WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giang Phúc Đông Sơn: Chữ, Nghĩa và sự trong sáng của tiếng Việt

pobrane

Cách đây khoảng hơn 6 tháng, tôi cùng một số bạn học cũ, trong một buổi họp mặt trường cũ, có thảo luận về sự trong sáng của tiếng Việt. Cuộc nói chuyện không đi đến đâu vì chúng tôi không phải là những học giả hoặc người nghiên cứu về ngôn ngữ Việt. Chúng tôi không có tài liệu, công trình nghiên cứu nào làm căn bản để thống nhất được nền tảng ngôn ngữ, nói rõ hơn là tiêu chuẩn làm trong sáng cho tiếng Việt. Bài viết do đó chỉ là những nhận định cá nhân với sự hiểu biết hạn hẹp về tiếng Việt.

Hầu như ai sống trong miền Nam từ nhỏ đều nhận thấy từ sau tháng 4 năm 1975 miền Nam bắt đầu xuất hiện một thứ tiếng Việt chói tai , khó hiểu. Nguyên do là dân miền Nam bắt đầu phải sử dụng ngôn ngữ của kẻ chiến thắng.

Với chủ trương văn hóa, văn nghệ, giáo dục phải phục vụ mục tiêu chính trị, chế độ Hà Nội áp đặt một chính sách giáo dục nặng về tuyên truyền cho chủ nghĩa CS. Trường học, truyền thông, báo chí… nhất nhất đều phải chạy theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản VN, đầu mối của mọi sự phá sản, gây nên thứ ngôn ngữ rắc rối, tối tăm, lổn nhổn như một chén cơm đầy sạn.

Chủ trương, chính sách giáo dục này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôn ngữ Việt Nam hiện nay. Nó đã bị Hán hóa, được du nhập, sử dụng, phát triển, sáng tạo… tùy tiện không theo một qui luật, khuôn khổ rõ ràng.

Không ai có thể phủ nhận rằng ngôn ngữ là một phần của văn hóa. Ngôn ngữ nào cũng thế, bất kể là tiếng Anh, Pháp, Đức, Á Rập…đều phát triển theo thời gian, theo nền văn minh của nhân loại. Hàng năm có thêm một số từ mới xuất hiện cũng như có một số chữ, không mất đi nhưng ít còn được sử dụng. Tiếng Việt cũng thế.

Là một người sống ở nước ngoài hơn nửa đời, nhưng vẫn theo dõi tình trạng đất nước, vẫn đọc sách, báo tiếng Việt dù không thường xuyên.

Nhiều lúc tôi cảm thấy rất bực mình hoặc rủa thầm trong bụng khi gặp phải những chữ như: Cặp đôi, bức xúc, hồ hởi, phấn khởi, hoành tráng, khẩn trương, ùn tắc, 9 tháng tuổi… và vô số những từ khác, kể không hết. Những từ mà theo tôi là vô nghĩa, tối tăm, dư thừa hoặc cường điệu…đã được không những báo chí, phương tiện truyền thông, truyền hình trong nước mà ngay cả ở hải ngoại sử dụng bừa bãi, vô ý thức.

Không kể đến những trường hợp nhằm mục tiêu chính trị, sử dụng chữ nghĩa cho những ý định đen tối, xin liệt kê ra đây một số từ thường gặp sau trong báo chí, truyền thanh, truyền hình… dưới chế độ CSVN sau năm 1975, theo tôi là dư thừa hoặc tối nghĩa:

-Cặp đôi: Đã cặp sao còn đôi? Một cặp thì không thể là 3 hay 4. Một cặp tình nhân chứ không ai nói một cặp đôi tình nhân.

-Vụ việc. Đã là vụ lại còn việc. Sao không nói đơn giản việc này hay vụ này?

-Phao cứu hộ: Chỉ riêng chữ phao đã có nghĩa dùng để cấp cứu, làm nổi dưới nước. Thêm chữ cứu hộ vào để làm gì?

-Cơ bản. Nói cái gì cũng chêm vào chữ cơ bản, nghĩa là sao?

-Hoa hậu X, Y, Z…sở hữu một thân hình cao 1 mét 78, vòng 1,2,3…. Chữ sở hữu thường chỉ dùng để nói về tài sản của một người, không dùng để nói về thân thể con người, nhưng cũng chỉ dùng trong trường hợp muốn nhấn mạnh. Sao không dùng động từ Có một cách đơn giản, dễ hiểu?

-Bị hại: Nạn nhân. Chữ nạn nhân có nghĩa rộng và đầy đủ hơn dùng được trong mọi trường hợp. Chữ bị hại do viết tắt từ chữ người bị hãm hại nên trở thành khô khốc dù không tối nghĩa. Khi một người bị tai nạn, có thương tích hoặc chết, chữ bị hại sẽ không thể dùng được.

-Đáp án. Trong một chương trình đố vui. Một câu hỏi có 3 câu trả lời, người điều khển chương trình gọi là 3 đáp án. Chứ đáp án có một ý nghĩa cho một vấn đề to lớn và hoàn toàn mang âm hưởng Tàu.

-Nội y:Tại sao lại phải dùng chữ khó vậy? Đây chỉ là thứ quần áo lót/đồ lót của đàn ông hay đàn bà.

-Triều cường: “Triều cường làm ngập đường phố Hà Nội.” Tại sao không dùng chữ nhẹ nhàng và dễ hiều hơn “Nước dâng cao làm ngập đường phố Hà Nội.”

-Các thiết bị siêu trường siêu trọng: Các thiết bị nặng và dài. Các thiết bị quá nặng và quá dài.

-Xe container: Xe vận tải hạng nặng, xe tải hạng nặng.

-Các container: Các kiện hàng, thùng hàng

-Bunker/Boong-ke: Hầm trú ẩn.

- Người tham gia giao thông: Thay vì đơn giản dùng chữ Người đi đường.

-Blog: Trang tin chuyên đề / trang chuyên đề. Blogger: Người viết trang chuyên đề.

-Audio-visual: Âm thanh & hình ảnh / phần âm thanh & hình ảnh.

-Trái cherry to, đỏ mọng…Xin nhắc khéo báo phapluattp.vn rằng cherry là trái anh đào.

-Mát-xa (Massage): Đấm bóp, nghề đấm bóp.

-Ảnh nude: Ảnh khỏa thân, lõa thể.

-Hot girls: Gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

-Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

Ảnh hot: Ảnh có cảnh khiêu dâm hoặc gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc đang được ưa chuộng.

Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)

Top ten: Mười…đứng đầu. Mười hạng đầu.

Logo: Huy hiệu.

Mít-tinh: Cuộc biểu tình, buổi tập họp.

Tiêm vaccine: Chích ngừa, chủng ngừa.

Logic: Thuận lý, hợp lý, lý đương nhiên (không cần tranh biện).

Clip: đoạn băng, đoạn thu hình ngắn. Mỹ định nghĩa clip: “A short part of a movie or television program…”

Chế độ lương thực 9kg, 13kg…: Chữ chế độ chỉ dùng để nói về guồng máy chính quyền. Theo tự điển Khai Trí Tiến Đức, chế độ là phép tắc của một triều đình. (người viết thỉnh thoảng cũng mắc phải lỗi này vì vô tình).
Một tình trạng tệ hại nữa là dùng tĩnh từ làm danh từ, danh từ làm động từ…,hoặc nói, viết rút ngắn, cắt bớt chữ rất tối nghĩa.

Tôi được đọc một số truyện kiếm hiệp được in lại trong nước sau này, không hiểu người dịch có máu lai Tàu hay có óc nô lệ mà trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu, có đoạn nói về Hoàng Dung bị rơi xuống biển có câu sau:

„-Hoàng Dung thủy tính cực cao nên dù rơi xuống nước vẫn không hoang mang… “

Tại sao không viết đơn giản:- Hoàng Dung bơi lội rất giỏi nên dù rơi xuống nước…?

Viết như thế vừa thuần Việt, vừa dễ hiểu cho độc giả, không khô khốc, lổn nhổn… Không Hán cũng chẳng Việt như câu trong truyện.

Nhớ lại cách đây khoảng hơn một năm, có một bài viết của Hiệu Minh trên Danchimviet.info với tựa Chuẩn Đúp đăng lại của RFA tiếng Việt. Câu này dùng để nói thì được, nhưng viết lên cho người đọc thì không nên vì nó ngô nghê. Tôi hiểu chữ Chuẩn là do cắt bớt từ chữ tiêu chuẩn, Đúp là phiên âm từ tiếng pháp Double.

Tôi cũng đã coi một số phim của Âu Mỹ, được phụ đề tiếng Việt, thú thật, rất bực mình và nhiều khi không hiểu vì nhưng lời phụ đề ngây ngô, ngớ ngẩn, sai văn phạm rất nhiều. Thí dụ:

Trong cuốn phim Django Unchained của Mỹ được phụ đề tiếng Việt có câu như sau:

-Trình bắn của cậu khá lắm.

Câu phụ đề khiến tôi vừa bực mình vừa buồn cười, nhưng nghĩ ngay ra là người dịch muốn nói rằng „Trình độ bắn của cậu khá lắm“.

Không ai nói khả năng tác xạ là trình độ. Chử Trình độ chỉ dùng nói về sự hiểu biết, kiến thúc, không nói về khả năng. Đã sai mà còn cắt bớt chữ.

Một thí dụ khác gây ra một trận cười, chế nhạo là chữ „Tâm Tư“ được phổ biến trên Net và báo chí hải ngoại. Chữ „Tâm Tư“ là danh từ, được Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng của chế độ CSVN biến thành động từ khi tuyên bố:“- Không cho lên tướng là anh em tâm tư lắm“.

Có người nhận xét rằng nguyên nhân chính yếu là do sự độc tài của chế độ CS, kiểm soát tất cả mọi sự thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình…nên từ trên xuống dưới các báo chí, đài… rập một kiểu mẫu sử dụng ngôn từ khô khan, tăm tối, sặc mùi tuyên truyền chính trị, tuy nhiên người dân có cách sử dụng ngôn ngữ của riêng họ. Hơn thế nữa tiếng Việt vốn nghèo về từ ngữ.

Dù chính bản thân đôi khi cũng mắc phải những lỗi lầm về sử dụng ngôn từ do thói quen bị tiêm nhiễm bởi thứ ngôn ngữ nô lệ, nghe, đọc hàng ngày – người viết chỉ đồng ý phần nào với nhận xét này.

Để có thể giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, những ký giả, phóng viên báo chí, nhân viên đài phát thanh, truyền hình trong nước… có thể sử dụng nhưng từ đơn giản, dễ hiểu, chính xác hơn mà vẫn giữ nguyên được tinh thần bản tin, bài báo…không sợ vi phạm luật pháp. Tệ hại hơn nữa là có nhiều ký giả, phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình ở nước ngoài không hề bị lệ thuộc hay gò bó bởi kiểm duyệt cũng rập khuôn, sử dụng ngôn từ y như trong nước.

Tại sao vậy? Tôi đem vấn đề ra hỏi một số người vốn là ký giả, phóng viên… Họ lý luận rằng viết như vậy cho người trong nước dễ đọc, họ quen đọc như thế rồi, viết khác họ sẽ không đọc.

Đúng là lý luận của những người…lười biếng, thiếu suy nghĩ, vô trách nhiệm.

Là những người làm việc truyền thông, ký giả, phóng viên…ở hải ngoại (không kể những người trong nước vì họ bị lệ thuộc, kiểm soát bởi cán bộ chính trị đảng CSVN) thấy được những sai, trái trong việc sử dụng tiếng Việt, thay vì lên tiếng chấn chỉnh hoặc không bắt chước, lại đơn giản dùng theo với lý luận trên, nhiều người còn tệ hại, lố bịch hơn nữa là bắt chước quá đáng.

Chúng ta nên nâng cao trình độ dân trí của người dân lên, hay hạ thấp trình độ văn hóa xuống cho phù hợp với sự hiểu biết của họ?

Hầu hết những người cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, trong quá khứ cũng như hiện tại đều thuộc loại ít học, ngu dốt, nhưng rất tự cao tự đại và mang nặng tinh thần nô lệ.

Họ cũng có mục đích xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa, giáo dục nhân bản của miền Nam trước năm 1975.

Do đó, họ chủ trương một nền giáo dục thui chột, ngu dân, một văn hóa lai căng theo Tàu nhằm xóa bỏ sự trong sáng của tiếng Việt đễ dễ dàng làm tay sai cho Tàu cộng.

Nếu những nhà ngôn ngữ học, những người có trách nhiệm về văn hóa, giáo dục Việt Nam (trong và ngoài nước) không có những hành động cụ thể chống lại chủ trương nô lệ văn hóa của nhà cầm quyền Hà Nội, và nếu chế độ CSVN còn tiếp tục tồn tai thì ngôn ngữ Việt rồi sẽ bị Hán hóa hoàn toàn một ngày nào đó.

Ông cha ta, dù cả ngàn năm nô lệ giặc Tầu, vẫn sáng tạo ra chữ Nôm để không bị lệ thuộc văn hóa Bắc phương. Chúng ta là những kẻ hậu sinh, chẳng lẽ lại tiếp tay với lũ bạo quyền tay sai cam tâm xóa bỏ nền văn hóa nhân bản mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn?

© Đàn Chim Việt

29 Phản hồi cho “Giang Phúc Đông Sơn: Chữ, Nghĩa và sự trong sáng của tiếng Việt”

  1. Xin giới- thiệu với tác-giả:
    Bộ chử Việt và Quy-tắc viết chử Việt, hiện đăng ở nguoisanjose.wordpress.com.
    Đọc đễ trao đỗi quan-điểm.

  2. Thiến Heo says:

    @ Tiếng VC copy theo TC dùng chung cho người, việc, và vật.

    Treat 处 理 Xử lý [chŭlĭ]
    Cultivate 培 养 Bồi dưỡng [péiyăng]
    Liberate 解 放 Giải phóng [jiĕfàng]

    - Xử lý con người, xử lý sự việc, xử lý con heo, xử lý chất thải. Chung.
    - Bồi dưỡng chính trị, tiền bồi dưỡng, bồi dưỡng đất đai, ăn cháo bồi dưỡng. Dùng chung.
    - Giải phóng dân tộc, giải phóng mặt bằng, giải phóng khâu sát sinh trâu bò.
    - Toàn bộ khán giả, toàn bộ khu chăn nuôi, toàn bộ câu chuyện.
    - Cảm tính thì con ngưòi cũng được, con mèo con chó vẩy đuôi cũng cảm tính được.

    Tiếng Việt rất phong phú. Con ngựa ô, con mèo mun, con chó mực. Nhưng con người thì da ngăm đen bánh mật. Tính dục thì loài người loài vật như nhau. Nhưng chỉ có con người mới biểu tỏ tình dục. Cảm tính cũng vậy, người vật chung. Nhưng con mèo con chó không thể nói là nó cảm tình hay tình cảm. Nghe trái khoáy ngay. Tình cảm là chỉ dành cho con người.

    @ Copy tiếng Tàu cộng theo một mật độ dầy đặc

    All 全 部 [quánbù] toàn bộ
    People 人 民 [rénmín] nhân dân
    Stable 稳 定 [wĕndìng] ổn định
    Friendly 友 谊 [yŏuyì] hữu nghị

    Ủy ban nhân dân phường Mỹ Đình Hà Nội yêu cầu toàn bộ các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt thông báo này. Tuyệt đối không được tụ tập biểu tình gây mất trật tự ổn định khu phố, gây mất tình đoàn kết quan hệ hữu nghị với nhân dân và chính phủ Trung Quốc.

    Đoạn văn trên có lối viết và nói theo Tàu cộng. Mật độ chữ dùng theo dầy đặc. Sao y bản chánh. Đến nổi, chỉ cần chuyển âm qua tiếng Tàu là từ anh cán bộ VC dân Mít thành anh anh ba Peijing ngay. Và lối nói này rất phổ thông hiện nay trên báo đài và trong xã hội VNCS.

    Mỹ Đình phường đích Hà Nội nhân dân ủy ban yêu cầu toàn bộ giai đẳng nhân dân chấp hành trước hảo giá cá thông báo. Tuyệt đối bất hội tụ tập biểu tình tác động liễu ổn định hòa trật tự khu vực, tác động liễu bất hảo dữ Trung Quốc nhân dân hòa chính phủ đích đoàn kết hữu nghị quan hệ.

    Hệ lụy vì thế rất lớn. Nó như một thứ “căn cước” giữa “ta” và “địch”. Nghĩa là, ông A nói “nhân dân” “ủy ban” “toàn bộ” thì các ông các bà BCDEFGH cũng vậy. Nói y chang nhau. Không dám đổi chữ khác. Đổi là ông bí thư đảng ủy A nhận ra ngay. Kẹt. Thành ra, việc tuy nhỏ, nhưng hậu quả tai hại rất lớn.

    Nó sản sinh ra dần dần nhừng robots cả trong tiếng nói lẫn suy tư. Tiếng nói theo Tàu cộng, suy tư theo mô hình Tàu cộng. Tàu chỉ cần phẩy nhẹ tay áo cũng tận thu toàn cõi Nam Bang ! Vì cái tình, , ý chí dân Đại Việt, vốn chở chuyên trong tiếng nói, không còn nửa.

    MC đám cưới ở VN
    https://www.youtube.com/watch?v=OCblwaj9m5g

  3. Trần Tưởng says:

    Chữ nghĩa của Vẹm , nói hoài không hết ,dài như xứ Ba Tư của Ngàn Lẻ Một Đêm.
    Nhớ ngày xưa học Việt văn ,có đoạn trích giảng tác phẩm Đò Dọc của nhà văn Bình Nguyên
    Lộc ,miêu tả ngôn ngữ và cốt cách cậu hai Quờn :

    “Cậu Quớn sung sướng quá khi nghe cô gái còn nhận mình là con …quan, mặc dầu cha cậu chỉ là quan trong xóm thôi.

    - Độ rày cậu làm gì, cậu hai? Hoa lại hỏi.

    - Cũng hổng cần làm gì. À, tôi có tự túc một bầy gà Huê Kỳ, coi bộ tương lai quá khứ.

    Cả bốn chị em đều ngạc nhiên, không hiểu cậu ta nói cái gì mà lại tự túc gà và có tương lai quá khứ?

    - Tự túc là gì cậu? Hương hỏi thật tình.

    - Tự túc là nuôi chớ là gì.

    - Vậy hả, còn tương lai quá khứ?

    - Tương lai là tương lai còn quá khứ là quá sá, tiếng mới mà. Tôi nghe họ nói hay quá nên tôi bắt chước dùng theo. Đời bây giờ họ bày ra nhiều tiếng mới hay lắm. Thí dụ phạm tội họ nói phạm vi, thù vặt họ nói cá-nhân, nghe hay quá khứ.

    Hoa và Quá núp sau lưng hai chị mà cười đến chảy nước mắt. Cô Quá, mặt mày còn đỏ rần bước ra khỏi chỗ núp nói:

    - Hôm nay cậu mặc đồ xanh, trông đẹp trai quá khứ nhưng cậu lại phạm vi về đôi dép. Dép phải quai đỏ nó mới ăn với màu xanh nầy. Tôi tình thiệt nói ngay, cậu đừng có cá nhân tôi nhé.

    - Tôi người quân tử mà, ai lại cá nhân cô.

    Cả bọn Thái-Huyên trang thấy trò đùa đã kéo dài quá rồi nên chào cậu công tử để đi nữa.”

    Nhận thấy cách dùng chữ của Vi-xi ngày nay cũng chẳng thua gì cách xài chữ nghĩa của Hai
    Quờn ,một công tử vườn dốt nát ,nhưng có tiền ,có quyền ,cố gắng học làm sang.
    Ngày xưa ,cô Hoa ,cô Quá “núp sau lưng hai chị mà cười đến chảy nước mắt. Cô Quá, mặt mày còn đỏ rần ” . Tiếc thay cô Hoa,cô Quá ngày nay ,không cảm thấy “đỏ mặt” với cái ngôn ngữ đốn
    mạt này . Chắc các cô cũng trở thành dốt nát như Hai Quờn .Hay chúng chỉ chỉ là một thứ Hai
    Quờn hiện đại , cô Hoa,cô Quá đã chết từ lâu ?

  4. Tt says:

    Trích báo Dân Trí ngày Thứ Bảy, 07/01/2017 – 06:00 “…4 món ăn “gây bão” trong giới trẻ suốt năm qua
    (Dân trí) – Không quá đặc biệt về nguyên liệu, nhưng với cách chế biến lạ mắt độc đáo đã đánh trúng tâm lý thực khách. Xoài lắc, bánh mỳ nướng muối ớt, mỳ bay hay mỳ cay cấp độ 7 là những món ăn “càn quét” trên hàng loạt trang mạng xã hội, thu hút giới trẻ nhất trong năm qua…”
    Xin mời đọc tiếp trong link sau đây:
    http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/4-mon-an-gay-bao-trong-gioi-tre-suot-nam-qua-20170106224553041.htm
    Không trách khi ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Cờ Lờ Mờ mờ trước hàng ngàn khán giả và cả hàng triệu người xem qua truyền hình!

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả,

    Có những từ ngữ người CS dùng không được chính xác (“chỉnh chu”), nhưng không phải là tất cả như trong một số thí dụ tác giả đưa ra.
    Tôi mạn phép không chia xẻ cùng một ý nghĩ với tác giả ở một số điểm điển hình sau đây:

    1/
    -Triều cường: “Triều cường làm ngập đường phố Hà Nội.” Tại sao không dùng chữ nhẹ nhàng và dễ hiều hơn “Nước dâng cao làm ngập đường phố Hà Nội.” (nguyên văn/ sic)

    Theo tôi TRIỀU ở đây là V+ nói tắt của cụm từ ngữ “NƯỚC THUỶ TRIỀU”; và TRIỀU CƯỜNG là lúc nước thuỷ triều (dâng) lên.
    Sông ngòi ở miền Nam vì tiếp cận rất gần với biển, nên mực nước lên xuống theo thuỷ triều lúc cao lúc thấp. Nhà tôi ở gần sông rạch, nên quan sát thấy một ngày nước dâng và rút khoảng hai lần.

    Khi tạm cư ở Hoà Lan, rất tiếc ở đây là vùng đất thấp hơn mặt biển, nên không còn được quan sát thấy hình ảnh xưa, bởi họ xây dựng hệ thống đê điều ngăn chặn nước biển tràn vào ở các nơi sông đổ ra biển.
    Nhưng khi tôi đi du lịch ngang qua các con sông lớn ở Đức, Bratislava (Slovakia), Paris … lại thấy các con sông Rhine, Danube (Donau), Seine … nước chảy một dòng, bởi các xứ này nằm sâu trong lục địa hàng mấy trăm km, không bị ảnh hưởng của thuỷ triều lên xuống.

    2/
    PHAO CỨU HỘ, như đã thưa ở góp ý trước, là có ít ra hai loại phao.
    Phao cấp cứu, mà V+ gọi là phao cứu hộ
    Phao trên sông trên biển, mà tuỳ theo hình dáng, màu sắc … có ý nghĩa khác nhau, với mục đích thông tin cho tàu bè lưu thông trên sông, biển, hồ ao, kinh rạch.

    3/
    – Bunker/Boong-ke: Hầm trú ẩn.
    Theo tôi hầm trú ẩn chỉ có nghĩa là nơi ẩn mình để lẩn trốn, tránh né.
    Trong khi đó “bunker” là một kiến trúc (câu trúc) có mục đích quân sự ẩn nấp và phòng thủ,
    dẫn xuất từ tiếng Đức mà ra. Cho nên phiên âm thành “boong-ke” không sai.

    4/
    Có một số từ ngữ xuất hiện sau này theo thời thượng hay theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà trong kho tàng ngôn ngữ Việt không có chữ tương đương, nên ta thường là phải dùng nguyên một cụm từ ngữ dài dòng để diễn đạt, nên khá bất tiện, laị có khi không lột tả được hết tinh thần hay ngữ nghĩa của từ ngữ ngoại quốc.
    Chính vì thế tôi không ngần ngại sử dụng luôn từ ngữ ngoại quốc, hay phiên âm ra cho tiện dụng (với số đông quần chúng không quen dùng ngoại ngữ).

    Thí dụ như hát nhạc rap, nhảy hip-hop, vòng hula hoop (hula húp) ….
    Chính vì thế dùng nguyên chữ “container” hay “côn-tên-nơ” cũng tạm ổn, hơn là kiện hàng hay thùng (chứa) hàng, bởi dịch như thế tôi chưa thấy ổn thoả cho lắm với nhiều lý do xin miễn bàn thêm vì dài dông văn tự.

    Các từ ngữ chuyên môn trong khoa computer (vi tính) theo tôi ta nên để nguyên văn, hay có chú thích bên cạnh khi cần. Thí dụ chip, soft ware (nhu liệu; phần mềm), hard ware (cương liệu; phần cứng).
    Tương tự microwave (lò vi sóng, vi ba), điã hát CD, CD-Rom, video (băng hình), TV (truyền hình), radio (truyền thanh, phát thanh), máy đánh morse (“móc”) đã trở nên thông dụng, ta nên mạnh dạn sử dụng từ (ngữ) ngoại quốc, bởi có những từ đã được quốc tế hoá, nói ra ai cũng (phải) biết (trừ khi còn nằm trốn trong hang “Pắc-Bó”, hay nằm trong lồng kính như Boác Hồ !).

    Riêng tôi đã từng phản đối khi dùng BỆNH LIỆT KHÁNG thay cho AIDS !
    Về chuyên môn sai HOÀN TOÀN, bởi đó là một HỘI CHỪNG, tức xuất hiện ở dưới nhiều dạng bệnh, chứ không hoàn toàn là một bệnh.
    AIDS là viết tắt của Acquired Immuno-Deficiency Syndrome = Hội chứng Liệt Kháng Hậu thụ (khác với hội chứng liệt kháng tiên khởi / primary rất hiếm xảy ra).
    Bởi thế cứ gọi là AIDS cho tiện lại rất đúng, nhất là ai ai trên thế giới này cũng biết (trừ mấy ông Tây cứ cương quyết gọi là SIDA, viết tắt của tiếng Pháp là Syndrôme d’Immuno-Déficience Acquise, và V+ lúc còn bị Mỹ cấm vận cứ bắt chước theo Tây bởi ghét Mỹ mà ra. Và ở VN mới xuất hiện cụm từ ngữ đồ “sida” tức đồ “dzởm”, như áo quần sida …. Nói thêm là anh Tây cứ dùng chữ của mình như gọi máy video là magnétoscope; computer là ordinateur ….).

    Thực ra nếu mở rộng thêm (khai triển) còn lắm điều cần bàn kỹ hơn nữa, nhưng xin xì-tốp thôi.

    Tóm lại, đây là chuyện dài “nhân dân tự vận”, “trên từng cây số”, cũ mà mới và mới mà cũ bởi cứ phải tiếp tục bàn thảo bất tận với mục đích TRONG SÁNG là cố làm “SẠCH SẼ” TIẾNG VIỆT, sao cho vừa DỄ HIỂU, vừa PHONG PHÚ ĐA DẠNG, vừa TIỆN DỤNG, vừa theo kịp TRÀO LƯU tiến hoá thế giới.

    Đầu năm tôi có nói điên nói khùng ở đây xin chư vị quân tử xá lỗi cho :-) !
    Ấy cũng bởi muốn đáp đền tác giả bài chủ có thiện ý viết bài rất hợp lẽ đất trời :-) !

  6. nguyen ha says:

    Ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải văn hóa !! Văn hóa CS là văn hóa CHẶT- CHÉM ( Nguyện bình Phương trong tác phẩm Xe lên=xe xuống) . Bởi thế, Văn hóa như thế nào thì ngôn ngữ như thế ấy ! Gần đây không biết bà con có để ý hay không ,các bạn trẻ trong nước “không còn dùng ngôn ngữ nửa ,mà dùng “dấu hiệu” để diển tả “tâm tư”. Họ gặp nhau khi hớn hở ,khi vui vẻ, đa số đưa ngón tay làm hình chữ V (Victory) : thắng lợi hay chiến thắng.Tôi thì hiểu như vậy. Nhưng té ra không phải như vậy !! có người giải thích ” V” có nghĩa là Vét : vơ vét của cải của người khác !! Thật vậy các cậu ấm ,cô chiêu,con -cha-cháu-ông ,chưa sạch nước mủi ,đả lên ngồi trên đầu thiên hạ ,không “vơ”-không “vét ” sao được. Gần đây nhất “Em” NT đưa ngón tay hình chữ V khi từ Mỹ trở về . Có nghĩa là Phải Vơ-phải Vét cái kho bạc của nhà Tỷ phú. Ngu sao không vét “V” ./

Leave a Reply to Tây Môn Lú