Đài BBC Việt Ngữ phỏng vấn tác giả cuốn “Hồ Chí Minh – Những năm chưa biết đến”
Cuốn “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến” (Hochiminh: The missing years) của tác giả Sophie Quinn‐Judge, đại học LSE, London, chủ yếu dựa trên tư liệu về Quốc tế cộng sản được giải mật năm 1992 của Trung tâm lưu trữ quốc gia Nga – và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp. Tập trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời kì trước 1945, quyển sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ trong thời kì này. Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge, người Mỹ hiện sống tại Anh, đã trả lời phỏng vấn của đài Ban Tiếng Việt BBC.
BBC: Cuốn sách của bà mở đầu bằng hội nghị hòa bình tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên ông Hồ Chí Minh – mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc – được nhiều người biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết gì nhiều về hoạt động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế nào đến ông không?
Sophie Quinn‐Judge: Cha của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hi vọng sẽ có thêm tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này. Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp tỉnh trong chế độ Pháp đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ. Bởi sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, con ông Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều biết, ông đi Pháp năm 1911. Nếu cha ông vẫn còn tại chức, thì có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã ngả sang một hướng khác. Chúng ta không biết chắc, nhưng những hoàn cảnh bên ngoài đã buộc ông phải ra nước ngoài.
Tìm đường cứu nước
BBC: Bà ngụ ý là ban đầu ông Hồ ra nước ngoài không phải với mục đích tìm đường cứu nước?
Không, ý tôi không phải là như thế. Dựa trên tài liệu của Pháp nói về các anh chị trong gia đình ông Hồ và những lần họ giúp đỡ cho Phan Bội Châu, tôi nghĩ gia đình họ tham gia vào các hoạt động yêu nước chống thực dân từ sớm. Tôi tin là ông Hồ Chí Minh cũng sẽ tham gia vào các hoạt động chống thực dân theo cách này hay cách khác. Nhưng bởi vì ông không thể ở lại trường Quốc học, nên ông ra nước ngoài để tìm biện pháp hoặc học thêm để nghĩ cách chống người Pháp.
BBC: Khi ông Hồ tới hội nghị hòa bình Versailles 1919, người ta nhìn ông Hồ như thế nào?
Đây là một điều mà chúng ta rất khó biết chắc bởi vì có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của ông Hồ. Chúng ta không biết trước năm 1919, ông Hồ hoạt động ở mức độ nào, chuyện chính trị có phải là vấn đề bận tâm duy nhất của ông hay không. Nên khi ông xuất hiện tại hội nghị Paris tháng Sáu năm 1919, phân phát bản kiến nghị cho cácđại biểu tham dự, mọi người thấy khó chấp nhận ông ấy như một nhân vật ngang hàng với những người nổi tiếng như Phan Chu Trinh hay Phan Văn Trường.
BBC: Sau hội nghị ở Paris, ông Hồ đến Nga năm 1923 rồi sau đó đi Quảng Đông. Trong khoảng thời giannày, vị trí của ông Hồ trong Quốc tế cộng sản như thế nào, bởi vì một số tác giả cho rằng lúc này ông Hồ đã được Quốc tế cộng sản chú ý nhiều?
Đầu tiên, ông Hồ lúc đó không phải là thành viên của một đảng cộng sản châu Á nào. Ông ấy đang là thành viên của đảng cộng sản Pháp. Vì thế, ông chưa có vị trí vững chắc trong nội bộ Quốc tế cộng sản. Ví dụ, ông không có chân trong ban chấp hành. Có nhiều nhân vật khác quan trọng hơn như Mahendra Roy từ Ấn Độ hay Sen Katayama của Nhật. Nhưng Nguyễn Ái Quốc có một thông điệp rất rõ về việc phong trào cộng sản có thể tham gia thế nào trong phong trào quốc gia tại các thuộc địa. Tôi nghĩ bởi vì thông điệp này nên ông ấy được khuyến khích lên phát biểu tại đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản năm 1924. Nhưng lúc ấy, theo tôi, ông Hồ chưa phải là người phát ngôn hàng đầu về các vấn đề thuộc địa trong Quốc tế cộng sản. Việc ông Hồ là thành viên đảng Cộng sản Pháp cũng có thể đã khiến vị trí của ông trở nên phức tạp. Trotsky – đối thủ chính trị của Stalin thời bấy giờ – có một ảnh hưởng đáng kể đối với những người cộng sản Pháp. Trong một bãi mìn chính trị như vậy, ông Hồ dường như bắt đầu học cách hợp tác với bất kì ai đang nắm quyền lực và học cách theo đuổi những quan tâm của riêng mình.
BBC: Một số tác giả như Jean Lacouture nói rằng ông Hồ được gửi tới Quảng Đông để làm trợ lý hay thư ký cho Michail Borodin?
Tôi nghĩ điều này không chính xác, bởi vì ông Hồ lúc đó từ Nga đi Quảng Đông mà không mang theo một hướng dẫn rõ ràng về những gì ông sẽ làm tại đó. Ban đầu ông ấy không được cho một vai trò chính thức. Có vẻ như người ta đã tìm cho ông công việc làm người dịch thuật tại hãng tin của Nga tại đó để có tiền thực hiện các hoạt động chính trị của ông.Chứ còn lúc mới đến Quảng Đông, ông Hồ rất vất vả trong việc có đủ tiền giúp cho việc giúp đưa các thanh niên Việt Nam sang Quảng ̣Đông tham gia các khóa đào luyện. Như vậy, không có một kế hoạch, chỉ thị rõ ràng dành cho ông Hồ và ông phải tự bươn chải, đối phó với các vấn đề khi chúng diễn ra.
BBC: Chúng ta có biết tâm trạng của ông Hồ lúc này không?
Tôi nghĩ ông ấy cảm thấy bức bối vì thiếu sự giúp đỡ cụ thể của Quốc tế cộng sản, hay người Nga hay người cộng sản Pháp lúc đó. Trong năm 1924, ông Hồ liên tục gửi thư yêu cầu các lãnh đạo Quốc tế cộng sản chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của phong trào tại Việt Nam. Cuối cùng thì vào đầu năm 1927, thông qua một đại biểu Quốc tế Cộng sản từ Pháp sang Quảng Đông, ông Hồ nhận được một khoản ngân sách. Nhưng không may là trước khi kế hoạch được thực hiện, xảy ra cuộc đảo chính của Tưởng Giới Thạch và ông Hồ phải rời khỏi Quảng Đông trước khi các khóa đào tạo mà ông muốn tiến hành có thể khởi động một cách toàn diện.
Tăng Tuyết Minh
BBC: Trong khoảng thời gian ông Hồ ở tại Quảng Đông, có xuất hiện cái tên của bà Tăng Tuyết Minh với những lời đồn đoán khác nhau. Theo nguồn tài liệu mà bà có, thì Tăng Tuyết Minh là ai?
Gần đây đã có một chuyên gia Trung Quốc đề cập đến người này. Còn theo tài liệu mà tôi tìm thấy tại Pháp, Tăng Tuyết Minh khi đó là một phụ nữ trẻ ở Quảng Đông. Và có lẽ bà ấy và ông Hồ đã kết hôn vào tháng Mười năm 1926. Họ ở với nhau cho đến khi ông Hồ phải rời Quảng Đông tháng Năm 1927. Như vậy thời gian kéo dài khoảng sáu tháng.
BBC: Từ mà bà dùng – “có lẽ” – ở đây nghĩa là thế nào?
Không chắc vào thời kì đó, một cuộc hôn nhân được định nghĩa như thế nào. Ta bắt gặp những ví dụ khác nhau trong các văn bản về phong trào cộng sản. Đôi khi một cuộc hôn nhân diễn ra đơn thuần vì lý do chính trị. Hai người sống chung với nhau như một cách ngụy trang để duy trì các hoạt động chính trị của họ. Thí dụ, nếu họ điều hành một tòa soạn báo, sẽ an toàn hơn khi giả làm hai vợ chồng. Và tôi không biết trong các phong trào cách mạng, đâu là các yếu tố tạo nên một cuộc hôn nhân có ràng buộc. Những điều này có vẻ không chặt chẽ, chẳng hạn nếu ta nhìn sự nghiệp của Mao Trạch Đông, một người mà đã nhiều lần thay đổi người nâng khăn sửa túi cho mình.
BBC: Sau khi rời khỏi Quảng Đông, ông Hồ Chí Minh đã bôn ba nhiều nơi trước khi quay trở lại châu Á. Và rồi chúng ta có sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mà sau đó có tên Đảng Cộng sản Đông dương. Theo quyển sách của bà, thì Đảng Cộng sản thành lập tháng Hai năm 1930 và đến tháng Mười năm đó, ông Hồ Chí Minh đã đánh mất ảnh hưởng của mình trong đảng?
Cần nhắc là ông Hồ đã trải qua thời gian ở Thái Lan, rồi sang Hồng Kông vào mùa đông 1929. Hồng Kông là nơi mà tháng Hai năm 1930, một đảng cộng sản thống nhất của người Việt Nam ra đời. Cùng lúc này thì có nhiều sự không rõ ràng xung quanh việc ai là người ban đầu được chính thức giao trách nhiệm thành lập nên đảng. Bởi vì trước đó Quốc tế Cộng sản gửi về hai người là Trần Phú và Ngô Đức Trì. Hai người này đã học tại Moscow trong khoảng ba năm và trở về mang theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản về cách thức thành lập đảng. Vậy là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng cộng sản vào tháng hai, hai người này quay về Việt Nam hoạt động. Cuối cùng đến tháng Mười, diễn ra hội nghị trung ương lần thứ nhất tổ chức tại Hồng Kông. Đến lúc này hai người, mà đặc biệt là Trần Phú – theo tôi – đã cố gắng ấn định các chỉ thị mà họ mang theo từ Moscow. Chỉ thị này bao gồm đảng phải là tổ chức của riêng giai cấp lao động, một chủ trương mà sẽ dẫn đến một nỗ lực thanh trừng các thành phần yêu nước gốc trung lưu trong nội bộ đảng.
Nguyễn Thị Minh Khai
BBC: Cũng khoảng thời gian này, có một lá thư đề ngày 12/1/1931 của Văn phòng Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản nhắc ông Nguyễn Ái Quốc rằng ông cần thông báo cho họ về cuộc hôn nhân của mình hai tháng trước khi cuộc hôn nhân diễn ra. Đây là lúc muốn được hỏi bà, theo bà, thì có cuộc hôn nhân giữa bà Nguyễn Thị Minh Khai và ông Hồ Chí Minh hay không?
Tôi không chắc đó có phải một cuộc hôn nhân thật sự hay không. Chúng ta biết là khoảng giữa năm 1930, bà Nguyễn Thị Minh Khai được giao đến làm việc tại văn phòng của ông Hồ ở Hồng Kông, rồi sau đó được giao công việc liên lạc với đảng cộng sản Trung Quốc. Vào tháng Hai năm 1931, ông Hồ có nhắc việc vợ của ông đang bận chuẩn bị cho ngày Tết và chuẩn bị đón khách từ Việt Nam. Ông Hồ cũng viết thư cho Quốc tế Cộng sản, có vẻ như trong đó ông đề cập tới một đám cưới sắp diễn ra. BởI vì sau đó Quốc tế Cộng sản viết thư trả lời, nói ông cần đình hoãn đám cướI cho đến khi có chỉ thị mới. Tôi sẽ ngần ngừ khi nóI liệu ông Hồ có phảI đang nóI về việc làm đám cưới thật sự hay không bởI vì trong các thư từ, họ thường sử dụng nhiều loạI mật mã. Nhưng trong trường hợp này, có vẻ như lá thư nói những chuyện thật sự đang diễn ra bởi vì trong cùng một lá thư ông Hồ cũng thảo luận nhiều vấn đề khác một cách công khai. Và từ những gì ngườI ta biết vào năm 1934, Nguyễn Ái Quốc có một người vợ được cử tới đại hội của Quốc tế cộng sản ở Moscow. Khi Minh Khai tới Moscow, bà ấy có viết trong lý lịch nói mình kết hôn với “Lin” – bí danh của ông Hồ thời bấy giờ. Vì vậy, người ta có thể ngờ rằng giữa hai người có một mối quan hệ vào năm 1931.
BBC: Bà nói mình không chắc có thể dùng chữ “hôn nhân” ở đây. Vậy nếu người ta hỏi liệu đã một mối quan hệ tình cảm giữa ông Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Minh Khai, vậy bà sẽ trả lời thế nào?
Tôi nghĩ câu trả lời là Có, đặc biệt nếu chúng ta dựa vào một số chứng liệu khác. Ví dụ vào năm 1945, trong cuộc nói chuyện với một phóng viên Mỹ, ông Hồ Chí Minh có nhắc ông từng có một người vợ, nhưng bà đã qua đời. Hoặc có những đề cập nói rằng vào cuối thập niên 1930, khi Nguyễn Thị Minh Khai quay về Việt Nam, bà đã chia cắt với người chồng là một nhà cách mạng lớn tuổi đang ở nước ngoài. Điều này nghe giống như một sự miêu tả ông Hồ Chí Minh.
BBC: Nhưng nếu dựa trên những nguồn tài liệu của Pháp, ta có khuynh hướng tin là bà Nguyễn Thị Minh Khai có nhiều mối quan hệ với các đồng chí khác nhau trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1940. Vậy thì đâu là thực, đâu là hư?
Đây chính là điểm làm câu chuyện phức tạp. Thông tin tình báo của Pháp lúc bấy giờ thường đề cập bà Minh Khai có mối quan hệ với nhiều người khác nhau. Ví dụ, năm 1932, mật thám Pháp tin rằng bà là người tình của Trần Ngọc Danh, em trai ông Trần Phú. Chúng ta không biết chắc liệu đây có thuộc về dạng hôn nhân cách mạng hay không, khi mà hai người cùng chí hướng đã giả trang làm người yêu để dễ đánh lạc hướng chính quyền đương thời. Hay còn điều gì hơn thế! Thật khó để biết rõ cách thức hoạt động của những người hoạt động cách mạng bởi vì họ có thể xem mình thuộc về một thế giới khác, vượt khỏi các khuôn khổ đạo đức bình thường.
Mâu thuẫn trong đảng
BBC: Trong quyển sách, bà viết là đến khi hội nghị trung ương đảng cộng sản Đông Dương họp tại Sài Gòn ngày 12/3/1931, mối quan hệ giữa Ban chấp hành trung ương với ông Hồ Chí Minh đã xuống dốc rất nhiều. Vì sao lại như vậy?
Thật sự thì Ban chấp hành gồm rất ít người, người lãnh đạo chính là ông Trần Phú. Tôi nghĩ có một sự khó chịu về nhau từ cả hai phía – ông Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông và các ông Trần Phú, Ngô Đức Trì và các lãnh đạo khác ở Sài Gòn. Than phiền chính của họ là những khó khăn trong việc liên lạc với Quốc tế cộng sản, mà đại diện là văn phòng phương Đông tại Thượng Hải. Có nhiều lý do vì sao việc liên lạc lại khó khăn. Một trong số đó là chi nhánh đảng cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông đã bị người Anh phát hiện vào khoảng đầu năm 1931. Nên không còn một cơ sở hạ tầng cho việc liên lạc như trước đây. Và dĩ nhiên lúc đó đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị tổn hao vì những đợt bắt bớ của người Pháp. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, dễ hiểu là vì sao các bên đổ lỗi cho nhau. Ông Hồ không nhận được thông tin từ trong nước, nên ông yêu cầu ban chấp hành ở miền Trung và Hà Nội. Điều này làm các lãnh đạo ở Sài Gòn khó chịu. Vì thế ông Hồ cảm thấy mình không được sử dụng đúng và sau đó đề nghị đảng cho thôi chức vụ của ông tại Hồng Kông.
BBC: Nhưng bên cạnh đó, một lý do khác dường như là xung đột trong hệ tư tưởng giữa các bên, phảikhông?
Vâng, theo tôi, ông Hồ lúc đó bị chỉ trích vì người ta bắt đầu xem ông là một nhà cải cách theo xu hướng quốc gia. Ông ấy coi đảng phải sử dụng những tình cảm yêu nước để thu hút nhiều đối tượng. Trong khi đó, tại Sài Gòn, chi bộ đảng đã bắt đầu đi theo chính sách mới của Quốc tế Cộng sản, tức là đấu tranh giai cấp và đảng chỉ là đảng của người vô sản mà thôi, sinh viên hay tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
BBC: Cái vấn đề là người quốc gia hay cộng sản đã được bàn đến nhiều xung quanh ông Hồ Chí Minh. Có người nói là ngay cả khi xem ông Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc, thì thật ra đó không phải lý thuyết của chính ông? Bà nghĩ sao?
Thật khó để biết đâu là xu hướng riêng trong chính sách của ông Hồ lúc đó, đâu là ông đi theo chính sách của Quốc tế cộng sản thời kì thập niên 1920. Nhưng có thể nói xu hướng của ông Hồ lúc đó phù hợp với chính sách của Quốc tế cộng sản lúc 1920. Theo đó, những người cộng sản nên tập trung vào các cuộc cách mạng dân tộc ở các nước thuộc địa bởi vì giai cấp vô sản hay đảng cộng sản còn rất nhỏ, tự mình hành động thì không có lợi. Ông Hồ theo xu hướng này. Còn ông có những ý tưởng nào vượt ra khỏi điều này không, thì tôi không rõ.
BBC: Chúng ta hãy chuyển sang giai đoạn giữa thập niên 1930 khi ông Hồ quay về Nga. Có vẻ như vị trí của ông trong Quốc tế cộng sản lúc này bị lung lay?
Stalin lúc này đã củng cố ảnh hưởng của mình. Nói chung những ai đã từng làm việc ở nước ngoài sẽ bị nghi ngờ mang tư tưởng tư sản. Những ai trở về Nga phải tự thú. Có cảm giác kẻ thù ở mọi nơi. Đặc biệt những người như ông Hồ Chí Minh đã từng làm việc với mặt trận thống nhất tại miền nam Trung Hoa. Thêm vào điều đó, lại còn những vụ bắt giữ người cộng sản tại Hồng Kông, Thượng Hải năm 1931. Cơ sở của quốc tế cộng sản tại Thượng Hải sụp đổ. Và những người lãnh đạo đảng cộng sản tại Việt Nam cũng bị bắt. Nên dĩ nhiên diễn ra các vụ điều tra xem ai có tội, và ông Hồ chắc chắn trải qua những ngày vất vả khi đó.
BBC: Sau những vụ thanh trừng tại Nga 1937 – 1938, thì nhiều người tự hỏi vì sao ông Hồ Chí Minh có thể tồn tại sau những ngày như thế?
Đó là câu hỏi mà các chuyên gia nước ngoài đã tập trung nghiên cứu từ lâu. Quan điểm trước đây của họ cho rằng lý do chính là vì ông Hồ, vào cuối thập niên 30, đã trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản nên vì thế được Stalin bảo vệ hay ít nhất cũng là một trong những người được tin dùng. Theo tôi, đó là một sự tổng quát hóa không có cơ sở. Stalin có thể diệt trừ những người thân cận nhất của mình, không có ai là an toàn. Những nhân vật thân cận như Kalinin, Molotov
cũng là nạn nhân của Stalin (vợ của họ bị bắt và đây có thể xem là một cách để khống chế những người này). Nên phải nói ngay từ đầu cái ý nghĩ bạn có thể an toàn khi ở cạnh Stalin là điều không có thật. Và ngoài ra, ông Hồ Chí Minh đã bị cảnh gần như bị giáng chức vào năm 1935 vì cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho những vụ bắt giữ năm 1931. Nên không thể nói ông ấy lúc đó là nhân vật hàng đầu trong Quốc tế cộng sản. Kết luận lại, tôi nghĩ lý do chính là vì ông đã sống kín đáo, lặng lẽ. Mà thực sự Việt Nam cũng không phải nằm trong danh sách những nước mà Stalin lo âu. Ông ta quan tâm hơn đến việc thanh trừng đảng cộng sản ở các nước láng giềng.
Thời thế đưa đẩy
BBC: Theo tường thuật của bà trong sách, đường cách mạng của ông Hồ Chí Minh vẫn còn rất gian nan trong thập niên 30. Vậy ông Hồ đã làm thế nào để có được quyền lực trong đảng cộng sản để rồi sau này dẫn tới cách mạng năm 1945?
Quá trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của ông Hồ không phải là một tiến trình có sẵn từ đầu. Một trong những điểm tôi cố gắng làm rõ trong quyển sách là quá trình dẫn đến việc nắm quyền lực năm 1945 của ông Hồ không phải là một tiến trình có sẵn từ đầu. Năm 1938, khi ông Hồ quay lại Trung Quốc, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập là thuộc trong số những lãnh đạo đảng tại Sài Gòn. Sau đó thì lần lượt từng lãnh đạo tại Sài Gòn bị Pháp bắt sau khi mặt trận bình dân tại Pháp sụp đổ và người Pháp một lần nữa ra chính sách trừ diệt đảng cộng sản. Sau đó, tôi nghĩ có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo trong đảng. Lúc này, ông Hồ đang ở Trung Quốc xây dựng một nhóm những người yêu nước Việt Nam theo đuổi chính sách thống nhất – một chính sách mà vào lúc này quốc tế cộng sản quay lại sử dụng. Tôi nghĩ đến đầu thập niên 40, ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam cần lúc đó, có mặt và sẵn sàng hành động.
BBC: Như bà viết trong sách, nhiều tác giả – cả cộng sản và không cộng sản – đã phần nào phóng đại vai trò của ông Hồ Chí Minh. Vì sao?
Tôi nghĩ đó là điều mà trong giới sử học gọi là phát triển bằng cách viết ngược (back formation). Bởi vì ông Hồ trở thành chủ tịch nước năm 1945, người ta đặt ra những tiền đề không có căn cứ về sự nghiệp của ông. Và thật dễ dàng để cho rằng ông đã luôn là một trong những nhân vật hàng đầu trong quốc tế cộng sản. Dĩ nhiên đảng cộng sản Việt Nam sẵn sàng chấp nhận suy nghĩ này vì nó cho họ một uy tín trong phong trào cộng sản quốc tế.
BBC: Nhưng vì sao ngay cả những người không cộng sản cũng có thiên hướng chấp nhận điều này?
Theo tôi, đó là vì một chân dung như thế cũng hợp với những nghị trình của họ. Họ muốn tin rằng ông Hồ đã luôn là một người cộng sản ẩn đằng sau cái vỏ dân tộc chủ nghĩa. Tôi nghĩ những nhà chỉ trích ông Hồ Chí Minh – thuộc cả hai phía cộng sản và không cộng sản – duy trì chân dung về ông như một nhà cộng sản đầy quyền lực bởi vì ông ấy là biểu tượng nổi tiếng nhất của phong trào cộng sản Việt Nam.
BBC: Khi đọc về những bước đường đầu tiên trong sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh, nó có giúp gì cho người ta hiểu về phần đời sau này của ông hay không?
Vâng, tôi nghĩ phần nào đó, những gì diễn ra trong thập niên 30 cũng tái lặp trong cuối thập niên 40, đầu 50. Mâu thuẫn trong phong trào cộng sản tại Việt Nam và quốc tế không bao giờ vụt tắt. Một bên muốn đi tới thật nhanh, xây dựng điều mà họ gọi là chủ nghĩa xã hội bằng cách loại trừ tầng lớp trung lưu. Một bên lại cho rằng chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng từ từ, trải qua giai đoạn của chủ nghĩa tư bản. Tôi nghĩ người ta cần hiểu hai quan điểm này cứ thay nhau được chấp nhận, rồi gạt bỏ. Cứ như vậy. Đó là một trong những lý do – tôi nghĩ – vì sao ông Hồ Chí Minh không phải bao giờ cũng duy trì được vị trí là một nhà lãnh đạo có thực quyền.
(Nguồn BBC Việt Ngữ).
Diên Vỹ và Hoài An chuyển ngữ
fuck!1 lại thêm một tập đoàn nói láo,
Vẫn mấy bài ” Bổn cũ soạn lại ” nhạt thếch , đám mặt mốc 3 que cờ vàng CCCĐ chỉ nhăm nhe ngậm mực mà ngửa mặt phun Trời . Chui rúc mãi ở xó đây , mà đòi làm bẩn chân Người khác ư ?
Đúng vậy, tốt hơn Trực Ngôn nên về xóm Ba Đình để ôm chân “Người” hôn hít cho thỏa thích, chứ vào đây gặp toàn phản động, thì vào đây làm gì?!
Đầu tháng 2 năm 2013, hàng xóm của gia đình Phillip Marshall, tác giả của cuốn sách viết về sự kiện 11/9/2001 có tên là “Bamboozle Big: 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố” phát hiện ông cùng hai đứa con tuổi vị thành niên và một chú chó đã chết trong nhà. Nguyên nhân của những cái chết được xác định là do trúng đạn. Rất nhiều nghi vấn được đặt ra, có phải đó là một vụ tự sát, hay một mưu đồ nào đó đằng sau vụ việc này?
Một vụ tự sát?
Người thân và bạn bè của Phillip Marshall đã rất bất ngờ khi nghe tin về vụ việc. Bạn bè hai đứa con của Phillip Marshall đến thăm gia đình ở Sandalwood, khi nhìn qua cửa sổ, họ thấy Phillip Marshall, 54 tuổi nằm trên một vũng máu dưới sàn nhà. Micalia Phillips, 14 tuổi và anh trai Alex, 17 tuổi cũng được tìm thấy đã chết sau đó. Vợ của Phillip Marshall không có mặt ở nhà vào thời điểm xảy ra án mạng. Ngay lập tức, cảnh sát có mặt, sau khi khám xét hiện trường và thi thể các nạn nhân, họ tin đây là một vụ giết người và tự sát.
Theo đó, Phillip Marshall đã nổ súng sát hại hai đứa trẻ trước khi tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình. Nhiều người Mỹ lên tiếng nghi ngờ về giả thuyết này vì hai lý do: một là, nơi ông Marshall cùng gia đình sống là một thị trấn nhỏ, chủ yếu là dân da trắng, nơi mà tất cả mọi người đều biết nhau và rất khó tìm lý do để lý giải vì sao ông Marshall tự sát; hai là, trong thời gian gần đây, có khá nhiều vụ giết người kỳ lạ đã diễn ra tại Mỹ mà chưa được làm sáng tỏ.
Liệu cái chết này có liên quan đến những cuốn sách mà ông Marshall đã cho phát hành?
Cuốn sách gây tranh cãi – “The Bamboozle Big: 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố” đã được phát hành năm ngoái. Trong khi viết cuốn sách, ông Marshall chia sẻ rằng, cuốn sách sẽ gây một tiếng vang lớn và cho rằng, việc xuất bản cuốn sách đồng nghĩa với việc ông đã ký giấy chứng tử cho chính mình.
Theo Marshall, đã có một thỏa thuận bí mật giữa các quan chức Chính phủ và tầng lớp quý tộc Arab Saudi liên quan đến vụ tấn công ngày 11/9/2001. Và chính nhờ sự thoả thuận này mà cuộc tấn công mới có thể thành công. “Chúng tôi có hàng chục tài liệu FBI để chứng minh rằng, các phi công đã được huấn luyện bay ở California, Florida và Arizona trong vòng 18 tháng trước khi tiến hành cuộc tấn công”.
Trích lời bà Sophie Quinn-Judge: “Sau đó thì lần lượt từng lãnh đạo (CS) tại Sài Gòn bị Pháp bắt sau khi mặt trận bình dân tại Pháp sụp đổ và người Pháp một lần nữa ra chính sách trừ diệt đảng cộng sản. Sau đó, tôi nghĩ có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo trong đảng. Lúc này, ông Hồ đang ở Trung Quốc xây dựng một nhóm những người yêu nước Việt Nam theo đuổi chính sách thống nhất – một chính sách mà vào lúc này quốc tế cộng sản quay lại sử dụng. Tôi nghĩ đến đầu thập niên 40, ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam cần lúc đó, có mặt và sẵn sàng hành động.”
Không chỉ các lãnh tụ CSVN lần lượt bị ngưòi Pháp bắt, mà cả những lãnh tụ cách mạnh người Việt khác đều bị bắt, trong số có những vị đã quen biết với Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Tất Thành, khi ông ta mời chân ướt chân ráo đến Paris.
Đó là những Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền… những người đã cưu mang chàng Nguyễn Tất Thành khi ở Paris. Riêng cụ Phan Bội Châu thì bị mât thám Pháp bắt cóc bắt năm 1926 ở Thượng Hải, khi cụ trên đường về Quảng Châu để gặp một “đồng chí” nào đó (lúc đó nhiều người tin rằng người mà cụ Phan Bội Châu định gặp chính là “đồng chí” Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Tất Thành)…
Câu hỏi được đặt ra là: tại sao các lãnh tụ CS lúc đó đều bị Pháp bắt và nếu không bị tử hình thì cuối cùng chết trong tù? Điều này có liên hệ gì với ông HCM (Nguyễn Ái Quốc)? Nội vụ còn nằm trong bóng tối vì chính quyền Pháp chưa chịu giải mật những tài liệu liên quan đến phong trào CS tại VN. Tuy nhiên chính trong nội bộ đảng CS Đông Dương lúc đó đã có sự nghi ngờ đồng chí Lý Thụy thông đồng với mật thàm Pháp. Trong một báo cáo gửi về Trung Ương CSQT ở Mốt-cơ-va, quyền TBT Hà Huy Tập đã nêu ra sự nghi ngờ này (qua bằng chứng là sở Mật Thám Pháp ở Hà Nội đã có tên tuổi và hình ảnh của Nguyễn Ái Quốc trong tay) và yêu cầu CSQT bắt NAQ (lúc đó vừa về lại Một-cơ-va) phải “tự kiểm thảo” (Sau đó là một quãng thời gian 5 năm không ai biết ông Hồ đã làm gì ở Nga, sau này tiểu sử chính thức của HCM nói là ông làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về phát triển cách mạng ở Á Châu).
1.
Bạn đọc lamchithanh viết lạc đề, nhưng chắc là cố tình để “chữa thẹn” cho việc ông Hồ nhận vơ mình là Nguyễn Ái Quốc. Vốn là bút hiệu chung của hai ông Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Những văn bản viết bằng tiếng Pháp, ký tên NAQ, tuy lời văn rất giản di, nhưng vẫn là của một người học hành tới nơi tới chốn trong hệ thống giáo dục của Pháp, đó là tiến sĩ luật Phan Văn Trường, không phải là thứ tiếng “bồi” của một ngưòi học vài năm trung học trường thuộc địa… (Cụ Phan Văn Trường là tốt nghiệp tiến sĩ luật học ở ĐH Sorbonne và hành nghề trạng sư ở Paris)…
2.
Bạn đọc Phương Duy hình như có hơi hiểu lầm bà S Q-J. Việc CS nói ông Hồ là thánh, không lấy vợ vì thế chỉ đúng một nửa. Quả thật, ngoài với Tăng Tuyết Minh, ông sống chung – thường ngắn hạn – với nhiều phụ nữ nhưng không chính thức (làm hôn thú).
Như bà S Q-J giải thích, đó là thói thường của những kẻ “làm cách mạng CS”. Điều này hoàn toàn đúng sự thật. Nhưng vì thế bảo là HCM “hy sinh” không lấy vợ để chú tâm vào việc “cứu nước” là không có. Đúng hơn, ông Hồ là người có nhu cầu sinh lý rất cao… số “vợ hờ” của ông ta ghi nhận lên đến hàng vài chục… Có điềiu hiện tại ộng HCM vẫn còn đang được đảng CSVN thờ như thờ ông thánh nên những chuyện đời tư chưa được công bố…
Điều tôi muốn nói – và bà S Q-J cũng biết – là chuyện đời tư của già đình ông Hồ không có gì bí mật, người dân trong làng trong xóm họ biết cả nhưng vì chế độ còn đang muốn dấu nên chúng ta còn phải chở đợi khi tình hình chính trị VN đổi khác người dân mới biết được sự thực về ông Hồ. Chẳng hạn, chuyện sơ đẳng nhất là lý do tại sao thân phụ ông Hồ đang là quan huyện phải bõ chạy tuốt vô Nam, tận cùng xứ Đồng Tháp Mười, thay tên đổi họ đến không còn ai biết tăm tích? Câu trả lời giản dị là ông (bố của HCM) can tội đánh chết người (lúc lên cơn say rượu thay sao đó) tội nặng đáng lẽ tử hình nhưng nhờ có bạn bè học chung nngày xưa nay làm quan to ở Huế tìm cách lo lót, trốn đi được, nhưng phải chạy vào trong Nam, lúc đó là thuộc địa của Pháp, nằm ngoài quyền hạn của triều đình nhà Nguyễn (ở Huế)… Bà Soiphie Quinn-Judge biết, ông William Duiker cũng biết nhưng cả hai tác giả đều vờ vĩnh, không nói thẳng ra (hẳn thấy thời cơ chưa có lợi để nói sự thật!).
Đống ý với bác Lâm Vũ về ý kiến này.
Chỉ thêm một điều tôi thấy bà SQJ nói sai, hoặc chưa biết sự thật là ông Hồ khi xuất dương trên tầu đi Pháp là vì kế sinh nhai chứ không thể nào vì “tìm đường cứu nước” như CSVN thường tuyền truyền bịp bợm, hoặc theo bà SQJ có lẽ là vì “làm cách mạng”. Nếu ông Hồ ( lúc bấy giờ là anh ba Nguyễn Tất Thành) thực sự muốn đi làm cách mạng thì chí ít ông Hồ cũng phải liên lạc với những nhà cách mạng tiền bối đang nổi danh lúc bấy giờ như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…để các cụ giúp đỡ liên lạc với những nhà cách mạng khác đang ở Pháp, và ông Hồ cũng đã không viết thư xin vào học ở trường thuộc địa Pháp, để làm quan phục vụ cho mẫu quốc Pháp như ông Hồ đã viết vào năm 1911. Chỉ sau khi bị mẫu quốc Pháp từ chối không cho học làm quan phục vụ mẫu quốc Pháp, ông Hồ mới theo đảng CS Pháp, theo chủ nghĩa CS, vì ấu trĩ mà coi đó là” hạnh phúc và chân lý” mà rước hoạ cho dân tộc Việt cho đến ngày nay.
Lối giải thích cho rằng năm 1911, Nguyễn Tất Thành bỏ nước ra đi “tìm đường cứu nuớc” do chính “bác Hồ” đưa ra trong tự truyện “bác” viết dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, sau này được “đảng ta” lấn làm phiên bản chính thức.
Đó không phải là Lịch sử, có điều cũng khó mà phản bác dứt khoát, cho đến khi một giáo sư Sử học người Việt ở Pháp (GS Nguyễn Thế Anh) tìm ra nguyên bản lá đơn xin vào học trương thuộc địa của Nguyễn Tất Thành, khi chàng vừa đặt chân tới nước Pháp, ở cảng Marseilles, 1911. Sau đó nhà nưóc CSVN mới giải thích là ông Hồ xin vào học trường Thuộc địa là mong trở thành một quan cai trị của Pháp, và từ vị trí đó để dễ bề chống Pháp!
Không biết có mấy người tin các giải thích này? Nếu thật như thế thì tại sao đảng CSVN không công bố mưu mô của “Người” mà để đến khi lá đơn đó được !trình làng mới đưa ra lời giải thích đó?
Lời phản bác của bác LDV đưa ra cũng vững chắc không kém. Đúng vậy, nếu Nguyễn Tất Thành ra đi cứu nước thì anh ta lúc đó phải đi lên Paris để gặp cụ Phan Chu Trinh chứ? Cậu Thành đã được cha cho địa chỉ của cụ Phan – cụ Phan và bố của NTT vốn là bạn học của nhau – trước khi cha con chia tay nhau ở Sài Gon cơ mà?
Sự thật là cậu Thành đã đi làm để kiếm tiền gửi về cứu giúp cha. Cậu đã hai lần gửi tiền về VN, nhưng vì không biết cha mình đang trốn ở đâu nên cậu đã gửi thẳng đến tòa Thống Sứ Pháp tại Sài Gòn! Lá thư – có kèm theo món tiền gửi cho bố – đến nay vẫn còn trong thư khố của Pháp cho Đông Dương ở Aix-en-Provence…
Nhưng chuyện này dĩ nhiên khi viết cuốn “HCM – The Missing Years” tác giả Sophie Q-J biết cả nhưng bà chưa tiện nói, chắc hẳn còn đợi khi toàn bộ những bí ẩn của cuộc đời sự nghiệp HCM được đưa ra anh sáng. Bà đã nói lên sự mong mỏi này nhiều lần rồi…
Cám ơn bác Lâm Vũ nói ra những lập luận và bằng chứng như thế này để mọi người được hiểu rõ thêm về HCM.
Ê , hê ! Tưởng là gì , hóa ra lại chuyện mấy kẻ MÙ TẢ VOI , để cho đám lang bang ăn theo , vội vàng hóng hớt …
– Nên nhớ : Chớ có bụng ta mà suy ra bụng Người đấy nhé !
Nói chung qui lại, Hồ Chí Minh chỉ là một tên đồ tể của Cộng Sản Quốc Tế đã được Nga huấn luyện và đưa về VN hoạt động!
Từ ngày có Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản ở Việt Nam đến nay, nhân dân và đất nước Việt Nam chịu nhiều đáng cay cơ cực. Hằng triệu người đã chết và đất nước hoang tàn!
Tôi tin là có 1 NAQ ảo và 2 NAQ thực. Sau đó, Trung Quốc theo lệnh của CS Nga lồng ghép vào cuộc đời của 3 hay đến 4 người đóng vai HCM sau này.
HCM là nhân vật được xây dựng như nhân vật tiểu thuyết có nhiều người đóng vai và việc này có gì đâu mà khó. Sân khấu bây giờ hóa trang sơ sơ cũng thấy giống y chang.
HCM có là ai đi nữa cũng không thể trốn tránh trách nhiệm về sự diệt chủng tàn bạo đồng bào mình trong các vụ cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, gây nên cuộc chiến Bắc Nam, thảm sát Mậu Thân là những vụ trực tiếp ông ta gây ra kể từ khi cướp quyền lãnh đạo đất nước VN đến khi từ trần 1969. Chuyện HCM có ý đi tìm đường cứu nước từ năm 1911 chỉ là sự tuyên truyền láo lếu của ĐCSVN nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ. Bà ts Sophie Quinn-Judge viết cuốn này cũng chỉ theo tài liệu tuyên truyền đó và rồi cũng chỉ là suy đoán mà thôi. Chả có gì chứng thực. Thí dụ: khi bà viết về những sự liên lạc giúp đỡ của gia đình HCM với các nhà CM Phan Chu Trinh chỉ là lời đồn,không chứng cớ, làm sao có thể tin được. Còn chuyện HCM và các bà vợ Tăng Tuyết Minh hay Nguyễn thị Minh Khai và các đồng chí khác của họ, bà đưa ra các bằng chứng rồi lại bênh vực cho lý luận HCM có thể vẫn luôn luôn độc thân vì có thể đó chỉ là những cuộc hôn nhân giả mục đích qua mắt địch thủ để hoạt động CM, thì thưa bà tiến sĩ, chẳng lẽ một trí thức có bằng cấp như bà lại có thể ngây thơ như thế ở cái thời đại thông tin này sao? Đã có những nguồn tin và bằng chứng trong tay rồi mà bà vẫn không thể tìm ra được chuyện hôn nhân đó là thật hay giả sao thưa bà.