WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giang Phúc Đông Sơn: Chữ, Nghĩa và sự trong sáng của tiếng Việt

pobrane

Cách đây khoảng hơn 6 tháng, tôi cùng một số bạn học cũ, trong một buổi họp mặt trường cũ, có thảo luận về sự trong sáng của tiếng Việt. Cuộc nói chuyện không đi đến đâu vì chúng tôi không phải là những học giả hoặc người nghiên cứu về ngôn ngữ Việt. Chúng tôi không có tài liệu, công trình nghiên cứu nào làm căn bản để thống nhất được nền tảng ngôn ngữ, nói rõ hơn là tiêu chuẩn làm trong sáng cho tiếng Việt. Bài viết do đó chỉ là những nhận định cá nhân với sự hiểu biết hạn hẹp về tiếng Việt.

Hầu như ai sống trong miền Nam từ nhỏ đều nhận thấy từ sau tháng 4 năm 1975 miền Nam bắt đầu xuất hiện một thứ tiếng Việt chói tai , khó hiểu. Nguyên do là dân miền Nam bắt đầu phải sử dụng ngôn ngữ của kẻ chiến thắng.

Với chủ trương văn hóa, văn nghệ, giáo dục phải phục vụ mục tiêu chính trị, chế độ Hà Nội áp đặt một chính sách giáo dục nặng về tuyên truyền cho chủ nghĩa CS. Trường học, truyền thông, báo chí… nhất nhất đều phải chạy theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản VN, đầu mối của mọi sự phá sản, gây nên thứ ngôn ngữ rắc rối, tối tăm, lổn nhổn như một chén cơm đầy sạn.

Chủ trương, chính sách giáo dục này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôn ngữ Việt Nam hiện nay. Nó đã bị Hán hóa, được du nhập, sử dụng, phát triển, sáng tạo… tùy tiện không theo một qui luật, khuôn khổ rõ ràng.

Không ai có thể phủ nhận rằng ngôn ngữ là một phần của văn hóa. Ngôn ngữ nào cũng thế, bất kể là tiếng Anh, Pháp, Đức, Á Rập…đều phát triển theo thời gian, theo nền văn minh của nhân loại. Hàng năm có thêm một số từ mới xuất hiện cũng như có một số chữ, không mất đi nhưng ít còn được sử dụng. Tiếng Việt cũng thế.

Là một người sống ở nước ngoài hơn nửa đời, nhưng vẫn theo dõi tình trạng đất nước, vẫn đọc sách, báo tiếng Việt dù không thường xuyên.

Nhiều lúc tôi cảm thấy rất bực mình hoặc rủa thầm trong bụng khi gặp phải những chữ như: Cặp đôi, bức xúc, hồ hởi, phấn khởi, hoành tráng, khẩn trương, ùn tắc, 9 tháng tuổi… và vô số những từ khác, kể không hết. Những từ mà theo tôi là vô nghĩa, tối tăm, dư thừa hoặc cường điệu…đã được không những báo chí, phương tiện truyền thông, truyền hình trong nước mà ngay cả ở hải ngoại sử dụng bừa bãi, vô ý thức.

Không kể đến những trường hợp nhằm mục tiêu chính trị, sử dụng chữ nghĩa cho những ý định đen tối, xin liệt kê ra đây một số từ thường gặp sau trong báo chí, truyền thanh, truyền hình… dưới chế độ CSVN sau năm 1975, theo tôi là dư thừa hoặc tối nghĩa:

-Cặp đôi: Đã cặp sao còn đôi? Một cặp thì không thể là 3 hay 4. Một cặp tình nhân chứ không ai nói một cặp đôi tình nhân.

-Vụ việc. Đã là vụ lại còn việc. Sao không nói đơn giản việc này hay vụ này?

-Phao cứu hộ: Chỉ riêng chữ phao đã có nghĩa dùng để cấp cứu, làm nổi dưới nước. Thêm chữ cứu hộ vào để làm gì?

-Cơ bản. Nói cái gì cũng chêm vào chữ cơ bản, nghĩa là sao?

-Hoa hậu X, Y, Z…sở hữu một thân hình cao 1 mét 78, vòng 1,2,3…. Chữ sở hữu thường chỉ dùng để nói về tài sản của một người, không dùng để nói về thân thể con người, nhưng cũng chỉ dùng trong trường hợp muốn nhấn mạnh. Sao không dùng động từ Có một cách đơn giản, dễ hiểu?

-Bị hại: Nạn nhân. Chữ nạn nhân có nghĩa rộng và đầy đủ hơn dùng được trong mọi trường hợp. Chữ bị hại do viết tắt từ chữ người bị hãm hại nên trở thành khô khốc dù không tối nghĩa. Khi một người bị tai nạn, có thương tích hoặc chết, chữ bị hại sẽ không thể dùng được.

-Đáp án. Trong một chương trình đố vui. Một câu hỏi có 3 câu trả lời, người điều khển chương trình gọi là 3 đáp án. Chứ đáp án có một ý nghĩa cho một vấn đề to lớn và hoàn toàn mang âm hưởng Tàu.

-Nội y:Tại sao lại phải dùng chữ khó vậy? Đây chỉ là thứ quần áo lót/đồ lót của đàn ông hay đàn bà.

-Triều cường: “Triều cường làm ngập đường phố Hà Nội.” Tại sao không dùng chữ nhẹ nhàng và dễ hiều hơn “Nước dâng cao làm ngập đường phố Hà Nội.”

-Các thiết bị siêu trường siêu trọng: Các thiết bị nặng và dài. Các thiết bị quá nặng và quá dài.

-Xe container: Xe vận tải hạng nặng, xe tải hạng nặng.

-Các container: Các kiện hàng, thùng hàng

-Bunker/Boong-ke: Hầm trú ẩn.

- Người tham gia giao thông: Thay vì đơn giản dùng chữ Người đi đường.

-Blog: Trang tin chuyên đề / trang chuyên đề. Blogger: Người viết trang chuyên đề.

-Audio-visual: Âm thanh & hình ảnh / phần âm thanh & hình ảnh.

-Trái cherry to, đỏ mọng…Xin nhắc khéo báo phapluattp.vn rằng cherry là trái anh đào.

-Mát-xa (Massage): Đấm bóp, nghề đấm bóp.

-Ảnh nude: Ảnh khỏa thân, lõa thể.

-Hot girls: Gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

-Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

Ảnh hot: Ảnh có cảnh khiêu dâm hoặc gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc đang được ưa chuộng.

Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)

Top ten: Mười…đứng đầu. Mười hạng đầu.

Logo: Huy hiệu.

Mít-tinh: Cuộc biểu tình, buổi tập họp.

Tiêm vaccine: Chích ngừa, chủng ngừa.

Logic: Thuận lý, hợp lý, lý đương nhiên (không cần tranh biện).

Clip: đoạn băng, đoạn thu hình ngắn. Mỹ định nghĩa clip: “A short part of a movie or television program…”

Chế độ lương thực 9kg, 13kg…: Chữ chế độ chỉ dùng để nói về guồng máy chính quyền. Theo tự điển Khai Trí Tiến Đức, chế độ là phép tắc của một triều đình. (người viết thỉnh thoảng cũng mắc phải lỗi này vì vô tình).
Một tình trạng tệ hại nữa là dùng tĩnh từ làm danh từ, danh từ làm động từ…,hoặc nói, viết rút ngắn, cắt bớt chữ rất tối nghĩa.

Tôi được đọc một số truyện kiếm hiệp được in lại trong nước sau này, không hiểu người dịch có máu lai Tàu hay có óc nô lệ mà trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu, có đoạn nói về Hoàng Dung bị rơi xuống biển có câu sau:

„-Hoàng Dung thủy tính cực cao nên dù rơi xuống nước vẫn không hoang mang… “

Tại sao không viết đơn giản:- Hoàng Dung bơi lội rất giỏi nên dù rơi xuống nước…?

Viết như thế vừa thuần Việt, vừa dễ hiểu cho độc giả, không khô khốc, lổn nhổn… Không Hán cũng chẳng Việt như câu trong truyện.

Nhớ lại cách đây khoảng hơn một năm, có một bài viết của Hiệu Minh trên Danchimviet.info với tựa Chuẩn Đúp đăng lại của RFA tiếng Việt. Câu này dùng để nói thì được, nhưng viết lên cho người đọc thì không nên vì nó ngô nghê. Tôi hiểu chữ Chuẩn là do cắt bớt từ chữ tiêu chuẩn, Đúp là phiên âm từ tiếng pháp Double.

Tôi cũng đã coi một số phim của Âu Mỹ, được phụ đề tiếng Việt, thú thật, rất bực mình và nhiều khi không hiểu vì nhưng lời phụ đề ngây ngô, ngớ ngẩn, sai văn phạm rất nhiều. Thí dụ:

Trong cuốn phim Django Unchained của Mỹ được phụ đề tiếng Việt có câu như sau:

-Trình bắn của cậu khá lắm.

Câu phụ đề khiến tôi vừa bực mình vừa buồn cười, nhưng nghĩ ngay ra là người dịch muốn nói rằng „Trình độ bắn của cậu khá lắm“.

Không ai nói khả năng tác xạ là trình độ. Chử Trình độ chỉ dùng nói về sự hiểu biết, kiến thúc, không nói về khả năng. Đã sai mà còn cắt bớt chữ.

Một thí dụ khác gây ra một trận cười, chế nhạo là chữ „Tâm Tư“ được phổ biến trên Net và báo chí hải ngoại. Chữ „Tâm Tư“ là danh từ, được Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng của chế độ CSVN biến thành động từ khi tuyên bố:“- Không cho lên tướng là anh em tâm tư lắm“.

Có người nhận xét rằng nguyên nhân chính yếu là do sự độc tài của chế độ CS, kiểm soát tất cả mọi sự thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình…nên từ trên xuống dưới các báo chí, đài… rập một kiểu mẫu sử dụng ngôn từ khô khan, tăm tối, sặc mùi tuyên truyền chính trị, tuy nhiên người dân có cách sử dụng ngôn ngữ của riêng họ. Hơn thế nữa tiếng Việt vốn nghèo về từ ngữ.

Dù chính bản thân đôi khi cũng mắc phải những lỗi lầm về sử dụng ngôn từ do thói quen bị tiêm nhiễm bởi thứ ngôn ngữ nô lệ, nghe, đọc hàng ngày – người viết chỉ đồng ý phần nào với nhận xét này.

Để có thể giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, những ký giả, phóng viên báo chí, nhân viên đài phát thanh, truyền hình trong nước… có thể sử dụng nhưng từ đơn giản, dễ hiểu, chính xác hơn mà vẫn giữ nguyên được tinh thần bản tin, bài báo…không sợ vi phạm luật pháp. Tệ hại hơn nữa là có nhiều ký giả, phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình ở nước ngoài không hề bị lệ thuộc hay gò bó bởi kiểm duyệt cũng rập khuôn, sử dụng ngôn từ y như trong nước.

Tại sao vậy? Tôi đem vấn đề ra hỏi một số người vốn là ký giả, phóng viên… Họ lý luận rằng viết như vậy cho người trong nước dễ đọc, họ quen đọc như thế rồi, viết khác họ sẽ không đọc.

Đúng là lý luận của những người…lười biếng, thiếu suy nghĩ, vô trách nhiệm.

Là những người làm việc truyền thông, ký giả, phóng viên…ở hải ngoại (không kể những người trong nước vì họ bị lệ thuộc, kiểm soát bởi cán bộ chính trị đảng CSVN) thấy được những sai, trái trong việc sử dụng tiếng Việt, thay vì lên tiếng chấn chỉnh hoặc không bắt chước, lại đơn giản dùng theo với lý luận trên, nhiều người còn tệ hại, lố bịch hơn nữa là bắt chước quá đáng.

Chúng ta nên nâng cao trình độ dân trí của người dân lên, hay hạ thấp trình độ văn hóa xuống cho phù hợp với sự hiểu biết của họ?

Hầu hết những người cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, trong quá khứ cũng như hiện tại đều thuộc loại ít học, ngu dốt, nhưng rất tự cao tự đại và mang nặng tinh thần nô lệ.

Họ cũng có mục đích xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa, giáo dục nhân bản của miền Nam trước năm 1975.

Do đó, họ chủ trương một nền giáo dục thui chột, ngu dân, một văn hóa lai căng theo Tàu nhằm xóa bỏ sự trong sáng của tiếng Việt đễ dễ dàng làm tay sai cho Tàu cộng.

Nếu những nhà ngôn ngữ học, những người có trách nhiệm về văn hóa, giáo dục Việt Nam (trong và ngoài nước) không có những hành động cụ thể chống lại chủ trương nô lệ văn hóa của nhà cầm quyền Hà Nội, và nếu chế độ CSVN còn tiếp tục tồn tai thì ngôn ngữ Việt rồi sẽ bị Hán hóa hoàn toàn một ngày nào đó.

Ông cha ta, dù cả ngàn năm nô lệ giặc Tầu, vẫn sáng tạo ra chữ Nôm để không bị lệ thuộc văn hóa Bắc phương. Chúng ta là những kẻ hậu sinh, chẳng lẽ lại tiếp tay với lũ bạo quyền tay sai cam tâm xóa bỏ nền văn hóa nhân bản mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn?

© Đàn Chim Việt

29 Phản hồi cho “Giang Phúc Đông Sơn: Chữ, Nghĩa và sự trong sáng của tiếng Việt”

  1. Thiến Heo says:

    Vấn đề văn hóa ngôn ngữ của VC là một chủ trương bắt buộc chứ không phải là môn khoa học nhân văn nói chung.

    Đặc tính của nhà nước VC là một chính thể độc tài độc đảng toàn trị. Thật ra độc tài độc đảng cũng có thể tốt. Nhưng VC, đặc biệt hơn, lại bị TC “khống chế” khá nặng.

    Vấn đề đặt ra là, sự khống chế của TC trên căn bản nào. Chỉ đơn thuần là hợp tác giữa tình đồng chí chung màu co8` sắc áo, hay còn gì đi xa hơn nữa, thí dụ như chư hầu, lệ thuộc ???

    Tôi cho rằng TC có âm mưu thôn tính VN từ từ trên nhiều mặt , thông qua mua chuộc và đe dọa, dùng tổ chức bạo lực VC thực hiện âm mưu(ý đồ) đó!!!

    Riêng về mặt tiếng nói và ngôn ngữ, kết quả của hơn 60 năm theo TC, giờ đây tiếng Việt bị Hán hóa nặng nề. Từ ngữ vựng vocabulary, cú pháp sentences, giọng điệu tone và suy tư thinking đều theo mô phạm TC.

    Khi 1 vấn đề có chủ trương bắt buộc thống nhất thì nó hoàn toàn khác với sự phát triển tự nhiên trên tinh thần tự do bình đẳng. Vấn đề là chổ đó.

    Thử xem một vài thí dụ tiếng Việt thời VC. “cổ xúy” nghĩa là gì, mà VC đã copy chang TC.

    鼓 Cổ : cái trống, đánh trống
    吹 Xuy, xúy : thổi như thổi sáo, thổi kèn
    Cổ xúy 鼓吹 : đánh trống thổi kèn

    Cổ xúy là đánh trống thổi kèn. Người Hoa hay dùng động từ cổ 鼓 trong sinh hoạt xã hội. Như cổ động, cổ vũ, cổ xúy. ăn tân gia, ăn khai trương, ăn đầy tháng, cái gì họ cũng múa lân đánh trống thổi kèn. Xã hội VN hiện nay cũng rất sính theo đuôi và copy TQ về từ ngữ và cách nói. Copy 100%. Tàu nói cổ xúy, VN cũng cổ xúy.

    Không ít người Việt Hải Ngoại cũng khoái cổ xúy cho TDDC ở VN. TDDC phải đổ máu mắt mới có. Nhìn người Ba Lan với CĐĐK hay người Miến Điện với LMDC thì rõ. Người VN chỉ mới cổ xúy nghĩa là đánh trống thổi… kèn thì íu wá hah !!!

  2. UncleFox says:

    Ngày nay tình trạng nói nhại (hay nói vẹt) và cách dùng chữ kiểu lấy râu bà nọ (?) cắm cằm ông kia … đã trở nên “đại trà” … vô phương cứu chữa ..

    Sau đây là vài thí dụ về râu (?) bà nọ cắm cằm ông kia :
    _Phản ảnh là chữ được dùng để gợi lên, hay hình dung ra một hình ảnh so sánh với thực tế . Chẳng hạn ta nói “Cứ mỗi lần mưa lớn là Saigon bị nhấn chìm trong biển nước, phản ảnh tình trang quản trị hạ tầng cơ sở đô thị quá tồi của nhà cầm quyền thành phố này …”
    Thế nhưng các đồng chí ta thì dùng chữ “phản ảnh” để thay cho chữ phản đối . Như “đồng chí B lấy con lợn nái của Hợp tác xã làm của riêng, bị anh chị em xã viên phản ảnh lên “trên” buộc phải xin lỗi và trả lại “.

    Thay vì dùng đúng chữ là “công nhân” thì các đồng chí lại sủa ”
    __Xưởng sản xuất nón cối của HTX Chống Cộng Cực Đoan có 40 “lao động” .

    Dưới đây là tình trạng nói vẹt (những chữ có dâu ngoặc kép) :
    _Trong bài diễn văn “của mình”, TT Obama nói …
    _”Phần mềm” của “máy tính bảng” ABC do một giáo sư trẻ “đến từ” đại học Hà Nội phát minh .
    _Trong cuộc “kiểm tra bất kì”, các “chiến sĩ trinh sát” “phát hiện” ra quán Karaoke HIV có hàng chục “cặp đôi” đang biểu diễn “múa đôi” khi không mặc quần áo . Các “đối tượng” sau khi bị “triệu tập” về đồn công an “làm việc” thì không ai bị cho vào trại “phục hồi nhân phẩm” mà chỉ bị “phạt hành chính” vì họ thuộc “diện” “gia đình chính sách” .

    Đựt mẹ ! Nhiều lúc muốn noi gương Kậu Ba Ếch “nghỉ chính sách” để được “cố gắng làm người tử tế” . Nhưng nghe lối nói tiếng Việt kiểu mẹ rượt của Kụ Hồ nhà tôi và bầy hậu duệ thì lại ngứa cẳng, muốn tung cước vào lũ ngơm làm xấu tiếng Việt mến yêu của cha ông để lại !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Uncle Fox,

      Riêng tôi cho rằng PHẢN ÁNH có ít ra hai nghĩa ở đây.

      Thí dụ đầu, theo tôi có nghĩa “gợi ra, đưa ra hình ảnh, tình trạng”.
      Thí dụ hai có nghĩa là “tường trình” (report); CS thích dùng từ (ngữ) “báo cáo” !

      • Ban Mai says:

        Chữ miền Nam dùng là PHẢN ẢNH, chữ ảnh vừa là image, vừa là nội dung sự kiện (report)…! Có người biện giải ÁNH mới đúng nhưng ánh là gì? “Ánh mắt”? “Ánh sáng”? Chữ khác như diễn hành, bi chừ là diễu hành! Diễn là trình diễn còn diễu? huhu tối om như hũ nút, chẳng bít mô mà lần (khần)!! Thôi thì… cờ lờ mờ vờ cho nó… “hoành tráng”!

  3. tèo says:

    Bài viết không mang cái gì mói . Chẳng qua là viết lại những gì mà hầu như đã có nhiều người viết và trên ĐCV đã dăng nhiều bài và nhận hàng trăm ý kiến chủi bới thóa mạ hay chế giêu ,cười cọt VC…
    Hiện nay giói TT VN hải ngoại ,nhất là trên TV tòan lấy các phim ảnh show ,tin tức trong nước ,và có thể người xướng ngôn viên cung từ xứ Công qua “TN” nên ngôn ngử VC xâm nhập rất nhiều.Đó là chưa kể “mời gọi về thăm VN” hay ảnh và cờ đỏ sao vàng chiếu trục diện người xem . Vậy những người hô hào chống cộng ,đòi cho được Litoo SG ở SJ và đóng đinh M. Là CS thì chúng là QG hay là CS . (khi ra tranh cử thì “người V Bầu cho người V” khi ủng hộ tên Ấn Độ chống người Việt thì “Mình là dân Mỹ bầu cho ai cũng đươc “…E hèm ! Vậy mà cũng tự nhận mình chống cộng .!!!
    Đọc LMC gán 2 chử “có cấu” vào miệng VC đẻ nói là thay thế “bổ nhiệm” thì quả thật thấy… .! Còn liên tưỡng đến “giao cấu!” mà “thèm” . Đùa thế !
    Xin mời coi “chử nghỉa bề bề ” của ĐăngtrầnHuân.sq báo chí VNCH đẻ biết “chữ nghĩa” của VC!
    (tèo)

    • UncleFox says:

      _”Vậy những người hô hào chống cộng ,đòi cho được Litoo SG ở SJ và đóng đinh M. Là CS thì chúng là QG hay là CS . (khi ra tranh cử thì “người V Bầu cho người V” khi ủng hộ tên Ấn Độ chống người Việt thì “Mình là dân Mỹ bầu cho ai cũng đươc “…E hèm ! Vậy mà cũng tự nhận mình chống cộng .!!!” (Tèo)

      Cô Madison Nguyễn chắc không phải là CS . Tuy nhiên thái độ thân Cộng của cô thể hiện rõ ràng khi cô tuyên bố cái tên “Little Saigon biểu hiện tinh thần chống Cộng” nên cô nhất định không để cho cư dân gốc Việt TNCS được toại ý . Đấy là cô tự ý đâm đầu xuống cái huyệt chính trị do cô đào, chứ chẳng ai “đóng đinh” đóng cọc gì vào cô cả .
      Thứ hai cô đưa ra một cái list tên gọi dự định cho khu phố và hứa sẽ cho đặt tên nào được đa số đồng bào đề nghị . Khi thấy tên Little Saigon thắng đa số áp đảo thì cô trở mặt một cách vô cùng trâng tráo và hỗn láo (chẳng biết khi ấy ông bà thân sinh ra cô ở đâu mà không dạy bảo cô về cái phép tắc tối thiểu của một người trẻ tuổi đối với một tập thể rất đông mà đa số thuộc hàng ông bà cha chú của cô ) .

      Người Việt bầu cho người Việt là khi nào ƯCV người Việt có tinh thần phục vụ quyền lợi CĐNV và đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền vv… cho đồng bào trong nước . Nhược bằng thấy rõ họ từng đâm sau lưng mình rồi mà vẫn tiếp tục bầu cho “héng” thì có khác gì nối dáo cho giặc ?

      Chữ “Litoo SG” này của Tèo và nhiều người khác thấy nhiều lần xuất hiện trên ĐCV (chẳng biết một người lấy nhiều nick hay là nhiều người bị lây cái tật nói nhại ?) là phiên âm từ chữ gì ? Rồi đọc làm sao đây xin vui lòng “lí giải” giùm .

  4. UncleFox says:

    Về “cơ bản”, cách dùng từ ngữ ngô nghê, ngọng nghịu, ngốc nghếch, ngờ nghệch, ngu ngơ … của “một bộ phận không nhỏ” người trong nước rồi “lây lan” ra hải ngoại chẳng phải do trình độ văn hoá của người dân … Cũng chẳng phải do cái “cơ cấu” của đảng và nhà nước ta đâu ạ !
    Bảy mối tội đầu bắt nguồn chắc là do Kụ Hồ (Quảng) của chúng ta đấy thôi . Ông Kụ vốn dốt, ăn nói nôm na thành ra mách qué . Thí dụ như Kụ dậy “học tốt, “lao động tốt” … rồi mấy thằng “làm văn hoá”, “làm giáo dục” nhẽ ra phải là những người giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt thì lại hèn hạ nói nhại theo ông Kụ và những “nhà Kách Mệnh” một cách ngu xuẩn nên tiếng nói của Dân Tộc ta mới nhếch nhác, tệ lậu như ngày nay .

    Thử đọc những bài viết của một trí thức VNCH là quan Đốc -tưa ĐCV mình thì mới thấy muốn sửa được tệ nạn trên nó khó không thua gì lật đổ chế độ VC .

    Thôi thì còn nước không ngại chi … còn tát . Chúc các đồng bào, đồng chí và các vị Lão Thành Kách Mạng “ăn tốt, ngủ tốt, địt tốt, ỉa tốt” . “nói chung là” Bốn Tốt !

  5. Nguyễn Vân says:

    Ngôn từ của lũ khỉ Trường Sơn hang Pắc Bó Cộng sản Hà nội là vậy !

  6. Ban Mai says:

    Ngôn ngữ thì có sinh ngữ và tử ngữ nên (nhất thời) dù có lai Tây, lai Tàu gì đó cũng được, vì thời gian sẽ gạn lọc. Cũng xuất phát từ phía Bắc nhưng ngôn từ Bắc54 ngược hẳn loại ngôn từ Bắc75, điều nầy cho thấy bản chất của phe CS! VC từ khởi thủy đã muốn đánh bật gốc nền tảng văn hóa Việt để làm cái gọi là “cách mạng” và hậu quả đang sờ sờ trước mắt! Điển hình trong vai Thủ tướng mà đọc diễn văn “cờ lờ mờ vờ” rồi tiếp “cờ lờ vờ”… ông Phúc làm mọi người bật ngửa (!) mãi đến 2 ngày sau mới có người giải thích được. Cờ là Campuchia, Lờ là Lào, Mờ là Myanmar và Vờ là VN! Đương kim Thủ tướng mà ngu ngơ, ngốc nghếch đến như thế thì nói gì đến dân chúng? Thay vì nói con trâu, con bò thì nói cá thể trâu, cá thể bò, không nói cô A đẹp mà nói cô A sở hữu… đi đường thì nói tham gia giao thông… và vô số chữ kỳ quái khác không thể kể ra hết được!

    Cho nên thời gian mới là yếu tố quyết định. Sẽ đào thãi mọi rác rưởi và nguồn gốc của nó thui! hehe :))

    • Thạch Đạt Lang says:

      Đầu năm công nhận Ban Mai nói đúng quá sức (lẽ) mình. Cái gì có sinh thì có tử, có Ban Mai thì đương nhiên có ban chiều, ban tối, ban đêm, ban ngày…Tóm lại ban nào cũng được, miễn đừng ban đỏ là OK sa lem!

      Đầu năm xin cúc cung kính bái và vạn lần vấn an quý thể…Ban Mai! Hehehe.

      Thạch Đạt Lang

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Ban Mai
        và Thạch Đạt Lang,

        Đầu năm dương lịch thân chúc hai bạn nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành !

        Nhiều người Việt, trong đó có tôi, lại hay sính dùng cụm từ ngữ Hán Việt “thân tâm an lạc” một cách vô thức, trong khi mình vẫn có thể sử dụng tiếng Việt “đời thường” (các cụ bảo là “nôm na mách qué”) để làm trong sáng tiếng mẹ đẻ.

        Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cố sử dụng tiếng Việt thông thường (phổ thông), nhất là trong thơ văn.
        “Nôm na mách qué”, hay nói khác đi dùng khẩu ngữ nhiều, thơ văn dễ trở thành bài vè. Điển hình như bài vè của ông Hồ dưới đây, đã được đám văn sĩ nô dịch tung hô “tưng bừng”, thực sự chỉ là một bài vè tuyên truyền rẻ tiền:

        Hòn đá to,
        Hòn đá nặng,
        Chỉ một người,
        Nhắc không đặng.

        Hòn đá nặng,
        Hòn đá bền,
        Chỉ ít người,
        Nhắc không lên.

        Hòn đá to,
        Hòn đá nặng,
        Nhiều người nhắc,
        Nhắc lên đặng.

        Biết đồng sức,
        Biết đồng lòng,
        Việc gì khó,
        Làm cũng xong.
        Đánh Nhật, Pháp,
        Giành tự do,
        Là việc khó,
        Là việc to.

        Nếu chúng ta
        Biết đồng lòng
        Thì việc đó
        Quyết thành công.

        Sửa lại một chút
        để riêng tặng Thạch:

        Đá to
        Đá nhỏ
        Đá “dăm bào”
        Vưỡn là … đá :-) !

    • tèo says:

      Cái gì mà sinh ngữ và tử ngữ ?Đang nói về ngôn ngữ láp ráp ,chịu lệ thuộc của Tàu và vô nghĩa hiện người VN ở VN đang dùng và nay phổ biến tràn lan .cả người VN/TNCS cũng dùng nó đại trà’ Vạy Nó là mọt sinh ngử…Nhưng cái sinh ngữ ngô nghê ,ngọng nghịu đồi khi khó hiểu đó, nay người VN cần thay đổi ,trở lại tiếng Việt trong sáng hơn…Nó không là Bắc 54 Bắc 75 mà năm 54 trở về trước từ Nam tới Bắc đều xử dụng một loại tiếng Việt thương dùng ,ai cũng hiểu (trừ tiếng địa phương và giọng nói khác dí ,khiến họ không hiểu nhau . Bắc di cư vào Nam đã làm phong phú thêm tiếng nói và người Nam không còn nghe người Bắc nói không hiểu !/Chuyện vui mà có thật là một nhom 3,4 ngươi miền Trung ( Quãng bình) lợp lại mái nhà dột cho 2 vợ chông trẻ người Nam. .Nhom thợ ngồi trên nóc vừa làm vịệc vừa nói chuyên . Cô vợ trẻ người Nam không nghe được gì. Trưa chông đí làm về,trong lúc ăn cóm ,vọ thì thầm vói chồng ” họ nơi tiếng lạ lăm ,hình như là người nước ngoài !” Anh chông phải nói họ là người VN ở miền Trung phần VN….vọ mới không thắc mắc cai nhóm thợ nước ngoài đó ! Sau 54 người Bắc vô Nam ,rồi giao thông trong miền Nam dẻ dải hơn ,báo chí sách vở tiểu thuyết học hành nên Nam Bắc Trung gần như không còn cấn cái nhiều về ngôn ngử (gọng noi của nhau nữa). Vì họ dung một thứ chử Việt đẻ giao tiếp vói nhau chỉ trừ tiếng đía phương ,nhưng không thành v/đ. (ĐTH người Bắc di cư đã phê bình cuốn tự diển lơn nhất Việt _Việt của miền Bắc là cục bộ ,tự kiêu ngạo ,tự mản vì những từ miền Nam miền Trung dùng đều ghi là thổ âm hay tiếng địa phuông .nghĩa là không công nhận là tiếng Việt ,chỉ có tiếng Bắc mới là chính. Sự kỳ thị quá lớn của các trí thức miền Bắc quả thật rất đáng GHÉT. Đúng là bọn thực dân da vàng ,ác hơn thực dân da trắng !).
      Ngoài ra Phúc thủ tương CS đọc không sai ; a bờ cờ là đọc theo tiếng Việt có từ thời các cố đạo làm ra chử Việt . Hiên nay học sinh Văn lang vẩn học đọc theo a bò cờ tiếng Việt. Nó không phải do VM phát minh ,đọc theo kiểu vm (hồ) như một người viết báo ở đây viết ! a bê xê là đọc theo âm Pháp và ê bi xi là theo âm Mỹ. Vậy mổi nước có cách đọc 20 mây chử chử cái riêng .
      Phúc chỉ đáng trách là học hành có lẻ ít ,hoặc học tại chức nên khi làm thủ tương ,đáng lẻ khi đọc diển văn có người viết sẳn cung phải đọc trước ,đoạn nào không hiểu thì hỏi ,đoạn nào cần sửa hay thêm ý thì bàn thảo ,gặp chử tắt mà không biết thì ghi chú nguyên chử hay bắt viết nguyên chử. Có lẻ Ô.Obama cung làm vậy và các nguyên thủ hay các nhân vật lên bục đọc diễn văn đều vậy cả. Phúc thì nhìn cái mặt ông ta ,nhìn con người thì biết là tương “tham” và ít có chử nghĩa ,kiêu ngạo ..mà cứ tưỡng mình là đỉnh cao trí tuệ ,là thông thái cho nên mói làm trò cười cho thiên hạ …
      Kết luận là hiện nay ác trí thức Hà Nội đang bàn thảo về ngôn ngữ sao cho chính xác trong sáng …nhưng không biếtt có tránh khỏi cái nạn tự kiêu tự dại ,coi Bắc Kỳ là cái nôi ,coi mình là thông minh tuỵệt đỉnh đẻ lại bỏ các chử miền Nam và miền Trung vì cho đó là (địa phương ngữ hay thổ ngữ) không ?.
      Còn nói thời gian dào thải nhưng phải có gì đó thì mới bị đào thải ,chó nếu không làm gì hết hay cứ chấp nhận miễn cưởng đẻ đợi đào thải thì e còn lâu lắm .
      Chính NVHN phải hô hào cổ vủ làm gương trứớc ,KHÔNG DÙNG TỪ VC và hô hào một nền giáo dục vói tiếng Việt dẻ hiểu và trong sáng ,nhất là để ý tới các trừờng lớp dạy Việt ngữ cho con em TNCS của chúng ta..cũng như các đài truyền thông và truyền hình,báo chí…
      (tèo)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Ông Tèo kêu gọi KHÔNG DÙNG TỪ VC, nhưng ngay trong đầu “còm” ông đã viết rất VÔ THỨC “cả người VN/TNCS cũng dùng nó ĐẠI TRÀ” (nguyên văn) !
        Lẽ ra ông nên viết nôm na là “RỘNG RÃI” cho dễ hiểu, lại không bị mang tiếng là lạm dụng từ ngữ Hán Việt không cần thiết.

        Tôi còn nhớ ông Nguyễn Gia Kiểng từng phê bình góp ý rất chính xác, muốn làm trong sáng tiếng Việt, trước tiên chúng ta phải cố tập ăn tập nói tập viết tiếng Viêt sao cho chính xác.

        Thú thật đọc lời phê bình (“còm”) của ông Tèo tôi tối tăm mắt mũi :-(!

        Trước tiên về từ ngữ, rồi tới cấu trúc câu văn (câu cú), sau hết là cách sử dụng chấm phảy, xuống hàng chưa được hoàn chỉnh. Hệ quả toàn bộ lời góp ý phê bình biến thành một khối chữ đen ngòm!

        Đó là chưa kể tới ý tưởng khá lộn xộn, dắt díu dính chùm với nhau, không biết rõ ràng ý nào là chính, ý nào là phụ ! Ấy cũng bởi ông Tèo tham lam muốn bàn cùng một lúc ở nhiều khía cạnh.

        Tóm lại, “thấy cái dầm trong mắt người,
        mà không thấy cái đà trong mắt mình”!

        Kết, làm trong sáng tiếng Viêt RẤT KHÓ.
        Mỗi người phải chịu khó tập luyện dài dài … đến khi chết :-) !
        Tôi cố tập mà vẫn thấy mình còn dở tệ khi sử dụng tiếng mẹ đẻ :-( !

      • Tudo.com says:

        (Tóm lại, “thấy cái dầm trong mắt người,
        mà không thấy cái đà trong mắt mình”!)

        Thú thật nhiều lần tui đỗ hết một chai. . . Clear Eyes vào hai con mắt mà vẫn không thấy. . .cây đà trôi ra.

        Nhưng được một cái là tui biết nghe lời thầy, vì mỗi lần đi đâu thầy đều dặn dò:

        Ra đường nhớ mở mắt ra, nhớ tránh né các môn phái có độc chiêu như Thần Điêu Đại. . . Ngôn, Nhứt Dương. . . Chữ nghe con. Con mà nổi hứng múa đường quyền. . . Cờ lờ mờ vờ là chúng uýnh có nước. . .lờ đờ luôn đó!
        -Nhưng nếu lỡ bị uýnh thì con rán “nhập viện” nha.
        -Viện gì, viện thẩm mỹ, viện khoa học kỷ thuật hay viện. . . Lenin hả thầy?
        -Là nhà thương, là. . . Hốt Sờ Bi Tồ đó con.
        -Thôi, để con về cho thầy trị.
        -Không được. Con mang đầy thương tích. . .cờ lờ mờ vờ như vậy về mà thầy hốt cho một thang. . . Huỳnh cầm, huỳnh bá, huỳnh liên, con uống vô một chén là. . . khiêng ra cho. . . bác Hồ!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Tudo.com,

        Bạn chữa triệu chứng nên ko khỏi bệnh là đúng quá xoá !
        Gốc bệnh ở NÃO, nhưng đưa ra triệu chứng ở MẮT đấy thôi !

  7. TIẾU NGÀN says:

    NGÔN NGỮ VÀ CHÍNH TRỊ

    Chỉ nhằm chính trị mà thôi
    Còn phần ngôn ngữ phụ hồ khác chi
    Nghe tin mới được những gì
    Nó như công cụ đâu cần sáng trong

    Dẹp đi tư sản riêng tư
    Đa nguyên phức tạp có chi mà ngầu
    Điều cần chủ yếu gom vào
    Nói theo lãnh đạo mới hầu độc tôn

    Dịch Tàu vốn đã từ lâu
    Bây giờ dặm Mỹ đúng đồ lai căng
    Con đường xã hội băng băng
    Dẫu cho mất gốc vẫn điều tự nhiên

    Thế nhưng nói lắm cũng phiền
    Còn như không nói lại càng phiền hơn
    Ngôn từ hóa chuyện bông lơn
    Vẫn là cái việc nguồn cơn lâu rồi

    TẾU NGÀN
    (03/01/17)

  8. Lão Ngoan Đồng says:

    Ngôn ngữ rất sinh động, do chứa chất đầy sức sống và có tiềm năng to lớn. Chính vì thế mới gọi là sinh ngữ (langue vivante), và ở mỗi thời mỗi nơi lại một khác. Do vậy cần thời gian để làm quen.

    Chưa bao giờ trong tiến trình phát triển ngôn ngữ Việt lại phong phú và đa dạng như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ lại bỗng dưng xuất hiên lắm từ ngữ lạ lùng, chói tai, gây nhiều bức bối (bực bội; phản cảm) như dưới thời Cộng Sản. Sự trong sáng tiếng Việt lắm lúc biến mất tiêu mất tích thật đáng buồn..

    Nguyên nhân rất nhiều, nhưng theo tôi chính yếu là do cuộc sống trong nước đột nhiên được mở tung ra bên ngoài sau bao chục năm khép kín, khiến người ta vội vã chạy đuổi theo các trào lưu thời thượng thật vô ý thức, khiến lắm từ ngữ mới ra đời và ngay tức thì đã trở nên xa lạ với chính người Việt.

    Mà chẳng cứ gì ngôn ngữ đến ngay lối sống cũng thay đổi thật mạnh bạo, mang tính thời thượng, thực dụng, hời hợt chưa từng thấy. Người ta đổ xô nhau chay theo lợi danh, kim tiềm quá lố đến lố bịch ! Vâng đua nhau làm giầu, khoe của, khoe chức tước, văn bằng to nhỏ đến “loạn cào cào châu chấu”.

    Thú thật có những từ ngữ làm tôi rất bực bội khi mới nghe và dù cố sức làm quen mãi mà vẫn thấy vô cũng chói tai gai mắt. Có khi còn làm mình … nghĩ bậy.
    Chẳng hạn từ ngữ CƠ CẤU. Thay vì sử dụng các từ ngữ bình thường vốn có như: sắp đặt, sắp xếp, thu xếp, bổ nhiệm.
    Thí dụ anh A, chị B được sắp xếp/ bổ nhiệm vào chức vụ XYZ, lại viết hay nói là được cơ cấu ! Xin lỗi nghe cứ như … giao cấu :-) !

    Chưa hết khi xem các cuộc thi ca hát sáng tác nhạc, các vị giám khảo hay dùng từ ngữ VĂN MINH hay NHÂN VĂN.
    Thí dụ giám khảo khen thí sinh chọn bài hát rất văn minh bởi đượm tính nhân văn ! Thú thật tôi … “bó tay chấm còm” luôn!
    Sao không nói rất “đời thường” là thí sinh thông minh hay khôn khéo (khéo léo) khi chọn một bài hát đậm chất con người (nhân bản) nhỉ.

    Lại thêm tệ nạn sính dùng từ ngữ ngoại quốc như PR, CEO … rất phổ biến. Thí dụ anh/ chị ta làm thế để PR (quảng cáo) cho mình !
    Thôi thì cũng có thể thông cảm là thời trước ở hải ngoại người ta cũng hay sử dụng MC, thay cho người dẫn chương trình khá dài dòng.
    Hay xưa kia người ta cứ ngắn gọn là radio, TV (tivi) thay cho (máy) truyền thanh, truyền hình. Xin nhắc luôn ở đây là thời CS lại gọi đài truyền hình là trung tâm nghe nhìn (thính thị; audio-visual centre), như hồi năm 2003 khi tôi đọc được khi tình cờ đi ngang qua trụ sở đài truyền hình số 9 thời VNCH ở ngã tư Hồng Thập Tự (tên mới ?) và Đinh Tiên Hoàng

    Có thời gian đầu sau tháng 4/ 1975 tôi ra tù và đi làm dưới thời CS, đã nổi gai mỗi khi đi họp giao ban nghe báo cáo có xuất hiện dịch ở đâu đó và người ta đề nghị phương cách SỬ LÝ để dập (tắt) dich. Tôi thường tránh và dùng từ ngữ cũ quen thuốc là SỬ TRÍ (conduite-à-tenir; management).

    Câu chuyện ngôn ngữ thời đại mới còn diễn ra dài dài, bởi người ta đã “xâm hại” thô bạo đến sự trong sáng ngôn ngữ Việt, do chủ trương TRỒNG NGƯỜI để cố sản sinh ra một thế hệ CON NGƯỜI MỚI TRONG XÃ HỘI MỚI với các tiêu chuẩn (tiêu chí; criteria) quá thực dụng, khi quyết tâm “chèo thuyền thúng ra biển lớn” !

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư y trị :-)

    TB
    Theo tôi phao cứu hộ không sai, bởi có nhiều loại phao. Chẳng hạn các loại phao dùng để đấnh dấu hay báo hiệu trên thuỷ lộ ở sông, biển, bến cảng, bến phà…
    Thời vượt biên ta làm quen với cụm từ ngữ phao số 0 để xác định là đã tới ranh giới con đường hàng hải quốc tế ở biển

  9. Tt says:

    Một bài viết thật hay, nguyên nhân sâu xa của việc dùng chữ sai do tác giả đưa ra rất la chính xác, những người lãnh đạo xuất thân từ những anh bồi tàu ( Hồ Chí Minh), hoạn lợn ( Đỗ Mười) phu cạo mủ ở đồn điền cao xu ( Lê Khả Phiêu), Nguyễn Tấn Dũng ( Y tá),…CLMV, CLV, ( Nguyễn Cuân Fuck!)…nói sai rồi các đàn em cấp bi thư thành ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, quận uỷ, xã uỷ,… cứ thế mà phát lại “nguyên con” sự sai lầm đó nên chữ nghiã Việt Cộng là như vậy!

    • Trương Thanh Sơn says:

      Chúng ta thường hay nói: “Thà làm đầy tớ cho người khôn hơn là thầy thằng ngu.” Đau đớn thay, toàn dân Việt Nam hiện nay đang làm đầy tớ cho thằng ngu, Bồi bàn, phu cạo mủ, thiến heo, chích dạo … thì biết gì về chữ nghĩa để làm cho tiếng Việt trong sáng và phong phú hơn? Có mỗi 1 việc là lập lên Viện Hàn Lâm Quốc Gia để giúp tiếng Việt rỏ ràng và giàu thêm cũng không làm nỗi, toàn là lo ĂN TỤC NÓI PHÉT là giỏi mà thôi.

      • Tt says:

        Lập lên Viện Hàn Lâm Quốc Gia ư? Nếu còn bọn Cạo mủ, thiến heo, y tá, bồi tàu, Cờ lờ mờ vờ,…lãnh đạo thì cũng như không, tôi nhớ sau năm 1975 gs Hùynh văn Công tại truờng ĐHKH Saigon có viết mấy bài khảo cứu để gởi sang Paris nhưng mấy anh từ miền Bắc chi viện nói anh không được gởi thẳng qua đó mà phải gởi ra Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước ở Hà Nội họ kiểm duyệt sau đó họ sẽ gởi đi giùm. Mấy năm sau bạn anh là gs Nguyễn văn Giai từ Pháp về thăm, anh Công hỏi là sao trước tháng 4 năm 1975 bài tôi gởi đi thì sẽ có thư hồi báo và bài nào được nhận đăng báo thì tôi nhận được tiền nhuận bút, sao bây giờ mấy năm rồi mà tôi không nhận được thư hồi âm của họ vậy? Sau khi trao đổi vớ nhau anh Công mới biết là người ở Uỷ ban Khoa Học Nhà Nước đã dùng bài viết của anh để gởi đi với tên người khác để lấy tiền nhuận bút!!! Năm 1979 this gs Huỳnh văn Công vượt biên!

  10. danoan says:

    Lời tỏ tình của 1 bộ đội 1975 với 1 thiếu nữ miền nam:

    “Nếu em nhất trí tiếp thu tình yêu của anh, đề nghị em khẩn trương về phản ảnh lại ba mẹ, rồi tin cho anh. Anh sẽ bá cáo và động viên thày mẹ anh để cho phép anh ra phường đăng ký xin kết hôn quản lý đời em. Yêu cầu của thày mẹ anh dứt khoát là tiết trinh em phải đảm bảo chất lượng và số lượng tốt.

    • Thụt nữ says:

      Thiếu nữ miền nam cảm động trả lời:

      Anh đồng chí yên tâm và điện thẳng về động viên các đồng chí cha mẹ rằng em bảo quản cái hang trinh Pắc Pó của em rất nghiêm túc. Chỉ có bác Hồ thỉnh thoảng ghé vô nghỉ xã hơi và xã xúc bắp mà thôi.

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng