Xin đừng phát huy văn hóa Tàu
Báo trong nước đưa tin: Tô Lâm bộ trưởng Công An, thăm những gia đình Công An ở Dắk lắk bị thương và chết, chuyện thăm viếng không có gì đáng nói, song ở gia đình thiếu tá CA Ngô Quang Cường, trên bàn thờ đầy rặc chữ Tàu, hai câu liễn, có chữ Việt nhỏ xíu nằm bên dưới.
Với nghĩa tử là nghĩa tận, lúc đầu tôi không muốn đưa hình lên. Nhưng suy nghĩ thật kỹ, nhận thấy cần phải có hình, để chúng ta nhận định khách quan, từ đó có suy nghĩ và vận động thích hợp cho việc bảo tồn văn hóa Việt Nam, trong giai đoạn cần thiết.
Tình người
Không phải vì nước Tàu đã và đang xâm lược nước ta, bằng muôn hình vạn trạng, mà chúng ta căm ghét người Tàu, hay bất kể những thứ gì thuộc về Tàu. Quê nghèo tôi ở miền núi, từ nhỏ lớn lên đã thấy người Trung Hoa sinh sống với quê hương, họ không có gì khác biệt cả, rất gần gủi, thân thương, họ chia buồn, chung vui cùng đời sống, nếu không mang những tên: Anh Chảy, cô Múi, bà hai Hòn, chẳng ai nghĩ họ là người Hoa, khi quê nghèo lọt vào tay CS, họ cùng dân làng tất tả trốn chạy tan tác, thỉnh thoảng gặp lại, nước mắt lăn dài vì nhớ nhau!
Với tình người thủy chung vẫn vậy, song giai đoạn này đứng trước họa mất nước, chúng ta cố gắng gìn giữ được thứ gì, hãy nên cùng nhau một quyết tâm.
Ngày trước 1975, ai bị mắng “đồ lai căn” coi như một lời mắng nặng nề, nếu có lòng tự trọng, phải biết xét lại bản thân để tự sửa, mặc dù tình thế đất nước lúc này đang có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, và quân đội đồng minh. Thế nhưng phố phường ngày ấy, cũng không nhiều bảng hiệu mang tên ngoại quốc.
Ngày nay không riêng phố Tàu, thấy mọi người trong nước, đua nhau trưng bảng hiệu ngoại quốc, dù chủ nhân người Việt, chúng ta không bài ngoại, ngược lại phải có nguyện vọng cầu tiến, nhưng dùng tên ngoại quốc bừa bãi, không phải là ý chí cầu tiến, mà biểu hiện một tinh thần tiêu cực, đối với nền văn hóa dân tộc. Thật buồn khi thấy nhiều bạn trẻ trong nước, tự dưng đảo tên họ lộn ngược, như: Nam Nguyễn, Như Phan …cá nhân tôi thậm ghét, trừ khi mẫu đơn bắt buộc, mới phải ghi theo, bằng không cứ họ trước, tên sau. Sinh con ở Mỹ, nhiều người xúi đặt tên Mỹ cho cháu, không. Cứ tên Việt đặt cho cháu, vì muôn thuở mình vẫn là Việt Nam.
Trở lại chuyện bàn thờ chữ Tàu, kể từ khi bài thơ ông Đồ, của cụ Vũ Đình liên, và bài thơ Cái học nhà Nho, của cụ Trần Tế Xương, đã đánh dấu chữ Nho, chữ Tàu cáo chung lâu lắm rồi, thế hệ chúng ta “chữ nhất bẻ đôi” cũng không biết. Thế tại sao vẫn cứ thờ nó?
Xem hình cô vợ của anh Ngô Quang Cường, chắc năm nay chừng ngoài ba mươi tuổi, còn rất trẻ, những chữ trên bàn thờ, cô ta hiểu được gì? Ông bà thân sinh anh Cường nếu hiểu, cũng không thể chưng thờ được, vì còn dân chúng số đông không hiểu, thông thường văn chương là để mọi người cảm thông và thấu hiểu. Vậy thì lòng người vợ nhớ thương chồng thế nào, cứ chân phương mộc mạc viết ra, bậc cha mẹ nhớ thương con chết trẻ, bỏ lại con thơ, cứ tâm trạng thật diễn đạt bằng văn chương Việt, vẫn chưng thờ trang trọng, tội gì thế hệ hôm nay, vẫn cứ mãi thờ chữ Tàu? Mà chính chúng ta không hiểu. Đừng quên rằng buổi đầu khai hóa Việt Ngữ, ông cha chúng ta rất khổ công, khó nhọc. Nhờ đó ngày nay văn chương Việt Nam đã vô cùng phong phú, không có lý do gì chúng ta không tận dụng, để dễn đạt mọi tình huống.
Vẫn biết ngày nay, còn rất nhiều người Việt thờ chữ Tàu, nhưng không phải vì số đông đó, xã hội cứ làm ngơ, mặc cho điều sai trái nghiễm nhiên tồn tại, không có ngày chấm dứt.
Không phải vì quá lo lắng, tới độ huyễn hoặc, để hoài nghi những xáo bần ngôn ngữ trong xã hội CS. Hình như nhà cầm quyền cố tình làm ngơ, để xã hội tự do lai căn, dễ bề gìải thích vì sao tình trạng chữ Tàu tràn lan trên đất Việt.
Nếu vừa qua không bị “bể độ” đổi tiền, CSVN đã đi được bước đầu phép thử dùng tiền in từ bên Tàu, sau đó Tàu dễ dàng phá giá tiền Việt Nam, kết cuộc Việt Nam và Trung Cộng sẽ dùng chung một loại tiền: Nhân dân tệ.
Không thể vô cớ CSVN đưa chữ Tàu, vào chương trình giáo dục của Việt Nam. Chắc hẳn vì mệnh lệnh từ Bắc Kinh, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành một phiên quốc của Tàu.
Hãy cảnh giác, đừng dễ tính, để nhà cầm quyền tập cho người dân, như tập một con khỉ, mỗi ngày quen một ít với những ngôn ngữ xáo bần, không trật tự, để sau đó lóa mắt cả nước chỉ có chữ Tàu.
Cùng nhau nhắc nhở lời dạy, cũng gần như lời cảnh cáo của cụ Phạm Quỳnh:
“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn.”
Căn cứ lời dạy của cụ Phạm Quỳnh, nhìn bàn thờ anh Cường, tôi thấy tiếng Việt tuy còn, nhưng còn rất phụ thuộc, và còn mờ lắm. Chúng ta đều con dân nước Việt, cùng nắm tay nhau dốc lòng làm cho tiếng Việt sáng tỏ, ít ra trên giải đất của ông cha mình. Không thể để bất cứ một ngoại ngữ khác che lấp, đặc biệt chữ Tàu, một hiểm họa đáng lo, nên tránh, cùng một tâm niệm: “Trước hiểm họa Bắc thuộc, phát huy văn hóa Tàu, là có tội với tổ quốc.”
Thành tâm xin lỗi tang quyến, vì sự mất còn của đất nước, tôi viết những băn khoăn trên đây. Nếu có gì không đúng, xin được lượng thứ.
Ông Bút
Thế mới gọi là 4000 Văn Vật!
Trách các đồng chí ấy làm gì. Cũng tại ai cũng tưởng bác Hồ làm thơ nhật ký trong quần… à không… trong tù bằng tiếng Tầu là chuyện thật nên mới bắt chước theo đó thôi. Rút kinh nghiệm phát huy nhé!
Đó không phải là văn chương Tàu , Thổ hay Tây tạng gì ráo … mà là những lá bùa hướng dẫn linh hồn ₫ồng chí Cường về nơi linh hồn bác Hù đang bị giam giữ …. điạ ngục ….???
Thiếu tá CA Ngô Quang Cường chắc hẳn lúc còn sống phục vụ tận tụy cho Đảng lắm, thế cho nên khi gia đình được đại diện cho Cộng sản Hà nội tay sai cho Hán triều, thượng tướng Tô Lâm, tới chia buồn thì bày trí bàn thờ dầy đặc chữ Hán để làm hài lòng khách, hài lòng Đảng.