WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nga bắt giam bộ trưởng về tội nhận hối lộ 2 triệu đô la

Alexei Ulyukayev. Photo Zimbio

Alexei Ulyukayev. Photo Zimbio

Nhà chức trách Nga hôm thứ Ba đã bắt giam Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Alexei Ulyukayev vì cáo buộc nhận hối lộ 2 triệu đô la, trở thành tin hàng đầu của báo chí trong nước và hé lộ những tranh chấp nội bộ trong giới cận thần của Tổng thống Putin.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Statin bắt giam trùm công an Beria ngay tại điện Kremli vào năm 1953, nước Nga mới có một vụ bắt giam bộ trưởng tại chức. Và đây cũng là lần đầu tiên có một bộ trưởng bị bắt dưới triều đại Putin.

Từ nhiều tháng qua, công an liên bang đã nghe lén tất cả các cuộc nói chuyện điện thoại của ông Ulyukayev, và hôm thứ Ba, Dmitry Peskov, phát ngôn viên phủ tổng thống cho báo chí biết Tổng thống Putin đã được cập nhật thông tin về chuyện này.

Peskov nói tiếp: “Đây là một cáo buộc nghiêm trọng và chỉ có tòa án mới có thể quyết định.”

Theo tin Washington Post, Ủy Ban Điều tra Tham nhũng nói rằng bộ trưởng Ulyukayev đã bị bắt “quả tang” khi nhận 2 triệu đô la hối lộ để ký giấy cho phép công ty quốc doanh dầu khí Rosneft trả 5 tỉ đô la để thâu tóm 50 phần trăm cổ phần của Bashneft, một công ty dầu khí quốc doanh nhỏ hơn.

Theo truyền thông Nga, thương vụ này thể hiện sự mất đoàn kết giữa các nhóm lợi ích khác nhau trong điện Kremli.
CEO của Rosneft là Igor Sechin, một cận thần của Putin, muốn mua cổ phần của Bashneft; trong khi Thủ tướng Dmitry Medvedev, đứng đầu một nhóm muốn bán cổ phần Bashneft cho các nhà đầu tư tư nhân, thay vì một công ty quốc doanh khác.

Bộ trưởng Ulyukayev, 60 tuổi, giữ chức từ năm 2013 và có nhiệm vụ thanh lý các tài sản của nhà nước. Lúc đầu ông cũng chống đối, lấy lý do một công ty nhà nước bán cho một công ty nhà nước khác thì đâu phải là cổ phần hóa cho tất cả mọi người.

Sau đó, do hối thúc của Putin, ông đã gật đầu cho vụ giao dịch, lấy lý do đất nước cần thu hẹp khoảng cách thâm hụt ngân sách do giá dầu trên thế giới giảm mạnh.

Theo tin của Ủy Ban Điều tra Tham nhũng, Ulyukayev đã đòi đại diện của Rosneft bôi trơn cho mình trước khi có kết quả tích cực.

Svetlana Petrenko, Phát ngôn viên của Ủy ban cho biết: “Bị cáo dọa sẽ gây khó khăn cho các hoạt động tương lai của Rostneft bằng cách sử dụng các quyền hạn chính thức của mình.”

Ulyukayev đối mặt với mức án 15 năm tù nếu bị kết tội. Trước mắt, Tòa đã ra lệnh quản chế.

Những người làm chính trị ở Nga đã hoan nghênh vụ bắt giữ, nói rằng vụ này là dấu hiệu cho thấy các quan chức to đầu lâu nay vẫn tham nhũng một cách vô tư, bây giờ phải biết thân biết phận, không thể đứng trên pháp luật được nữa.
Thông tấn xã Interfax dẫn lời Chủ tịch Hạ viện Vyacheslav Voloshin, nói rằng “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, vụ này cho thấy ở Nga, ai cũng có thể bị sờ gáy.”

Ulyukayev không nhận tội và gọi đây là sự sỉ nhục một quan chức cao cấp của Nga. Thủ tướng Medvedev đã chỉ định một thứ trưởng làm quyền bộ trưởng.

Các nhà quan sát nước ngoài cho rằng vụ này không hẳn là tham nhũng bởi vì một bộ trưởng nhận hối lộ chỉ có 2 triệu đô la là chuyện bình thường của Nga, nơi mà các bộ trưởng chỉ có mức lương khiêm nhượng nhưng lại đeo đồng hồ ít nhất 40.000 đô la, lái xe Bentley và sống trong những lâu đài hoành tráng.

Theo họ, Bộ trưởng Ulyukayev gặp nạn vì dám đụng đến một gốc bự.

Igor Sechin, CEO của Rosneft, là một đồng minh lâu năm của Putin và là một trong những người có thế lực nhất nước Nga hiện nay.

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Nga bắt giam bộ trưởng về tội nhận hối lộ 2 triệu đô la”

  1. Minh Đức says:

    Sau hai năm giá dầu hỏa xuống thấp, Nga đã tiêu hết mấy trăm tỉ đô la trong quĩ dự trữ chiến lược nên ngân sách thiếu hụt, phải bán cổ phiếu của công ty quốc doanh Bashneft để lấy tiền cho ngân sách quốc gia. Phải chăng là ông Alexei Ulyukayev thấy chính sách của Putin đang đi đến chỗ bế tắc nên đã phản đối việc bán công ty quốc doanh cho một công ty quốc doanh khác? Có thể có sự bất mãn sâu rộng trong những người ở trong chính quyền về đường lối của ông Putin nên ông Putin phải ra tay trừng phạt nặng ông Alexei Ulyukayev để làm cho những kẻ khác sợ.

    Tương lai giá dầu không biết lúc nào sẽ gia tăng. Nga và các nước OPEC đang bàn nhau tìm cách hạn chế sản lượng để nâng cao giá dầu. Nhưng các nước vẫn chưa đồng ý với nhau. Ông Donald Trump lên làm tổng thống sẽ gỡ bỏ một số điều luận hạn chế khai thác dầu trong nước Mỹ thì sẽ làm cho sản lượng dầu của Mỹ gia tăng. Như vậy, dù cho OPEC và Nga có cắt giảm sản lượng thì Mỹ cũng sẽ gia tăng sản lượng chiếm thị phần của các nước này đồng thời giữ giá dầu thấp lâu dài. Các nước Trung Đông và Nga đã tiêu hết tiền dầu hỏa để dành, nay với giá dầu thấp lâu dài thì các nước này trong tương lai cũng không có nhiều tiền để trang bị vũ khí cho quân đội. Vùng Trung Đông trong tương lai sẽ bớt đánh nhau.

  2. Minh Đức says:

    Ông Putin thấy ngân sách thiếu hụt, cần có tiền thêm nên đã bán cổ phiếu của hãng Bashneft, là một hãng quốc doanh. Bán cổ phiếu của hãng quốc doanh nhưng lại không muốn cho tư nhân có quyền làm chủ công ty dầu vì muốn nhà nước độc quyền nắm dầu hỏa để có quyền lực cho nên bán cho công ty quốc doanh Rosneft. Công ty quốc doanh mua rồi, tiền mà Rosneft trả cho Bashhneft được đưa vào ngân sách. Điều có nghĩa là hãng Rosneft đem tiền mặt của mình góp vào ngân sách của nhà nước. Đây là cách làm chồng chéo về hạch toán kinh tế, vì một công ty lại lấy tiền của mình đưa cho nhà nước tiêu dùng. Trong quá khứ, ông Putin cũng từng bắt các hãng dầu phải bỏ hàng tỉ đô la mua đồng rúp để giữ cho đồng rúp đừng sụt giá. Tại Trung Quốc, chính quyền cùng đã từng bắt các công ty buôn bán chứng khoán phải bỏ tiền ra mua cổ phiếu và cấm bán đi giá cổ phiếu thấp để giữ cho chỉ số thị trường chứng khoán khỏi sụt giảm. Cách dùng tiền không minh bạch khiến cho ngân hàng Trung Quốc mang nợ xấu.

  3. Minh Đức says:

    Theo bản tin của BBC, ông Alexander Shokhin, chủ tịch công đoàn các doanh gia nói rằng ông ta không tin vụ này là vì lý do tham nhũng. Theo ông Shokhin thì ở trên đã chấp nhận cho Rosneneft mua cổ phần của Bashneft rồi mà một tháng sau ông Alexei Ulyukayev lại đòi hối lộ cho ông ta thì ông ta mới cho phép mua cổ phần là chuyện vô lý.

    Theo thông tín viên của BBC thì ngày nay, Nga tham nhũng khủng khiếp hơn thời 1990, là thời ông Putin chưa lên. Trong tình trạng người người tham nhũng, nhà nhà tham nhũng thì ai bị bắt vì tội tham nhũng tức là họ bị trừng phạt vì lý do gì khác hơn là tham nhũng. Ông Alexei Ulyukayev chủ trương tự do kinh tế trong khi ông Putin thì chủ trương nhà nước thu tóm kinh tế vào trong tay mình. Với sự khác biệt suy nghĩ này, ông Putin có thể cho ông Alexei Ulyukayev thôi việc. Nhưng không chỉ cho thôi việc mà còn gài vào tội tham nhũng có nghĩa là hai người có mâu thuẫn với nhau rất trầm trọng.

Phản hồi