến sĩ Sử tại Đại học Washington. Bài nói chuyện của bà đề cập đến những thay đổi xã hội và văn hóa ở Huế trong thập niên 1950 và 60.

Giáo sư John Schafer, bên trái, và hiền thê Cao Thị Như Quỳnh và Ryan Nelson (ảnh Bùi Văn Phú)

Giáo sư John Schafer, bên trái, và hiền thê Cao Thị Như Quỳnh và Ryan Nelson (ảnh Bùi Văn Phú)

Cũng liên quan đến Huế, có bài tham luận của giáo sư đã nghỉ hưu John C. Schafer từ California State University, Humbolt, tựa đề “Ngô Kha” là một nhân vật nổi tiếng trong phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế vào thập niên 1960. Theo giáo sư Schafer, nhiều Ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn như “Ta quyết phải sống”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Việt Nam ơi hãy vùng lên” với những ca từ với ý từ hai trường thi của Ngô Kha là “Trường ca Hòa bình” và “Ngụ Ngôn của người đãng trí”. Cái chết mất tung tích của Ngô Kha, sau khi bị cảnh sát VNCH bắt đi, đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

Nhà văn Nhã Ca, bên phải, và Giáo sư Van Nguyen-Marshall (ảnh Bùi Văn Phú)

Nhà văn Nhã Ca, bên phải, và Giáo sư Van Nguyen-Marshall (ảnh Bùi Văn Phú)

Bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca gợi lại không khí sinh hoạt văn chương nghệ thuật sống động tại miền Nam trong 20 năm. Nghe Nhã Ca như thấy lại được Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Đình Toàn; nghe lại được thi văn Tao Đàn, nhạc Pham Duy, Trịnh Công Sơn, xem được tranh Đinh Cường, đọc lại Sáng Tạo, Văn mà không sợ bị kiểm duyệt.

Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đưa người tham dự đến với điện ảnh miền Nam, từ những phim đầu đời Ánh sáng miền Nam, Chúng tôi muốn sống đến Người tình không chân dung, Hè muộn; từ những hãng phim nhà nước đến phim trường tư nhân của Mỹ Vân, Alpha Phim đã đưa Việt Nam vào dòng sinh hoạt điện ảnh quốc tế mà Kiều Chinh đã nhiều lần đại diện VNCH tham gia.

Về giáo dục có Tiến sĩ Võ Kim Sơn và Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước nói về cách tổ chức và triết lý giáo dục nhân bản và mang tính thực tiễn của miền Nam.

Nhìn về người lính trong chiến tranh có Vũ Thanh Thủy, nguyên là phóng viên chiến trường, đã tham gia nhiều cuộc hành quân để thấy sự dũng cảm của người lính VNCH từ các tướng lãnh như Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh xuống đến hàng binh sĩ. Theo bà, sự dũng cảm đó đã không được truyền thông quốc tế đưa tin một cách trung thực mà nhiều khi còn bị xuyên tạc.

Cựu Trung tá Bùi Quyền và diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (ảnh Bùi Văn Phú)

Cựu Trung tá Bùi Quyền và diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (ảnh Bùi Văn Phú)

Cựu Trung tá Bùi Quyền có bài nói về phản ánh của một người lính từ chiến trường là những hi sinh vì lý tưởng quốc gia, muốn được người dân tin và thương mến, nghĩa là thắng được “con tim và khối óc” của họ, nhưng đã thất bại trong mặt trận chiến tranh tâm lý vì tuyên truyền của cộng sản.

Cựu Đại tá Trần Minh Công, nguyên Viện trưởng Học viện Cảnh sát Quốc gia nói về việc huấn luyện sĩ quan cảnh sát các cấp theo tôn chỉ luôn luôn trọng luật pháp vì là một quốc gia pháp trị, không phải muốn bắt ai cũng được mà phải có bằng chứng hay có án lệnh từ tòa. Ông cũng đề cập đến tấm hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn một cán bộ đặc công Việt Cộng ngay trên đường phố trong cuộc Tổng Tấn công Mậu Thân mà truyền thông thế giới chỉ biết một nửa sự thực. Sau này nhà báo Eddie Adams, người chụp tấm ảnh đó, đã hối hận vì không nói lên toàn bộ sự thật và đã xin lỗi Tướng Loan.

Về trường hợp cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là Huỳnh Văn Trọng bị bắt vì là gián điệp cộng sản, theo Đại tá Công thì tư lệnh cảnh sát cũng rất nhức đầu về vụ này, không thể bắt người không có bằng chứng, cho đến khi người Mỹ đưa bằng chứng ông Trọng là gián điệp cộng sản cho an ninh Việt Nam khi đó ông mới bị bắt.

Nhà báo kỳ cựu Phạm Trần nói chuyện về tự do báo chí qua Skype từ Virginia. Ông nhận định là trong 9 năm Đệ Nhất Cộng hòa không có tự do báo chí theo tiêu chuẩn Tây Phương. Với Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa ban hành ngày 1/4/1967 báo chí miền Nam được tự do nhiều, tuy có hình thức kiểm duyệt là “tự ý đục bỏ” trên những trang báo. Ông cũng cho rằng vì có tự do báo chí nên nhiều tờ báo đã bị cộng sản xâm nhập, như các tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức và Điện Tín của Hồng Sơn Đông.

Nhà báo Vũ Thanh Thủy, bên phải, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước và Tiến sĩ Võ Kim Sơn (ảnh Bùi Văn Phú)

Nhà báo Vũ Thanh Thủy, bên phải, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước và Tiến sĩ Võ Kim Sơn (ảnh Bùi Văn Phú)

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi và cũng là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã trình bày những nỗ lực xây dựng một nền dân chủ với bản Hiến pháp mới ban hành năm 1967, trong đó các quyền tự do của công dân được bảo đảm và Việt Nam Cộng hòa đang trên đường tiến đến một nền dân chủ pháp trị.

Ông Nhã cũng nhắc lại những phản đối của lãnh đạo VNCH khi bị Hoa Kỳ ép buộc ký kết Hiệp định Paris 1973 để người Mỹ rút lui và bỏ rơi miền Nam.

Trong các bài nói chuyện, Đại tá Trần Minh Công và Cố vấn Hoàng Đức Nhã đều nhấn mạnh đến điểm là vì lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa chủ trương xây dựng một nền dân chủ pháp trị, nên phía cộng sản đã lợi dụng tự do để xâm nhập và phá hoại, trường hợp nhà báo Phạm Xuân Ẩn là cụ thể.

Trò chuyện với ông Hoàng Đức Nhã bên lề hội nghị, khi hỏi về trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có phải là cộng sản hay không, ông Nhã nói rằng vì là một nhà nước pháp trị nên không thể bắt giam vô cớ, hơn nữa Trịnh Công Sơn đâu có hoạt động cho cộng sản, nhạc của ông ấy đâu có vi phạm thuần phong mỹ tục mà phải cấm hay bắt.

Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ông David Brown và ông Hoàng Đức Nhã (ảnh Bùi Văn Phú)

Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ông David Brown và ông Hoàng Đức Nhã (ảnh Bùi Văn Phú)

Về chuyện Dinh Độc Lập bị người Mỹ cài nghe lén, ông Nhã nói chắc chắn người Mỹ có làm điều đó và cả cộng sản nữa. Họ tinh vi lắm. Ông kể nhiều khi trong buổi họp, muốn nói gì với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ông phải viết ra giấy. Hay khi có chuyện quan trọng, ông và tổng thống thường ra đứng trước hành lang dinh, hay rủ nhau đi câu cá trên sông để bàn về các chiến lược, chính sách.

Chương trình hội thảo kết thúc với phần giới thiệu tác phẩm South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After [Nxb. Praeger 2016] của Giáo sư Nathalie Huynh Chau Nguyen đến từ Đại học Monash, Melbourne, Úc.

Hai ngày hội thảo đã đem đến cho giới thức giả cùng sinh viên nhiều hiểu biết hơn, cũng như còn nhiều thắc mắc về một nền cộng hòa trên quê hương Việt Nam, mà theo Giáo sư Tường Vũ thì tư tưởng cộng hòa đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 1910, trước cả chủ thuyết cộng sản.

Sẽ còn nhiều đề tài liên quan đến VNCH cần được nghiên cứu vì hội thảo tại Đại học Berkeley năm nay, cũng như hội thảo tại Đại học Cornell do Giáo sư Keith Taylor tổ chức năm 2012 cũng mới chỉ nhìn lại những thành tựu và thất bại trong một số lãnh vực ở một nơi đã từng là quốc gia của 15 triệu người dân với đầy đủ các định chế công quyền và pháp lý.

Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Trung tá Bùi Quyền, bên trái, và cựu Đại tá Trần Minh Công trên bàn hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú)

Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Trung tá Bùi Quyền, bên trái, và cựu Đại tá Trần Minh Công trên bàn hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú)

Đề xướng cho hội thảo năm nay là Giáo sư Tường Vũ từ Đại học Oregon, tiến sĩ chính trị học từ Đại học Berkeley, và Giáo sư Peter Zinoman của khoa Sử Đại học Berkeley. Việc tổ chức có sự giúp sức của nhiều người: Giáo sư Nữ-Anh Trần từ Đại học Connecticut, ông Hoàng Đức Nhã, nhà văn Trùng Dương; Trần Hạnh, Nguyễn Nguyệt Cầm là các giảng viên Việt ngữ tại Đại học Berkeley và Alex-Thái D. Võ, sinh viên tiến sĩ khoa Sử Đại học Cornell.

Trong hội thảo, một người tham dự thắc mắc là VNCH có những cơ cấu tổ chức đầy đủ như thế, hội thảo này có nhằm mục đích để bênh vực cho luận điểm của một số người Việt tại Hoa Kỳ khi so sánh với những yếu kém tại Việt Nam ngày nay.

Kevin Li, sinh viên tiến sĩ khoa Sử, trả lời việc nghiên cứu là mang tính học thuật và không có mục đích nào khác.

[nguồn: VOA]

40 Phản hồi cho “Nhìn lại Việt Nam Cộng hòa từ Đại học Berkeley”

  1. Le Dân says:

    Chúng ta không trách tại sao tuổi trẻ sinh sau 1975 chẳng hiểu biết gì về chính phủ VNCH.Bởi vì ngay cả bố mẹ của họ cũng là thành phần trong MTGPMN hoặc du kích,phản chiến thiên tả và bản thân các em cũng bị nhồi nhét loại óc khỉ của chủ thuyết Mác-Lê ngay từ lọt lòng mẹ,cũng từ đó các em chỉ biết về “đảng láo” tin vào những câu chuyện bịa đặt vớ vẩn như Trần Huy Liệu bịa ra chuyện “Lê văn Tám…..láo” Vậy mà vẫn có nhiều người ngu xuẩn tin tưởng ! Hy vong ngày nay các em sẽ có google,internet …khai phá giải tỏa bớ cái NGU.

  2. hồbãy says:

    (Chợ Đầm – Nha Trang)
    NDD về nước làm thủ tương theo lời mời của Bão Đai.
    Sau khi dẹp loạn sứ quân , có sự tiếp tay của Pháp (muốn tiếp tục bảo hộ miền Nam VN qua thiếu tương Pháp nguyễn văn hinh ,con cựu thủ tướng nguyễn văn tâm ,NĐ Diệm theo lời đè nghị của các cố vấn ,trung cầu dân ý ,truất phế BĐ (vị QT này ở luôn bên Pháp ,được cung cấp tiền bạc bởi các nhóm ,các đảng phái và chính phủ vn thuộc Pháp đẻ ăn xài bên Tây .Lâu lâu ngài vè VN ở chơi ,đi săn bắn và “moi” tiền ” từ các “băng nhóm như bình xuyên ,hòa hão ,cao đài và của chính phủ. Nghĩa là Ngài tuy là quốc trưỡng vn nhưng ngài ở mẫu quốc và về nước như đi du lich kiếm tiền !). Và NDD lên làm TT ,thay chế dộ Quốc Trưỡng thành VNCH ,có hiên pháp có tam quyền phân lập tự do dân chủ và chống cộng ,,,Cố nhiên là người sáng lập ra nền CHVN phải là người khai quốc , và cố nhiên là đứng đầu QG ,ban hành hiên pháp cho một nước.Ở đâu cũng vậy kể cả xưa và nay. Như Đai Hàn ,như Đai Loan …hay như các vị anh hùng mở đầu một triều đại.
    Cho nên TTNDD không phải tự động lên làm TT mà “đương nhiên ” làm TT cho một “tân quốc gia” (nếu phải nói như vậy mới đúng)
    Cho nên “Lẽ ra hai điều này không nên có vì đã mâu thuẫn với Điều 2 là điều căn bản nhất của thể chế Cộng Hòa: “Chủ quyền thuộc về toàn dân”. là SAI vì trước khi có điều 2 chủ quyền toàn dân hay chiếu điêu này điều no (95/96 gì đó) thì các điều này từ đâu mà có .do ai mà có .?
    Và như vậy đem hiến pháp VNCH ra đay đẻ phê bình chỉ trich vnch ngày mới lấy lại độc lập cho nước và đí theo chế độ CH ,tổng thống chế (như Mỹ) là nói lấy được .Cũng nên hiểu rằng qua nhiệm kỳ đầu TT ,nhiêm kỳ 2 TT vẫn tuân theo hiến pháp của VNCH ,CÓ ỨNG CỬ VÀ BẦU CỬ ĐÀNG HOÀNG . TT NĐ Diệm vẫn ra ứng củ TT như những ứng viên khác ,như TT Obama sau 4 năm ra tái ứng cử (TT 2 nhiệm kỳ ,mổi nhiệm kỳ 4 năm)
    . TT NĐ Diệm không tham quyền cố vị .Sau nhiệm ky 2 dự định của cụ Ngô là sẻ về ở trong một ngôi nhà nhỏ ,an bần lạc đạo ( không như các TT Mỹ về có nhà cao cửa rộn ,linh hầu…)nhưng “mộng ước của cụ không thành vì bị bạn đâm sau lưng .bọn cs phá hoại .bọn PG làm loạn và bọn “quần thần ” của cụ phản cụ ,bọn trí thức mang máu ngụy giêng ,bọn dảng phái (bị VMCS rượt chạy từ VN qua tàu sống chui rúc,có tên còn ở vói cstc ,sau này mói trốn qua Mỹ sum họp gđ cũng nêu danh ăn ké quốc gia dân tộc ,làm các mang .cách mung ỏm trời (hỏi những năm tháng ở bên đãng CS mà mình thược QD Đ kẻ thù của Nó mà vẫn “không sao ?” .bọn dảng pháii tham lam ich kỹ .vi quyền vì lợi và bọn theo thực dân Pháp,hở ra là ôm mẫu quốc ,có dịp là phá vnch (nhóm caravel) nên ngày ngay chúng cũng “xấc bắc xang bang” ,tuy vẫn còn cái miệng ăn hamburgers uông whisky và cũng làm ra vẻ nhớ ơn nước Mỹ ,gà tây như ai…đẻ tự “giải tội ‘ cho mình” và vẫn “quai mỏ ‘ ra chửi Ngô đình Diệm…
    Không những cái “con buôn chợ đông ba” trên đay hỏi quá NGU (vì biết lên mạng ,biết comment sao lại có cái đầu óc toàn cứt khô thay óc như thế?) ,bọn cs ,.dlv mà ngay cả bọn trí thức chồn lùi ,trí thức không bằng cục phân (như những thăng ngọm trên ĐCV ‘hãi âu hay khoai lang ,lão móc ,kiêm ái hay cả ĐCĐ muôn năm NN Tiền, bọn ltcg Cao Tình…) cũng vẫn cao giọng chửi bới ,vì …
    KHÔNG LÀ KẺ CO HỌC LÀ TRÍ THỨC
    KHÔNG LÀ KẺ QĐVNCH LÀ VNCH…
    ….Cái loon trung úy ,đại úy hay,tá, tướng cũng chỉ là cái Loon cho người ta kêu .
    Hành xử của bọn nó là con người hay không lại là chuyện khác (phân biệt Người vói Ngợm cũng như Chó với Má ở chổ này!)
    (hồbãy)

  3. Chợ Bến Thành trả lời chợ Đông ba says:

    VNCH trước 1975 là một nước dân chủ tự do giầu có sung túc miền nam VN
    Nước Cộng Sản VN dân chủ cộng hòa là một nước miền Bắc chết đói
    Nước VN DCCH xua một đám quân đội chết đói chiếm miền nam cướp thóc gạo, xe cộ, TV, tủ lạnh về….
    Đầu đuôi là như vậy

    • Chợ Cồn - Đà Nẵng says:

      Ủa! Nich Chợ Bến Thành nói mâu thuẫn, khó tin và không có sức thuyết phục!
      Hiến pháp VNCH 1956 và 1967 khẳng định, “Điều 1: Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân”. Theo nick Chợ Bến Thành thì có “Nước Cộng Sản VN dân chủ cộng hòa là một nước miền Bắc”, như thế có nghĩa là còn có “nước Việt Nam miền Nam”, hóa ra có đến 2 nước Việt Nam. Vậy là nick Chợ Bến Thành nói sai với Hiến pháp VNCH mất rồi.
      “Nước Cộng Sản VN dân chủ cộng hòa là một nước miền Bắc chết đói” thì sức lực nó có gì đâu mà nó “xua một đám quân đội chết đói” vô đánh thắng Mỹ và VNCH để “chiếm miền nam cướp thóc gạo, xe cộ, TV, tủ lạnh về…”

      • Tien Nggu says:

        Nghe em cò hỏi, là anh Ngu biết ngay em thuộc loại…bò…

        Lúc ấy có hai nước VN, một theo tự do, một theo Cộng…láo.

        Rỏ ràng. HP của VNCH quy định như thế, với cái kỳ vọng là lũ Cộng láo sẽ thôi không còn theo…láo nữa,
        Quay về làm…VNCh luôn, khỏi phải đánh đấm giêt chóc gì cả.

        Thành một nước VNCH tự do nhân bản, có phải là có lý hơn làm VN Cộng …láo, không phài làm con của Tàu Cộng đời này sang đời khác

        Tiếc thay, cầm đầu miền Bắc toàn là lũ…ngu như bò, chỉ biết nghe lời Mao xính sang, Sì ta lìn, mà thành ra đất nước tan hoang đói rách. Không chịu nghe lời …VNCH.

        Chúng…tự sướng, cho rằng nghe lời Mao với Sì ngon hơn. Thành ra đói chết mẹ, nhưng cũng cố gây chiến, gây tang thương, chết choc mấy chục năm dài…

        Kế tới, cái nước VNC…Láo mien Bắc, rỏ ràng là một nước…chết đói.
        Dân chuyên…kút kít hốt phân người cãi thiện rau muống, lây lất qua ngày.
        Bao nhiêu lương thực làm được, không đủ cho bộ đội nó nhét kẽ rang, lương thực cầu viện được từ khối Cộng, dồn hết cho bộ đội.

        Thế chúng mới có sức mà …sinh bắc từ Nam, liều mạng cho Cộng láo

        Mẹ nó chớ, thằng cầm đầu mới học tới lớp…7/ Nó biết mẹ gì về…kinh tế, chỉ biết cướp rồi…xài. Dân không chết đói là nói dóc…

        Bớt láo đi cò à.

      • ABC says:

        -Theo Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này…
        http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-doi-chu-quyen-hoang-sa-bang-hoa-binh-2212051.html
        -Đài truyền hình Đồng nai chiếu phim hải chiến Hoàng Sa của VNCH.
        https://www.youtube.com/watch?v=cqkbCENVfug
        Như thế, VNCH là nước nào, đã làm gì, thì giờ ai cũng rỏ.
        Còn phiá VN Dân chủ Cộng hoà thì làm gì ?
        Thì đã lở bán nước rồi, còn làm (mẹ) gì nửa:
        http://conghambannuoc.tripod.com/
        Sáng mắt sáng nòng chưa ? đồng chí mắt hí !

      • mẹcộng says:

        1/ Nước vn hình chử S ,tính từ Ải Nam quan đến Mũi Cà mau. . Còn vnch hay vncs chỉ là chế độ.,VN bị chia cắt vì bọn cs Băc Kỳ vói tên đồ tể hồ ly tinh,ký kết vói thực dân (điều mà NDVN không muốn ) Nên nói VN là một nước công hoà độc lập thống nhất ,bất khả phân ” là điều không sai…Cũng như Nam Bắc Hàn ,cũng như Đông Tay Đức cung là Hàn quốc (Triều Tiên) hay Đức Quôc . Chia cắt thành 2 nước ,2 chế độ chỉ là theo xu hương chính trị mà thôi !.Như Đông Đúc Tây Đức cuối cung cũng thống nhất thành 01 nước Đức theo tự do dan chủ công hòa như miền Nam VN trước đây ,xóa bỏ chế đọ cs cai trị cả một nửa nước vói “chuyên chính vô sản …” của chế ộ phi nhân tính cs cai trị.Chợ Cồn không hiểu ,không biétt gì lại nói người khác sai .Sai chổ nào ?(các sách địa lý miền Nam đều được viết như từ thời chsa ông :”VN có hình chử S ,chạy dài từ ải Nam quan tới Mủi Cà Mau…” )
        2/ Nước CSVNdch là một nước nghèo đói . Điều này sau khi cưởng chiếm miền
        Nam thì dả rỏ. Sức Nó không có nên Nó mói lạy lục xin TC cho chúng từ khẩu sung đến hạt gạo.khoai sắn cho chí hạt muối đẻ đỏi xương máu thanh niên Việt vào Nam ăn cướp . Đói thì làm càn . Hoặc có ăn hoặc chết . Sức ở đó . Như một vỏ sỉ quyền anh đã hăng đánh ,bất kể bịdau bị thươn g, hay chết ,vì chỉ nghỉ tới có cái “đồng hồ” mà anh ta không thể có tiền mua được hay dẻ hiểu hơn là bọn ăn ccướp ăn trộm,giết người bơi vì nghèo đói nên không ngại chết ,bị bắt bị đánh hoặc bị tù..Đó cung là tại sao ‘miền Bắc nghèo đói có sức lực gì đâu …’ Sức lực ở chổ đó “đói đầu gối phải bò”. Một là có cái bỏ miệng hai là chết đói .Cố nhiên VC phải cố đánh miền Nam đẻ có ăn hơn là chết (nay thì chúng có ăn và ăn nhiều ,bội thực rồi đó!)
        Ngoài ra miền Bắc có ngheo đói hay không thì nên hỏi chamẹ ông bà mình. .
        Và nên đọc nên tìm hiểu nhiều hơn …thời buổi a@ mà ngu thế !
        (mc)

    • ongtựthú says:

      Toàn là dân ở chợ có khác .Mà dân chợ đông ba (hue) chợ cồn (đènẻng) hợ đầm (nhatrang) chợ bến thành (saigon) ….có khác nhau…
      Vì chợ Bến Thành nói nghe logic nhất
      Dân thành phố văn minh “hòn ngọc viễn đong” mà lị !
      (ott)

  4. Chợ Đông Ba-Huế says:

    Tui là dân buôn bán ở chợ Đông Ba-Huế. Thỉnh thoảng tui có nghe nói nước VN có thời từng có cái chế độ gọi là VNCH ở phía nam đất nước. Nghe đồn nhờ có Mỹ hào hiệp giúp đỡ, viện trợ hàng ngàn tỷ đô la và còn đưa hơn nửa triệu quân Mỹ vô đánh CS giúp VNCH, nhưng vì nhiều lý do chủ quan của bản thân VNCH nên VNCH chỉ tồn tại ngắc ngoải có 20 hay 21 năm chi đó thôi. Vì là kẻ hậu sinh nên không biết VNCH là cái chi chi. Ai biết nói thì nói sơ qua cho tui biết VNCH là cái chi rứa.

    • Tien Ngu says:

      Post một chổ được rồi em.

      Chổ nào cũng …cắt dán. Thiên hạ tưỡng em nà cò mồi Cộng…láu…

      Họ nhổ phẹt phẹt…

      Chỉ có mình anh Ngu thấy thương, chỉ bảo nhỏ nhẹ.

      Yên phận hành nghề, không nên hỏi chi cho nó thêm…láo.

      Chúc em may mắn…

      • Tien Ngu ngu nhất hành tinh says:

        Tien Ngu ơi, cái còm của Chợ Đông Ba-Huế ở bài khác hắn hỏi về cờ vàng ba sọc đỏ chớ không phải nói về chế độ VNCH như ở bài này.

    • mẹcộng says:

      Rứa đúng là dân Chợ ĐôngBa-Huế rrofi hí !. Chợ nằm trên sông Hương ,có hạm đội “gái nằm ngữatênh hênh”…(đẻ cái sự đời em ra. Sự đời như cái LÁ ĐA .Đen như mỏm chó ,chém cha sự đời’(HXH?)
      “Em chỉ biết có nằm ngữa đợi”eng ” thôi rứa tê,chớ có biết chi mô !”
      Biết viết mây hàng trên ní là khá rồi hí. Phải hoan hô cu hồ đó nờ vì nay em biết viết … “sạch từ trong ra ngoài ” (tố hửu “rọi ,soi mói kỷ ,từ “trong ” ra “ngoài ” ,mới biết nó “sạch ” kiểu chi môrứa hè !” (La chưa tề ! nước sông hương (Perfume River)mà “rửả ” (cái túm nan quạt) không sạch răng ?
      (mc)

    • Hạnh Nguyễn says:

      Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên, Quang Trung đại phá quân Thanh, … các chiến công oai hùng đó của dân tộc Việt xảy ra cách nay hàng trăm năm, thậm chí hơn ngàn năm nhưng kẻ hậu thế biết rất rõ và ghi ơn tiền nhân là nhờ có sử học. Chỉ những ai mê chơi, quên học hành hoặc phải lăn lóc kiếm sống ở chợ đời, không có cơ hội đến trường thì mới dốt sử. VNCH trước 1975 là một quốc gia theo chính thể cộng hòa tổng thống chế, nguyên thủ quốc gia cũng như các vị dân biểu và nghị sĩ trong lưỡng viện quốc hội là do phổ thông đầu phiếu, hoàn toàn danh chính ngôn thuận, một thể chế đúng là dân quyền, dân chủ không có bầu cử bịp bợm, mị dân.
      Hãy nhìn cơ cấu chính phủ của Hàn quốc hiện nay thì biết cơ cấu chính phủ của VNCH ngày xưa. Hãy thử tìm hiểu rồi so sánh các thể chế chính trị ở Hoa Kỳ, ở Pháp, ở Anh rồi sau đó đến Phillipinnes, Singarpore, Ấn độ, Nhựt bản,… thì sẽ sáng tỏ. Chúc thông tuệ.

      • Chợ Đầm - Nha Trang says:

        VNCH là “một thể chế đúng là dân quyền, dân chủ không có bầu cử bịp bợm, mị dân” mà sao cũng trong bài “Giá trị tinh thần lập hiến VNCH” cũng đăng trên web đàn Chim Việt này lại nói:
        “Hiến Pháp (của VNCH) 1956
        Tinh thần lập hiến và dân chủ chưa đủ
        Chiếu điều 95 và 96 của bản Hiến pháp 1956, Quốc Hội Lập Hiến tự động trở thành Quốc Hội Lập Pháp và Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên Việt Nam Cộng Hòa.
        Lẽ ra hai điều này không nên có vì đã mâu thuẫn với Điều 2 là điều căn bản nhất của thể chế Cộng Hòa: “Chủ quyền thuộc về toàn dân”.
        Nói cách khác Quốc Hội Lập Hiến đã tước quyền người dân bầu chọn một Quốc Hội Lập Pháp và một Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa.
        Điều 3 “Tổng thống lãnh đạo Quốc dân” mang xu hướng suy tôn chức danh Tổng thống. Điều 89 “Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này (89) của Hiến pháp.”, Nghĩa là Điều 3 được đặt ngang hàng và được bảo vệ tuyệt đối như Điều 2 “Chủ quyền thuộc về toàn dân”.
        Nói cách khác quyền lực tuyệt đối đã được Hiến Pháp trao cho Tổng Thống do đó quyền dân chủ đã bị giới hạn trong Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa.
        Trong khi miền Nam đang bị cộng sản đe dọa lẽ ra vai trò của các đảng chính trị và của địa phương phải được đặt hàng đầu, Hiến pháp 1956 lại chỉ tập trung vào Trung ương không hề đề cập đến địa phương, thành phố, tỉnh, xã, thị xã… cũng không đề cập đến vai trò các đảng chính trị.
        Thiên thứ 9, quy định việc sửa đổi Hiến pháp, với nhiều bước chặt chẽ. Chương này chỉ thuận lợi cho những chính trị gia đã tham gia guồng máy công quyền, nhưng lại giới hạn cơ hội của dân và của thành phần cấp tiến muốn thay đổi đất nước thông qua việc sửa đổi Hiến Pháp”.

        Rứa thì mần răng mà nói VNCH là “một thể chế đúng là dân quyền, dân chủ không có bầu cử bịp bợm, mị dân” được?

    • Tudo.com says:

      Lạ hỉ, lạ hỉ !
      Dân buôn bán ở Chợ Đông Ba-Huế mà không biết VNCH thì chắc chắn là dân bán thịt khỉ ở chợ Đông. . .lạnh Ba Đình rồi, phải không hỉ?

    • ABC says:

      Bạn không viết nước VNCH là gì à? Vậy thì bạn hãy quẳng mẹ nó cái sạp hàng chuyên bán cá thối ở chợ Đông Ba đi, gắng tìm cho được cô Nguyễn thị Thái Hòa, cô ấy cũng là người dân xứ Huế đấy. Cô sẽ kể cho bạn nghe nhiều chuyện hay, chắc chắn bạn sẽ sáng mắt sáng lòng!
      http://old.danchimviet.info/archives/2677/nhan-ch%E1%BB%A9ng-n%E1%BA%A1n-nhan-t%E1%BB%99i-ac-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-t%E1%BA%BFt-m%E1%BA%ADu-than-68/2010/03

Leave a Reply to Le Dân