WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kinh tế và World Cup

Khán giả hâm mộ bóng đá đến giờ này đều quen thuộc với tiếng kèn inh tai Vuvuzela quốc hồn quốc tuý của nước Nam Phi. Ít được người biết đến hơn là 90% Vuvuzela tại World Cup được sản xuất từ Trung Quốc (1)

Ảnh: AP

Điều này có lẽ không làm ai ngạc nhiên vì cả thế giới đều quá quen thuộc với nhãn hiệu “Made in China” từ bàn chải, kem đánh răng cho đến quần áo, đồ điện tử v.v… Tuy vậy có hai điểm đáng lưu ý:

  1. Hiện có 25% người Nam Phi bị thất nghiệp. 50% dân chúng sống dưới ngưỡng cửa nghèo khó (2). Nếu kèn Vuvuzela được sản xuất trong nội địa sẽ giúp một số dân chúng có công ăn việc làm dù chỉ với đồng lương thấp.
  1. Giá thành của một Vuvuzela là 40 xu Mỹ, bán ra tại World Cup là 8 USD (1). Hãng sản xuất chỉ lời vài xu cho mỗi cái kèn – số còn lại cho chuyên chở, phân phối, bán sỉ và lẻ v.v… – nhưng giới doanh gia Trung Quốc hy vọng đây là loại kèn được quảng cáo ra khắp lục địa Phi Châu dẫn đến các mối đặt hàng khác lớn hơn trong tương lai.

Đây là một thí dụ cụ thể của mô hình đã giúp Trung Quốc xây dựng một nền kinh tế khổng lồ trong vòng trên dưới 20 năm: bằng vào nhân công rẻ và doanh nghiệp linh động để xâm nhập, rồi từ từ chiếm lĩnh thị trường.

Ban tổ chức World Cup không dễ tìm ra nơi sản xuất nào khác có thể làm số lượng lớn kèn Vuvuzela với giá rẻ trong thời gian ngắn như vậy. Âu-Mỹ-Nhật không cần đến các mối nhỏ ít lời. Các nước như Việt Nam, Bangladesh dù giá thành hạ nhưng lại vắng không hiện diện ở Nam Phi. Các nước Phi Châu có cả hai lợi thế tiền lương thấp và vận chuyển gần nhưng lại không có sẵn cơ xưởng làm đồ chơi để có thể nhanh chóng chuyển sang bán kèn.

Như vậy ngoài nhân công rẻ, nền kinh tế Trung Quốc còn thêm ưu điểm là tính năng động và cạnh tranh cao. Trên thế giới nơi nào cũng có người Hoa làm ăn mua bán rồi chuyển đơn đặt hàng về khu vực sản xuất khổng lồ tại Hoa lục.

Trung Quốc cũng sẽ không chỉ ngừng tại khâu sản xuất có sức thu thấp. Các bài học từ Nhật Bản, Nam Hàn cho thấy các nước Đông Á bắt đầu với hàng hoá chất lượng kém trong các thập niên 60 và 90, dần dần tiến lên các ngành công nghiệp cao rồi xây dựng những đại công ty ngang hàng hoặc vượt trội hơn cả Âu-Mỹ. Trung Quốc hiện đầu tư nhiều vào hệ thống giáo dục đại học và các viện nghiên cứu. Họ cũng yêu cầu các công ty nước ngoài phải trao đổi kỷ thuât khi ký các hợp đồng buôn bán lớn. Trong vài thập niên tới đây chúng ta sẽ thấy Hoa lục có mặt và cạnh tranh ráo riết trong những ngành nghề sản xuất xe hơi, máy bay, xe lửa cao tốc, công nghệ sạch. Các nhãn hiệu Trung Quốc sẽ trở nên quen thuộc chắng kém gì các đại công ty khác của Á Châu như Toyota, Huyndai, Sony, Samsung v.v…

Nhiều nhà quan sát nghĩ rằng Trung Quốc sẽ chiụ áp lực về lương bổng bắt đầu với những cuộc tranh đấu gần đây tại các hãng Honda và Foxcomm. Nhưng người viết nghĩ rằng một mặt, nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn có khả năng kềm giá nhân công nếu cần để hỗ trợ sản xuất – hay ngược lại có thể cho tăng lương nhằm nâng cao sức mua trong nước khi xuất khẩu sang Âu-Mỹ bị giảm. Mặt khác, Đây là về măt chính sách; còn trên thị trường tự do hiện Hoa lục vẫn còn khoảng 700 triệu dân sống ở các vùng nông thôn nghèo khó, họ sẵn sàng nhận các việc làm 12, 13 giờ mỗi ngày với đồng lương rẻ mạt cho dù bị dân sống vùng duyên hải chê bỏ. Khác với những con rồng Đông Á, nền kinh tế Trung Quốc trong hai ba thập niên nữa có thể phát triển song song theo cả hai hướng: chiều cao với công nghệ tiên tiến và chuyên viên thượng thặng sống dọc vùng duyên hải, và chiều thấp trong khâu sản xuất bằng nhân công rẻ trong nội địa nhằm tiếp tục tràn ngập thế giới với nhãn hiệu “Made in China”.

Điều gì có thể khiến cỗ xe lửa Trung Quốc bị trật đường rầy? Người viết có vài thiển ý như sau:

  1. Trái với sự đánh giá của nhiều chuyên gia, sự thay đổi tại Trung Quốc sẽ không bắt đầu từ phong trào quần chúng. Người viết nhận thấy dân Hoa cho dù bất mãn với tình trạng tham nhũng, giàu nghèo chênh lệch quá xa, giá nhà lên nhanh tạo khó khăn cho các hộ gia đình trẻ, môi trường bị ô nhiễm, …. nhưng nói chung họ vẫn hài lòng với hướng tiến của đất nước. Người Hoa đã quen nhẫn nhịn và chiụ đựng các giai đoạn lịch sử ngặt nghèo và tủi nhục. Lần đầu tiên từ 300 năm họ có thể tin tưởng và tự hào rằng Trung Quốc sẽ trở nên hạng nhất nhì chỉ trong vài thập niên nữa.  Các thanh niên thiếu nữ nghèo ở nông thôn sẵn sàng ra thành thị làm việc cật lực trong 10, 15 năm sau đó trở về lại quê hương có vốn làm ăn và lập gia đình. Nếu so sánh thì người dân Trung Quốc lạc quan về tương lai, trong lúc giới trung lưu và lao động ở các nước tiên tiến Âu-Mỹ lại lo về công ăn việc làm bấp bênh, quỹ hưu bổng bị cắt giảm khi tuổi đã lớn.
  1. Dù không có những dữ kiện chính xác nhưng người viết nghĩ nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị lung lay vì những lạm dụng tài chánh – ở mức độ còn trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ 2007-09 và khu vực Euro 2010. Lý do thứ nhất là không ai biết nhà cầm quyền Bắc Kinh thật sự kiểm soát được bao nhiêu phần trăm trong số trử lượng ngoại tệ 2500 tỷ đô-la hay bị rơi vào tay các tập đoàn và giới đầu cơ. Âu-Mỹ có cơ cấu giám sát, hệ thống phân quyền độc lập và tự do báo chí (để phanh phui các vụ tham nhũng hối mại) so với Trung Quốc một trời một vực mà còn rơi vào hai cuộc khủng hoảng. Dựa vào đó người ta khó đánh giá được mức lạm dụng tại Trung Quốc trầm trọng thế nào khi nhà cầm quyền, hệ thống ngân hàng và các đại công ty cùng chung chia xẻ quyền lợi. Lý do thứ nhì, Bắc Kinh trở nên chủ quan kiêu ngạo khi Âu Mỹ xuống mà nền kinh tế của họ vẫn phát triển đều ở mức 8-10%. Lý do thứ ba, nếu Hoa Kỳ và Tây Phương cắt giảm bội chi thì số tiền thặng dư của Trung Quốc sẽ tồn đọng lại trong nước, bơm vào các bóng đầu cơ tham nhũng hối mại. Tiền bạc không di chuyển sẽ ngưng lại như nước đọng ao tù, lâu ngày sanh thành chướng khí.

© Đoàn Hưng Quốc

—————————————————————

(1) Bản tin CNN

(2) Tài liệu CIA world fact

1 Phản hồi cho “Kinh tế và World Cup”

  1. tong vo says:

    Bai viet nay khong tham khao cac tai lieu ve kinh te cho chinh xac !
    Dua tren cac con so thi` kinh te thu nhap cua moi nguoi dan Nam Phi tinh theo binh quan dau nguoi la cao hon cua Trung quoc.
    Neu noi ve ty le phan ngheo` doi va song duoi muc cua su ngheo doi la Trung quoc lai cang thap hon Nam Phai may tram lan:
    Dan so Nam Phi chi co khoang 45 trieu, 50% co thu nhap thap hon muc ngheo doi thi` chi co’ 25 trieu dan. Trung quoc thi` 1.3 ty nguoi va trong so nay` co’ khoang 800 trieu dan co thu nhap duoi muc ngheo doi.
    Thu nhap trung binh cua moi nguoi Nam Phi la 5,800$ va` Trung quoc la` 3,800$.
    Tac gia co qua’ chinh tri hoa van de, nhin vao dau cung thay toan la chinh tri chi dao
    chan thanh

Leave a Reply to tong vo