WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dưới núi Vô Tích uống rượu với Kiều Phong

Nếu bạn đi đây đi đó thật nhiều như tôi, nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn về trong một căn lều, ngồi yên dưới mái hiên nhà, nhìn ra sông núi, cây vườn, và ở thế hệ chúng tôi, thú vị nhất là đọc lại một đoạn truyện kiếm hiệp Kim Dung.  Đọc truyện chưởng, như thế hệ trước 75 thường hay nói, cho ta cái cảm tưởng như là tìm lại một quá khứ đầy hương vị cho trí tưởng tượng đến một thế giới mà ở đó, con người và xã hội có một số những luật chơi, hay là luật giang hồ, khác hẳn với con người và xã hội thời nay.  Các tay kiếm sĩ, đạo sĩ, giang hồ, ma đạo đều hành hoạt trong một không gian như ảo, như thực – và cái điều hay nhất là không ai có vẻ bận tâm gì đến chuyện kinh tế, cơm áo cá nhân.  Chuyện kiếm hiệp là chuyện thần tiên cho người lớn mà không ai ở miền Nam trước đây, một khi đã đọc Kim Dung, mà không say mê cho đến suốt cả cuộc đời.

Trong mỗi tập truyện Kim Dung, đều có những đoạn chuyện kể thật tuyệt vời mà tác giả dàn dựng một cốt lõi sự kiện làm cho người đọc bị lôi cuốn vào một sự tưởng tượng tối đa thành ra một cuốn phim nội tại cho đầu óc của mình.  Ví dụ, trong tập Lục Mạch Thần Kiếm, tập Một, Kim Dung kể chuyện khi Đoàn Dự, thái tử nước Đại Lý, bị thất tình với Vương Ngọc Yến (sau này dịch lại là Vương Ngữ Yên) ở Thinh Hương Tịnh Xá ở khu vực Cô Tô Mộ Dung, chèo thuyền ra đi suốt đêm, đến sáng ra thì thuyền ghé vào thành Vô Tích.  Đoạn này viết,

“Vừa tới ngã ba đuờng phố, thì một toà tửu lầu cao ngất đứng sững ngay trước mắt chàng.  Cái biển ba chữ vàng “Tùng Hạc Lầu” treo trong tiệm lâu ngày bị khói bám đen kít, nhưng chữ vàng vẫn còn lóng lánh.  Mùi rượu thịt từ trong tiệm đưa ra, tiếng dao bằm trong bếp, tiếng tửu bảo gọi nhau nhộn cả lên.  Đoàn Dự lên lầu, gọi tửu bảo lấy cho một bình rượu và mấy món nhắm.  Chàng ngồi vào chiếc bàn kê  ngoài hiên, rót rượu uống một mình, cảm thấy nỗi thê lương cô quạnh nặng chĩu trên đầu, bất giác buông một tiếng thở dài não nuột.   Tiếng thở dài chưa dứt, một đại hán ngồi đầu mé tây, hai mắt sáng như điện, quay lại nhìn chàng hai lần.  Đoàn Dự cũng nhìn gã thì thấy người này thân thể cao lớn, trạc ngoài ba mươi tuổi, mặc áo vải màu tro, phục sức có vẻ sơ sài mộc mạc, mặt vuông chữ điền, tướng mạo tuy không tuấn tú, nhưng oai phong lẫm liệt.  Đoàn Dự lẩm bẩm khen thầm, ‘Người này trông oai gớm, có lẽ là một kẻ sĩ khẳng khái đất Yên, Triệu.  Bất luận Giang Nam hay Đại Lý đều không có nhân vật thế này.’  Trên bàn trước mặt đại hán đặt một mâm thịt bò chín, một bát canh lớn, một hồ rượu to, ngoài ra không có gì khác nữa.  Thấy thế chàng biết gã là người ăn uống tự nhiên, phóng lãng.”

Lão đại hán đó là Kiều Phong, chưởng môn của Cái Bang Hội, một nhân vật kỳ lạ của tập truyện Lục Mạch Thần Kiếm.  Kế tiếp, Kiều Phong mời Đoàn Dự đến ngồi chung bàn.  Hai bên thi nhau uống rượu.  Đoàn Dự nhờ vào phép chưởng bí truyền Lục Mạch Thần Kiếm mà cho rượu tiết ra ngón tay nên uống hoài không say.  Uống xong, hai người ra ngoài chạy đua.  Và sau đó là liên tục những chuyện ân oán giang hồ, gió tanh mưa máu, liên tục xảy ra, suốt cả hơn 2400 trang sách chữ nhỏ.   Mỗi lần đọc đến đoạn trên, không biết là bao nhiêu lần, có thể hàng trăm lần rồi, mà tôi vẫn lấy lòng mình trổi lên một cơn sóng lòng, muốn tìm về một quán ăn giang hồ nào đó ở Việt Nam, ngồi bên lan can, nhìn ra đường phố náo nhiệt, kêu một dĩa thịt heo rừng luộc thật to, một bình rượu đế Kim Long hâm nóng, một bát uống rượu lớn, một mình nốc từng chén cay xè, nhắm từng miếng thịt lớn chắm nước mắm ớt thật cay, say men choáng váng.  Uống say xong, kéo anh em anh hùng nghĩa khí đi ra ngoài bìa rừng đấu chưởng, đánh kiếm.  Hay là tưởng tượng đến cảnh một mình ngồi bên ven rừng trong một đêm tuyết phủ, sau cả ngày đường trên yên ngựa vượt sông núi, uống rượu nóng, nhìn tuyết rơi, suy nghĩ đến chuyện ân oán giang hồ.  Ha! Đời thật là hứng thú, thi vị.

Các bạn có thưởng thức được chuyện đó không?  Đây là chuyện của một cõi sống không lo về vấn đề chất béo trong máu, hay là tiền bạc, hóa đơn, vợ con, người thân, công ăn, việc làm.  Ngay cả bệnh tật, cái chết cũng không lo.  Những anh hùng kiếm hiệp chỉ biết đến chuyện đạo nghĩa giang hồ và tìm cái chết cho xứng đáng với tên tuổi của mình.  Mọi chuyện khác đều không quan trọng.  Để tôi nhắc thêm một đoạn khác.  Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, một tuyệt tác khác của Kim Dung, khi nhân vật giang hồ, lãng tử, đa tình, đa tài Lệnh Hồ Xung, đang nằm dưỡng thương với ni cô Nghi Lâm ở một khu sơn dã.  Nghi Lâm thầm yêu Hồ Xung, và niệm Phật “như năn nỉ” để cầu nguyện cho Hồ Xung chóng bình phục:

“Lệnh Hồ Xung chớt nhả với hết thảy mọi người, trừ phi đối với sư phụ mẫu.  Lúc này gã thấy Nghi Lâm tận thành niệm Phật giải nạn cho mình thì bầu nhiệt huyết sôi lên và trong mắt gã thấy toàn thân Nghi Lâm phát ra ánh sáng khả kính.  Nghi Lâm niệm kinh thanh âm mỗi lúc một êm dịu, tưởng chừng như trong tay nàng có cầm một cành dương thật sự vẩy nước nhiệm mầu cứu khổ cứu nạn của Bạch Y Đại Sĩ.  Mỗi câu niệm Quan Thế Âm Bồ Tát là một lời thỉnh nguyện chân thành.  Lệnh Hồ Xung thấy trong lòng vừa cảm kích vừa được an ủi, bất giác nhiệt độ lui dần.  Tiếng niệm kinh ôn hòa đưa gã vào cõi mộng.” Đến đây, Kim Dung chuyển khung cảnh câu chuyện:  “Nơi khu sơn dã nầy yên tĩnh, nhưng trong lư phủ ở Hành Sơn, quần hùng tụ hội vừa diễn ra một trường khoa kiếm giương cung, một trận gió tanh mưa máu, một phen rồng tranh, hổ đấu.”  Tiếp theo là một màn giết chóc, tranh tài, lý sự về chánh tà, máu me vung vãi suốt cả mấy chục trang, đưa người đọc vào một câu chuyện ly kỳ về thế giới giang hồ của Trung Hoa thời kiếm hiệp trong suốt sáu bộ sách liên tục.  Mỗi lần đọc lại đoạn này là tôi mất luôn cả ngày đọc kiếm hiệp, không bỏ sách xuống được, cứ đi vào cõi tưởng tượng, sống lại cái thế giới mà phim Tàu ngày nay tôi không hề thỏa mãn được.

Truyện kiếm hiệp Kim Dung nay đang trở lại ào ạt ở Việt Nam.  Mỗi lần tôi về Sài gòn đều đi uống rượu với các bạn bè trên vỉa hè náo nhiệt.  Hào hứng lắm là với một người bạn Nam kỳ có tên là Dương Ngọc Dũng, mà tôi hay so sánh với Kiều Phong.  Dũng có thân hình to lớn, dân gốc hình như là Vĩnh Long, thuần chất Nam bộ, dáng điệu ngang tàng, ăn nói oang oang, uống rượu, bia như hảo hớn giang hồ.  Anh nguyên là sĩ quan công an chính trị, sau đi học triết ở Harvard và Boston.  Tôi quen được Dũng khi tôi chủ trương tập san Triết mười năm trước, khi Dũng còn học ở Harvard, và đang làm luận án tiến sĩ.  Dũng viết thư cho tòa soạn chỉ trích tôi.  Tôi đăng lên trang đầu.  Dũng cũng rất dị ứng với nhóm Giao Điểm, mà tôi là một thân hữu thỉnh thoảng có viết bài cho nhóm này.  Nhưng không sao cả.  Chuyện tư tưởng, chính kiến bỏ qua một bên.  Trong cuốn sách gần đây ở Việt Nam, “Đường Vào Triết Học,” Dũng cũng nhắc đến tên tôi cùng với Phạm Công Thiện.  Sau này hai đứa tôi trở nên bạn hữu.  Dũng bây giờ là giáo sư triết ở Đại học Nhân Văn Tp Hồ Chí Minh, viết rất nhiều sách, báo.  Nhưng tôi thích nhất các bài viết của Dũng là về truyện kiếm hiệp Kim Dung.  Mỗi lần gặp nhau là chúng tôi kêu một nhóm triết học, từ Bùi Văn Nam Sơn, Ngô Văn Tao, Lê Tuấn Huy, Trương Thái Dzu, đến nhóm lãnh đạo công ty văn hóa Phương Nam, uống bia, rượu say mèm.  Tôi vẫn hỏi là sao mà Dũng có thể viết lách được với số rượu bia hàng chục tấn vào cơ thể như rứa.  Anh ta cười ha hả.  Tôi thích cái phong cách giang hồ, ngang ngược, hảo hớn, thành thật, thẳng thắn, kiểu Nam kỳ quốc của Dũng.  Uống rượu với Dũng, bàn chuyện triết học, với một kiến thức uyên bác, và có một trí nhớ lạ lùng, tôi thích không thể tả.  Nó giống được như luyện kiếm với một cao thủ hơn mình xa.  Mỗi lần uống rượu với Dương Ngọc Dũng là một lần đầy cảm hứng giang hồ.   Tôi ngờ ngợ thấy mình như là Đoàn Dự, đôi khi thấy mình như là Mộ Dung Phục – tôi tưởng tượng về mình một cách cao ngạo, tự đắc kiểu trẻ con vậy mà.  Còn Dũng là Kiều Phong, hay là lệnh Hồ Xung, con người đa tình, đa tài, không biết sợ trời, sợ đất, ngang ngược, hào khí, không câu nệ chi cả.  Phải về Việt Nam, tôi mới có dịp được uống rượu say những con người như vậy.  Có phải vì xã hội ta bây giờ nó cũng bàng bạc như không khí giang hồ kiếm hiệp thời của Tiếu Ngạo Giang Hồ?  Chắc là vậy.  Rừng nào cọp ấy; sông nào thì cá sẽ như rứa đó, quý vị ạ.

Nay thì Dương Ngọc Dũng có xe hơi mới, mỗi lần chở tôi đi nhậu, loay hoay kiếm chỗ đậu xe, không như hồi trước, chạy xe máy hai bánh, giản dị hơn nhiều.  Hắn bây giờ cũng phải chạy sâu (shows) để viết sách kinh doanh, làm thông dịch, dạy thêm giờ – vì lương giáo sư đại học chính thức không đủ chi tiêu theo kiểu Sài Gòn hiện nay.  Anh ta lại bị một cái tai biến mạch máu nhẹ nữa.  May ra chưa can gì.  Tôi muốn nhắn với Dũng là hãy ít ăn nhậu với bạn bè (ngoại trừ với tôi!), để thêm thì giờ mà viết hay dịch những cuốn triết học có chất lượng, bề sâu – như là Bùi Văn Nam Sơn đang làm vậy.  Nhưng chắc là khó.  Dũng là mẫu người Sài Gòn, năng động quá, không còn tâm sức cho chuyện học thuật bền bĩ, kiên nhẫn được.  Tôi nghĩ đến nhân vật Kiều Phong nếu mà không tiếp tục luyện Giáng Long Thập Bát chưởng thì có ngày công lực cũng hao mòn vì phung phí năng lực vào thú vui của đường phố Sài Gòn  – một loại phố thị Vô Tích của thời nay.

Nếu để tôi chọn làm một nhân vật trong kiếm hiệp Kim Dung, tôi sẽ chọn làm Mộ Dung Phục trong Lục Mạch Thần Kiếm, người ngày đêm theo đuổi cơ đồ khơi phục nước Mộ Yên của tổ tiên, chứ không là Kiều Phong, một con người nghĩa khí nhưng với đầy duyên nợ oan nghiệt.  Nhưng tôi muốn Mộ Dung Phục có được cái tấm lòng thành, cái chân chất khẳng khái của Kiều Phong, thêm vào cái lãng mạn rất là con người của Đoàn Dự để hành hoạt trong giang hồ.  Mộ Dung Phục cũng cần phải có thêm một chất tâm khác từ Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký: tấm lòng chung thuỷ với bạn hữu dù bất cứ với giá nào.  Vì thiếu cái đức lớn của trái tim và trí óc hành hiệp mà con người tài hoa ngút trời Mộ Dung đã thất bại bi đát.  Đọc kiếm hiệp có nhiều khi cũng là để nhắc nhở chính mình nuôi mộng lớn và tự hỏi trong mộng lớn ấy mình có đánh mất chính mình hay chưa?  Thôi, mời bạn lên tửu lầu Tùng Hạc cùng tôi chén chú chén em bàn chuyện giang hồ cho dến khi say men, nóng mặt rồi cùng kéo nhau ra bìa rừng đấu chưởng với bọn ma đầu.  Dzô!

© Nguyễn Hữu Liêm

6 Phản hồi cho “Dưới núi Vô Tích uống rượu với Kiều Phong”

  1. Huong Nguyen says:

    Cái bản chất ngụy quân tử của Mộ Dung Phục dù sao cũng được giải thích như là 1 phương tiện để biện minh cho cứu cánh phục hồi nhà Yên của cha con nhà Mộ Dung. Nhưng việc ông Nguyễn Hữu Liêm chọn Mộ Dung Phục làm biểu tượng cho mình thì hơi lạ! Vì từ giữa lòng Đại Hội Việt Kiều, vị triết gia còi hụ này đã đại ngộ và tìm được nỗi bình yên. Cất tiếng quốc ca, từ sau cột sống, 1 luồng chân khí chạy rần rần xông thẳng lên huyệt bách hội, xuyên qua 2 cửa sinh tử của huyền quang là cảnh giới thượng thừa trong công phu Thiết Diện Bì… Sau đó ông đi Cali để hợp tác điều đặn với tòa lãnh sự CSVN cho 1 quê hương đã hoàn toàn độc lập – tự do – hạnh phúc. Ông còn mưu đồ phục hưng cho nhà nào?

  2. VôViNhiVôBấtVi says:

    Dù cho mộng lớn baonhiêu
    Cuốicùng rồi cũng tiêudiêu bụimờ!
    Cànkhôn vũtrụ vô bờ
    Sanhsanh tửtử mịtmờ trầmluân!!!…
    Đời toàn là NhạcBấtQuần
    Háo danh, ham lợi, bất nhân, vô hồn!
    Dại, khôn,.. đều phải đem chôn
    Sống, là kwáđộ cái thờigian…”không”…!!!

  3. Vô Vi says:

    Vừa đọc “Vác thánh giá đi tu thiền” của ông Nguyễn Hữu Liêm thấy phát chán, vào đọc bài này càng thêm nản!

    Hình như ông Nguyễn Hữu Liêm lúc này vô công rỗi nghề nên rủ mọi người ôn lại truyện kiếm hiệp Kim Dung của Tầu để giết thời gian, hay để quên đi những khổ đau mà nhân dân VN đang phải gánh chịu do nhà nước CSVN gây ra?

  4. Người San Jose says:

    Tặng Mộ-dung-Phục.

    Dưới bóng mả Hồ.
    Rượu cay như ớt hiểm.
    Dưới bóng mả Hồ.
    Rượu đắng tợ ký-ninh.
    Dưới bóng mả Hồ.
    Rượu hôi hơn cứt chó.
    Dưới bóng mả Hồ.
    Mùi rượu giống máu tanh.
    Dưới bóng mả Hồ.
    Rượu khai mùi nước đái.
    Nhìn bóng mả Hồ.
    Tớ vén quần gãi dái.
    Dưới bóng mả Hồ.
    Đàn-đúm với ma cô.
    Mộ-dung-Phục ở Cô-tô.
    Nay định-cư dưới bóng mả Hồ.
    Cả một bầy tép mẳn lạy cá rô.
    Tép vợ, tép con, tép cháu còn ỡ truồng.
    Nhấp-nhỗm chỗng mông hờ nảo-nuột.
    Ở cạnh bên là đại-gia làng chuột.
    Đang mơ-màng tính-toán việc Bắc Kinh.
    Ối! Đẹp thay nét hào-sãng nghỉa tình.
    Dưới bóng mả yêu-tinh ngồi đối-ẫm.

    Người San Jose

  5. cố hương says:

    ++++++++++

    Mộ Dung Phục không thể là người hoàn hảo như tác giả mong ước , vì Mộ Dung Phục là người gốc Tiên Ty , một giống rợ phương bắc từng xâm chiếm Trung Hoa .
    Theo Kim Dung , chỉ những người Hán tộc mới là những bậc anh tài , giỏi đủ thứ từ võ công , mưu chước , hiệp nghĩa giúp đời trừ gian và rất trung hậu với bạn bè .
    Tuy Tiêu Phong là người Khiết Đan nhưng vì được người Trung Nguyên giáo dục từ nhỏ nên đã thấm nhuần cái văn hoá ” khinh tài trọng nghĩa , cứu người giúp đời ” và một lòng yêu nước Trung Hoa .
    Chứ như Mộ Dung Phục tuy ở tại Cô Tô , một xứ thanh lịch nhất nước Tàu , nhưng vẫn còn mang cái gốc man di mọi rợ và từ nhỏ đến lớn chỉ học sách vở của tổ tiên , giống rợ Tiên Ty ở đất Yên , không thể học hết tinh hoa võ thuật bằng chữ Hán của người Trung Nguyên được ( tất cả mọi võ công đều nhờ biểu muội Vương Ngọc Yến chỉ điểm ) . Vì vậy Mộ Dung Phục không thể có võ công tuyệt đỉnh và cũng không là anh hùng trượng nghĩa , hoặc trung thành với bè bạn ( giết Bao Bất Đồng ) , Trái lại Mộ Dung Phục hay phản phé ( tôn Đoàn Diên Khánh làm cha nuôi …… ) .
    Nhân vật Mộ Dung Phục đã được tác giả Kim Dung sắp đặt như vậy , cũng như tất cả các nhân vật thuộc đám Di , Địch , Man , Nhung làm sao có thể là những nhân vật anh hùng số một , số hai được .

    Có thể thấy như :
    Huyết Đao Mật Tông ở Tây Tạng là những người độc ác , giết người , hiếp dâm trong Liên Thành Quyết .
    Bạch Đà Sơn Âu Dương Phong , Âu Dương Công Tử ở Tây Vực , Tân Cương không thể là người tốt được .
    KIm Luân Pháp Vương hoặc Cưu Ma Trí cũng vậy chỉ là những kẻ gian tà .
    Đinh Xuân Thu ở Tinh Tú Hải , Tân Cương không thể không gian ác .

    Và còn biết bao nhân vật của Tứ Di ( Man , Di , Nhung , Địch ) trong tiểu thuyết của Kim Dung là những người độc ác , chỉ dùng để đánh bóng những vai chính rất anh hùng củaTrung Hoa có võ công cao nhất , yêu nước Trung Hoa nhất , hành hiệp trượng nghĩa cũng nhất luôn .

    ++++++++

    • Lâm Vũ says:

      Chính xác luôn! Đó chính là “chủ nghĩa” Đại Hán của Vạn thế Biểu sư đức Khổng Tử mà ngày nay Tầu phựa mang ra đánh bóng xài lại.

      Nhưng trong Kim Dung “đại pháp” đó mới chỉ là “chính đề”. KD tiên sinh cũng đưa ra vô số “phản đề” để chống lại “chính đề”, tiêu biểu là những Nhạc Bất Quần, Thành Khôn, Nhậm Ngã Hành… những kẻ đội lốt “luân thường đạo lý” để làm những chuyện đồi bại…

      “Tổng đề” của KD tiên sinh thật ra nằm ở tôn giáo, không những nơi những vị cao tăng Thiếu Lâm, như Không Kiến Đại sư, mà còn ở Tạ Tốn, ni cô Nghi Lâm, “chú tiểu” Hư Trúc v.v. Và nhất là ở nhân vật Đoàn Dự.

      Đoàn Dự không những không phải là người Hán, nhưng là sự kết hợp giữa sự uyên bác của Nho học, vô vi của đạo Lão và tính uyên nguyên của Phật giáo. Đoàn Dự chê Hán Nho, chán Phật pháp, không màng đến cõi niết bàn hay cảnh nuớc nhược non bồng… chỉ mê “cô bé” Vương Ngữ Yên (Vương Ngọc Yến), suốt đời theo đuổi chỉ để được làm cái bóng của nàng dẫu có tan xương nát thịt, sau cùng đã nhẩy xuống giếng đễ được chết theo nàng… Cuối cùng, Đoàn Dự đã được toại nguyện…

      Đoàn Dự là nhân vất duy nhất không tì vết, thoát khỏi mọi hệ lụy cuộc đời và được mọi người yêu mến.

      LV

Leave a Reply to VôViNhiVôBấtVi