WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến tranh đã qua lâu rồi

Tác giả Đỗ Trường. Ảnh FB

Tác giả Đỗ Trường. Ảnh FB

Sau lễ vọng đêm 24 Noel, tôi và Nam Võ lên xe đến thăm Bùi Lợi, Trần Nam Anh và bạn bè ở Dresden. Xe vừa ra khỏi thành phố, nhận được điện thoại của anh chị Châu Müller từ Bodensee, thông báo:

-Anh chị cùng vợ chồng người bạn đang trên đường đến Leipzig. Một cuộc đi ngẫu hứng, và đã đặt chỗ nghỉ ở Hotel Lindenau cạnh nhà Đỗ Trường.

Tôi buộc phải quay xe, và bảo:

-Anh chị báo Hotel hủy đặt chỗ nghỉ, bởi nhà em còn đủ phòng cho hai gia đình.

Tôi quen chị Châu vào mùa thu 1988, khi chị vừa từ trong nước sang và cầm thư của Tô Vương (Vương Dứa) gửi cho tôi. Tô Vương là người anh lớn tuổi thân thiết, thường cùng nhau bù khú, rượu chè, khi tôi còn ở trong nước. Lúc đó, anh là phóng viên theo dõi, viết về nông nghiệp. Và nghe nói, hiện nay Tô Vương là Ủy viên bộ biên tập, chủ tịch Liên chi hội báo Nhân Dân (?). Chị Châu cùng quê Vĩnh Phú, và là bạn với vợ Tô Vương hồi còn học ở khoa sử Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Chị được bổ sung vào đội may Leipzig, và ở tầng trên, cùng ký túc xá đường tàu 8, quận Grünau với chúng tôi. Ngày đầu gặp, chị gày gò ốm yếu lắm. Cái già đi trước tuổi ba sáu của chị. Biết tôi làm ở lò mổ, thực phẩm, nên cuối tuần chị thường xuống nhờ mua thịt, và các loại wurst, bockwurst (xúc xích)…Thực ra, những người trực tiếp giết mổ và chế biến thịt, thực phẩm lâu ngày như chúng tôi đều ngán, sợ, có khi cả tháng không ăn thịt. Do vậy, tiêu chuẩn mua rẻ như tặng, hoặc hứng lên cứ tự động lấy về mỗi ngày vài, ba cân, thường cho hết bạn bè.
Mấy tháng sau, nhìn chị phốp pháp đẫy đà hẳn ra, nghe nói đã có bạn trai, cùng đơn vị bộ đội phòng không cũ, hiện đang nghiên cứu sinh ở Berlin. Thế cũng mừng cho chị. Bởi, chẳng cứ công nhân lao động, mà kể cả sinh viên, nghiên cứu sinh, dù ở Việt Nam đã có chồng, có vợ, không trước thì sau cũng phải tìm lứa cặp đôi, góp gạo thổi cơm chung với nhau thôi.

Mấy tuần trước tết Nguyên Đán 1989 không thấy chị xuống lấy thực phẩm. Tôi nghĩ, có lẽ chị đi chơi đâu đó. Đêm giao thừa, đang ngồi nhấc lên, nhấc xuống với ông bạn Nguyễn Hải Đăng phiên dịch ở đội dệt tầng 3, có người cùng phòng chị hốt hoảng chạy xuống, bảo:

-Chị Châu đau bụng dữ dội lắm, các anh lên xem, có khi phải gọi xe cấp cứu.

Nguyễn Hải Đăng khật khừ hỏi:

-Thế mấy thằng phiên dịch, đội trưởng may đâu?

-Tìm rồi, nhưng không biết các bố ấy say nằm ở xó xỉnh nào!

Tôi bảo Đăng:

-Ông xuống phòng trực bảo Betreuer, gọi xe cứu thương, tôi lên trước chỗ chị ấy xem sao.

Đêm ấy, tôi và Đăng phải ở bệnh viện cùng chị. Và bác sỹ cho biết, chị có thai, và thai nhi đã chết trong bụng mẹ, nên phải hút, nếu không được buộc phải mổ, bởi thai nhi khá lớn. Không có những người trách nhiệm thuộc đội may, buộc tôi và Đăng phải làm thủ tục mổ xẻ cho chị.

Và cũng may, đêm đó các bác sỹ đã hút được thai nhi cho chị. Khi tôi và Đăng ra về gặp người phiên dịch, cũng là đồng hương cùng làng của chị, lò dò đi vào. Chúng tôi báo cho hắn biết, mọi việc đã xong, chị ấy còn mệt, đang ngủ, chiều tối vào cũng được. Hắn cảm ơn, rồi kéo chúng tôi về phòng hắn cà phê và ăn sáng. Trong lúc cà phê, rỉ rả hắn kể:

Chị Châu là nữ quân nhân, tham gia trực tiếp ngoài mặt trận, và đã sống nơi rừng thiêng nước độc. Sau 1975 cuộc sống, sinh hoạt của chị càng khổ cực, nhất là tinh thần luôn bị ức chế. Thể xác, lẫn tinh thần hoàn toàn bị suy nhược như vậy, nên lập gia đình gần chục năm chị không hề một lần mang thai. Rồi điểm tựa, nơi an ủi cuối cùng là người chồng cũng bỏ chị ra đi. Trong cơn bĩ bực buồn chán, chị xin sang Đức cày thuê cuốc mướn. Ở Đức, dù đã chung sống với bạn trai, nhưng chưa khi nào chị nghĩ, mình còn có khả năng sinh đẻ. Và mọi biện pháp phòng tránh thai, với chị đều không cần thiết. Do vậy, trong một lần tình cờ khám bệnh, biết mình mang thai, nếu không phá bỏ ngay, sẽ phải về nước, nhưng chị vẫn mừng lắm. Bởi, dường như bản năng làm mẹ trỗi dậy trong chị. Nhưng về nước, nơi đường cùng không lối thoát ấy với hai bàn tay trắng, không nhà cửa, việc làm, chị và con sẽ sống như thế nào? Mâu thuẫn ấy cứ dằn vặt, vướng mắc trong nội tâm, làm cho chị khó quyết định.

Nhưng lo lắng hơn chị, có lẽ là tác giả của chiếc thai nhi, đồng chí thiếu tá, vị tiến sĩ vật lý tương lai, người đã có vợ con, trong một gia đình bề thế ở Hà Nội. Nhùng nhằng mãi, đến khi đồng chí thiếu tá thuyết phục được chị, thì bác sỹ khám bảo, không thể phá, bởi thai nhi quá lớn. Trước nguy cơ ấy, buộc đồng chí thiếu tá phải cạy cục, tìm kiếm tất tần tật các loại thuốc tây, ta ngoài luồng, miễn sao hủy đi được một mầm sống. Và cuối cùng, kết quả đã làm đồng chí thiếu tá toại nguyện.

Từ đó, chị lầm lũi, vật vờ như một chiếc bóng. Thời gian này, dường như chị chỉ làm độc hai việc, ở nhà máy, và hương khói, khấn bái ở nhà. Có kẻ độc mồm, độc miệng còn gọi chị là “ Trâu điên“. Cuối tuần, tôi mang thực phẩm lên và nhìn bóng chị, chỉ còn biết an ủi:

- Lỗi đó, đâu phải tại chị, mà do cái hiệp ước dã man một cách quái đản của hai nhà nước cộng sản đấy thôi: Cho yêu, được làm tình, cho kết hôn, nhưng cấm gieo mầm, tiệt đường sinh sản…

Ngay ngày đầu bức tường Berlin sụp đổ, chị mất tích, làm cho mọi người phải ngơ ngác. Có người bảo:

-Nói dại mồm chứ, có khi bà ấy bị trầm cảm đâm quẫn, nhảy bố nó xuống cái ao hồ nào rồi!

Thế là, thay nhau đi sục sạo, kiếm tìm… Và rất may, tuần sau, tôi nhận được thư của chị. Thở phào nhẹ nhõm, khi biết chị trốn sang Tây Berlin và đã đặt đơn tị nạn chính trị. Vậy là, chị không hề điên, mà tỉnh táo, nhận thức tư tưởng rõ ràng và rành mạch hơn chúng tôi nhiều lắm.

Rồi kể từ ngày đó, gần ba mươi năm, tôi vẫn chưa gặp lại chị…

——-

Noel năm nay tuyết không rơi, dường như có bớt đi một chút lãng mạn. Nhưng với không gian, thời tiết ấm áp ấy, tạo nên cảm hứng tuyệt vời cho những chuyến hành hương xa. Thành phố về chiều, bất chợt đổ xuống cơn mưa mỏng, cho con người một cảm giác, như đang đi dưới những hạt mưa phùn nơi quê nhà.

Xuống xe, chị Châu đi như chạy về phía tôi. Gần ba mươi năm gặp lại, chị vẫn vậy, tình cảm và vồn vã. Úp tay vào lồng ngực, chờ cảm xúc lắng lại trong giây lát, chị giới thiệu tôi với Jens Müller chồng chị và Nhạn đồng đội cũ, cũng như anh Học chồng chị Nhạn, cựu lính thám báo quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Bữa cơm tối, hình như chị rất ít đụng đũa, bởi những câu chuyện dài khó dứt. Khi hỏi, từ đâu chị tìm được địa chỉ của tôi. Chị không trả lời ngay, mà kể về những ngày đầu ở trại tị nạn Tây Berlin và Ingeheim, rồi đến nơi định cư Darmstadt. Nơi đây, chị đã học nghề và làm bánh mì từ ông chủ xưởng Jens Müller. Rồi tình yêu, hạnh phúc đến với chị ở cái tuổi gần bốn mươi. Khi con gái ra đời, chị và chủ xưởng làm đám cưới. Tuy rổ rá cạp lại, nhưng cái hạnh phúc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của chị. Và đến lúc này, dù đã trở thành bà ngoại, nhưng đôi khi chị vẫn không thể tin, mình đã từng được làm mẹ. Với chị, điều đó chỉ có thể do sự sắp đặt của chúa, của trời, của phật mà thôi. Mấy năm trước con gái tốt nghiệp đại học, rồi làm việc, lấy chồng ở Bodensee. Anh chị bán nhà, bán xưởng ở Darmstadt chuyển xuống đó cho gần con cháu.

Thấy chị dài dòng, chị Nhạn đá chân, cắt ngang lời:

-Này, thằng em nó hỏi một đằng, bà lòng vòng một nẻo là thế nào?

- Thì cũng phải từ từ, có đầu có đuôi chứ. Vô tình thôi, gần nhà có cái quán ăn của người Việt mình, mở được hơn năm nay. Chiều tối, anh chị thường ra đó dùng cơm. Hôm rồi, quán vắng khách, biết chị là người Việt, nên chủ quán ra chào. Hỏi ra mới biết vợ chồng Lĩnh Ngọc chủ quán là con gái cô em Lương Thị Hợp cùng quê với chị, ở đội dệt do Nguyễn Hải Đăng làm phiên dịch. Lĩnh Ngọc cho chị địa chỉ, điện thoại, và bảo nhà cháu ở Leipzig cạnh nhà chú Đỗ Trường. Loanh quanh thế nào toàn người quen cả.

Có lẽ, lên cơn nghiền thuốc, anh Học và Jens đứng dậy, định ra ngoài. Tôi bảo, các anh hút ở đây, hoặc ra bếp cũng được, đêm ngoài trời trở lạnh rồi. Chị Nhạn lừ mắt, em đừng chiều các ông ấy, mặc áo ấm không sao đâu. Rồi chị quay sang hỏi:

-Đỗ Trường viết văn, thế có biết nhà văn Mai Thảo không?

- Dạ có, Mai Thảo là nhà văn lớn tài hoa, không chỉ riêng cho nền văn học miền Nam. Ông cũng là người Chợ Cồn, Hải Hậu, Nam Định quê chị.

-Đúng rồi đó, chị là cháu họ của Mai Thảo. Sau 1975 ông trốn ra Hố Nai, chị có được gặp. Nhưng lúc đó, bọn nằm vùng lộ mặt chỉ điểm khá đông, nên ông lại quay về Sài Gòn. Cũng may, Mai Thảo vừa đi, thì họ đến bắt chị, can tội hồi chánh và không chịu trình diện.

-Câu chuyện nằm rừng, chui hang của các chị kể khi nãy, không chỉ là truyện ngắn, mà có thể viết được cả cuốn tiểu thuyết không chừng.

Chị Châu cười cười, thích thì em cứ viết đi, gửi cho chị đọc. Anh Học đã quay vào từ lúc nào, đứng ngay sau lưng tôi: Nếu viết, chú nhớ đổi cho cái tên, bởi những người lính thám kích luôn âm thầm, sống hay chết đều vô danh cả.
Vâng! Nhất định rồi, và câu chuyện được bắt đầu như vậy.
—–
Ì ạch mãi, Châu và Nhạn cũng kéo được xác Vui ra tới chân đồi trước mặt. Cả hai ngồi thở. Giờ này, chưa phải lúc lên cơn sốt, nhưng cái rét từ đâu đến, làm họ run lẩy bẩy, đầu gối đập vào nhau, không một cảm giác. Châu dựa vào gốc cây, hai mắt nhắm nghiền. Chiếc xẻng trên tay tuột rơi xuống, bùn bắn tóe vào mặt, vào tóc Nhạn. Định gọi Châu, nghĩ thế nào lại thôi, Nhạn đưa tay, nhưng chưa kịp vuốt sạch vết bùn trên đầu, thì một mảng tóc dính bùn đã rụng bụp xuống xác của Vui. Nhìn xuống, Nhạn lại khóc, nhưng không thấy một giọt nước nào lăn trên gò má. Cũng mới đây thôi Vui ơi! Mày đập nát chiếc gương cuối cùng, để ba đứa khỏi nhìn thấy khuôn mặt méo mó, bủng beo với cái đầu trọc nham nhở của mình. Rồi mày đốt lửa, hun khói cầu mong người đến cứu, dù là ta hay địch. Mày bảo, kho tàng súng ống đạn dược, địch ta, thắng thua cũng chẳng bằng sinh mạng con người. Mày khao khát sống, thèm được sống lại những ngày bình dị của tuổi thơ. Và ngay đêm qua, mày còn giao hẹn, nếu đứa nào còn sống để trở về, sẽ phải có trách nhiệm mang xương cốt đứa chết về quê. Sau đó, mày bắt tao, bắt Châu kể về quê mình, và phải nhớ bằng được cái làng ven biển, với những đứa em nheo nhóc, quanh năm đói khát của mày ở vùng biển Nga Sơn, Thanh hóa, để sau này dễ tìm đến. Thế mà sáng nay, mày không dậy được nữa. Chúng mình mới bước vào cái tuổi hai mươi mà. Nhưng có lẽ, mày còn sướng hơn tao, hơn cái Châu đấy. Mày chết còn có chúng tao bó chăn, bó chiếu kéo mày đi chôn. Đến lượt, tao hay cái Châu, ai chết trước, chỉ còn một đứa không đủ sức kéo đi đâu. Rồi đứa cuối cùng, chắc chắn thú rừng sẽ kéo đi chôn thôi.

Nghe Nhạn lẩm bẩm, Châu nhặt cán xẻng, chống xuống đất, vịn tay đứng dậy. Lắc lư một lúc, Châu cắm xẻng xuống. Tuy trận mưa đêm qua đất đỏ bazan mềm dễ đào hơn, nhưng dẻo kẹo dính chặt vào lưỡi xẻng. Châu lại phải dùng chân gạt đất, mỗi lần là một lần ngã. Cứ như vậy, Châu và Nhạn, hai cái bóng dập dờ thay nhau đào, móc, bốc đến chiều đủ chỗ cho Vui nằm. Đến lúc này, cả hai không còn đủ sức kéo, buộc phải vần, lăn Vui xuống. Và họ cũng không còn khả năng nhìn, nhận biết Vui đang nằm ngửa hay sấp dưới hố. Lấp xong, không kịp nhặt mấy cành cây khô cắm lên mộ, cả hai đều quay đầu, sấp ngửa về hang. Không thể nói với nhau lời nào, nhưng họ đều biết, giờ này cơn sốt rét sắp ập đến.
—-
Sau bốn tháng hành quân, vào mùa khô đầu năm 1971, một trung đội, trong đó có ba nữ chiến sĩ Châu, Vui, Nhạn, thuộc Tổng cục hậu cần cũng đến được nơi đơn vị cần được bổ sung. Trước khi họ đến, đã có một đơn vị đóng quân ở đó. Chiếc hang được làm nơi ăn nghỉ. Nơi rừng sâu, đường ra vào vô cùng khó khăn, mịt mù này, có lẽ, cách bản làng người Thượng cũng mất đến một ngày đường của người giao liên địa phương. Nghỉ ngơi được ít ngày, đột nhiên trung đội trưởng gọi cả ba lại bảo:

-Đơn vị nhận được lệnh hành quân tiếp, theo đường dẫn của giao liên. Nơi đây đã và sẽ là điểm tập kết vũ khí đạn dược cho chiến trường Kontum. Do vậy, ba em tạm thời ở lại. Trong thời gian ngắn nhất, đơn vị sẽ bổ sung thêm quân số. Lương thực, ở đây có thể đủ dùng trong một tháng. Nhiệm vụ này, hết sức quan trọng.

Giữa rừng sâu nước độc, chỉ còn lại ba cô gái trẻ, lần đầu tiên vào chiến trường, tuy sợ, nhưng họ buộc phải nhận nhiệm vụ. Trước khi đi các anh lính cũ còn dặn:

-Phải đề phòng, khi ghe tiếng chim Lệnh thường có beo, cọp mò về. Đốt lửa tuy tránh được thú, nhưng khói sẽ bị địch phát hiện…

Thế rồi, một tháng qua đi, lương thực đã cạn, rau rừng gần đã trụi, họ phải đi xa hơn tìm kiếm, vẫn không thấy đồng đội trở lại. Vui tuy là người khỏe mạnh nhất, nhưng lại bị sốt rét rừng quật ngã trước nhất, rồi mới đến Nhạn và Châu. Đói khát ăn lá rừng uống nước suối chưa phải cái đáng sợ, mà sốt rừng hết thuốc mới là điều làm họ sợ nhất.

Mưa đầu mùa, rừng như được uống thuốc hồi sinh. Tầng tầng, lớp lớp đan ken một màu xanh trải dài ngút tầm mắt. Từ trong hang nhìn ra, những chùm hoa dại như được ai đó vẽ lên chiếc khung tranh màu xanh vậy. Vừa dứt cơn sốt, Vui đã bảo, rừng đẹp và hùng vĩ, nhưng tính tình như con mụ phù thủy vô cùng độc ác. Vui nói vừa dứt câu, chợt có bước chân người đi đến, làm cả ba giật mình. Như một phản xạ, tất cả cầm súng, lùi sâu vào trong hang. Lúc sau, có tiếng hú gọi quen thuộc, cả ba rất vui, ùa ra đón người giao liên cũ người Thượng. Chưa kịp chào, bao câu hỏi dồn dập đã đến, làm ông bối rối:

-Có lẽ, đơn vị không quên các cô đâu, bởi họ đang phải dồn quân cho mặt trận Đường 9-Nam Lào đấy thôi. Ở đó đang đánh nhau to.

-Chú cho chúng cháu theo về đơn vị chiến đấu, ở đây không trước thì sau cũng chết vì đói khát, và bệnh tật.

-Tôi nghĩ, khu vực này quan trọng, bởi trước đây lúc nào cũng có đại đội, hoặc ít nhất một trung đội đóng giữ. Hơn nữa sức khỏe hiện các cô không thể đi xa. Tôi đang có nhiệm vụ xuống khu vực đồng bằng. Dọc đường gặp đơn vị nào gần nhất, tôi nói với họ cử người mang thuốc và thực phẩm vào. Tuy nhiên, nếu không có gì xảy ra, chắc chắn tôi sẽ báo cáo với đơn vị và quay trở lại. Bây giờ tôi phải đi, và để lại tất cả thực phẩm, thuốc men của tôi cho các cô.

Rồi từ hy vọng đến tuyệt vọng kéo dài cả mùa mưa. Sức lực, sự chịu đựng con người cũng chỉ có giới hạn. Và Vui phải ra đi trong cái đói khát, không một viên thuốc với những cơn sốt rét rừng vào cái tuổi đáng lý ra đẹp nhất của đời người…

Tuy đã tiếp cận được cửa hang, nhưng với kinh nghiệm dạn dày của người lính thám báo, Học và đồng đội vẫn kiên nhẫn nằm quan sát. Gần đến nửa đêm các anh chia thành hai hướng kiểm tra vòng. Và quả thực, trong hang chỉ có hai nữ bộ đội trong tình trạng nằm bất động, bên cạnh những thư từ, sổ sách lộn xộn. Học nhặt một bì thư, rọi đèn đọc, nhưng anh thể không tin vào mắt mình, bởi địa chỉ, tên người gửi là Nguyễn Văn Hải Chợ Cồn, Hải Hậu, Nam Định, gửi cho con gái Nguyễn Thị Nhạn. Lẽ nào có sự trùng hợp vậy? Năm 1954, khi anh đi, Nhạn mới hai tuổi, vẫn thường đòi theo anh Học cõng đi chơi. Nếu năm đó vợ chú Hải không đang mang thai, thì chắc chắn đã cùng gia đình anh di cư vào Nam.

Thấy Học sững người, một đồng đội hỏi:

- Mày sao vậy?

Đưa bì thư cho bạn, Học bảo:

-Có thể, một trong hai cô gái này là Nhạn, em hàng xóm cùng quê của tao ở ngoài Nam Định…

Học cùng đồng đội điện báo gấp về đơn vị không hẳn vì các anh đã tìm ra nơi chôn giấu vũ khí của đối phương, mà sự cứu chữa Nhạn và một nữ bộ đội là điều cần kíp nhất.

Hết đợt công cán, quay về hỏi thăm, biết Nhạn và Châu đang được điều trị Tổng y viện Qui Nhơn, Học đến thẳng đó. Là những tù binh nữ, bệnh nặng, và ở phòng điều trị riêng, nhưng với người lính thám báo xin vào thăm không có gì khó khăn cho lắm. Lúc này, Nhạn và Châu tuy có thể nói chuyện, nhưng còn rất yếu. Khi biết anh là người cùng đồng đội đưa cả hai từ cõi chết trở về, hai chị cảm ơn, nhưng bước đầu có một chút e dè, mặc cảm. Tuy nhiên, Học là hàng xóm cũ, đã từng chơi chung, hồi còn ở nhà hay được bố mẹ kể đi kể lại, ngay sau đó cho Nhạn cảm giác gần gũi, thân mật hơn. Khi biết cậu Lâm em ruột mẹ, đang làm ở Bộ chiêu hồi Sài Gòn, đã được Học điện báo, sắp ra thăm, Nhạn mừng lắm.

Dịp tết âm lịch 1972, sức khỏe Nhạn và Châu khá tốt, bệnh tật ổn định. Nếu cả hai chấp nhận chiêu hồi, Cậu Lâm của Nhạn bảo lãnh cùng về Sài Gòn. Tuy rất muốn, nhưng Châu lo sợ cho gia đình ngoài Bắc và tương lai người em trai kế đang ở Bungari. Bởi, Châu xung phong vào bộ đội, để cho em mình đủ tiêu chuẩn du học nước ngoài.

Và từ đó, Châu là tù nhân của chiến tranh. Năm 1974, Châu được trao trả tù binh, về Tổng cục hậu cần. Nhìn Châu béo tốt, hồng hào các đồng chí đơn vị lườm nguýt, và cũng là dấu hỏi cho mọi người. Mà có riêng gì Châu, các anh được trao đổi cùng đợt có ai được tin dùng? Châu luôn phải tự an ủi mình, bởi luôn luôn phải khai báo lặp đi lặp lại một câu hỏi. Mỗi lần như như vậy, Châu lại nhớ đến Vui, đến Nhạn. Và hình ảnh lần cuối cùng Nhạn và Học đến nhà tù thăm, trước khi họ làm đám cưới, lòng Châu dịu lại. Tuy Châu không thông báo, nhưng có lẽ họ cũng biết mình đã được trao trả tù binh và ra Bắc rồi.

Ngồi chơi xơi nước mãi cũng chán, Châu xin học bổ túc văn hóa, được đơn vị chấp nhận. Sau 30-4-1975 tình hình có vẻ khá hơn, vào Nam ra Bắc nhiều, nên các đồng chí nhìn Châu ánh mắt thiện cảm hơn. Năm 1976, Châu xin thi và đỗ vào khoa sử Trường Đại Học Tổng Hợp. Tốt nghiệp, Châu chuyển sang bộ đội phòng không không quân.

Năm 1981, trong một lần vào Sài Gòn công tác, Châu về Hố Nai tìm thăm vợ chồng Nhạn Học. Nhưng bố mẹ Học cho biết, họ đã cùng con cái vượt biên trước đây mấy tháng, khi Học vừa ra tù…

Sáng nay, tưởng viết xong câu chuyện này, tôi gửi cho cả hai chị Châu và Nhạn đọc. Nhưng chợt nhớ ra, truyện vẫn còn thiếu phần kết. Lúc sau điện lại, nghe như có tiếng sụt sịt trong máy. Tôi hỏi, anh Học đứng từ xa, nói vọng vào, đang đọc truyện chú gửi cho mấy bà chị nghe, hơi xúc động chút xíu thôi. Dừng lại một chút, tôi mới dám nói tiếp:

-Còn thiếu phần kết, làm thế nào để các chị tìm gặp được nhau ạ?

Tiếng máy im bặt, rồi nghe tiếng chị Châu: Thì cũng vô tình như chị tìm ra em thôi. Bởi chị đâu có biết Nhạn cũng ở Đức. Mấy năm trước, tụ họp đồng hương vùng, trời xui đất khiến thế nào hai chị em ngồi cạnh nhau. Chuyện trò một lúc, nghe cái giọng nửa Nam, nửa Bắc của bà ấy, chị mới buột miệng hỏi:

-Bác chắc gốc Bắc, hỏi không phải, quê bác ở tỉnh nào ạ?

Bà ấy bảo:

- Chợ Cồn, Nam Định.

Nghe cái tên Chợ Cồn làm chị giật mình, nhớ lại người bạn thời nằm rừng, ôm nhau chờ chết, nên chị hỏi tiếp:

-Bác sinh đẻ ở đó?

-Vâng! Không những sinh đẻ, mà tôi lớn lên ở đó.

- Thế bác có biết, hoặc nghe cái tên Nguyễn Thị Nhạn, trạc tuổi chị em mình không?

Thấy mặt bà ấy biến sắc, đưa tay hất cằm chị lên, nhìn thẳng vào mặt, miệng lẩm bẩm…Châu…Châu Vĩnh Tường, Vĩnh Phú phải không… Chị giật mình, nhìn kỹ lại, miệng cũng lắp bắp: Nhạn… thôi đúng là Nhạn rồi. Cả hai ôm nhau khóc rống lên, làm mọi người ngơ ngác, tưởng hai con mẹ già này bị điên…

Và đầu năm vừa rồi, vợ chồng chị, vợ chồng Nhạn Học về Việt Nam, tìm đến gia đình Vui. Nhưng cha mẹ Vui đã mất từ lâu. Nghe hàng xóm nói, tuy được công nhận liệt sĩ, nhưng mộ của Vui vẫn chưa tìm thấy. Mấy người em của Vui đã bán nhà vào kinh tế mới ở Tây Nguyên, ngay sau khi cha mẹ qua đời.

Sau đó, bọn chị định quay vào Tây Nguyên tìm lại nơi chôn cất Vui, và chiếc hang ngày nào. Nhưng xem lại bản đồ hiện nay, và theo kinh nghiệm cách tính tọa độ của người biệt kích, anh Học bảo, cả khu vực đó người ta đã làm hồ thủy điện, xương cốt của Vui chắc chắn không còn, có thể họ súc đi, hoặc trôi theo dòng nước rồi. Ngừng lại dây lát… và tôi nghe được tiếng nấc của đầu dây bên kia…

Vâng! Và câu chuyện bây giờ mới thực viết xong, thế mà tôi cứ ngỡ, chiến tranh đã qua lâu rồi.

Leipzig ngày đầu năm mới 1- 1- 2017

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

59 Phản hồi cho “Chiến tranh đã qua lâu rồi”

  1. tonydo says:

    Tình cờ thấy trong box bài viết này của chú Đỗ Trường đăng đã lâu trên trang mạng khác, do một vị Tổ Sư đàn anh đáng kính gửi qua.

    Bài thì đọc trên mạng nhà DCV rồi, cho qua, nhưng có một comment làm mình sửng sốt, nổi hứng viết thư thứ hai cho Đỗ Trường:

    Nó như vầy, chú Trường:
    (Hôm 24, đến nhà ông anh vợ – vốn là cựu bộ đội cụ Hồ để nhậu cùng một đám dân “bắc kỳ bẩy nhăm”, chén chú chén anh, hòa hợp hòa giải vui vẻ lắm…

    Tới lúc tiệc gần tàn, cả nhà chuẩn bị mang đồ ngọt xuống tầng hầm để karaoke, thì một ông (cũng cựu bộ đội) – biết tôi là dân bên “thua cuộc” nên đã hỏi “khó” tôi rằng :

    - Này cậu – cái VNCH của cậu đã chết tiệt rồi, nay nếu có “ông Bụt” làm phép cho nó sống lại thì cậu có mừng không ?
    Đang ngà ngà mà lại bị hỏi xóc họng, tôi bèn “lễ phép” thưa :
    - Thưa …đéo, em đéo muốn nó sống dậy ,
    - Sao thế, VNCH của cậu tốt lắm mà ?

    - Thưa tốt thì có tốt thật đấy, nhưng nếu mà cho nó sống dậy thì dân miền Nam chúng em lại mất ăn mất ngủ vì bị Việt Công khủng bố suốt ngày đêm.

    Nào là giật mìn xe đò, quăng lựu đạn vào chợ búa, vào đám đông , pháo kích vào nhà thương, trường học…….Thế cho nên – em đéo muốn nó sống dậy anh ạ.

    Ông anh vợ nghe tôi thưa thế thì bèn trừng mắt nhìn ông cựu bộ đội và gầm lên :
    - Địt mẹ ! Thế thì có ngu không, tự yên tự lành lại chọc cho nó ỉa vào mồm .

    Rồi ông quay sang tôi “vỗ về” :Thôi ! tha cho nó đi, cậu cũng ba que gớm !
    Tôi bèn lại (lễ phép) thưa : Thưa – Chính ông ấy dở thói xỏ lá trước, nên không thể trách em đã đáp lại bằng …ba que được.) (hết trích)

    Cái comment này dạy cho anh em mình nhiều bài học để đời chú nhỉ? (Cám ơn đàn anh Tổ Sư thâm hơn lá đa mùa thiếu nước).

    Cuộc nội chiến hai mươi năm không phải do dân chúng hai miền muốn và gây ra. Họ, những người đàn bà từ Cao Bằng qua Thừa Thiên Huế, tuốt xuống mũi Cà Mau, trong đó có thân nhân của chúng ta là nạn nhân một cách vô cớ.

    Chuyện của chú mình thì ngoài Bắc có cả làng không chồng, người ta viết nhiều quá rồi. Trong Nam thì ôi thôi (vợ cả, vợ hai, mười hai vợ đều là vợ cả….).

    Có ngài quan Năm cho vợ cả dẫn đàn con đi trước để ở lại….chờ kéo quân xuống vùng Bốn tử thủ với vợ Tư. Bóc 13 tấm lịch, khi về, ốm tong, ốm teo chẳng còn vợ nào nó chờ. May mắn còn cô Năm, người ở cũ mang về cơm nước, ủi an…..

    Rồi khi qua Mỹ theo diện HO mớí dở khóc, dở cười……thê thảm gấp nhiều lần cô Châu, cô Nhàn và cô Vui….v.v. của chú!

    Di sản chiến tranh đè nặng lên vai những người đàn bà Việt, theo mình nghĩ và cho mình can:
    Cho nó qua đi, đủ rồi, nói mãi hết nhời, nhờn thuốc. Viết truyện chửi tham nhũng đi chú Đỗ Trường!

    Cám ơn và chúc sức khỏe cô chú trong năm mới, Đinh Dậu!
    Thân mến!

    • Hồng Ngọc says:

      Kỳ lạ, thằng mù đòi chỉ cho thằng sáng. Thằng dốt cầm tay chỉ cho thằng viết văn. Này khác gì ban tư tưởng của CS, ông tonydo. Ông Lê Hùng Phi nghĩ tonydo là Dư luận viên cũng không có gì qua đáng. Dạy người trước hết bỏ cái tên tonydo đi, bởi nó bất hiếu với cha mẹ lắm ông tonydo ạ.

  2. tèo says:

    Mới nhìn tấm hình tưỡng tác giả kể chuyện thăng du đảng say rượu ,đại ca ria “con kiến” ngồi trên bàn tiệc tàn .Đàn em đứng đâu đó ,và có đứa tiển ban bè huynh đệ ra đi …”thanh toán tại đường X …”(phim Đại Hàn chiếu tại SG . Nó gần gióng như tiểu thuyết Điệu ru nước mắt ” của Duyên Anh). Hay cũng nhắc đến ld Đức ,cung là dân cs ở Đức ,sau qua Hoa kỳ ,cũng viết văn ,cung chửi cả cs cả ngụy ,(chửi hùa),sau qua Mỹ cũng rươu gà bia bọt một bàn ê hề , mừng ngày thanksgiving của Mẽo quốc và mừng cho anh ta tới được thiên đàng u-da (USA),”huyeenh haong “biết mấy !
    Chuyên ngắn không phải ,tùy bút hồi ký cung không ,Nhưng cách vào chuyện thì cái tôi đi trước,và nhưng tên đường ,khu phố ,viết chử ngoại như hotel,wurst ,bockwurst (may có chú thich là xúc xích ,cung như có chử Berlin người ta mới biết là chuyện xãy ra ở đức ,một họp bạn bất ngờ của nhưng người CS ,một “lập nhiệp tai nước ư bản ,sau khi lao động hay du học không chịu về nước ,một chiêu hồi vói anh linh thám báo ngụy ,một VC từng tù ngụy vì không chịu chiêu hồi , …Họ gặp nhau trên Đông Đức củ dẻ ôn lại thời đả là “bạn ” của nhau…Nếu đọc kỷ thì vài phần thật ,co cã phần “hư cấu” . mà nhà văn nào không lấy chuyện thật hư cấu mà thành tác phẩm .Ví dụ như NNNgạn viết về miền Bắc CS cung đáng mặt là CB/VC lăm .
    Một sự tình cờ như phim ảnh là tên thám báo CNCH vào hang và găp 2 cô gái .lúc này. m ăt mủi xo ro ,ốm yêu dơ day ,bẩn và hôi,không ngồi dậy được vì thiếu ăn ,bên cạnh xác chét đồng đọi !. Vậy mà anh thám báo nhận ra ngay người quen ở làng quê Hà nội ,ngày 2 đứa còn nhỏ và yêu nhau,kể cũng “khát tình ” thiệt !Gọi trực thăng chở về .một người chiêu hồi ,một người không .Vầ khi trong tù ,2 vọ chông anh thám báo (lấy cô chieu hồi ) lại vào bệnh viện thăm “con VC” và sau này vào tù thăm nữa ,Có lẻ anh thám báo phải là cấp “thủ trưỡng ‘ bọn linh ngụy nên vào thăm con VC mà không bị nghi ngờ xét hỏi ,bản thân cũng chẳng sợ bị nghi là bị VC mua chuộc và chiêu hồi “dỏm”,,,
    Cho nênVC viết (Đôtr.) thì người VC Đỗ toony phê bình thì cũng đúng một phần nào (đoạn nói về 2 cô gái hậu cần thì ai biết hơn tony ?)Chê dỡ khen hay là tùy cảm quan của mọi người. Tâng bóc quá mà không tháy phần hư cấu nhiều hón . Ngoài ra người góp ý không thấy tonydo viết comment này là không đàng hoàng .Không đàng hoàng hay “cà chớn “ở chổ nào ?
    Còn tấm hình tác giả như trên thì Tô liên tưởng tới cái “chất ” anh hùng của người bộ độ cụ Hồ ,giữa sân bay TSN quát vào Tô lâm ,nên yêu cầu đề nghị gài nút áo lại đẻ thấy “nhà văn anh hùng chớ không phải “hiệp sĩ bàn tròn”!
    Nhất là ý kién thì có khen có chê, Anh khen/ tonydo chê (mà có chê đâu ? Góp ý thôi mà !) thì có gì mà “đàng hoàng vói “không đàng hoàng? .\
    (tèo)

  3. Nguyễn Văn says:

    Nguyễn Văn says:
    06/01/2017 at 15:16
    Hay dở của bài chủ, viết cảm nhận cá nhân cho đàng hoàng chút ông tonydo, chứ đừng đội lốt tên nào đó viết như kẻ vô học, không được giáo dục, không có gia đình vậy ông.

    —–

    Thưa BBT và quý bạn đọc danchimviet.info,
    Còm dẫn trên không phải là của nv vì nv không bao giờ viết còm đả kích bất cứ ai như vậy.
    Không dám xét đoán vì có thể chỉ là trùng tên. Nhưng xét thấy còm trên làm tổn hại uy tín cá nhân nv nên xin đề nghị BBT không cho phép lấy trùng tên trên diễn đàn để bảo vệ người viết.

    Đa tạ.

    nv

  4. Nguyễn Văn says:

    Thưa quý bạn đọc,
    Viết còm thì bạn muốn lấy bất cứ tên gì cũng được, kể cả tên A, tên B, hoặc tên Xoài, tên Mít, đâu cần phải lấy trùng tên với người đã có trước để ngộ nhận phiền hà các bạn đọc, thưa phải đúng vậy không?

    Lần đầu tiên đã có một người lấy trùng tên với nv trả lời còm của Tonydo ngày 06/01/2017 at 15:16 bên dưới.
    nv xin thông báo còm đó không phải là của nv để bạn đọc lưu ý.

    nv

  5. tonydo says:

    Thư gửi chú Đỗ Trường!
    Chú Trường còn trẻ, lại cùng họ, cùng quê (con gà gáy ba tỉnh đều nghe) nên đừng buồn khi anh kêu chú bằng em.

    Anh đọc chú cũng khá, ấn tượng nhất là chuyện chú quát vào mặt đàn em đồng chí Tô Lâm ở phi trường Tân Sơn Nhất: (Trả ngay ta về Đức! Ta không được sanh ra để viết bưng bô cho thằng khác)

    Và hôm nay, khi đọc phần comments của bài này, thấy thiên hạ khen chú mình qúa trời.
    Hơn thế, có bố còn đưa đằng ấy lên tận may xanh. (Trích)

    Kysuu.says:
    (Chào anh Đỗ Trường, bài của anh thật là hay, hay cả về nội dung và văn phong, và nếu là những người cùng thời thì mới cảm thấy hết cái hay của nó.) (thôi trích)

    Trời đất qủy thần ơi; Văn phong ở cái chỗ nào trong bài này? Bài này không phải là truyện. Nó thuộc trường phái “Vừa đi đường, vừa kể chuyện” của Trần Dân Tiên. Hoặc trường phái bẻm mép “storytelling” của đàn anh TT, Bill Clinton.

    Đã là truyện, phải đi sâu vào tâm hồn và khai thác tối đa nội tâm nhân vật. (lúc nằm ngửa cho thiéu tá đè, lúc khóc lóc nghe ngài quan tư dụ dỗ phá thai, sau khi hút, lững thững ra bờ sông Rhein…gục đầu tâm sự với dòng nước chảy.v.v.

    Tưởng vậy cũng đủ, ai ngờ chú mình còn chơi thêm đoạn kết. Đoạn này lại bịa quá lộ liễu. Tổng cục hậu cần lo đường giây 559, chú mình cho ba cô gái son trẻ, lính của tổng cục chui vào hang, một chết, hai chờ đã là chuyện thần thoại Hy Lạp. (Chúng tớ, những chiến binh sinh bắc tử nam, lạc đơn vị có thể đói, nhưng tổng cục hậu cần thì không,ok!)

    Thế nhưng khi anh thám báo, biệt kích “Ngụy vô”, cũng phải cho cô Nhàn dù lả người bất động, nhưng vẫn cố với tay tới khẩu AK-47 lăn dưới đất, bóp cò. Miệng phài cho cô ấy hô thật lớn
    Hồ Chủ Tịch muôn năm!
    Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm!

    Anh thám báo “Ngụy” từ từ lại gạt cây súng ra xa và hạ lệnh đàn em gọi trực thăng gấp…..(Đoạn này trước khi viết phải nhớ coi hồi kết của phim, (The Good, the Bad, and the ugly..) mà tập theo nó.

    Còn riêng anh em họ Đỗ nhà mình; Xin chú mình đóng cái nút ngực lại cho kín đáo chút. Ngưc anh trên bảy mươi nhưng không lép như của chú.

    Ấy thế mà khi về Tân Sơn Nhất và Nội Bài, anh lại đếch dám ưỡn ngực với Cá Vàng như chú.
    Khâm phục, khâm phục!
    Thân!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      À thì ra Đổ huynh cuối cùng rồi cũng phải trên thất thập. Thế mà Qua cứ tưởng Đổ huynh “69 forever” mãi. Tết Tây qua đi Tết Ta sắp tới, vui vẻ hoan hỷ cả ngày nhé! Tội nghiệp chàng Đổ kụ Đù vì nước vì non cứ ký ka ký kóp viết còm mãi! Kính.

      • tonydo says:

        Trích nhà thơ Trọng Dân:
        (Người dân Việt Nam Cộng Hòa mình thì thật thà hiền lành nên chạy kiểu nào, suy nghĩ kiểu nào cũng bị bọn Việt Cộng ranh ma lừa gạt.

        Sau năm 1945, dân mình bị Việt Cộng lừa đi kháng chiến chết thế cho chúng chưa tởn, sau năm 1968, thảm sát ở Huế cũng còn chưa tởn, ngay năm 1975, biết bao người còn ngây ngô theo tàu Việt Nam Thương Tín bỏ về thay vì xin tỵ nạn vì vốn có tấm lòng hiền lành nhân từ, nghĩ đến gia đình non nước. Về rồi, bị Việt Cộng nhốt cho tối tăm mặt mũi mới vỡ lẽ sao khờ quá.

        Ấy thế mà, vào năm 1986, bà con người dân Việt Nam Cộng Hòa mình lại bị lừa nữa, ai ai cũng hồ hởi, nghĩ rằng Việt Cộng mà bỏ kinh tế Mác Lê thì làm gì còn là Việt Cộng nữa, sẽ sụp ngay?!

        Thế là không ai còn quyết chí đấu tranh lật đổ Cộng Sản nữa. Việt Kiều về nước bung đô la cứu đảng đang kiệt quệ tê liệt một cách ồ ạt, ầm ĩ!)
        (hết trích)

        Ngay như vụ ký giả Chân Như của đài RFA và Đỗ Dài nhà em đó. Việt Cộng nó nhốt cho vã mồ hôi ở phi trường rồi nó đếch cho vô.

        Năm mới cầu xin Ơn Trên ban nhiều Ân Sủng tới quan bác cùng gia quyến!
        Kính!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear tonydo,

      Sao khó tính thế nhỉ ! Soi mói từng ly từng tí một :-) !

      Ngồi nhậu ăn lẩu nóng và uống rượu mạnh (như trong hình không phải là rượu vang đâu) trong người sinh “nhiệt” (lượng) nhiều, có phanh ngực áo một chút giải nhiệt đã sao đâu !

      Truyện của Đỗ Trường phần đầu trung thực bởi tác giả có “trải nghiệm” cùng với nhân vật chính; phần sau nghe kể lại qua điện thoại nên quả là có phần kém trung thực, nặng phần hư cấu là chuyện bình thường ở huyện. Chỉ có những ai rành truyện hay ở trong cuộc mới rõ phần nào hư cấu trong tác phẩm.

      Nói nào ngay truyện phải có hư cấu, thắt mở mới hấp dẫn phải không. Và tác giả đã đạt được “mục đích yêu cầu” trọn vẹn là tố cáo tội ác Cộng phỉ khá khéo léo qua câu chuyện đầu năm loại “ăn cơm mới nói chuyện cũ” :-) !

      Nói khác đi ít lâu nay Đỗ Trường viết văn chống Cộng triệt để, chứ không lơ tơ mơ như hồi trước, giữ vững quan điểm lập trường mần văn nghệ văn gừng chứ hổng có mần chánh chị chánh em gì ráo trọi
      Ấy cũng nhờ đám côn an V+ giúp Đỗ Trường “sáng mắt sáng lòng” hơn khi chọn thái độ chính trị đứng đắn trên, khi bon nó “sách nhiễu” Đỗ Trường trong lần về nước vài năm trước.

      • tonydo says:

        Thưa ngài Tổ Sư Y Trị:
        Đó không phải là phanh ngực áo giải nhiệt.
        Cái tuýp từ 60th thế kỷ trước đó quan đốc (the Beatles..). Nhìn cứ tưởng Duy Quang, Evis Phương…v.v..

        Dân Mỹ bị dân Châu Âu chê là giống cu ly. Đi, đứng, ăn, ngủ, nói, cười đều có vẻ bộp chộp….cu ly.
        Tuy nhiên chúng em lại không khoái cái lè phè bên trời Âu. Nhìn chú Đỗ Trường, thấy mà ghét đàn ông Việt bên trời Âu quá?
        Kính Quan Đốc!

    • Nguyễn Văn says:

      Hay dở của bài chủ, viết cảm nhận cá nhân cho đàng hoàng chút ông tonydo, chứ đừng đội lốt tên nào đó viết như kẻ vô học, không được giáo dục, không có gia đình vậy ông.

      • Nguyễn Văn says:

        Bạn có quyền lấy bất cứ tên gì bạn muốn, kể cả lấy tên Nguyễn Văn như còm này. Nhưng chẳng lẽ bạn muốn lấy trùng tên tôi và muốn tôi phải đổi tên khác?

        nv

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Nguyễn Văn,

        Theo tôi cứ để mọi người viết theo cách riêng,
        miễn là không đẩy ngôn từ đi quá xa biên hạn cho phép.

        Tonydo “còm”, cho phép ta dễ hình dung ra nhân thân bác ấy ra sao ?
        Tôi thấy Tonydo nhiều “quái chiêu”, cần cẩn thận khi đọc “còm” bác ý.
        Những người như thế đáng chú ý, không rõ bản chất thật họ thế nào.
        “Lăng ba vi bộ” rất tài tình, lại hay giả bộ nhún mình với ai “cứng cựa”.
        Bởi thế không ít người vẫn còn nghi ngờ bác ấy là dân “nằm vùng” :-) !

      • tonydo says:

        Cám ơn bác dạy bảo!
        Em sống không thay họ, chết không đổi tên.
        Đỗ Trường thuộc loại em út. Chú ấy chơi cái tuýp của tụi trẻ thập niên 60, thế kỷ trước… (The Beatle….v.v.). Nhìn ngang mắt em độp mươi chữ cho bõ ghét.
        Kính!

      • Nguyễn Văn says:

        Thưa Tonydo và tất cả quý bạn đọc,
        Cái còm của một người nào đó lấy trùng tên “Nguyễn Văn” viết mạ lỵ Tonydo không phải là còm của nv bao lâu nay. Tôi không hiểu tại sao lại có người mạo tên nv viết sỉ vả Tonydo như thế. nv quan niệm diễn đàn là nơi trao đổi để học hỏi tích lũy thêm kiến thức nhưng rất tiếc đã xảy ra chuyện không tốt đẹp này. Kể từ còm này, và để tránh những hiểu lầm trong tương lai, nv sẽ thôi không tham gia viết gì nữa. Và cũng kể từ còm này, nếu có bất cứ ai lấy tên “Nguyễn Văn” thì đó không phải là của nv.

        Cũng không quên cám ơn BBT danchimviet.info và cấu chúc quý bạn luôn thăng tiến.
        Còm cuối củng của nv.

        nv

    • Tudo.com says:

      (Thế nhưng khi anh thám báo, biệt kích “Ngụy vô”, cũng phải cho cô Nhàn dù lả người bất động, nhưng vẫn cố với tay tới khẩu AK-47 lăn dưới đất, bóp cò. Miệng phài cho cô ấy hô thật lớn
      Hồ Chủ Tịch muôn năm!
      Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm!)

      Xin nói thật mà không sợ Đỗ Trường buồn, chứ đoạn. . .văng trên chỉ có cỡ văng hào. . . Trần Dân Tiên mới diễn đạt được.

      -Còn chuyện nầy thì dễ hiểu: “Ấy thế mà khi về Tân Sơn Nhất và Nội Bài, anh lại đếch dám ưỡn ngực với Cá Vàng như chú.”

      Nó dễ hiểu không phải vì dám hay không dám, nhưng vì Đỗ Trường ngực lép nên phải ưỡn lên cho người ta biết ta đây là Đỗ. . .Trường!

      Còn ngực Đỗ. . .Tonydo dầy cộm. . .đến độ, nếu Đinh Thế Huynh hay Tô Lâm có đứng cách xa 500 mét cũng nhận ra thì ưỡn làm chi cho mấy con Cá Vàng loi choi. . .nó sợ?

      • tonydo says:

        Lạy bác tha cho em!
        Gớm quê ta ở nơi mô mà đại huynh lại thâm thúy đến thế?
        Xin được kính chúc sức khỏe quan bác năm Đinh Dậu và cùng chúc gia quyến một năm mới; Độc Lập, Tự Do và nhiều Hạnh Phúc!
        Kính!

    • UncleFox says:

      Thám báo nguỵ gì mà tình cảm lãng mạn tiểu tư sản quá . Gặp mấy con bé người làng là cuống quít cho gọi “máy bay lên thẳng” đến bốc ngay chúng về bệnh viện chữa trị . Mẹ kiếp ! Đỗ Trường phải đưa cây bút phản động lại cho Tô-ní Đỏ viết lên “chân tướng” cúa “vụ việc” ngay đi .

      _Mặc dù Nhạn và Châu đã “chết lâm sàng” nhé . Và dù Nhạn và Châu có là người cùng làng hay là chị em họ gì thì “thám báo Học” cũng phải cùng đồng bọn “khẩn trương” địt cho bỏ mẹ mấy con Việt Cộng gái ra . Rồi phải nhớ cắt vú chúng trước khi bắn bỏ, vất xác cho lũ thú rừng “xử lí” …

      Nhất định phải thế . Chứ viết tào lao như Đỗ Trường, cho mấy thằng biệt kích nguỵ hành xử quá “nhân văn”, mà vẫn được Việt Cộng cho vào đến Tân Sơn Nhất là “cá vàng” đã tiếp đãi “nhà văn” hơi “bị” “trọng thị” rồi đấy nhé .

      Lần tới khi Tô-ní Đỏ về Việt Nam, đề nghị “cá vàng” thưởng cho lão một “suất” “tham quan” hang Pắc -Bó, nơi “chú Thu” đè “cháu Trưng” ra giải quyết nhu cầu động lứng để “nhân giống” ra được thằng cu sẽ là đồng chí TBT Nông Đức Mạnh sau này …

  6. Nguyễn Văn says:

    Mà quả thật chiến tranh đã qua lâu rồi, cũng đã hơn 41 năm rồi, và những người trong cuộc chiến thời đó, lớp đã nằm xuống, lớp còn sống thì nay cũng đã già, chả ai thắng được thời gian.

    Đỗ Trường viết truyện nào cũng hay…
    Nhẹ nhàng nhưng đầy cảm xúc…
    Chân thật nhưng lôi cuốn…

    Không còn tiếng súng… quay nhìn lại đều là anh em. Cùng một mẹ, cùng dòng máu đỏ da vàng, cùng một tiếng nói, và cùng sống chung trên mảnh đất của ông cha để lại…

    Nhưng chiến thắng đã 41 năm mà bọn lãnh đạo cộng sản vẫn ngày đêm tiếp tục vùi chôn tuổi trẻ, dân tộc, và đất nước…

    nv

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Nguyễn Văn,

      Chiến tranh đã chấm dứt bốn thập niên, chỉ giữa những người bị trị, tức dân hai miền Nam Bắc, đã bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh tàn khốc “nồi da sáo thịt”.
      Quay đầu nhìn lại, kẻ chiến bại chính là người dân hai miền Nam Bắc; còn kẻ chiến thắng là bọn cầm đầu ở Bắc Bộ phủ nói riêng và bọn CS quốc tế nói chung.

      Với người dân, đất nước tuy thống nhất về một mối, nhưng lòng người ly tán hơn bao giờ hết, bởi độc tài độc đảng vẫn còn ngự trị ngất ngưởng trên quyền lực.

      Cuộc chiến đấu dành tự do dân chủ vẫn tiếp diễn không ngưng nghỉ, dù chiến trường đã im tiếng súng ! Bởi tiếng oán than vẫn dậy trời dậy đất từ nơi quê cha đất tổ.

  7. Tudo.com says:

    Trích:”- Lỗi đó, đâu phải tại chị, mà do cái hiệp ước dã man một cách quái đản của hai nhà nước cộng sản đấy thôi: Cho yêu, được làm tình, cho kết hôn, nhưng cấm gieo mầm, tiệt đường sinh sản…”

    Nó quái đản thật.
    Tuy nhiên có thể giải thích đối với nhà nứớc cs Đức vì họ không muốn dân ngoại quốc đẻ tùm lum rồi dính dây mơ rễ má sau nầy họ khó giải quyết vấn đề di dân, quốc tịch.
    Nhưng với nhà nước VC thì rõ ràng là di sản của. . . “ba khoan” trong thời chiến:
    Chưa yêu, khoan yêu.
    Lỡ yêu, khoan cưới.
    Lỡ cưới, khoan đẻ.
    Ai cũng thừa biết đảng cs chủ trương ba cái khoan đó trong thời chiến là để những tấm bia tuổi trẻ đó không bận bịu tình cảm mà lao đầu vào lửa đạn cho đảng và bác Hồ!

    Sau khi chiếm được miền Nam, với sự quản lý ngu ngốc kiểu cs nên kinh tế lụn bại thì một lần nữa tuổi trẻ VN là những cây thịt mặc sức cho đảng khai thác triệt để.
    Bởi nếu csVN không ký, các nước Đông Âu sẽ không nhận lao động thì đám ăn hại VC lấy tiền đâu cất nhà lầu xe hơi, cho con du học, ăn nhậu, gái gú?

    Và cho đến tận hôm nay, từ các sứ quán VC trên toàn thế giới đến các cửa khẩu ở các phi trường tại VN móc túi tiền mồ hôi nước mắt của những người “xuất khẩu lao động” đó đủ mọi hình thức ai ai cũng thừa biết.

  8. kysuu says:

    chào anh Đỗ Trường,bài của anh thật là hay,hay cả về nội dung và văn phong và nếu là những người cùng thời thì mới cảm thấy hết cái hay của nó.câu chuyện trải dài theo thời gian và không gian từ miền bắc đến miền nam rồi lại đến cả nước Đức,mà lại toàn là cố nhân với nhau,vậy nên tôi chợt nghĩ không biết đâu là phần anh sáng tác nhưng thì cũng là văn chương mà,đọc anh lần này là lần thứ 2,lần đầu là cách đây mấy tháng tôi có đọc bài cái giá phải trả,tôi có người bạn hiện đang sống ở Quảng nam nên đã gửi bài hỏi xem có nhân vật đó thật không.mấy dòng chuyện trò với anh,anh đăng cùng bức ảnh ngồi bên chai riệu rất ấn tượng đó

  9. Thắng - Thua says:

    Chuyện hay lắm – cám ơn nhà văn Đỗ Trường!

    Tôi cũng tưởng chiến tranh đã qua lâu rồi, thế nhưng không ! Cho đến ngày nay, nhà cầm quyền CS vẫn tiếp tục khơi lại “niềm tự hào chiến thắng” (giả cầy) của họ – và như thế – cũng đồng nghĩa là họ tiếp tục cố tình chọc khoét xâu vào nỗi đau đớn mất mát của những người thuộc bên “thua cuộc”.

    Không chỉ cán bộ chính quyền CS, mà ngay cả một số các anh chị “cựu bộ đội cụ Hồ” – dù đã mang danh nghĩa “tỵ nạn CS” để được định cư ở các nước Tư Bản – nhưng cũng thỉnh thoảng “thở hắt” ra những lời cao ngạo, hãnh tiến nhưng ngớ ngẩn và… bốc mùi.

    Xin kể một câu chuyện cuối năm :

    Hôm 24, đến nhà ông anh vợ – vốn là cựu bộ đội cụ Hồ để nhậu cùng một đám dân “bắc kỳ bẩy nhăm”, chén chú chén anh, hòa hợp hòa giải vui vẻ lắm…cho mãi tới lúc tiệc gần tàn, cả nhà chuẩn bị mang đồ ngọt xuống tầng hầm để karaoke, thì một ông (cũng cựu bộ đội) – biết tôi là dân bên “thua cuộc” nên đã hỏi “khó” tôi rằng :

    - Này cậu – cái VNCH của cậu đã chết tiệt rồi, nay nếu có “ông Bụt” làm phép cho nó sống lại thì cậu có mừng không ?

    Đang ngà ngà mà lại bị hỏi xóc họng, tôi bèn “lễ phép” thưa :

    - Thưa …đéo, em đéo muốn nó sống dậy ,

    - Sao thế, VNCH của cậu tốt lắm mà ?

    - Thưa tốt thì có tốt thật đấy, nhưng nếu mà cho nó sống dậy thì dân miền Nam chúng em lại mất ăn mất ngủ vì bị Việt Công khủng bố suốt ngày đêm, hết giật mìn xe đò, lại quăng lựu đạn vào chợ búa, vào đám đông , pháo kích vào nhà thương, trường học…….Thế cho nên – em đéo muốn nó sống dậy anh ạ.

    Ông anh vợ nghe tôi thưa thế thì bèn trừng mắt nhìn ông cựu bộ đội và gầm lên :

    - Địt mẹ ! Thế thì có ngu không, tự yên tự lành lại chọc cho nó ỉa vào mồm .

    Rồi ông quay sang tôi “vỗ về” :Thôi ! tha cho nó đi, cậu cũng ba que gớm !

    Tôi bèn lại (lễ phép) thưa : Thưa – Chính ông ấy dở thói xỏ lá trước, nên không thể trách em đã đáp lại bằng …ba que được .

    Thật vui mà cũng thật buồn .

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Vỏ quít dày đã có móng tay nhọn !
      Chửi nhau chỉ làm thêm đau lòng nhau !

      Thực ra cứ nhìn hình ảnh tan nát ở Syria hiện nay,
      ta thấy đúng như trong hai câu thơ của bài thơ Đá Ơi

      SUY CHO CÙNG TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
      PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI
      (Nguyễn Duy)

      Chiến tranh gây cảnh “nồi da xáo thịt”, rốt cuộc lại chỉ bọn cầm đầu là hưởng lợi.
      Khi thua chúng tháo chạy, bỏ lại dân và cấp thấp chịu nhiều đắng cay với bên thắng !
      Dân và đất nước đổi chủ mới, vẫn đói nghèo và lại làm nô lệ cho các chủ mới mà thôi.

      • Phả trả đũa says:

        Vậy lão cứ vuốt c thằng thắng xỏ lá đi đừng dạy khôn người khác.

      • tèo says:

        SUY CHO CÙNG TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
        PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI
        (Nguyễn Duy)
        Câu này nghe ra thì “có lý’ nhưng thật ra là một câu thơ của một “kẻ thắng cuộc.” an ủi kẻ thua cuộc ra vẻ bề trên ,ra vẻ xót xa ,hối tiếc….nhưng thắng thì thắng rồi thua thì thua rồi …
        Cứ đem nhân dân ra đẻ lý giải cho cái sát máu của cs ,kẻ thăng cuộc hoài !…
        Cau thơ như vậy mà kẻ thua cuộc cư hết người này ca ngoại ,người kia xuýt xoa
        không lẻ kẻ thua cuộc cũng thấy nhân dân BẠI đẻ tự an ủi mình “TUI không bại ,nó cũng đâu có Thăng. chỉ có NHÂN DÂN ĐỀU BẠI.
        Lại ăn quả LỪA !
        Ôi nhân dân !
        (t)

      • ABC says:

        Qua còm của bạn Tèo, tôi liên tưởng lại cũng một câu nói tương tự của Thượng tướng Trần văn Trà khi mới chiếm được miền nam:
        - (Đại ý) “Tất cả người VN (2 phe) đều là kẻ chiến thắng, chỉ có đế quốc Mỹ là kẻ đại bại !”
        Ai dè, đó chỉ là một chiêu của thế “Dụ khị vô sâu” để hốt cả đám bên thua cuộc đem nhốt vào ro.
        Sau bao nhiêu gạn lọc, với tôi, lịch sử VN trong 100 năm qua chỉ có thể tóm gọn với câu nói của cố TT Thiệu :
        “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy NHÌN KỶ những gì chúng làm !”

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Tôi tôn trọng sự suy nghĩ khác của quí vị, nhưng tôi thưa thêm cho rõ nghĩa hơn.

        Nếu người phát biểu (nói, viết …) là một quan chức cộng sản, tại quyền hay về hưu, như Trà, Kiệt …. tôi sẽ đặt nhiều dấu hỏi về thiện chí của họ.

        Nhưng Nguyễn Duy là nhà thơ phản tỉnh phản kháng, đã nổi bật ngay từ thập niên 80, cho nên tôi tin tưởng vào thành tâm thiện ý của ông.

        Tất cả người dân bị lôi vào cuộc chiến tranh tàn khốc chỉ vì một nhóm người tham vọng quá lớn. Họ theo phe này phe kia, rồi tìm cách tuyên truyền, bjp bợm dân, khiến người dân ra sao ai cũng rõ.

        Cứ xem dân chúng ở Syria hiện nay theo phe nào cũng sống dở chết dở. Theo phe chính phủ được Nga yểm trợ hay ở phe nổi loạn chống chính phủ được Mỹ và phương Tây ủng hộ, họ cũng lâm vào tình cảnh “trâu bò húc nhau ruồi muỗi ở giữa chết” !

        Trước đó ở Afghanistan, Iraq, Lybia cũng rứa. Diệt độc tài Taliban, Saddam Hussein, Khadaffi … rồi rơi vào nội loạn, vẫn tiếp tục chiến tranh chém giết nhau tàn bạo hơn bao giờ hết.

        Chỉ khi nào DÂN TRÍ cao, người ta mới thấy được hết sự thật, để không bị lừa bịp, TỰ MÌNH TÌM RA SINH LỘ CHO DÂN CHO NƯỚC. Nếu không cứ theo phe này phe kia rồi kết cục bi thảm vẫn hoàn toàn bi thảm, không lối thoát.

        Hiện nay ở ta dân trí ngày một được nâng cao do V+ không thể bưng bít thông tin và sự đi lại của dân như xưa. Hy vọng từ đó tạo nên các cao trào DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ (civil disobediance) làm bàn đạp cho các cuộc CÁCH MẠNG DÂN CHỦ DÂN SINH.

        CA đánh chết người, bị dân bắt quỳ mọp dưới xác nạn nhân để chịu tội
        https://www.youtube.com/watch?v=f9GiPCmcrto

        Bài giảng đầu năm 2017 gây chấn động tại nhà thờ Thái Hà Hà Nội
        https://www.youtube.com/watch?v=rQC31WjODXw

        Đoàn Thị Thùy Dương
        https://www.youtube.com/watch?v=fwbfePlY4Jw

      • tèo says:

        “Bùi Anh Trinh NGHĨ VỀ BÊN THUA CUỘC Câu… – Thông Tin Toàn …
        https://www.facebook.com/ThongTinTuDo/…/287818354673440″
        Nếu NDuy là nhà thơ thì nhà thơ đó có ở trong đoàn quân chiến thắng vào tiếp thu SG có nghĩa là anh bộ đôi cụ hồ như nhà văn Đai Tá Bão Ninh vói NBCT?
        Nếu NDuy là nhà thơ phản tỉnh thập niên 80 thì BN đã “nhìn ra “”nổi buồn ” của cuộc chiên Nam Bắc là cuộc chiến ủy nhiệm của khôi QG và khối CS.
        Tiêu Dao BC là sv theo cộng ,là sv quyết tử mà vẩn được dạy học và theo cộng dù tùng bị bắt. ,là người phản tỉnh còn sơm hơn cả N. Duy khi viết “nữa đời nhìn lại”…
        Người miền Nam có câu nói : “coi vậy mà không phải vậỵ”…

        (tèo)

  10. tungphung says:

    Những câu chuyện như thế này tôi biết một vài chuyện và khi đọc tôi thấy thương người VN ta quá. Chiến tranh và sự thống trị của Cộng sản làm tất cả người VN đều mất mát. Chị Châu và Nhạn còn may mắn chứ nhiều người không được như vậy thì sao?

Leave a Reply to tèo