WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phan Châu Trinh – Barack Obama – Jonathan London

Tượng và đền thờ Phan Châu Trinh

Tượng và đền thờ Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1892 – 1926), chánh quán Tây Lộc, huyện Tiên Phước, Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam, hiệu Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.

Phan Bội Châu (1867 – 1940), chánh quán làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, tỉnh Nghệ An, tên thật là Phan Văn San, tự Hải Thu.

Phan Bội Châu là nhà cách mạng chống Pháp với chủ trương: người Pháp không bao giờ thực tâm khai hóa Việt Nam. Vì vậy muốn Việt Nam thực sự được khai hóa, vấn đề tiên quyết là người Viêt Nam phải quyết tâm đánh đổ chế độ thực dân Pháp bằng sức mạnh của vũ trang với sự hỗ trợ của người Nhật…

Ngược lại, tư tưởng của Phan Châu Trinh khẳng định rằng: quan trọng hơn sức mạnh vũ trang, quan trọng hơn sức mạnh được chi viện từ ngoại bang chính là thể lực và khí lực của quần chúng nhân dân, gọi tắt là dân lực. Dân lực, vẫn theo tư tưởng Phan Châu Trinh, được xây dựng và liên tục phát triển trên ba trụ cột:

Khai dân trí

Hậu dân sinh

Chấn dân khí.

Ngày 24/05/2016, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội, trước bốn ngàn sinh viên, Tổng Thống Hoa Kỳ Obama đã trân trọng vinh danh   Nhà Ái Quốc Phan Châu Trinh như một tác giả triết học hàng đầu của kho tàng văn học Viêt Nam.

Tiến sĩ Jonathan London, người Mỹ gốc Do Thái, sanh trưởng tại Cambridge, Boston. Ông tốt nghiệp tiến sĩ xã hội học đại học Wisconsin Madison, dạy đại học Singapore, sau chuyển về dạy xã hội học và phát triển xã hội tại City University of Hongkong.

Từ 1992, Jonathan nghiên cứu về Việt Nam. Ông sống tại Việt Nam từ 1997 đến 2001. Jonathan nói và viết thành thạo tiếng Việt.

Đối diện với những thay đổi lạ lẫm của hiện tình thế giới, ngày 20/01/2017, trước giờ Donald Trump nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, cơ quan truyền thông BBC đã giới thiệu một bài viết của Jonathan London có tên là “Thư Gửi Việt Nam”, viết bằng tiếng Việt. Bài này đề nghị Việt Nam nên nghĩ gì và làm gì trước tình hình mới của thế giới.

Đối với công cuộc đổi mới giáo dục tại Viêt Nam, Jonathan viết:

”Đừng lạm dụng làm giàu bằng thương mại hóa mọi thể loại giáo dục. Việc những trường đại học phi lợi nhuận có tôn chỉ hoạt động dựa trên giá trị của những vĩ nhân như Phan Châu Trinh đang bị dọa bán là một sự kiện cực xấu.”

Tại sao tổng thống Barack Obama và tiến sĩ Jonathan London đều đề cao Phan Châu Trinh bằng tất cả lời lẽ trân quý như đã kể trên? Câu trả lời xin được trình bày như sau:

Thông thường, khi nói tới đời sống của người dân người ta chỉ quan tâm tới dân sinh và dân trí.

Dân sinh là nhu cầu cơm áo, nhà ở, y tế và những tiện nghi vật chất khác. Nếu chỉ tập trung thỏa mãn dân sinh thì đời người rất gần với kiếp vật.

Con người là một động vật sống trong tác động hỗ tương với tư tưởng giới. Đòi hỏi hàng đầu của tư tưởng là sự hiểu biết, là trí thức. Mỗi hiện tượng sống đều là sự quấn quyện của ba thành tố tự nhiên, tư tưởng và xã hội. Người trí thức là người hiểu biết tròn đầy và sinh động mọi góc cạnh vận động và kết hợp của tư nhiên, tư tưởng và xã hội.

Triết học là môn học nghiên cứu tư tưởng giới.

Khoa học là môn học nghiên cứu tự nhiên giới.

Sử học là môn học nghiên cứu vận động và phát triển của xã hội giới.

Người trí thức là người hiểu biết đầy đủ về nội dung của ba ngành học kể trên. Với kiến thức kia, con người có thừa khả năng phân biệt đúng hay  sai, phân biệt yêu nước hay phản quốc, phân biệt bảo vệ lịch sử hay chống lại lịch sử.

Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống, khoảng cách giữa sự tiếp nhận hiểu biết và hành động thực thi những gì đã hiểu biết là cả một bức tường tâm lý: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). Ai cũng biết thế nào là yêu nước nhưng mấy ai dám vị quốc vong thân. Ai cũng biết thế nào là sống ngay thẳng nhưng mấy ai dám từ chối  sức cuốn hút của những cơ hội làm ăn gian dối. Ai cũng biết thế nào là tự do dân chủ nhưng mấy ai dám đương đầu với độc tài áp bức.

Không còn nghi ngờ gì nữa, điều quan trọng không là trí thức phong phú hay nghèo nàn, điều quan trọng chính là con người có DÁM biến trí thức thành hành động sống cụ thể hay không? Tìm đâu ra chữ “DÁM” kỳ diệu kia ? Thưa rằng “dám” chính là dân khí trong tư tưởng Phan Châu Trinh. Đâu là cội nguồn của “dám”? Chừng nào con người có nhân khí? Người dân có dân khí?

Trong ngôn ngữ Việt có thuật ngữ tính tình. Thuật ngữ này hàm ý: tính và tình tác động hai chiều. Tình sinh tính và tính phát triển tình.

Do tình gia đình, giữa cha mẹ và con cái xuất hiện tính hy sinh để bảo vệ lẫn nhau. Hy sinh là dám vì gia đình mà quên thân mình. Rõ ràng tình là cội nguồn của dám, của nhân khí, của dân khí. Vì vậy muốn phát triển dân khí người dân phải được giáo dục và đào tạo phương pháp xây dựng và phát triển tình. Tình ở đây là tình đối với: bản thân, gia dình, làng xóm, dân tộc, nhân loại. Tình toàn diện, dân khí toàn diện. Tình là huyết mạch của đời sống. Học hỏi và phát triển tình chính là học hỏi và phát triển đời sống người. Môn học này cần được diễn giải theo ba luận điểm cốt lõi:

  1. Bản thể triết học của đời người, còn gọi là tiền đề triết học Con Người.
  2. Qui luật triết hoc chi phối đời người trong sự tổng hợp tự nhiên, tư tưởng và xã hội.
  3. Phương pháp xây dựng xã hội để người dân được sống như một con người: Vũ trụ quan, Nhân sinh quan, chính trị quan, lịch sử quan, văn minh luận, xã hội hạch tâm, giáo dục, luật pháp, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao…

Học và sống theo ba luận điểm nêu trên, người dân sẽ yêu mình và yêu người, sẽ có thừa dũng khí để bảo vệ quyền làm người của mình và của người. Đó là nội dung chân xác của tư tưởng chấn dân khí.

Nếu chỉ xây dựng xã hội trên hai yếu tố dân trí và dân sinh, đời người không thể thăng hoa. Dân trí và dân sinh chẳng khác nào chiều dài và chiều rộng của một mặt phẳng. Chính dân khí của Phan Châu Trinh đã chấp cánh cho con người, giúp đời người vươn mình bay cao. Đây là nội dung căn bản của bài viết PHAN CHÂU TRINH – BARACK OBAMA – JONATHAN LONDON.

© Đỗ Thái Nhiên

© Đàn Chim Việt

 

20 Phản hồi cho “Phan Châu Trinh – Barack Obama – Jonathan London”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Cộng sản ở mọi nơi khi muốn CƯỚP CHÍNH QUYỀN về tay mình đã áp dụng triệt để nguyên tắc GÂY CĂM THÙ trong dân và MÂU THUẪN trong nội bộ đối phương.

    Đồng thời mị dân bằng CHỦ THUYẾT CỘNG SẢN. Đó là cách hứa hẹn sẽ thiết lập một chính quyền độc tài của giai cấp vô sản, (theo phân loại của CS đó là công và nông dân vốn chiếm đại đa số dân trong nước thời đó), để đem công bằng cho xã hội xoá bỏ cái gọi là tệ nạn ‘người bóc lột người” !
    Ngăn gọn khai sinh ra “thiên đường hạ giới”, một xã hội không giai cấp và ban đầu “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, tiến lên thành “làm theo lao động hưởng theo nhu cầu” bla bla bla.

    Thực tế đó chỉ là một loại “được làm vua thua làm giặc” xưa nay. Nơi nào CS cướp được chính quyền tình hình còn tệ hại hơn bao giờ hết. Giai cấp mới xuất hiện, đó là các cán bộ CS, thay cho giai cấp cũ mà CS kết tội là bọn phản động bóc lột sức lao động dân đen, bọn ngồi mát ăn bát vàng … Nơi nào chưa cướp được quyền lực, CS tạo phản gây rối ở khắp nơi, tù thành thị đến thôn quê …

    Nay tonydo muốn lập lại cái vòng lẩn quẩn cũ ấy bằng phương cách tranh đấu của CS là gây hận thù để cướp chính quyền từ tay CS, nhưng rồi lại như Trump, ! Đó là chẳng có kể sách chi để dựng nước, chỉ biết “liệu cơm gắp mắm” !???

    Thực ra chống Cộng không quá đơn giản là chỉ biết gây căm thù CS, mà không nghĩ đến làm sao tập hợp mọi lực lượng và cá nhân chống Cộng làm một để tạo sức mạnh vô địch quật ngã nổi CS.

    Căm thù dù là MẪU SỐ CHUNG chống độc tài độc đảng CS, nhưng sẽ dễ dàng tạo ra những bạo động vô nghĩa (“non-sense violence”), như ta đã thấy trong thời Quốc-Cộng phân tranh, hai phe tìm mọi cách thủ tiêu nhau bằng mọi giá. Đổ vỡ tình tự dân tộc ngày một gia tăng, và nội chiến sẽ bùng phát.
    Dĩ nhiên phe dân chủ sẽ thua, bởi trước tiên không đủ nhân vật lực chống lại CS. Đồng thời khi chú trọng dùng ngay bạo lực lúc ban đầu sẽ dễ làm mất cảm tình quốc tế.
    Đó là lý do mà Nelson Mandela, rồi Arafat sau một thời gian phải bỏ đấu tranh bạo động, trở về đấu tranh bất bạo động ! Tương tự Mặt trận Kháng chiến Hoàng Cơ Minh cũng phải cổ võ bất bạo động như hiện nay.

    Đây là chuyên dài trên từng cây số. Cần hội tụ nhiều thần trí Việt để nghiêm chỉnh bàn thảo trong tinh thần dân chủ đa nguyên, để mong sẽ đi tới những ĐỒNG THUẬN DÂN TỘC (national consensus/ agreement) trong nét lớn, trước khi đi vào chi tiết nhỏ

  2. Hoang anh says:

    Obama Tûõi gì.
    Jonathan London Tûõi gi.
    Hõi tůc là trã løì

  3. tonydo says:

    Câu nói để đời của Cụ Phan vẫn đúng một nửa cho tới hôm nay:
    (Than ôi! Nước Nam bây giờ dân khí yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu, châu Á cách xa không biết bao nhiêu dặm đường…).

    Cụ Phan đúng khi cho cái “Khí” lên trên hết!
    Về cái “Trí” của dân ta ngày nay thì Cụ không đúng, vì nó không như 90% dân số mù chữ thời Pháp thuộc nữa.

    (Từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1.628 GS và 9.469 PGS (trong số đó nhiều người đã mất và về hưu).

    Việt Nam có hơn 100 nghìn thạc sĩ, hơn 24 nghìn tiến sĩ. Theo số liệu thống kê năm học 2013 – 2014, Việt Nam có 214 trường cao đẳng, 214 trường đại học, với gần 600 nghìn sinh viên cao đẳng và hơn 1,46 triệu sinh viên đại học.

    Số giảng viên ĐH là gần 92 nghìn người,, trong đó có 4.155 GS, PGS. Hằng năm có hơn 400.000 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trong nước.
    Về chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI):Năm 2014 Việt Nam đứng thứ 121/187 quốc gia.)

    Hiện hơn 200 ngàn cháu sinh viên trong nước, ra trường nhưng không kiếm được việc làm. Bộ lao động đang bàn thảo với một số quốc gia để xuất cảng hợp đồng những “lao động văn hóa, tay nghề cao này”.

    Muốn lật đổ được bạo quyền Cộng Sản, hãy nhắm vào cái “Sinh”.
    Tụi Tư Bản Đỏ được tiếp sức từ tụi Tư Bản Xanh quốc tế, mấy chục năm nay ăn trên đầu trên cổ dân đen, không từ một cái gì.

    Hàng ngàn, hàng ngàn các cháu miền Tây Nam Bộ lang thang sông nước, lênh đênh trên những con thuyền chật hẹp, chưa bao giờ được cắp sách tới trường.

    Chỉ có mỗi con đường duy nhất để có thể giải quyết những mâu thuẫn xã hội Việt Nam hôm nay, đó là dân chúng phải vùng lên lật đổ và tiêu diệt bọn ma đầu nhóm lợi ích, Việt Cộng.

    Kẻ thù ngay trước mặt chúng ta, rạng đông đang hửng sáng, vùng lên các cháu trẻ!
    Mong lắm thay!

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa quí đồng hương,

    Xin mạn phép trình bày sơ cái nhìn thô thiển của tôi về quan niệm (concept) hay chủ trương đường lối cứu và chấn hưng dân với nước của cụ Phan Tây Hồ.

    1/
    KHAI DÂN TRÍ.

    Trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, VN theo chế độ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ, nói khác đi một bản sao như khuôn đúc với phong kiến phương Bắc là Tàu.
    Tàu, nhất là Tống nho đã cái BÓNG ĐÈ rất lớn lên nước ta trong suốt nhiều triều đại, đậm nét nhất ở thời nhà Nguyễn, trong đó họ đã bỏ hẳn chữ Nôm (thời Quang Trung Nguyễn Huệ lấy đó làm trọng) mà thay bằng chữ Tàu trong thi cử và hành chánh, coi trọng Nho hơn cả Phật giáo.

    Lối giáo dục kiểu Tống nho được nhà Nguyễn cố tình chọn, bởi chỉ đào tạo ra những viên quan lại cúc cung phục vụ cho nhà vua. Bởi theo đó vua là con trời (thiên tử), và vua thay trời trị nước (thế thiên hành đạo), cũng như đất nước là sở hữu của nhà vua … Chính vì thế giai cấp sĩ phu được xếp hàng đầu, trên cả hai giai cấp nông dân và thương gia, chiếm đại bộ phận trong nước và chủ yếu làm ra của cải vật chất nuôi cả nước !

    Khi một hay liên tục nhiều ông vua tàn ác của một triều đại làm mất lòng dân, gây tác hại cho dân cho nước (như làm nước suy yếu và bị ngoại xâm), một nhà cách mạng nổi lên từ trong dân hay từ tầng lớp cai trị (vua quan), rồi ra cũng chỉ lập lại trật tự cũ.

    Phải thú thực lối giáo dục của phương Tây, đại diện là của Pháp thời đó, mang tính khoa học thực tiễn và thực sự mở mang trí tuệ con người, đào tạo ra những trí thức phục vụ cho dân cho nước.
    Dĩ nhiên trong thâm tâm thực dân chỉ muốn ‘đào tận gốc trốc tận rễ” ảnh hưởng của Tống nho trong dân gian và thay thế bằng cái của họ, nhằm mục đích chính yếu là đào tạo một tầng lớp công chức “sáng sâm banh tối sữa bò” phục vụ cho guồng máy cai trị của thực dân. (CS sau này cũng làm thế).
    Nói rõ hơn cái học theo lối phương Tây không phản động, tức không làm ngu dân, mà chính bọn thực dân cố tình biến nó thành công cụ phản động phục vụ cho mưu đồ đen tối của chúng.

    Ta thấy rõ kết quả của lối giáo dục phương Tây tiến bộ khi du nhập vào ta đã làm nảy sinh ra những nhà cách mạng theo Tây học, điển hình như các nhà ái quốc trong Việt Nam Quốc dân đảng …
    Một trong những công lớn của nó là đoạn tuyệt gần như hoàn toàn với lối giáo dục vay mượn cũ kỹ của Tàu, mà thay bằng cái mới trong đó có chữ viết mới rất văn minh hiện đại, được vinh hạnh đặt tên là (chữ) QUÓC NGỮ ! Thực ra chính Tàu cũng thay đổi toàn bộ đường lối giáo dục thi cử cũ, trừ chữ viết, để canh cải theo kịp xứ người. Cái gương sáng rỡ từ Nhật đã khiến cho các nhà đại cách mạng Tàu như Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi triệt để noi theo.

    Thiết nghĩ không cần đi vào chi tiết lối giáo dục và thi cử theo phương Tây mà chúng ta đã và đang được kế thừa thay cho lối học cũ thời vua quan nhà Nguyễn đã mở mang dân trí cho dân ta rất nhiều. Dĩ nhiên người Pháp mang vào ta nhiều thứ khác nữa. Chẳng hạn các thành quả của văn minh cơ giới, sự xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở giúp cho vận chuyển, buôn bán, giao thương ngày một phát đạt … cũng làm phá đi những bức màn đen pnủ kín quanh ta.

    Cứ xem từ khi thế giới CS ở Âu châu thi nhau sụp đổ, bó buộc CS Tàu và Ta phải bó buộc gỡ bỏ các “bức màn tre” (bamboo curturns); T+ thời họ Đặng cố “tứ hiện đại”, còn V+ cố “chèo thuyền thúng ra biển khơi”, cũng làm cho bộ mặt của Tàu và Ta thay đổi rất ngoạn mục. Điển hình kinh tế tăng mạnh trong một thời gian rất dài (bởi thực ra đã xuống dến tận cùng lòng giếng sâu mất rồi). Tàu và Ta đang cố lột xác, nhưng đáng tiếc chả khác gì thực dân chúng chỉ đi theo con đường thực dụng cốt làm sao mị dân để duy trì quyền lực hơn là khai trí dân và phát triển đất nước. Hiện nay ta đương rơi vào thảm hoạ của các đường lối và chinh sách sai lầm của CS.

    Chính vì thế nhiệm vụ khai dân trí lại càng bức thiết hơn lúc nào hết. Bởi giờ đây dân ta không những phải chống lại ngoại xâm, là những thê lực phản động quốc tế, mà cả nội thù hung hiểm tàn độc gian trá nhất hành tinh này. Chúng đã biến thái thành một đàng cướp được dân mệnh danh là Mafia đỏ, có thực lực rất mạnh, được tổ chức khoa học và có kinh nghiệm cai trị cũng như các quan hệ quốc tế rộng rãi.

    DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN là khuynh hướng dân chủ hoá thời thượng tỏ ra rất hiệu quả, hay nói quá lên là phương thuốc duy nhất trị liệu mọi loại bệnh độc tài, nhất là độc tài đảng trị CS, hay độc tài đội lốt CS như ở Tàu và Ta.

    Để tìm hiểu thật kỹ và truyền bá dân chủ đa nguyên sâu rộng trong dân là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà trí thức và cách mạng hiện nay trong phong trào dân chủ của VN

    (còn tiếp)

    • tonydo says:

      Trich quan Đốc:
      ( Chúng “Việt Cộng” đã biến thái thành một đàng cướp được dân mệnh danh là Mafia đỏ, có thực lực rất mạnh, được tổ chức khoa học và có kinh nghiệm cai trị cũng như các quan hệ quốc tế rộng rãi.) (ngưng trích)

      Ấy thế mà ngài “Tổ Sư Y Trị” lại bảo rằng thì là: (trích quan Đốc)

      (DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN là khuynh hướng dân chủ hoá thời thượng tỏ ra rất hiệu quả, hay nói quá lên là phương thuốc duy nhất trị liệu mọi loại bệnh độc tài, nhất là độc tài đảng trị CS, hay độc tài đội lốt CS như ở Tàu và Ta.) (ngưng trích)

      Thưa quan ngài:
      Còn Việt Cộng mà quan ngài cứ Dân Chủ Đa Nguyên thì có mà “Xuống Hố Cả Nút”
      Xin cứ nhìn Căm pu chia thì rõ:
      Bố nào ở Mỹ, ở Pháp mà về tô son điểm phấn cho chế đô Hun Sen thì không chết vì chân dài cũng bỏ của chạy lấy người vì Tiên vì Tiền cả…….

      Vì thế, thưa quan bác:
      Muốn KHÍ, muốn TRÍ, muốn SINH gì gì đi nữa, cũng phải có hai điều cần làm trước:
      1-Tiêu diệt Việt Cộng!
      2-Xem dân ta thông minh tới cỡ nào!

      So với người Nhật, người Hàn, người Tàu, ta đứng ở đâu, rồi từ đó liệu cơm mà gắp mắm, binh theo đường của ta quan Đốc ạ!
      Kính quan bác!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Ở đây tôi muốn nhấn mạnh, không thể chỉ dựa vào CĂM THÙ mà diệt Cộng.
        Phải dậy cho dân Ý THỨC tại sao phải tranh đấu để xây dựng dân chủ tự do.
        Nếu không chỉ là một sự cướp chính quyền, thay độc tài này bằng độc tài khác !
        Kinh nghiệm cho thấy, dựa vào ngoại bang là chính sẽ nhận lãnh hậu quả ấy :-(.

    • Lại Mạnh Cường says:

      2/
      CHẤN DÂN KHÍ
      Cụ Phan Tây Hồ nhận định: “Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan, biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mong đợi trông cậy ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người hay một chính phủ muốn làm sao thì làm mà mình không hành động, không kiểm xét thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường”.
      Chính vì thế cụ đã tham gia sáng lập Trường Đông Kinh nghĩa thục, Trường Dục Thanh và nhiều trường khác của các nhà Nho yêu nước, vận động mở tòa báo, vận động bỏ hủ tục, mê tín dị đoan, phổ biến chữ quốc ngữ, lập hội học, hội buôn, hội diễn thuyết… hòng mở mang tri thức, củng cố kinh tế.
      Và chỉ ra đường lối tranh đấu: “Chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ vọng ngoại vì vọng ngoại ắt là chết. Hãy coi trọng nền hòa bình của đất nước nếu chúng ta không muốn mua lấy cái chết. Sự giải thoát của chúng ta nằm chủ yếu trong sự học hành, mở mang trí tuệ”.
      (Phạm Vũ: Khai dân trí- Chấn dân khí – Hậu dân sinh; Tuổi Trẻ Online, 26/03/2016)

      ​​Không cần nói thêm ai cũng biết dân mình nói riêng, dân các nước lân bang nói chung đều bạc nhược, bởi lối giáo dục và cai trị ngu dân của thời quân chủ chuyên chế. Từ vua đến quan đều ích kỷ, coi dân như đầy tớ, nô lệ. Chúng lợi dụng tối đa người dân, vắt kiệt sinh lực dân nhằm phục vụ cho lòng tham không đáy của chúng. Những tranh chấp “vương quyền” đều nhằm một mục đích chung: “được làm vua thua làm giặc”! Khái niệm dân chủ tự do, nhân quyền … coi như chưa bao giờ hiện hữu trên thế gian này. Nếu có chỉ là một sự mị dân không hơn không kém.
      Xét cho cùng chả cứ gì thời đó, nối tiếp là các thời độc tài đủ loại như độc tài quân phiệt, độc tài gia đình trị, độc tài toàn trị cộng sản … cũng đều như thế cả. Tống cổ độc tài này đi lại tự tròng hay bị tròng vào cổ cái gông độc tài khác ! Hậu quả đất nước tụt hậu do con người tha hoá, đất nước bị tàn phá tan hoang, thù hận chất chồng không lối thoát.

      Muốn thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn (vicious circle) “luân hồi” ấy chỉ có một cách duy nhất mình phải tự giải thoát cho chính mình bằng sự tu tập, nói khác đi chăm chỉ học hành để mở mang trí huệ, tìm cho ra con đường sáng (enlightment path).
      Và một khi có bản lãnh trí tuệ cao, ta mới có được sức mạnh tự tại, tức sự CAN ĐẢM (can trường) tự mình bứt phá gông xiềng u tối bao quanh mình, bó rọ mình bao năm dài trong cái khuôn khổ lạc hậu bất nhân ngày cũ, tự vùng lên giải phóng bản thân, cho người những chung quanh vốn là dân tộc mình.
      Cứ xem gương ông Phật muốn giải thoát cho chính mình và con người, ban đầu Phật đã phải gian khổ “tầm sư học đạo” khắp thế gian, rồi ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề, để rồi trong một lúc xuất thần đã “ngộ đạo” tu thành chánh quả ! Một khi có trong tay “phép báu” Phật mới đi cứu rỗi thế gian.
      So sánh không khập khiễng, cụ Phan Tây Hồ chính là “Phật sống” thời nay của dân ta đó.

  5. nguyen ha says:

    Tác giả có sắp lộn chăng : Dân trí-Dân khí- Dân sinh . Dân sinh là cuối cùng khi đả có Dân trí,Dân khí. Dân sinh có nghĩa là đời sống. Đời sống bao gồm cả Vật chat lẩn tinh thần. Trong sự sắp đặt “thứ tự” nầy thể hiện tính quan trọng của Dân trí . Không có Dân trí thì Anh-hùng chỉ là “Hình tượng”,con thiêu thân-vô hồn !. Chính ở điểm nầy mà CS có vô vàng vị “anh hùng”. Không có Dân trí thì không có Dân khí ,không Ý-thức việc mình làm . Hy sinh và chiến đấu theo bản năng-Robot ! Cái gọi là đi theo “Cách mạng”, và những anh hung như Vỏ thị Sáu -Nguyện văn Trổi… nói lên đầy đủ TỘI -Ác của CS :” Xúi trẻ ăn-cứt-gà” hay nói khác hơn đưa những người không có ý thức vào cỏi chết . Ngày nay,trong nền Luật pháp
    văn minh có quy định và vô hiệu tất cả việc làm của con người-vô-ý-thức !! Nhìn Sài gòn hôm nay,có người vội nói quá “phát triển “!Nhưng chỉ là Phần xác còn phần Hồn thì không có. Đó phải chăng CS dùng Dân Sinh trước Dân trí và Dân khí .? Lịch sử nhân loại đả chứng minh cái “Duy vật biện-chứng-pháp ” chỉ là phương pháp sinh tồn của Loài vật không phải của con người .Thế nhưng CS vẩn áp dung, nên chúng ta rất dễ thấy : VN là nước Nghèo theo kiểu BẦN CÙNG của kẻ khố rách-áo ôm-vô học , chứ không phải THANH BẦN của Trí thức-phong nhã !!

  6. Hồ Bác Cụ says:

    Người dân miền Nam VN thuờng hay nói: Coi dậy chớ hổng phải dậy!!!! để cảnh giác những kẻ ngoài mặt thì ra vẻ tử tế, nhưng thực ra lại là kẻ lừa dối, hành động xấu xa. Áp dụng câu nói khôn ngoan đó vào thực tế, ta sẽ nhận ra:

    Obama = Nhạc Bất Quần hay còn gọi là Ngụy Quân Tử
    Trump = Lệnh Hồ Xung

    TT Thiệu còn có câu nói để đời, mà ngày nay ta có thể thêm chút ít cho hợp tình hợp cảnh, mà vẫn còn giá trị. “Đừng nghe những gì Cộng sản và đảng Dân Chửi (hay còn gọi là đảng Lừa, vì logo của đảng DC là con…..Lừa) nói, mà hãy nhìn vào những gì chúng đang làm”

    Túm lại, tác giả dùng Obama để dẫn chứng làm gương cho sinh viên VN, là…..lộn đò rồi!!!!

  7. CON NGƯỜI NHÂN VĂN VÀ XÃ HỘI NHÂN BẢN

    Cây cỏ hoàn toàn thụ động không biết suy nghĩ. Loài vật chỉ có bản năng sống mà không có tư duy trí tuệ. Những cái gì cây cỏ hay loài vật không có thì chỉ con người có, đó là tính nhân văn trong lịch sử xã hội và trong cả bản thân con người.

    Thế nhưng dầu con người cơ bản là nhân văn vẫn không thể nào thoát lý ra khỏi mọi quy luật vật chất lẫn quy luật bản năng mà mọi loài vật trong sinh giới vẫn có. Do đó cái khác biệt nơi con người chỉ là trí tuệ, lòng nhân, văn hóa, nói chung là sự đào tạo giáo dục mọi mặt mà mọi loài vật đều không hề bao giờ có. Tính cách tiến bộ chung của lịch sử loài người chỉ xây dựng trên chính yếu tố đó mà không gì khác. Khoa học kỹ thuật và văn minh văn hóa mọi mặt của lịch sử nhân loại nói chung chỉ đều bắt nguồn từ đó.

    Vậy nhưng Các Mác là tay cực kỳ phản động trong lịch sử nhân loại. Bởi vì Mác đưa ra học thuyết đáu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản là hoàn toàn trái ngược lại với mọi yếu tố văn minh văn hóa thiết yếu nhất của lịch sử nhân loại. Nhưng Mác lại ngụy biện cho những gì là văn minh truyền thống của nhân loại chỉ là văn hóa kiểu tư sản, còn văn hóa vô sản thì phải hoàn toàn ngược lại. Mác đã sai về mặt khoa học khách quan, lại còn ngụy biện nhằm che giấu mọi sai trái của mình, đó chính là thái độ ngu dân đầu tiên nhất trong lịch sử loài người.

    Cũng từ đó để thấy rằng bản chất mọi con người nói chung đều cá nhân và ích kỷ, chỉ có một số nào đó do bản chất tự nhiên hoặc được đào tạo giáo dục trong đạo đức truyền thống tốt đẹp mới có lòng vị tha và tinh thần xã hội thật sự. Có nghĩa chủ nghĩa xã hội đích thực chỉ có thể là quan điểm đạo đức lý tưởng mà không phải sự tổ chức xã hội thành hình thức giả tạo hoàn toàn bề ngoài không thực chất mà chính Mác quan niệm. Và cái gọi là chủ nghĩa xã hội cộng sản vì thế lại càng ảo tưởng và phi lý.

    Do vậy khi thực dân Pháp đang cai trị nước ta, nhà đại ái quốc Phan Chu Trinh đã hoàn toàn thấy ra được điều này. Người Pháp không thể tử tế gì với dân ta và không thể kêu gọi sự nhân nhượng của họ nếu tự ý thức dân ta còn thiếu hiểu biết hoặc không chịu tự cường. Do đó tiêu chí thực tiển hiệu quả nhất mà người anh hùng dân tộc này chủ trương là khai dân trí, chấn dân khí như là điều kiện tiên quyết nhất nhằm giải phóng dân tộc, đất nước. Bởi chỉ ý thức và trí thức con người mới là công cụ cách mạng hữu hiệu nhất để chiến đấu chống lại ý thức thực dân và mọi hình thức ngu dân do bọn thực dân mang đến. Phan Chu Trinh thật sự là người yêu nước xuất sắc, thông minh và sáng suốt nhất là như thế.

    Trong khi đó Phan Bội Châu cũng là nhà ái quốc vĩ đại, có điều tư duy của Phan Sào Nam lại bảo thủ hơn tư duy của Phan Tây Hồ. Bởi vì ông San vẫn còn ảo tưởng về người Nhật hơn ông Trinh là ở đó. Phan Bội Châu chỉ muốn hăng hái và quyết tâm dùng vũ lực, kể cả mượn vũ lực của Nhật trợ lực cho mình, trong khi Phan Chu Trinh lại thấy đó là vô bổ trong hoàn cảnh như thế mà còn nguy hiểm vì đuổi cáo ngõ trước rước cọp ngõ sau thì cũng chỉ chuyển đổi sự tai hại thế thôi.

    Vậy mà có số người sau này vì xu thời hay ngu dốt, lại chê bai Phan Tây Hồ là hòa hoãn với Pháp, chủ trương Pháp Việt đề huề là phản động, và cũng chỉ thất bại là vì thế. Thật ra làm cách mạng hay làm chính trị cứu nước cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh hay thời thế khách quan, không thể nào chủ động hết được. Vấn đề không phải chỉ thành công mà cả việc thành nhân mới là điều đáng nói nhất. Người anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học đã không đi ra ngoài điều đó. Cho nên nếu so sánh mục đích và chí hướng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, những người nông cạn chỉ thấy Tử Cán không được mạnh mẽ bằng Hải Thu, mà thật sự nếu nói về chiều sâu thì quả Phan Chu Trinh tinh tế hơn Phan Bội Châu rất nhiều. Đấy xét anh hùng là phải xét thực tế, tức xét về mục đích chí hướng đích thực mà cũng phải xét được thực tế người đó cuối cùng đã mang lại dược gì tốt đẹp cho đất nước dân tộc lại chính là như thế.

    ĐẠI NGÀN
    (24/02/17)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa quí đồng hương,

      Thú thực tôi là kẻ “hậu sinh khả ố”, không nắm chặt được tình thế đen tối thời Pháp đô hộ, nhất là ở các thế hệ tiền bối vào cuối thế kỷ 19 và những thâp niên đầu thế kỷ 20, nên không dám mạnh miệng phê phán các khuynh hướng cứu nước và dựng nước của các nhà đại ái quốc như Phan Sào Nam (thân Nhật), Nguyễn Thái Học (thân Tàu) …

      Tuy nhiên thời gian sau này tôi rất ái mộ cụ Phan Chu Trinh và nghĩ rằng phương cách của cụ rất hay, đáng cho ta nghiên cứu thật kỹ vào lúc này.

      Cụ Phan Tây Hồ đi nhiều, tiếp xúc cũng nhiều, lại có cơ hội sang Nhật trước khi sống bên Pháp, đã giúp cho ông thấy rõ văn minh phương Tây chiếm ưu thế ra sao, cũng như dã tâm của cả Pháp lẫn Nhật. Từ đó ông thấy cần dựa vào sức mạnh của dân tộc mình là chính.
      Cho nên ông đã đưa ra phương cách làm sao cho đào luyện cho một dân tộc trở nên văn minh và quật cường, có thể tự đảm nhận vai trò cứu nước và dựng nước không thua gì người.

      Tôi nghĩ người thứ hai cũng ngộ ra được chân lý trên là vua Hàm Nghi. Khi còn nhỏ ông bị lôi cuốn vào phong trào Cần Vương chống Pháp do hai quan phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Sau khi thất bại và bị đi đầy biệt xứ ở Bắc Phi, nhưng được giao du với trí thức Pháp, lại đươc sang Paris, ông đã thấy được hết sức mạnh của Pháp, nên cuối cùng đã “đầu hàng vô điều kiện”.
      Ông kết hôn với một bà đầm, con một ông chánh án ở thủ đô xứ Algeria, vào đầu thế kỷ 20 (1904). Có lẽ vì thế mà chúng ta không hề biết tí gì về hậu vận của ông, cho mãi đến thời gian gần đây. Hoàng tộc nhà Nguyễn, các nhà trí thức Việt có lẽ đã dấu nhẹm tin về ông, vì xem đó là vệt đen trong Việt sử thời cận đại. Bởi từ một ông vua trẻ chống Pháp nhiệt thành nhất, rồi thật bất ngờ chuyển sang một kẻ xu thời theo Pháp, muốn hưởng thụ “sáng sâm banh tối sữa bò” , cho dù ông sống rất mẫu mực đến chết sau khi kết hôn, không hề để lại tai tiếng gì, nếu không muốn nói rõ để lại ít nhiều tiếng thơm khi sống lưu vong nơi xứ người.

      Chiến tranh Đông Dương lần Một rồi lần Hai, cũng như các cuộc chiến tranh và cách mạng lớn nhỏ ở thời Chiến tranh Lạnh, rồi Hậu Chiến tranh Lạnh cho thấy lý chủ trương đường lối của cụ Phan Tây Hồ rất đứng đắn bởi hợp tình hợp lý nhất hiện nay.
      Dân chủ tự do không là những món quà miễn phí, cũng không thể nhận được từ tay ngoại bang, cho dù họ tự xưng là đồng minh “hào phóng” với mình, cụ thể như người Mỹ, Tàu, Nga, Pháp, Anh …. Tất cả đều có cái giá phải trả cả. Cao thấp, ít nhiều … là do mình hết !

      • tonydo says:

        Quan ngài đã viết rất chính xác: (trích quan Đốc)

        (Dân chủ tự do không là những món quà miễn phí, cũng không thể nhận được từ tay ngoại bang, cho dù họ tự xưng là đồng minh “hào phóng” với mình, cụ thể như người Mỹ, Tàu, Nga, Pháp, Anh ….
        Tất cả đều có cái giá phải trả cả. Cao thấp, ít nhiều … là do mình hết !)

        Đã vậy thì nên vận động các cháu trẻ vùng lên tiêu diệt Việt Cộng trước cái đã. Sao còn mất công TRÍ_KHÍ_SINH cho nó mất thời gian?
        KÍnh ngài!

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear tonydo,

        Chính bởi muốn trả giá THẬT THẤP nên mới phải đi theo trình tự như thế.
        Ngoại bang nào cũng rất thực dụng (realpolitik), nên họ KHÔNG “đánh bạc giả” !
        Phía dân chủ phải có thực lực, có chỗ đứng vững chắc trong dân là tiên quyết !
        Muốn thế dân trí phải cao, để dân khí mạnh, mới dám ủng hộ tiến trình dân chủ !
        Ngoại bang mới nhiệt tình ủng hộ phía dân chủ, nhằm tranh đấu đến thành công.
        Và chúng ta có tự chủ thật sự, không sợ bị họ lũng đoạn chi phối như trước kia.

        Ngày xưa Vẹm thực lực dù mỏng, nhưng cán bộ trải rộng trong khắp nước và được dân ủng hộ ít nhiều.
        Từ thất bại ban đầu (Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thập niên 30), cho đến khi cướp được chính quyền hồi 45, lực lượng cũng chưa có gì, nhưng tạo được tiếng vang trong dân hơn cả phía quốc gia.
        Kịp đến khi T+ toàn thắng ở lục địa 1949, viện trợ nhiều cho Vẹm nhằm mục đích xuất cảng chủ thuyết CS sang lân bang, Vẹm mới bắt đầu lớn mạnh và dần dần làm chủ chiến trường ở ngoài Bắc.

        Vẹm thành công là nhờ đáp ứng đúng khát vọng độc lập của dân lúc đó, và nhất là lợi dụng dân trí quá thấp, chúng mê hoặc dân bởi chủ thuyết không tưởng CS. Nên chúng động viên được toàn dân kháng chiến chống thực dân và triều đình Huế thời Bảo Đại. Chứ nếu chỉ dựa vào viện trợ của T+ chưa chắc đã thắng.

        Ở đây tôi muốn nhấn mạnh không thể chỉ dựa vào CĂM THÙ mà diệt Cộng.
        Phải dậy cho dân Ý THỨC tại sao phải tranh đấu để xây dựng dân chủ tự do.
        Nếu không chỉ là một sự cướp chính quyền, thay độc tài này bằng độc tài khác !
        Kinh nghiệm cho thấy, dựa vào ngoại bang là chính sẽ nhận lãnh hậu quả ấy :-(.

  8. danoan says:

    Phan Châu Trinh sinh năm 1872 chứ không phải là 1892.

  9. ĐÉO NGÀN says:

    Tại sao không phải Hồ Chí Minh mà là PHAN CHÂU TRINH. Mấy người nói chuyện tào lao.

    • Sóc Trăng says:

      Phan Châu Trinh mang tư tưởng thân dân, vì dân, do dân của Mạnh tử: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” còn Hồ Chí Minh mang tư tưởng CS: độc tài, đảng trị, bạo lực cách mạng máu đổ, thịt rơi, cứu cánh biện minh cho phương tiện, giết lầm còn hơn bỏ sót cho nên HCM không tán thành Dân vi quý mà đề cao và tôn sùng sức mạnh và mưu chước của nhà nước. Vì Dân hay vì Đảng ? Hãy lấy lương tri, lương năng ra mà xét chọn. Đéo Ngàn mới là tào lao !

      • ĐÉO NGÀN says:

        Ai cũng biết:

        “ĐỘC ÁC CỦA HCM MÃI MÃI ÁM ẢNH TRONG SỰ SỢ HẢI CỦA CHÚNG TA”

        Nhưng đem Phan Chu Trinh thay thế vào vị trí của HCM là chuyện tào lao vì thử hỏi từ TBT Ng Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, …. Phan Chu Trinh là ai thì tôi dám chắc những người đó ko dám biết.

    • Đố Hèo says:

      Tại vì Phan Châu Trinh là bậc lãnh tụ anh minh tư tưởng.
      Còn Hồ Chí Minh là loại lãnh tụ băng đảng đâm thuê chém mướn cho Nga Tàu thì làm Đéo gì mà hắn phải là?
      Chỉ đơn giản có vậy thôi mà không hiểu thì làm Đéo gì mà phải nổi khùng.

  10. Lão Ngoan Đồng says:

    Tôi hoàn toàn KHÔNG đồng ý với tác giả Đỗ Thái Nhiên khi ông giới hạn dân sinh vào các nhu cầu vật chất, mà cố tình bỏ qua nhu cầu TINH THẦN !

    Vâng khi có vật chất đầy đủ, nhất là khi đã thừa mứa, sẽ nẩy sinh hay đúng hơn sự đòi hỏi về nhu cầu tinh thần ngày càng mãnh liệt hơn bao giờ hết.
    Con người khác con vật chính yếu là ở chỗ đó thưa ông Đỗ Thái Nhiên.

    • tonydo says:

      Đúng, đúng, đúng!
      Có thực mới vực được đạo. Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi.
      Cám ơn ngài Tổ Sư Y Trị!

Leave a Reply to Hồ Bác Cụ