WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Andrzej Wajda – người nghệ sĩ luôn đồng hành cùng dân tộc

 

 

Andrzej Wajda giờ phút nhận Oscar. Ảnh Reuters

Andrzej Wajda giờ phút nhận Oscar. Ảnh Reuters

Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của Ba Lan Andrzej Wajda từ giã điện ảnh, từ giã cuộc đời để đi vào thế giới vĩnh hằng ngày 9 tháng 10 năm 2016.

Chín mươi năm của cuộc đời , sáu mươi ba năm cống hiến cho điện ảnh, ông đã để lại cho kho tàng của nghệ thuật thứ bẩy 40 bộ phim với các giải thưởng Cannes, Oscar, Venice …. Jean-Luc Godard, đạo diễn đồng thời là nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng của Pháp gọi những bộ phim của Wajda là những điển hình điện ảnh của một dân tộc. Đó là dân tộc Ba Lan của Wajda, một dân tộc đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, những đau thương mất mát cùng những niềm vui tranh đấu để chiến thắng, để tồn tại và phát triển. Nó chính là nguồn cảm hứng, là tình yêu mãnh liệt để ông sáng tạo, thể hiện trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình.

Tuổi trẻ, chiến tranh và nghệ thuật

Andrzej Wajda sinh ngày 06-03-1926 tại Suwalki, một thành phố nhỏ ở phía đông bắc Ba Lan. Bố ông là sỹ quan chuyên nghiệp của quân đội Ba Lan, mẹ ông là giáo viên. Năm 1934, gia đình chuyển đến nơi đóng quân của bố ông, thành phố Radom, một thành phố nhỏ cách thủ đô Warszawa khoảng 100 km. Wajda bắt đầu những năm tháng trong trường tiểu học.

Ngày 01- 09-1939 chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, cũng là ngày quân đội Hitler tấn công Ba Lan, bố ông phải ra mặt trận. Tám ngày sau quân Đức tiến chiếm Radom, chúng ban hành lệnh cấm các trường phổ thông trung học hoạt động. Công dân Ba Lan chỉ được phép học hết cấp 2 (hết lớp 7).

Năm 1940 Wajda học hết cấp 2, bố ông cùng nhiều sỹ quan quân đội Ba Lan bị Hồng quân Liên Xô bắt. Sau chiến tranh, người ta đã điều tra và xác định, 21.768 sỹ quan quân đội (trong đó có bố của Wajda) và các viên chức chính quyền của Ba Lan đã bị an ninh Xô Viết thủ tiêu tại khu rừng Katyn của Nga theo lệnh của Stalin, nhưng lại đổ tội ác cho quân Đức.

Wajda tiếp tục theo học trong trường trung học bí mật, nhưng ông đã phải bỏ học để đi làm thủ kho do khó khăn kinh tế của gia đình. Trong thời gian này ông bắt đầu chú ý đến hội họa, tham gia lớp học ngoại khóa của Trường Mỹ Thuật Krakow. Giữa năm 1942 ông gia nhập Quân Đội Quốc Gia bí mật, làm liên lạc trong đơn vị. Mùa thu 1942 đơn vị bị Gestapo truy lùng, ông phải chạy trốn đến Krakow. Mùa xuân năm 1944, quân Đức đã bắt đầu tháo chạy, Wajda trở về Radom và ghi danh theo học trường trung học dành cho người lớn tuổi.

Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1946 ông vào học hội họa tại Học Viện Mỹ Thuật Krakow. Những bức tranh ông đã vẽ trong thời gian chiến tranh đã nhận được nhận xét tốt. Trong thời gian học tập ông đã có những tranh vẽ được đánh giá cao như : Bộ Óc Người Thợ, Rừng Trong Núi, Thành Phố Phía Đông và Chim Trời.

Nhưng mỹ thuật chưa phải là bến đỗ nghệ thuật của ông, Wajda muốn dùng nghệ thuật để phản ảnh một cách đầy đủ hơn những sự kiện lịch sử, những vấn đề của xã hội của Ba Lan.

Tháng 07-1949 Wajda từ biệt Học Viện Mỹ Thuật Krakow để vào học đạo diễn tại Trường Điện Ảnh thành phố Lodz, ông tốt nghiệp đạo diễn năm 1953.

Giải thưởng quốc tế đầu tiên

Tháng 4-1956, trước sức ép của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, chính quyền cộng sản Ba Lan buộc phải thả hàng ngàn tù nhân- những người lính thuộc Quân đội Ba Lan cũ (AK). Đây là các đơn vị quân đội được thành lập bí mật bởi chính phủ lưu vong của Ba Lan tại London để chống laị sự chiếm đóng của quân đội Hitler, sau chiến tranh, chính quyền cộng sản coi họ là kẻ thù của chế độ.

Cùng với sự kiện trên, lần đầu tiên sau 10 năm kết thúc chiến tranh, kỷ niệm lần thứ 12 ngày Khởỉ Nghĩa Warszawa (từ 01- 08 đến 03-10-1944) được công khai tổ chức, những người lính và những người dân đã chiến đấu, hy sinh để giải phóng Warszawa được tôn vinh, cho dù cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại.

Đối với Wajda, người đã trực tiếp chứng kiến cuộc chiền tranh tàn bạo do quân đội Quốc Xã gây ra, thất bại của cuộc khởi nghĩa Warszawa là nỗi đau tận cùng của dân tộc ông. 216.000 bi giết hoặc mất tích, 20.000 bị thương, 15.000 người bị bắt làm tù binh, Warszawa bị tàn phá nặng nề, trong đó có rất nhiều công trình kiến trúc có giá trị. Cũng như thế hệ cha anh, Wajda đã thấm trải nỗi thống khổ đầy máu và nước mắt của một dân tộc, của một nước nhỏ nằm kẹt giữa hai đế quốc tàn bạo là Đức và Nga.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chế độ cộng sản được áp đặt tại Ba Lan, đề tài về cuộc khởi nghĩa Warszawa bị cấm kỵ trong điện ảnh , vì cuộc khởi nghĩa không do Đảng Cộng Sản Ba Lan tổ chức và lãnh đạo. Nay trước sức ép của nhân dân và các tổ chức quốc tế, chính quyền cộng sản Ba Lan buộc phải công nhận cuộc Khởi Nghĩa Warszawa là cuộc nổi dậy của những người yêu nước, họ đã chiến đấu hy sinh vì độc lập và tự do của tổ quốc.

Andrzej Wajda bắt tay vào làm phim CỐNG NGẦM trong tình hình như đã mô tả ở trên. Đây là bộ phim đầu tiên về cuộc khởi nghĩa Warszawa kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Kịch bản phim đã qua kiểm duyệt khắt khe, nhưng trong thời gian quay phim Wajda và người viết kịch bản vẫn tiếp tục phải bảo vệ nội dung phim trước sự can thiệp trực tiếp của lãnh đạo điện ảnh. Phim kể về số phận bi thảm của những người tham gia khởi nghĩa, một đơn vị chiến đấu trong vòng vây của quân Đức. Không còn lương thực và vũ khí, họ buộc phải rút quân theo đường cống ngầm lầy lội, tối tăm của hệ thống cống thoát nước thành phố Warszawa. Bẩy mươi con người đói khát, rét mướt, thương tích, tuyệt vọng lần mò trong bóng tối để tìm đường thoát lên mặt đất. Họ ở trong một tình thế không có lối thoát, không thể đầu hàng quân Đức, nhưng họ cũng không có một tia hy vọng nào để chiến thắng. Có vài nhóm tìm ra nắp cống, họ ngoi lên mặt đất, gặp ngay quân Đức, người thì bị bắt, người thì bị bắn ngay tại chỗ. Có nhóm tìm được đường cống thoát ra sông Wisla nhưng miệng cống đã bị bịt chắn bằng lưới thép chắc chắn, chôn vào thành bê tông của cưả cống. Qua màn lưới sắt, họ phóng tầm mắt sang bờ bên kia sông, đau đớn và thất vọng. Họ cũng không hề biết rằng, bên đó Hồng Quân Liên Xô với xe tăng, pháo binh, bộ binh được không quân yểm trợ, được lệnh của Stalin án binh bất động, chờ cho quân Đức dìm Khởi Nghĩa Warszawa trong biển máu. Đạo diễn cùng ê kíp làm phim đã được nhắc nhở không được đưa cảnh Hồng Quân ở bên kia sông Wisla vào trong phim, vì người xem phim sẽ hỏi tại sao Hồng Quân đã không giúp đỡ những người khởi nghĩa, họ làm gì ở bên đó?

Phim được công chiếu vào mùa xuân năm 1957, nó đã gây xúc động rất mạnh trong giới điện ảnh và khán giả. Bộ phim đã tái hiện một cách chân thật, sống động cuộc khởi nghĩa. Wajda thổ lộ, ông có nghĩa vụ phải nói thay những người đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa, rằng bọn phát xít có thể chiến thắng họ, nhưng không thể khuất phục được họ.

Sau khi công chiếu trong nước, tháng 5-1957, phim được gửi đi dự Liên Hoan Phim Cannes tại Pháp. Wajda và ê kíp làm phim lần đầu tiên đến Cannes từ một đất nước nghèo, còn đầy những thương tích chiến tranh, nhưng họ đã giành chiến thắng. Phim đã được hội đồng giám khảo do đạo diễn, nhà thơ, nhà viết kịch, họa sỹ nổi tiếng Pháp Jeana Cocteau làm chủ tịch trao giải Cành Cọ Bạc, (đồng giải với phim CON DẤU THỨ BẨY của đạo diễn Ingmar Berman của Thụy Điển). Khi đó, các nhà phê bình điện ảnh Pháp đã viết, CỐNG NGẦM đã chứng minh sự tồn tại của nền điện ảnh Ba Lan.

Sau khi được trao giải Cành Cọ Bạc, CỐNG NGẦM trở nên nổi tiếng, 21 nước trong đó có Pháp, Nhật, Anh,Thụy Điển, Canada, Israel, Tây Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Braxin, Ấn Độ, Thổ, Argentyna, Na Uy, Dan Mạch…..và ngay cả Liên Xô đặt mua và phát hành. Tại Ba Lan, phim đã thu hút một lượng khán giả kỷ lục 4,2 triệu người.

Những bộ phim không làm vừa lòng Đảng

Wajda là một đạo diễn luôn giữ tính độc lập trong nghệ thuật, ông không làm những bộ phim để ca ngợi Đảng Cộng Sản, ca ngợi chế độ XHCN để làm vừa lòng đảng cầm quyền.

Tiếp sau phim „CỐNG NGẦM”, Năm 1958 Wajda cho ra mắt phim TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG. Nhân vật anh hùng của phim Maciek Chelmicki, chàng thanh niên đã tham gia đội quân du kích bí mật chống quân Đức, một đơn vị độc lập không thuộc Đảng Cộng Sản Ba Lan . Chiến tranh kết thúc, Chelmicki tham gia một tổ chức bí mật chống lại Đảng Cộng Sản Ba Lan. Anh và 2 người bạn nhận lệnh đi ám sát bí thư đảng cộng sản địa phương…

Wajda viết về bộ phim TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG của mình:

”Trong âm thanh của điệu Tango và Fox, người anh hùng của phim, Maciek Chelmicki đi tìm câu trả lời. Sẽ tiếp tục sống như thế nào đây? Vất bỏ hành trang của quá khứ, giải tỏa tình trạng khó xử muôn đời của người lính? Buông xuôi hay tiếp tục suy nghĩ? Nhưng Maciek đã thực hiện mệnh lệnh….Anh thà giết người, ngay cả hành động này ngược với bản tính con người của anh, còn hơn anh bỏ vũ khí đầu hàng. Maciek đại diện cho một thế hệ chỉ tin vào cá nhân mình, tin vào khẩu súng lục được cất dấu cẩn thận hoặc sơ sài.Tôi yêu những những chàng trai không chịu nhượng bộ và hiểu rõ về họ. Tôi mong muốn, với bộ phim khiêm tốn của mình, giới thiệu với khán giả điện ảnh cái thế giới phức tạp và khó khăn của một thế hệ, thế hệ mà trong đó có tôi.”

TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG được các nhà phê bình điện ảnh của Ba Lan và nước ngoài đánh giá cao, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng đã được đạo diễn thể hiện rất hiệu quả trong phim. Trái lại, phim bị các nhà phê bình điện ảnh Macxit và các cơ quan văn hóa của Đảng phê phán rất nặng. Phim bị cấm tham gia Liên Hoan Phim Cannes. Sau đó phim được gửi đi Liên Hoan Phim Venice với tư cách phim không dự tranh giải thưởng chính. Phim đã được giải của Hiệp Hội Phê Bình Phim Quốc Tế (FIPRESCI).

Năm 1976 phim NGƯỜI THỢ NỀ của Wajda đã làm những người lãnh đạo Đảng nổi giận, họ định ra lệnh cấm chiếu trong toàn quốc. Phim bắt đầu bằng cảnh một nữ sinh viên trường điện ảnh đi thu thập tư liệu, cô đang thực hiện bộ phim đề tài tốt nghiệp, về một người đội trưởng sản xuất của một xí nghiệp. Trong suốt thời gian lấy tư liệu, cô phát hiện nhiều sự thật tồi tệ của xã hội Ba Lan trong những năm 50 của thế kỷ XX, những sự thật trái ngược với những gì cô được nghe, được học. Những người cộng sản đã dùng nhiều thủ đoạn để che đậy sự thật xấu xa do họ gây ra, nay bị một sinh viên phơi bầy ra trước xã hội, họ tuyên bố không thể chấp nhận một bộ phim như thế.

Năm 1981, lấy nguồn cảm hứng từ những công nhân đình công của Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK – SOLIDARNOŚĆ), Wajda xây dựng bộ phim CON NGƯỜI SẮT ĐÁ. Phim mô tả hành trình của một phóng viên đài phát thanh nhà nước, người được cử đi để tường thuật cuộc thương lượng giữa chính quyền cộng sản và Ủy Ban Tổng Đình Công của CĐĐK . Tại nhà máy Đóng Tầu Mang Tên Lê Nin ở Gdansk, chứng kiến không khí đình công sôi động của công nhân, dẫn đầu là Lech Walesa và các trí thức đối lập, gặp gỡ trao đổi với những công nhân đình công, người phóng viên đứng hẳn về phía công nhân đình công, anh đã vứt bỏ nhiệm vụ tường thuật, hòa vào biển người đình công. Kết thúc phim, sự kiện lịch sử ngày 31-08-1980 được ghi nhận đúng như nó đã xẩy ra. Lần đầu tiên sau 35 năm cầm quyền, trước sức ép của cuộc tổng đình công do CĐĐK lãnh đạo, chính quyền cộng sản Ba Lan buộc phải ký kết thỏa thuận với CĐĐK, đáp ứng các yêu cầu của công nhân : Thả các tù nhân chính trị, công nhận quyền hoạt động hợp pháp và độc lập của CĐĐK, thừa nhận công nhân được tham gia trực tiếp cải cách kinh tế trong các cơ quan, xí nghiệp….

Wajda tự hào đã hoàn thành bộ phim trước ngày 13-12-1981, là ngày chính quyền cộng sản Ba Lan tuyên bố tình trạng chiến tranh để đàn áp phong trào CĐĐK. Phim được đề cử tranh giải Oscar cho phim không nói tiếng Anh và giành giải Cành Cọ Vàng trong Liên Hoan Phim Cannes năm 1981.

Nhà thơ của điện ảnh

Có nhà phê bình điện ảnh gọi đạo diễn Wajda là nhà thơ của điện ảnh. Tầm vóc lớn lao của Wajda thể hiện ở chỗ, ông đã đưa lên màn ảnh trong các phim của ông những nhân vật mang bản sắc con người Ba Lan trong nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Ngay cả những phim mang chủ đề chính trị, nhưng ông đã đưa lên màn ảnh những cảnh sắc đầy chất thơ và hội họa, tính lãng mạn và hình ảnh biểu tượng. Wajda không sợ các đề tài khó khăn đối với chế độ độc tài cộng sản. Nhỉều bộ phim của ông như KATYN , CON NGƯỜI SẮT ĐÁ… đã bị chính quyền ngăn cản, nhưng ông không nhượng bộ. Đối với Wajda, điều quan trong nhất, phim của ông phải biểu thị được tính hiện thực, bản ngã của nhân vật qua tư duy và cảm nhận.

Trong 40 cuốn phim ông đạo diễn, 13 đã giành giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế.

Thống kê tóm tắt một số bộ phim được giải thưởng:

CỐNG NGẦM
- Cành Cọ Bạc LHP Cannes Pháp 1957
TRO TÀN VÀ KIM CƯƠNG
- Giải nhất FIPRESCI của Hội Các Nhà Phê Bình Điện Ảnh Thế Giới , LHP Venice Ý 1959
- Giải Cành Ô Liu Bạc LHP Tây Berline 1975
CÂY BẠCH DƯƠNG
-Huy chương vàng LHP Moskova 1970
MẢNH ĐẤT HỨA HẸN
- Huy Chương Vàng LHP Moskva 1975
- Đề cử tranh giải Oscar cho phim không nói tiếng Anh, 1976
NGƯỜI THỢ NỀ
- Gỉai FIPRESCI LHP Cannes 1978
NHẠC TRƯỞNG
- Gấu Bạc cho nam diễn viên LHP Berline 1980
CON NGƯỜI SẮT ĐÁ
- Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1981
DANTON
-Giải „Ceza 83” Viện Nghệ Thuật và Kỹ Thuật Điện Ảnh Pháp 1982
- ……………
Ngoài các giải thưởng cho các phim, Wajda còn nhận được giải thưởng sau toàn bộ cống hiến cho điện ảnh của các liên hoan phim sau đây:

– Oscar Mỹ năm 2000
– Viện Điện Ảnh châu Âu 2016
– Gấu Vàng LHP Berline Đức 2006
– Cành Cọ Vàng LHP Cannes Pháp 1981
– Sư Tử Vàng LHP Venice Ý 1998
– Cezar của Viện Nghệ Thuật và Kỹ Thuật Điện Ảnh Pháp 1982
– Giải thưởng Kyoto Nhật Bản 1987

Hoạt động xã hội và chính trị

Từ năm 1976 Wajda đã công khai ủng hộ những tổ chức hoạt động đối lập với chế độ cộng sản, trong đó có cuộc tổng đình công năm 1981 do CĐĐK lãnh đạo. Ông là ủy viên của ủy ban tổ chức Hội Nghị Văn Hóa Ba Lan do CĐĐK tổ chức từ ngày 11 đến 13-12-1981, nhưng ngày 13 đã bị chính quyền cộng sản giải tán và tuyên bố tinh trạng chiến tranh để đàn áp CĐĐK.

Năm 1988 Wajda là một trong những người sáng lập Hội Các Gia Đình Katyn – gia đình của 21.768 người, trong đó 10.000 sỹ quan quân đội bị an ninh Xô Viết thủ tiêu năm 1940, trong khu rừng Katyn của Nga. Hội hoạt động lên án tội ác chiến tranh của chính quyền Stalin và tìm kiếm dấu tích của người thân.

Năm 1988, theo đề nghị của Lech Walesa, Wajda được CĐĐK giới thiệu ra ứng cử thượng nghị sỹ thuộc khu vực bầu cử tỉnh Suwal. Ngày 04-06-1989, sau 45 năm cầm quyền của cộng sản, lần đầu tiên người dân Ba Lan được bầu cử tự do, Wajda đã nhận được số phiếu cao nhất trong khu vực bầu cử, trở thành nghị sỹ thuộc nhóm Công Dân. Ông tham gia trong ủy ban văn hóa của quốc hội, đóng góp tích cực cho đường hướng phát triển văn hóa cho chính quyền dân chủ đầu tiên của Ba Lan.

Kết thúc nhiệm kỳ thựơng viện, Wajda không tái ứng cử, nhưng ông vẫn tham gia các hoạt đông chính trị, ông thường công khai, thẳng thắn ủng hộ các đảng chính trị có chương trình tranh cử rõ ràng, những ứng viên tổng thống mà ông có thiện cảm.

&
Andrzej Wajda là một đạo diễn lớn của Ba Lan và thế giới. Nhưng trước hết, ông là một người Ba Lan yêu nước. Ông mang hồn cốt Ba Lan sâu đậm, giống như những người con ưu tú của dân tộc Ba Lan : Adam Mickiewicz, Chopin, Giáo hoàng John Paul II …Ông đã kết hợp tài năng của thơ, hội họa vào điện ảnh, để thể hiện cái hồn cốt ấy trong các bộ phim của mình, giới thiệu nó với khán giả Ba Lan và thế giới.

Trong cuộc đời nghệ thuật của mình,Wajda luôn đứng về phía nhân dân trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử dân tộc Ba Lan. Người dân Ba Lan sẽ nhớ mãi đến ông – một đạo diễn tài ba, một người yêu nước, đề cao những giá trị của tự do dân chủ.

Ông là một biểu tượng trong sáng của một nghệ sỹ chân chính.

Warszawa 11-2016

© Đinh Minh Đạo

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Andrzej Wajda – người nghệ sĩ luôn đồng hành cùng dân tộc”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Trí thức và văn nghệ sĩ Ba Lan đã cùng các công nhân “giác ngộ” Ba Lan, đã đưa con thuyền cách mạng Ba Lan tới bến bờ tự do dân chủ an toàn, tránh được nhiều thảm cảnh chiến tranh máu đổ đầu rơi khi lật đổ bạo quyền Cộng Sản.

    Cuộc CÁCH MẠNG NHUNG (Vevet Revolution / Fluwelen Revolutie) nổi tiếng ở các nước Đông Âu CS vào cuối thập niên 80 đã đánh sập nhiều chính quyền CS ở đó. Nó được “gợi hứng” từ những thành tích tranh đấu sáng chói của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, và “cách mạng nhung” đã khởi phát từ Liên bang Tiệp Khắc, rồi nhanh chóng lan toả sang lân bang như Ba Lan, Hung, Đông Đức ….

    Nối tiếp Cách mạng Nhung là CÁCH MẠNG MÀU (The Color Revolution) lan toả ở các chư hầu của Liên Sô, điển hình như Ukraine, Georgia (Gruzia)…, hay ở bán đảo Balkan, ở thập niên đầu của thiên niên kỷ 2000.
    Điển hình như: Cách mạng 5 tháng 10 ở Serbia (2000), Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraina (2004) và Cách mạng Tulip ở Kyrgyzstan (2005)…

    Sau Cách mạng Màu là CÁCH MẠNG HƯƠNG THƠM ở Bắc Phi và Trung Đông ở thập niên thứ hai của thiên niên kỷ 2000.

    ====

    Wikipedia
    Colour revolution (sometimes called the coloured revolution) or color revolution is a term that was widely used by worldwide media[1] to describe various related movements that developed in several societies in the former Soviet Union and the Balkans during the early 2000s. The term has also been applied to a number of revolutions elsewhere, including in the Middle East. Some observers (such as Justin Raimondo and Michael Lind) have called the events a revolutionary wave, the origins of which can be traced back to the 1986 People Power Revolution (also known as the “Yellow Revolution”) in the Philippines.

    Participants in the colour revolutions have mostly used nonviolent resistance, also called civil resistance. Such methods as demonstrations, strikes and interventions have been intended protest against governments seen as corrupt and/or authoritarian, and to advocate democracy; and they have also created strong pressure for change. These movements generally adopted a specific colour or flower as their symbol. The colour revolutions are notable for the important role of non-governmental organisations (NGOs) and particularly student activists in organising creative non-violent resistance.

    Such movements have had a measure of success, as for example in the former Yugoslavia’s Bulldozer Revolution (2000), in Georgia’s Rose Revolution (2003), and in Ukraine’s Orange Revolution (2004). In most but not all cases, massive street protests followed disputed elections, or requests for fair elections, and led to the resignation or overthrow of leaders considered by their opponents to be authoritarian. Some events have been called “color revolutions” but are different from the above cases in certain basic characteristics. Examples include Lebanon’s Cedar Revolution (2005); and Kuwait’s Blue Revolution (2005).

    ***

    Thứ sáu, 26/11/2004 | VN Express

    Cách mạng ở Đông Âu và những cái tên

    Cam, hạt dẻ, hoa hồng, hoa cúc, nhung là những cái tên gắn với những cuộc biểu tình hoà bình rầm rộ tại các nước Đông Âu. Ý nghĩa gì ẩn đằng sau các cách gọi dễ thương đó?

    Hình ảnh những người biểu tình đội những chiếc mũ, khăn quàng cổ và khăn choàng màu cam, vẫy cờ và băng rôn màu da cam ở Ukraina những ngày qua đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều quốc gia. Cuộc biểu tình này đã được một số người đề cập bằng cái tên Cách mạng Cam hoặc Cách mạng Hạt dẻ.

    Ukraina gọi đây là Cách mạng Hạt dẻ. Lý do là vì hầu hết các đường phố lớn của thủ đô Kiev đều trồng những hàng cây hạt dẻ. Lá của loại cây này còn là biểu tượng cho dân tộc Ukraina.

    Trong khi đó, màu da cam được chọn là màu biểu tượng cho liên minh các đảng đối lập vì nó rất nổi bật. Chọn màu cam cũng là để phân biệt với màu trắng và xanh dương truyền thống của Ukraina. Bên cạnh đó, theo các nhà tâm lý học về màu sắc, màu cam gợi cho con người một cảm giác thoải mái. Ở Ukraina, màu cam còn biểu trưng cho sự thay đổi.

    Bên cạnh màu sắc, hoa hồng cũng là một biểu tượng rất được ưa thích. Thủ lĩnh đối lập Viktor Yushchenko, trong một cử chỉ bày tỏ thái độ ủng hộ cuộc cách mạng ở Gruzia, đã giơ cao một cành hồng khi diễn thuyết trước người ủng hộ.
    Biểu tượng này gắn với Cách mạng Hoa hồng tại Gruzia một năm trước đây. Người dân nước này biểu tình tập trung trước toà nhà quốc hội dẫn đầu là Mikhail Saakashvili, mang theo mình những cành hoa hồng dài. Đoàn biểu tình đã khiến tổng thống Shevardnadze rời văn phòng cùng với nhóm vệ sĩ.

  2. NGHỆ SĨ VÀ THỜI CUỘC

    Người nghệ sĩ nhiều khi bầm dập
    Có khác nào Andrzej Wajda
    Một tài năng đất nước Ba Lan
    Suýt thất học khi vừa xong lớp bảy

    Đó là lúc quê nhà bị chiếm
    Hai bờ sông quân Đức với quân Nga
    Tuổi thơ toàn huyết lệ chan hòa
    Và kết thúc với Công đoàn Đoàn Kết

    Nhưng bão tố thì mầm cây vẫn lớn
    Dẫu hằn bao vết tích chiến tranh
    Nhằm cuối cùng điện ảnh hóa ra thơ
    Người nghệ sĩ được hoàn thành sự nghiệp

    Cay đắng thế vạn sĩ quan bị giết
    Vết thương đau lịch sử nước Ba Lan
    Giữa lằn ranh Quốc xã và Hồng Quân
    Để sự thật hóa thân vào phim ảnh

    ÁNH NGÀN
    (22/12/16)

Leave a Reply to TUYẾT NGÀN