WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Trịnh Xuân Thanh đến Hồ Thị Kim Thoa

Bà thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Bà thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Đúng như dự đoán từng nói trong bài 700 tỷ của bà Hồ Thị Kim Thoa đã đăng tuần trước. Kịch bản mớm cho cho báo chí lên tiếng tạo bức xúc cho dư luận, tiếp đến dùng ban kiểm tra trung ương vào cuộc là một đòn quen thuộc cuả Nguyễn Phú Trọng đã giở ra nhiều lần trước đây.

Trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Trọng mở đầu cho báo chí soi vụ xe tư biển công. Tiếp đến cho ban kiểm tra trung ương vào cuộc phanh phui ra các chuyện thua lỗ của PVC. Lần này với bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng bộ công thương kịch bản ấy lại được lặp lại.

Ngày 16 tháng 2, báo chí Việt Nam đưa tin tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chỉ đạo ban kiểm tra trung ương phối hợp với các ban ngành khác kiểm tra số tài sản của bà Thoa có tiêu cực trong quá trình cổ phần hoá hay không.

Từ đầu báo chí theo chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng chỉ nhấn vào con số 700 tỷ của gia đình nhà bà Thoa. Sau khi có bài viết nói rằng con số 700 tỷ ấy là con số trên thị trường chứng khoán, phải đến khi bán hết số cổ phiếu nhà bà Thoa nắm thì mới rõ được thu về bao nhiêu. Cùng với việc giải thích sự tăng trưởng cổ phiếu này từ mấy năm qua. Nguyễn Phú Trọng đuối lý, quay sang việc truy vấn quá trình tăng giá trị của cổ phiếu Điện Quang có bàn tay lợi ích nhóm của gia đình nhà bà Thoa.

Công ty cổ phần Điện Quang từ những năm 2014 đổ về trước tình trạng tổng số nợ chiếm môt nửa trên số tổng tài sản. Sau khi những người thân trong gia đình bà Thoa quản lý, số nợ chỉ còn chiếm 1 phần tư số tài sản. Đó là thành công rõ rệt của việc tư nhân quản lý doanh nghiệp. Trong khi phần lớn cổ phần vẫn thuộc nhà nước nắm giữ. Giá trị cổ phiếu tăng không chỉ gia đình nhà bà Thoa được lợi, mà chính bản thân nhà nước cũng được lợi nhiều hơn vì nắm đa số cổ phiếu.

Một số báo chí đưa tin gia đình bà Thoa nắm 33% cổ phần công ty Điện Quang, trị giá trên thị trường có báo nói hơn 600 , có báo nói hơn 700 tỷ. Thực ra con số này không chính xác khớp nhau là bởi giá trên sàn chứng khoán biến động hàng ngày. Nhưng cũng có thể qua đó đánh giá con số tài sản tính bằng cổ phiếu không thể chính xác. Nhất là trong trường hợp bán tất số này đi cùng một lúc sẽ tạo ra làn sóng đổ tháo khiến giá trị của chúng không còn được bao nhiêu.

Báo chí cho biết năm vừa qua gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa được chia 24,5 tỷ tiền lợi tức trên số cổ phần nắm giữ 33% trị giá 700 tỷ đó.

Với lãi suất một năm của ngân hàng hiện nay là 7,2%. Nếu gia đình bà Thoa bán số cổ phiếu họ đang nắm được 700 tỷ như báo chí nêu, đem tiền đó gửi ngân hàng. Một năm họ được 50 tỷ tiền lãi mà không cần phải tham gia quản lý, đau đầu, mệt xác.

Thất bại ở việc đánh vào dư luận số tài sản 700 tỷ. Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo làm rõ xem có việc thâu tóm cổ phiếu ở côn ty Điện Quang ra sao. Được biết việc cổ phần hoá Điện Quang lúc đó không được giới đầu tư chú ý, vì còn nhiều mã chứng khoán khác sáng giá hơn. Việc vốn hoá của Điện Quang ế ẩm khi chìm lấp trong bể các mã chứng khoán khác tên tuổi. Gia đình bà Thoa đã mua một cách hợp pháp đúng quy định số cổ phiếu này.

Sau khi gia đình bà Thoa mua và tham gia quản lý, công ty Điện Quang khởi sắc hơn. Trị giá cổ phần nhà bà nắm và nhà nước nắm đều tăng trên sàn chứng khoán, đôi bên đều có lợi.

Giả dụ nếu thua lỗ, ai sẽ là người gánh chịu cho số vốn đầu tư gia đình bà Thoa bỏ ra. Chẳng ai hết, gia đình bà đầu tư, được thì ăn, thua thì chịu.

Nhưng chế độ cộng sản mà Nguyễn Phú Trọng lại bất chấp quy luật sòng phẳng ấy. Lúc người ta đầu tư mua cổ phiếu thì không nói gì. Nhưng đến lúc giá trị cổ phiếu tăng thì giở mặt soi xét. Hỏi lúc gia đình bà Thoa mua cổ phiếu Điện Quang ông Trọng chết ở đâu mà không điều tra. Đợi đến khi người ta mua và bỏ công sức vực lên có thành quả mới tính chuyện cướp không của họ.

Bà Hồ Thị Kim Thoa trong cơ chế chính trị hiện nay không có thế lực, vây cánh. Bà trước kia đang làm doanh nghiệp. Được ông Nguyễn Tấn Dũng thấy năng nổ bèn cất nhắc lên thứ trưởng bộ Công Thương. Bản thân bà Thoa đã từ chối nhưng vì bộ công thương lúc ấy cần một thứ trưởng người miền Nam và cần thêm một phụ nữ làm thứ trưởng để tạo sự đa sắc thái trong bộ. Nên dù từ chối nhiều bà cũng đành phải nhận lời. Ông Nguyễn Tấn Dũng về hưu, bà Thoa thành một quan chức đơn độc, lẻ loi. Các quan chức được cất nhắc dưới thời ông Dũng đa số là cánh đàn ông, họ thường qua lại nhậu nhẹt với nhau và tạo thành mối quan hệ chằng chịt làm Trọng e ngại không dám đụng đến. Riêng bà Thoa là phụ nữ và bà đứng ngoài những quan hệ đó, bà cũng đang trong thời gian chờ đợi về hưu.

Nguyễn Phú Trọng thất bại trong việc bao vây Trịnh Xuân Thanh và đánh phủi bụi quan chức về hưu là Vũ Huy Hoàng, chỉ bắt được những con tép riu trong PVC mà đến giờ còn chưa khai thác được đủ các bằng chứng kết tội. Để cứu vãn uy tín của mình, Trọng đã chọn một người đàn bà cô thế để tấn công, mục đích gỡ lại sự nhục nhã làm trò cười thiên hạ khi xử lý Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng. Đồng thời Trọng cũng muốn nêu lý do mình cần phải ở lại tiếp tục vị trí tổng bí thư, vì luôn có những vụ việc, nhân sự cần đến ông ta xử lý. Vì thế Trọng liên tiếp tìm mọi vụ việc bới ra để lấy lý do ở lại. Việc xử lý bà Thoa nếu như người ta không biết rõ nội tình, sẽ nghĩ Trọng là người mạnh mẽ ra tay tấn công thẳng vào phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng. Trọng sẽ hù doạ được khối người là thế lực của ông ta mạnh và ông ta muốn trừng trị ai đều được. Với đối tượng như Hồ Thị Kim Thoa đang chờ đợi về hưu, có lẽ màn kiểm tra này sẽ khiến bà Thoa làm đơn từ chức sớm hơn chút ít. Chừng đó đủ khiến cho ông Trọng hân hoan loè thiên hạ mình đã thắng lợi vẻ vang.

Sâu xa hơn ngoài việc tiến hành thanh trừng các nhân vật đơn lẻ hoặc về hưu để duy trì vị trí tổng bí thư đang giữ. Trọng còn khuấy động chính trường để người ta quên đi thảm hoạ Formosa đang được những giáo dân Nghệ An thổi bùng lên. Cứ mỗi lần bùng nổ Formosa thì Nguyễn Phú Trọng lại tìm một nhân vật, một chuyện nào đó để tung ra gây hút dư luận. Lần trước là vụ Trịnh Xuân Thanh khơi ra đúng lúc Formosa nhận tội, lần này vụ bà Thoa và đúng lúc giáo dân Nghệ An khởi kiện trở lại và bị công an đánh đập, đàn áp dã man. Đáng chú ý là những tên nhà báo bồi bút chờ đợi Trọng tung ra là hùa vào xâu xé, kéo dư luận vào vụ việc mà Nguyễn Phú Trọng tạo ra. Tất cả những tên nhà báo này đều giống nhau một điểm không bao giờ chúng nhắc đến Formosa, Hoàng Sa, Trường Sa hay tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc dù chỉ trên Facebook của chúng. Nhờ thế chúng được Trọng trao cho giải thưởng man rợ có tên Búa Liềm Vàng để huênh hoang với thiên hạ.

Tất cả những gì Nguyễn Phú Trọng đang làm rầm rộ như chấn chỉnh đảng, xây dựng đảng, thực ra là để che đậy những hành vi làm tay sai cho Trung Quốc, âm thầm đưa Việt Nam tiến sâu lệ thuộc vào Trung Quốc qua những văn kiện đã ký kết chuyến đi Trung Quốc vừa qua. Đổi lại Nguyễn Phú Trọng được làm một vị vua độc tôn ở Việt Nam. Cả đất nước, nhân dân và những đồng bọn của Trọng.

Theo blog Người Buôn Gió

3 Phản hồi cho “Từ Trịnh Xuân Thanh đến Hồ Thị Kim Thoa”

  1. XÓA BÀI LÀM LẠI

    Sau bảy lăm nhiều chuyện cười ra phết
    Cái trước tiên là hai cuộc đổi tiền
    Tưởng triệt hết để ta làm cách mạng
    Rồi kẻ giàu người khổ lại như điên

    Bên cạnh đó còn bao nhiêu cải tạo
    Từ Công thương đến não bộ con người
    Tưởng đưa hết đi làm Kinh tế mới
    Thì cuộc đời sẽ phấn chấn như tiên

    Ai ngờ lại cuối cùng đâu vào đấy
    Tư bản xanh hóa thành đỏ hiện tiền
    Trước vô sản nay biến thành phe nhóm
    Lợi ích nào cũng thấy thảy ưu tiên

    Nói cho lắm rốt chỉ hoài tâm sự
    Ai đã làm cho thế cuộc toàn điên
    Do ông Mác, ông Lê hay tất cả
    Chẳng qua đời luôn quy luật nhãn tiền

    Nên đời biết ai khôn hay ai dại
    Ai ham danh ai ham chỉ đồng tiền
    Ai tử tế hoặc ai người vị kỷ
    Ai hiền lương ai ác đức mọi miền

    Nước khô hết thì lòi ra đá sỏi
    Người đi rồi mới rác rến triền miên
    Chuyện khôi hài kiểu xóa bài làm lại
    Rõ ai ngu ai dại hẳn thấy liền

    Con nước chảy toan ngăn dòng tạo đập
    Cho mình vui còn thiên hạ đảo điên
    Xong ngàn năm lấy gì đâu rửa tội
    Dẫu danh từ biện bạch chỉ huyên thiên

    Công hay tội mai sau đời xét xử
    Dẫu chết rồi truy xuất cũng không riêng
    Bởi lịch sử luôn một dòng chân lý
    Sai một ly đi ngàn dặm quả phiền

    HƯƠNG NGÀN
    (20/02/17)

  2. nguyen ha says:

    Hầu hết các Cty quốc doanh đều lổ ! Lý do các Đảng viên “đầu nậu’ lấy tiền bỏ túi,lúc làm ăn có lời đả đành, mà ngay những lúc lổ -lả ,bọn chúng củng “rút -ruột” !!Chúng nó hầu hết là con-cha-cháu-ông của chế độ . Tích lủy của cải bằng ăn cắp của nhà nước. Chúng nó đếch cần biết ” ăn cắp của nhà nước là ăn cắp của tất cả mọi người ” (Voler l’Etat,c’est voler tout le monde). VC vào WTO,các Cty Quốc doanh bắt buộc phải cổ phần hóa hay còn gọi là Tư-nhân hóa. Củng chính tụi nó,đem vốn liếng có được từ tham -ô,” mua “hết phần lớn cổ-phần của Cty. Làm ăn “chó đẻ” như vậy ,chúng nó bảo đó là “kinh-tế thị trường định hướng XHCN !! Con mẹ Hồ thị Kim Thoa và nhiều “con mẹ”khác trở thành “đại gia’ theo kiểu chó đẻ nầy./

  3. Thien La says:

    VoDai Ton noi’ chuyen vo*’ Dai su*;CSVN tai Uc’( Mo*i` xem) :
    http://danlambaovn.blogspot.com/2017/02/nghi-ve-cuoc-chien-bien-gioi-nam-1979.html

Leave a Reply to Thien La