WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuba thức, Việt Nam ngủ, nay Cuba ngủm, Việt Nam ….?

 

Fidel-Castro-facts

Câu nói thời danh của Cựu Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi qua viếng thăm chánh thức Cu ba năm 2009 “ Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ ”.

Điều lạ là Nguyễn Minh Triết khai đậu Tú Tài ở Sài gòn, tức theo học chương trình giáo dục của Miền Nam, chớ không phải học trường đảng Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyên Phú Trọng, và cũng khai có văn bằng Cử nhơn Toán ở Đại Học Khoa học Sài gòn (xạo) mà vẫn có thể nói được một câu như vậy, với tư cách Chủ tịch nước, quốc khách của Chủ tịch Fidel Castro . Phải chăng vì ông là cộng sản và làm tới Chủ tịch nước nên mới có được bộ óc phi thường như vậy?

Nhắc lại giai thoại này để nói chuyện về người chủ nhà mời ông hồi tháng 9/2009 qua thăm viếng Cuba vừa đi chầu Mao và Staline. Và vô duyên là ngày 4/12 này, đảng của ông Triết ban hành quốc tang tưởng niệm đồng chí ở Cu ba. Tại sao không phải “đảng tang” vì dân Việt Nam có mắc mớ xa gần gì với tên cộng sản ác ôn Fidel Castro đó?

Chiếc Rolex vượt biển tỵ nạn cộng sản

Vừa có tin lãnh tụ cách mạng cộng sản xứ Cu ba chết, tuần báo chánh trị Le Point của Pháp liền nhắc lại câu chuyện hi hữu về chiếc đồng hồ Rolex Submariner 6536, năm 1959, đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Fidel Castro trong chiến dịch tịch thâu và càn quét sạch tàn dư tư bản, nhờ giới buôn lậu, nay vừa tái xuất hiện .

Năm 1959, Fidel Castro cướp được chánh quyền Cuba, thiết lập ngay chế độ cộng sản độc tài ác ôn nhứt thế kỷ XX.

Những gia đình khá giả tìm cách chạy trốn cộng sản, mang theo chút ít của cải trước khi bị chế độ cướp đoạt. Trong hoàn cảnh đó, một cách kỳ lạ, nhờ giới buôn lậu, chiếc Rolex Submariner 6536 của nhà Jyeria Riviera trên Đại lộ Galiano ở La Havane chuyên bán đồng hồ và nữ trang đắt tiền, thoát khỏi bàn tay cộng sản và từ đó bị quên lãng suốt hơn 50 năm. Nay sau khi có tin Fidel Castro chết lại tái xuất hiện và trở thành môt vật vô giá của giới sưu tầm đồng hồ xưa.

Chiếc Rolex Submariner 6536 ra khỏi hãng ở Suisse năm 1955, tới La Havane trước khi hạ cánh an toàn và bí mật trên đất Mỹ . Người ta nghĩ có lẽ chiếc Rolex ấy đã nằm ngủ yên trong một học tủ suốt hơn 50 năm dài . Điều đáng ngạc nhiên là chiếc Rolex lại hoàn toàn trong tình trạng nguyên vẹn . Như mới trong xưởng đem ra vậy. Lạ lùng hơn nữa là bắt gặp món đồ xưa với cả khai sanh gốc ghi năm 1955, giấy cũng không rách, không bị hư hỏng, hoen ố vì thời gian .

Hiện nay, một chiếc Rolex Submariner 6536 mới giá từ 20 000 tới 30 000 usd . Nhưng chiếc Rolex kia là vô giá vì lịch sử gian truân của nó . Nó còn là biểu hiện của lịch sử phong trào tỵ nạn cộng sản của dân Cuba . Trước đó vài năm, đồng bào Bắc Việt đã bỏ nhà cửa, chạy bán mạng, trốn cho khỏi gặp Hồ Chí Minh . Nhưng thân phận người Việt nam lại bất hạnh . Hai mươi năm sau, gặp lại tên Hồ Chí Minh ở trong Miền Nam và từ đó, cả nước sống dưới địa ngục, tới nay đưọc 41 năm .

Chiếc Rolex phước đức hơn . Tái xuất hiện khi đất nước Cu ba bắt đầu chuyển mình tiến lên dân chủ tự do . Và hạnh phúc nhứt là đúng vào lúc tên ác ôn Castro mà cả nước đã chạy trốn vừa đi chầu Mác . Dân chúng cả xứ, cả ở hải ngoại, đều hết mực vui mừng, như được hồi sanh, túa ra đường nhảy múa chào mừng cái chết của Chủ tịch nước của họ .

Những nhà độc tài và những chiếc đồng hồ đắt tiền

Độc tài không phải là cái nghề, như nghề làm chánh trị, nghề cai trị một quốc gia, mà là một “nếp sống ” . Nói cho văn chương, là một “ nghệ thuật sống ” ! Người độc tài say mê quyền lực, say mê “nghệ thuật sống ” của họ giống như người nghệ sĩ say mê nghệ thuật . Trong đời sống vật chất, họ cũng có những thú say mê như tiền bạc, sự xa hoa, gái đẹp, …

Những nhà độc tài gần đây mà nhiều người biết như Hitler, Kadhafi, Saddam Hussein, Castro có chung thú đam mê đồng hồ đắt tiền . Họ có những chiếc đồng hồ mang hình ảnh của họ hoặc những nét riêng đặc biệc của họ, ai bắt gặp là biết ngay người chủ.

Nhưng thử hỏi liệu có ai dám hoặc muốn mang trên cổ tay mình gương mặt một nhà độc tài khát máu không ? Hay giữ một món đồ từng thuộc về một tên tội phạm chống nhân loại?

Nếu không thì chỉ có thể khêu gợi sự tò mò của những người sưu tầm vật hiếm mà thôi .

Saddam Hussein đặt Suisse làm cho ông một số đồng hồ hiệu Eterna, vỏ vàng và thép, mặt kiếng khắc chân dung Saddam Hussein, chỉ dành để tặng những thuộc hạ thân tín . Còn ông, ông mang chiếc Rolex Day-Date toàn nạm kim cương, vỏ, dây đeo đều bằng vàng y . Những lúc xuất hiện, Saddam Hussein thường huơ tay cao lên để khoe chiếc đồng hồ đắt tiền mà hiếm người có thể có được .

Năm 2009, để kỷ niệm 40 năm triều đại của mình, Đại tá Kadhafi đặt nhà Chopard mươi chiếc đồng hồ với mặt kiếng có hình của ông . Kadhafi còn có riêng một chiếc đồng hồ bằng vàng trắng, nạm kim cương và ngọc bích . Hôm 25 tháng 10 vừa qua, chiếc đồng hồ này bỗng xuất hiện trong một vụ trưng bày và bán đấu giá ở nhà Antiquorum . Nhưng kỳ lạ là không có nhà sưu tập nào muốn mua mặc dầu giá chỉ từ 30 000 tới 60 000 euros mà thôi .

Castro chết đế lại gì ?

Trước năm 1959, ở Cuba, người Mỹ muốn làm mưa, làm gió gì cũng được . Chính điều này đã làm dân chúng Cuba bắt mãn, điều kiện khai sanh phong trào cộng sản lớn mạnh và cướp chánh quyền .

Giai đoạn đầu, lực lượng của Fidel Castro được dân chúng Cuba hoan nghênh thật tình vì đã đem lại cho xứ sở nền độc lập . Nhưng chỉ 5 tháng sau, bộ mặt thật của nhà cách mạng cộng sản liền hiện rõ . Thế mà nhà văn Régis Debray của Pháp lấy vé máy chỉ cho chuyến đi để tới Cu ba hưởng ứng cách mạng thành công và gia nhập vào nhóm nhỏ thân cận của Castro .

Triết gia Jean-Paul Sartre đi qua La Havane trở về Paris đầy hân hoan, phấn khởi . Ông thuật lại La Havane đang sống ngày hội lớn của dân tộc . “Cu ba tự do là liều thuốc tiên cho cả thế giới ” ! Nhưng ngay tại La Havane, nhiều hố sâu vừa được đào lên theo lệnh của Che Guevara, những cột hành quyềt cũng vừa được dựng lên bên cạnh hố để xử tử những“ kẻ thù của cách mạng ” .

Fidel Castro lập danh sách . Che Guevara tự tay hành quyết một cách thản nhiên nên được biệc danh là Carnicerito – tên “đồ tể con” . Có ai nghĩ đó lại là người có nụ cười dịu dàng rất lãng mạn, được giới trẻ Âu châu, nhứt là Pháp, ngưỡng mộ như vị anh hùng cách mạng . Ngày nay, hình Che, áo thung in hình Che còn bày bán ở nhiều nơi .

Khi kêu gọi dân chúng tham gia và ủng hộ cướp chánh quyền, Fidel Castro đã long trọng tuyên bố “Cách mạng cướp đươc chánh quyền, tổ chức tổng tuyển cử tự do ” . Nhưng chỉ 5 tháng sau, Castro vứt sọt rác lời tuyên bố, giải tán Quốc Hội, hủy bỏ Hiến pháp năm 1896 . Hội Đồng Bộ trưởng tập trung tất cả quyền hành . Thanh trừng bắt đầu ác liệt . Tử hình không dưới 15 000 người bị kết án là kẻ thù cách mạng . Nhà tù mở rộng vẫn không đủ chỗ cho tù nhân .

Những người thân cận với Castro tỏ vẻ lo sợ cho đường lối sắt máu của cách mạng liền bị Castro ra lệnh thanh toán . Che Guevara rời khỏi Cu ba vì không đồng ý với Castro, cho rằng Castro không đi đúng đường lối cách mạng . Nhũng người bất mãn nhưng không trốn được đành chọn cái chết cho yên thân .

Chuyện Cuba chưa ồn ào ra bên ngoài . Đến năm 1971, xảy ra vụ án Heberto Pedilla, người lúc đầu nhiệt tình ủng hộ Castro, làm cho dư luận bắt đầu mở mắt về Cuba . Năm 1968, ông cho phổ biến một bài thơ kín đáo mô tả sự thật của chê độ cách mạng ở Cu ba . Ba năm sau, ông bị An ninh Nhà nước bắt, đưa ra Tòa án nhơn dân . Ông phải làm tự kiểm, tự kết án mình một cách nhục nhã . Nhưng ông vẫn cảm ơn An ninh đã khoan hồng, đưa ông vào con đường ngay chánh của cách mạng, tố cáo bạn bè và cả vợ là những kẻ thù của cách mạng .

Sau vụ án này, nhiều người bắt đầu không còn mơ hồ về chế độ cúa Fidel Castro là của dân, vì dân nữa .

Huê kỳ khi thấy Cu ba tiến hành cải cách ruộng đất, quốc doanh công ty xăng dầu Texas Oil thì hiểu là Castro chọn hướng kinh tế theo Liên-xô nên liền cắt đứt viện trợ cho Cu ba và cả ngoại giao, ban hành lệnh phong tỏa . Dỉ nhiên Castro lập tức ngả theo Mạc-tư-khoa và Krouchtchev chỉ có mong đợi chừng đó .

Năm 1961, Castro tuyên bố cách mạng Cuba là cách mạng xã hội chủ nghĩa .

Huê kỳ oanh tạc Cuba nhưng cuộc đổ bộ tiếp theo thất bại vì Liên xô đặt giàn hỏa tiễn trên đảo chỉ cách bờ biển Florida 150 km . Kennedy cho hạm đội bao chung quanh và cảnh báo Krouchtchev hể đụng tới lực lượng của Huê kỳ thì khó tránh chiến tranh giửa hai nước sẽ bùng nổ .

Sau cùng, Castro thất vọng vì Krouchtchev ra lệnh rút về .

Năm 1963, Castro thăm viếng Liên xô được hoan nghênh nhiệt liệt và được tưởng thưởng huy chương “ anh hùng cách mạng Liên xô ” . Năm 1968, Castro là một trong số hiếm những nhà lãnh đạo cộng sản hoan nghênh lực lượng của khối Warsovie tiêu diệt cuộc nổi dậy của dân chúng Prague .

Cuba sống qua ngày nhờ dựa vào sự giúp đỡ của Mạc-tư-khoa . Đến năm 1989, Liên xô sụp đổ, Cuba kiệt quệ .
Castro để lại được gì sau khi chết ? Cái tài sống lâu, kéo dài chế độ cộng sản độc tài ác ôn !

Còn vài người thương tiếc Castro

Ngoài phái đoàn đảng và Chánh phủ ở Hà nội, có Tổng Bí thư đảng cộng sản Pháp, Pierre Laurent, ca ngợi Castro là “người làm một trong những cuộc cách mạnh xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX , Castro có thể thiết lập một xã hội công bình và có chủ quyền hơn” . Jean-Luc Mélenchon, cựu Bộ trưởng chánh phủ Mitterrand, vội ôm bông và nhang đèn chạy tới Tòa Đại sứ Cu ba cúng Castro và chia buồn. Nhưng TT Hollande, phe xã hội chủ nghĩa, lại nhận định “chế độ thiếu nhơn quyền, ảo tưởng, một trong những chế độ cảnh sát trị ác ôn của hành tinh . Thật đáng buồn ! ”. Chánh phủ các nước Âu châu không có ai đi phúng điếu hết cả .

Triết gia Pháp, ông Michel Onfray, nhắc lại vài chi tiết lạ lùng về cái chết của Castro như tiền định tuy ông vẫn ngờ vực (25/26 ?) . Castro khởi đầu cách mạng ngày 26 / 11 / 1956 và chết ngày 26 / 11 / 2016 .

Castro thuờng tuyên bố «nghèo lắm vì cả đời làm cách mạng nên chỉ có căn chòi câu cá mà thôi ” . Nhưng chòi câu cá của ông là cả một cơ ngơi đồ sộ, cả về trang thiết bị cho tiện nghi .

Theo ông Michel Onfray, Castro lúc sống thì như « ông Hoàng dầu hỏa, lúc chết thì như nhà trọc phú » .

Đừng quên « Một người độc tài, nhứt là độc tài cộng sản, dù có hứa điều gì, tuyên bố điều gì, thì trước sau vẫn là độc tài sát khát máu » !

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

 

1 Phản hồi cho “Cuba thức, Việt Nam ngủ, nay Cuba ngủm, Việt Nam ….?”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Tổng Bí thư đảng cộng sản Pháp, Pierre Laurent, ca ngợi Castro là “người làm một trong những cuộc cách mạnh xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX , Castro có thể thiết lập một xã hội công bình và có chủ quyền hơn”

    “Có thể thiết lập một xã hội công bình và có chủ quyền hơn” là lấy tiêu chuẩn của các nước Tây Phương để đánh giá. Nhưng chế độ “cách mạng” mà Fidel Castro dựng lên là theo mô hình của Nga. Mà Nga là một nước chưa bao giờ nếm mùi công bình xã hội.

    Chế độ Cuba thiếu “công bình xã hội và chủ quyền” vì đó là chế độ xây dựng để dùng quân sự mà chống Mỹ, không phải là chế độ bình đẳng hơn cho con người như chủ nghĩa Cộng Sản hứa hẹn. Một chế độ dùng quân sự để đánh nhau thì phải tổ chức theo lối tập trung chỉ huy của quân đội. Tổ chức xã hội theo lối bình đẳng giữa mọi người thì không đánh nhau được vì mỗi người một ý, kẻ muốn đánh nhau, người lại muốn hòa bình. Một đảo nhỏ mà chủ trương dùng quân sự chống Mỹ thì phải dựa vào nước lớn là Liên Xô. Dựa vào Liên Xô thì mất chủ quyền. Xã hội của chế độ XHCN kiểu Liên Xô thì tổ chức theo lối tập trung chỉ huy, còn giữa các nước trong khối XHCN cũng tổ chức theo lối tập trung chỉ huy. Các nước XHCN nhỏ phải nghe lời Liên Xô. Tập trung chỉ huy thì không có sự bình đẳng giữa các cá nhân và cũng không có sự bình đẳng giữa các nước XHCN. Có nghĩa là cá nhân không có chủ quyền và quốc gia cũng không có chủ quyền. Cá nhân và quốc gia mất chủ quyền để đóng góp cho sức mạnh quân sự của khối XHCN. Khối này có sức mạnh chống lại Mỹ nhưng không đem lại cho dân điều mà chủ nghĩa CS hứa hẹn, đó là giải phóng con người. Chống lại đế quốc tư bản nhưng không giải phóng con người mà lại đi tước đoạt tự do của con người.

Phản hồi