WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vượt qua hận thù: Trường hợp của nước Pháp và Đức

Ảnh Photobucket

Giữa hai dân tộc nước Pháp và nước Đức đã từng có một sự hận thù nặng nề ghê gớm kéo dài trong nhiều thế hệ, phát sinh từ ba cuộc chiến tranh liên tục, bắt đầu từ năm 1870 với cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (franco-prussian war), rồi đến đệ nhất thế chiến 1914 – 1918, và sau cùng là đệ nhị thế chiến 1939 – 1945. Nhưng kể từ giữa thập niên 1950, hai nước này đã vượt qua được sự thù hận ân oán lâu đời đó, để mà cùng hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm góp phần cực kỳ quan trọng vào việc xây dựng được một khối thị trường chung Âu châu (European Common Market). Và rồi tiến tới thêm một bước kỳ diệu nữa, đó là thiết lập được một thực thể chính trị kinh tế quan trọng bậc nhất trong thế giới hiện đại, tức là tổ chức Liên Hiệp Âu châu (European Union EU), mà hiện gồm có 27 quốc gia thành viên, với dân số tổng cộng là 500 triệu người, với đơn vị tiền tệ chung gọi là đồng euro, và tổng sản lượng quốc gia GDP lên đến 20 ngàn tỷ dollar (20 trillion).

Sự hòa giải và hợp tác giữa hai quốc gia cựu thù này có thể được coi là một sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử của Âu châu nói riêng, cũng như của cả thế giới nói chung, trong thời cận đại kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945, cho đến đầu thế kỷ XXI của chúng ta ngày nay. Cái thành tựu vĩ đại và ngoạn mục như thế là do sự đóng góp về cả trí tuệ và về cả tâm hồn của biết bao nhiêu nhân vật xuất chúng từ phía cả hai dân tộc Pháp và Đức. Và bài viết này xin được ghi lại cái quá trình phục hồi và xây dựng hết sức tích cực của một số nhân vật kiệt xuất đó.

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, người viết xin trình bày sơ lược về bối cảnh lịch sử tại khu vực Tây Âu, trước khi mô tả chi tiết về tiến trình hòa giải và hợp tác của hai nước Pháp và Đức trong nửa sau của thế kỷ XX.

I – Bối cảnh lịch sử cận đại tại Tây Âu.

Như ta đã biết vào năm 1870, nước Pháp do Napoleon III lãnh đạo đã bị thất trận nhục nhã trước đội quân tinh nhuệ của nước Phổ (Prussia) dưới thời cầm đầu của thủ tướng Bismarck. Việc thất trận này đưa đến sự thóai vị của Hòang Đế Napoleon III và sự giải thể của nền Đệ nhị Đế chế ( the Second Empire) và sự ra đời cùa nền Đệ Tam Cộng Hòa ( the Third Republic) của nước Pháp. Nhưng nước Pháp lại còn mất cả vùng đất Alsace-Lorraine ở phía đông bị chuyển vào tay người Đức. Đây là cả một nỗi cay đắng hận thù sâu đậm của dân Pháp đối với người Đức. Chỉ cần đọc bài viết “ Buổi học cuối cùng” (La derniere classe) của nhà văn Alphonse Daudet, ta cũng đủ thấm thía cái nỗi niềm tủi nhục uất hận của người dân Pháp trong vùng đất bị tước đọat này.

Tiếp theo vào năm 1914 – 18, lại xảy ra cuộc thế chiến thứ nhất giữa phe Đức – Áo và phe Đồng Minh do Pháp – Anh đứng đầu. Cuộc chiến tranh này gây thiệt hại rất nặng cho cả hai nước Đức và Pháp. Vì Đức cuối cùng bị thua trận, nên vùng đất Alsace-Lorraine lại trở về với Pháp. Nhưng vì nước Đức bại trận bị đối xử quá khắc nghiệt, nên người Đức thật bất mãn, hận thù phe Đồng Minh, đặc biệt đối với dân tộc láng giềng là Pháp.

Cho nên, đến năm 1939 lại xảy ra thế chiến thứ hai rất tàn bạo khủng khiếp, mà bắt đầu vào năm 1940 nước Pháp thua trận và bị quân đội Đức quốc xã của Hitler chiếm đóng với sự đàn áp hết sức tàn bạo khốc liệt. Vì thế mà mối hận thù giữa hai dân tộc Pháp-Đức lại càng thêm nặng nề bi đát. Rốt cuộc, năm 1945 nước Đức lại thua trận nữa, và cả Âu châu bị tàn phá kiệt quệ với hàng chục triệu nhân mạng bị tiêu vong.

Như vậy là chỉ trong vòng 70 năm từ năm 1870 đến năm 1940, giữa hai dân tộc Pháp và Đức đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh đẫm máu với bao nhiêu triệu người bị giết và tàn phế, bao nhiêu tài sản bị hủy họai, và nhất là sự căm thù giận ghét mỗi ngày lại càng thêm chồng chất tích lũy giữa hai bên.

II – Quá trình Hòa giải và Hợp tác Pháp – Đức sau năm 1945.

Sau khi cuộc chiến tàn bạo dã man kết thúc, người dân hai nước bàng hòang trước sự đổ nát hoang tàn và kiệt quệ về mọi mặt. Rồi tiếp liền theo là cuộc chiến tranh lạnh gay go căng thẳng giữa hai phe cộng sản do Liên Xô lãnh đạo và phe tư bản do Mỹ dẫn đầu. Nhằm lôi kéo khu vực Tây Âu về phía mình, kể từ năm 1948 nước Mỹ đã hào phóng viện trợ đến trên 13 tỉ dollar cho các quốc gia đồng minh tại đây thông qua một chương trình tái thiết Âu châu, mà thường được gọi là kế hoạch Marshall.

Nhưng vai trò chủ yếu trong công cuộc phục hồi, tái thiết và hòa giải ở Tây Âu là do các nhà lãnh đạo chính trị có tầm vóc đặc biệt lớn lao, điển hình như thủ tướng Konrad Adenauer của Tây Đức, ngọai trưởng Robert Schuman của Pháp, và đặc biệt là kế hoạch gia đại tài với viễn kiến sâu sắc Jean Monnet người Pháp. Đã có quá nhiều sách báo viết về sự đóng góp đồ sộ làm nền móng vững chắc cho sự tiến bộ của Âu châu từ trên 65 năm nay của những nhân vật chính trị kiệt xuất này, cho nên tôi thấy không cần phải trình bày dài dòng chi tiết thêm nữa về họ.

Mà đúng theo với nhan đề của bài này, tôi muốn viết về một nhân vật tiêu biểu của Xã hội Dân sự ở Âu châu, mà có sự đóng góp thật vĩ đại vào tiến trình hòa giải của hai dân tộc Pháp và Đức trong mấy thập niên gần đây. Nhân vật lỗi lạc đó chính là bà Irène Laure người Pháp, mà tôi xin dành được đề cập đến với nhiều chi tiết hơn trong phần tiếp theo liền sau đây.

III – Câu chuyện của Irène Laure ( 1898 – 1987).

Irene Laure xuất thân là một cán sự điều dưỡng và đã từng giữ nhiệm vụ quản lý bệnh viện.  Victor người chồng của bà là một thủy thủ và là môn đệ của nhà lãnh đạo cộng sản Pháp Marcel Cachin. Trong thế chiến thứ hai, Irene tranh đấu trong hàng ngũ kháng chiến tại vùng hải cảng Marseille chống lại quân Đức quốc xã. Bà có người con trai bị mật vụ Gestapo tra tấn tàn bạo, nên đã có sự căm thù tột cùng đến độ mong cho mọi người dân Đức phải chết hết, và “ quốc gia này phải bị xóa bỏ khỏi bản đồ của Âu châu”. Sau khi chiến tranh kết thúc, Irene được bầu vào Quốc hội Lập hiến và làm Tổng thư ký của tổ chức “Phụ nữ Xã hội Pháp” với số đòan viên lên tới 3 triệu người.

Tháng chín năm 1947, Irene đến tham dự một hội nghị quốc tế tại thành phố Caux Thụy sĩ, cùng với nhiều đại biểu từ các nước Âu châu. Hội nghị này là do tổ chức Moral Re-Armament MRA (Tái Võ trang Tinh thần) đảm trách, nhằm quy tụ nhiều nhân vật văn hóa xã hội, tôn giáo để cùng nhau trao đổi về vấn đề tái thiết Âu châu. Sẵn có sự căm thù đối với người Đức, Irene đã chuẩn bị rời bỏ Hội nghị khi được biết là có một số người dân Đức cũng tham dự cuôc gặp mặt này. Nhưng bà đã ngưng chuyện bỏ về, khi được một người trong Ban Tổ chức nói với Irene rằng : “ Bà là một người theo khuynh  quốc tế xã hội, làm sao mà bà lại có thể tái thiết được Âu châu, nếu bà loại trừ cả một dân tộc Đức?”

Dẫu vậy, khi được mời ăn bữa trưa với một phụ nữ Đức, thì Irene đã bị “sốc rất nặng”, đến nỗi phải nằm lì trong phòng suốt hai ngày đêm liền, không ăn không ngủ. Bà bị dằn vặt trăn trở với lửa hận thù còn ngùn ngụt nóng chảy trong tâm can, và cầu xin ơn trên hướng dẫn soi sáng cho mình. Sau cuộc tranh đấu nội tâm gay go căng thẳng này, Irene đã lấy lại được sự bình tĩnh và chấp nhận đến gặp người phụ nữ Đức như đã được giới thiệu cách đó mấy bữa. Trong bữa ăn này, Irene không hề động đến món nào, mà lại xổ ra tất cả những gì đã chất chứa trong mình sau khi đã trải qua bao nhiêu sự tàn bạo của quân đội Đức quốc xã. Rồi bà nói với người đối diện: “ Tôi phải nói ra tất cả chuyện này, vì tôi muốn được giải thoát khỏi nỗi giận ghét này “ (I want to be free of this hate).

Một sự im lặng kéo dài. Thế rôi người phụ nữ Đức mới lên tiếng, chia sẻ với Irene về những gì mình đã trải qua trong thời chiến tranh. Bà này tên là Clarita von Trott có chồng là Adam là một người chủ chốt trong vụ âm mưu ám sát Hitler vào ngày 20 tháng Bảy năm 1944. Âm mưu thất bại và Adam bị tử hình, để cho một mình Clarita phải nuôi nấng hai đứa con. Clarita tâm sự với Irene: “Người Đức chúng tôi đã không chống đối đủ, đã không chống lại chế độ quốc xã sớm hơn và với quy mô đủ lớn, và chúng tôi đã đem lại cho chị và cho mình và cho cả thế giới những đau khổ đầy đọa dằn vặt không sao kể cho xiết được. Tôi muốn nói lời xin lỗi với chị “ (I want to say I am sorry).

Sau bữa ăn này, hai bà phụ nữ cùng các thông dịch viên đã yên lặng ngồi trên gác thượng nhìn xuống hồ Geneva. Rồi Irene lên tiếng nói vời người bạn mới người Đức rằng bà tin tưởng là nếu cả hai người cùng cầu nguyện, thì Thiên chúa sẽ giúp họ. Irene cầu kinh trước, xin cho mình được giải thoát khỏi lòng hận thù để có thể xây dựng được tương lai. Và rồi đến lượt Clarita cầu nguyện bằng tiếng Pháp. Irene bất giác đặt tay trên đầu gối của kẻ thù địch trước đây của mình. Sau này, Irene tâm sự: “Từ lúc đó, cây cầu bác ngang qua sông Rhin đã được xây, và cây cầu đó đã đứng vững mãi, không bao giờ gẫy đổ được.” (And that bridge always held, never broke).

Cuối cùng Irene đã phát biểu trong một phiên họp khoáng đại của Hội nghị trước sự hiện diện của 600 tham dự viên. Bà nói: “ Tôi đã ghét nước Đức đến độ muốn thấy nước này bị xóa khỏi bản đồ châu Âu. Nhưng tại đây tôi thấy sự hận thù của mình là điều sai lầm. Tôi xin lỗi và tôi mong được xin tất cả các bạn người Đức có mặt nơi đây tha thứ cho tôi…” Liền sau đó, một phụ nữ Đức bước lên và nắm tay bà Irene. Sau này Irene thuật lại: “ Lúc đó, tôi biết rằng tôi sẽ dành hết cuộc đời còn lại của mình để đem cái thông điệp của sự tha thứ và hòa giải này đến khắp thế giới.”

Và quả thật vào năm sau 1948, Irene cùng chồng là Victor đã qua bên nước Đức suốt 3 tháng , đi khắp nơi để tham dự 200 phiên họp và phát biểu tại Quốc hội của 10 tỉnh bang của xứ này. Ở đâu, bà cũng nói lời xin lỗi của mình. Và đổi lại, thì cũng có rất nhiều vị tướng lãnh và sĩ quan, cùng các chính khách người Đức cũng đều lên tiếng xin lỗi với bà.

Và đó là sự khởi đầu của cả một quá trình lâu dài của sự hòa giải và hàn gắn giữa hai dân tộc Pháp và Đức, ngay từ hạ tầng cơ sở của quảng đại quần chúng nhân dân tại hai nước. Có thể nói là cái “phong trào quần chúng tự phát này” đã có tác động mãnh liệt thúc đảy cho tầng lớp lãnh đạo chính trị tại hai quốc gia này thực hiện mau chóng sự Hòa giải và Hợp tác Hội nhập giữa hai dân tộc và góp phần chủ yếu vào công cuộc xây dựng thành công cho Liên Hiệp Âu châu như ta thấy ngày nay ở thế kỷ XXI vậy.

California, Tháng Hai 2011

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Vượt qua hận thù: Trường hợp của nước Pháp và Đức”

  1. lotxac says:

    Ai chụp được tấm ảnh này hay thật ? Nhìn anh chàng NICOLA Sakozy mùi bà Angela; Markel mà nhớ đến anh chàng Napoleon; một tướng tài danh của Pháp có biệt hiệu là 5 bà lẻ một ông đọc âm từ chữ Napoleon.
    Nicola đã ly-dị hai bà; thêm một bà Minh-tinh… trổ tài ôm bà Angela Mackel của Đức kiểu trên thì bà minh tinh kia sẽ có ngày đưa đơn li-dị. Để cho Đức Pháp kết tình thân thương; xoá bỏ hận xưa ?
    Bài viết của tác giả của bài này đưa lên mạng chắcx cũng có ẨN Ý gì cho VN ?
    Theo ngu ngũ thì :
    BẤT TRI NGỦ BÁCH DƯ NIÊN HẬU
    THIÊN HẠ;HÀ NHÂN BẤT HẬN HỒ ?
    Dù bây giờ cho đến 500 năm sau; mối thù do HỒ CHÍ MINH gây ra cho DÂN TỘC VN không thể nào như ĐỨC VỚI PHÁP. XIN NHỚ CHO,và XIN NHỚ CHO.

    • Vũ duy Giang says:

      Ngày nào Vịt Tiềm”ghép”được hình ông Hoàng cơ Định ôm hôn ông Nguyễn”lú”Trọng như Nicolas với Angela,thì khi đó VC mới thật”hòa hợp,hòa giải”với Vịt Tiềm!!Có lẽ ngày ấy không xa,vì Vịt Tiềm giỏi làm”đồ giả”như Ba Tầu,hình như viết”giả”cả thư của Võ nguyên Giáp mới gửi cho Bô-xít VN,nhưng bị tùy viên của ông tướng này”lật tẩy”,và cải chính ngay?

  2. noileo says:

    Trong truòng hợp VN ngày nay, thật là đê tiện & đầy ác ý, những kẻ nào hướng những lời kêu gào “hoà hợp hoà giải” nhắm vào người Việt hải ngoại, những người đuọc coi là thua cuộc đối với nhà cầm quyền & trí thức cộng sản & trí thức bắc hà hằng tự nhận mình là kẻ chiến thắng.

    Chỉ khi nào trí thức bắc hà ngưng tự dối mình, ngưng lùa dối người, bỏ đi những luận điêu bịp bợm “giải phóng” & “có công thống nhất” & “chống mỹ” & “cách mạng tháng 8 đánh đổ thực dân phong kiến” & “toàn dân VN & nhân dân VN theo bác Hồ & đảng cs xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền nam” & “bác Hồ yêu nuớc thương dân” & “ngày độc lập 2-9-1945″ & “19-5 sinh nhật bác Hồ”…, hơn thế nữa, lên án những hành động trên của Việt cộng mà thực chất của nó là thảm sát người dân VN, tàn dân hại nuớc, phản quốc…, chừng nấy mới có thể có “hoà hợp hoà giải”.

    • noileo says:

      Đặt mìn trên xa lộ VNCH cho nổ tung những chuyến xe đò giết hại hành khách trên đó, là người dân VN, dân miền Nam, dân VNCH, đi lại buôn bán, làm ăn, thăm viếng nhau…, mà chúng gọi là “chống Mỹ”?

      Bắn súng cối vào các trường tiểu học VNCH, giết hại các em học sinh VN bé nhỏ để khủng bố đe doạ cha mẹ các em…, mà chúng gọi là “chống Mỹ”?

      Bắn hoả tiễn 122 ly bừa bãi vào các vùng dân cư Sài Gòn, giết hại người dân VN, để khủng bố đe doạ người dân…, mà chúng gọi là “chống Mỹ”?

      Trung đoàn pháo binh “Bông Lau” của quân đội Việt cộng, đặt súng đại bác 130 ly.. v..v.. của Nga tàu cộng, vào vị trí trực xạ, bắn thẳng vào đòan người dân VNCH tỵ nạn chiến tranh, thảm sát hàng ngàn người dân VN già trẻ lớn bé, để khủng bố, trả thù người dân VCH vì họ đã chạy về phía quân lực VNCH, tránh xa quân đội Việt cộng…, mà chúng gọi là “chống Mỹ”?

      Chôn sống hàng ngàn người dân VNCH, trói người dân VNCH thành xâu, xô xuống vực cho chết thảm…, mà chúng gọi là “chống Mỹ”?

      Đặt mìn giật xập những trụ điện cao thế dẫn điện sinh hoạt từ Đa Nhim về nông thôn miền Tây, để phá hoại cuộc sống của người dân VNCH, mà chúng gọi là “chống Mỹ”?

      Chỉ có những quân lừa đảo, quân chuyên nghề làm chứng gian và trí thức bắc hà & “lão thành cách mạng”, mới có thể gọi những hành vi như trên của quân cộng sản, phá hoại tài sản VN & thảm sát người dân VN, là “chống Mỹ”!

    • noileo says:

      Vào thời chiến tranh, ở miền bắc, anh nào mở miệng ra nói những điều “không có lợi cho cách mạng” là bị bắt ngay;
      Nhóm “Nhân Văn Giai phẩm” vì muốn viết văn, làm thơ ủy mỵ, “nghệ thuật vị nhân sinh” để thỏa cái chí của người nghệ sĩ, không tập trung viết cho kháng chiến, cũng đã bị khử ngay!

      Thì cũng vào thời chiến tranh ấy ở miền nam, ở VNCH,

      (VNCH cũng phải tiến hành chiến tranh, chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh cộng sản xâm lăng VNCH do bè lũ cộng sản phản quốc & tàn dân hại nuớc MInh & Chinh & Đồng & Giáp & Duẩn tiến hành nhằm, như Lê Duẩn từng thú nhận: “ta đánh đây là đánh cho các đồng chí Liên xô & Trung quốc”, nhằm bành truóng chủ nghĩa cộng sản ác quỷ, cộng sản hoá VNCH)

      thì tại VNCH đã có một xã hội dân sự với nền kinh tế thịnh vượng theo khuynh hướng tự do & kinh tế thị trường, người dân VNCH đuọc quyền tự do bày tỏ ý kiến, ngay cả những ý kiến không chỉ “khác” mà còn mang tính cách “phê phán & chỉ trích” chính phủ & chính quyền.
      Nói chung VNCH có đủ mọi quyền tự do như các nuớc dân chủ tự do tiên tiến. Vào lúc ấy, quyền dân chủ tự do của người dân VNCH không thua kém quyền dân chủ tự do của người Nhật & nuớc Nhật, ít n hất thì cũng đã trăm ngàn lần hơn hẳn miền bắc xã nghĩa của Việt cộng Hồ chí Minh & trí thức bắc hà & túi khôn dân tộc xã nghĩa…

      -Nhà văn, nghệ sĩ VNCH đuọc quyền tự do sáng tác, in ấn, phổ biến tác phẩm.
      -Giáo sư, sinh viên đuọc quyền tự do giảng dạy & học hành & thảo luận…, tiếp cận mọi nguồn thông tin & kiến thức & triết lý từ khắp mọi nơi trên thế giới
      -Tư nhân đuọc tự do ra báo, đuọc tự do lập hội.
      -Công nhân đuợc quyền tự do lập nghiệp đoàn (công đoàn) cho riêng mình để khi cần thiết, đấu tranh cho quyền lợi của mình.
      -Các hội nghề nghiệp như “Y sĩ đoàn” gồm các hội viên là những bác sĩ, “Luật sư đoàn” gồm các hội viên là những Luật sư, có tiếng nói luôn luôn đuọc công luận & chính quyền nể trọng, có toàn quyền hoạt động, không phải “khai trừ” hội viên theo ý nhà cầm quyền (như “đoàn luật sư” xã hội chủ nghĩa, đê tiện & nhục nhã phản bội & khai trừ & tuớc đoạt quyền hành nghề của hội viên theo ý nhà cầm quyền Việt cộng)

      -
      -
      Sau tháng tư 1975, sau khi chiếm đóng VNCH, nhà cầm Việt cộng từ miền bắc tràn vào đã tuớc đoạt mọi quyền tư do dân chủ của người dân VNCH, thay vao do la những đàn áp trói buộc & súc phạm nhân quyền & nhân phẩm đuọc nhà cầm quyền cộng sản miền bắc đem vào áp dụng ở miền Nam:

      -Công dân nào phát biểu ý kiến trái với nhà quyền cs sẽ bị vu cáo những tội hình sự, bị giam tù, thậm chí bị tử hình không xét xử, không án lệnh..
      -quyền tự do sáng tác & phổ biến tác phẩm bị tuớc đoạt,
      -quyền tụ do ra báo tư nhân bị tuớc đoạt
      -công nhân bị mất quyền lập công đoàn, phải gia nhập công đoàn quốc doanh mà thực chất là của “công đoàn” loại này là làm tay sai cho giới chủ, đàn áp công nhân, tuớc đoạt quyền lợi của công nhân để làm giàu cho giới chủ.

      -các hội nghề nghiệp như “đoàn luật sư” thành phố hà nội đỏ & sài gòn đỏ, do những luật sư “xã hội chủ nghĩa” cầm đầu chỉ là những tay sai đê tiện của nhà cầm quyền, sẵn sàng theo lệnh nhà cầm quyền cộng sản mà phản bội luật sư hội viên, mà “khai trừ”, tuớc đoạt quyền hành nghề của ls hội viên nào mà nhà cầm quyền cs không ưa thích.

      Nền kinh tế & thương mại theo khuynhn hướng thị trường tự do của người dân VNCH bị cộng sản miền bắc cầm quyền tàn phá, áp đặt nền kinh tế “xã nghĩa” xếp hàng cả ngày ở miền bắc xã nghĩa lên dân chúng VNCH, đẳy người dân VNCH tự no đủ giàu có xuống địa ngục cộng sản đói khổ sống theo bản năng thú vật như miền bắc xã nghĩa của Hồ chí Minh & Chinh & đồng & giáp & Duẩn & trí thức bắc hà & túi khôn xã nghĩa.

      Và tất cả những hành vi toi ac trên đuọc chúng gọi là “giải phóng”!

      Rõ ràng “giải phóng” chỉ là những ngôn từ bịp bợm!

      Chỉ những quân lừa đảo, chuyên nghề làm chứng gian, và trí thức bắc hà & trí thức túi khôn xã nghĩa & “lao thanh cach mang”…, mới có thể gọi toi ac lấy cuộc sống theo bản năng thu vat thay thế cho cuộc sống văn minh lịch sự của con người, lấy bóng đêm thay thế ánh sang, là “giải phóng”!

  3. nvtncs says:

    Đây là thêm một hình thức nữa của sự kêu gọi HHHG bởi một trí ngủ trong tháp ngà. Cái nạn trí thức VN là thế đấy: đọc sách chuyện Âu Tây rồi ướm vào tình hình thực tế VN.

    Lấy một chuyện không có liên hệ gì đến tình trạng kinh tế, chính trị, hiện tại ở VN để khuyên người VN xóa bỏ hận thù là một điều viển vông, mơ hồ, ngố ngốc và nhất là thiếu lý lẽ ( illogical, not pertinent and irrelevant ).

    Ở VN không phải là một sự thù tư giữa cá nhân mà là một sự đòi hỏi tự do, dân chủ của toàn dân VN trước bạo quyền bóc lột, tham nhũng, bất tài và sự tiêu hủy văn hóa VN, sự ngăn cản đà tiến dân tộc VN do chính phủ CS gây ra.

  4. Minh Đức says:

    Trích: Bà này tên là Clarita von Trott có chồng là Adam là một người chủ chốt trong vụ âm mưu ám sát Hitler vào ngày 20 tháng Bảy năm 1944. Âm mưu thất bại và Adam bị tử hình,

    Bà Irene này hòa giải với một người Đức chống Hitler chứ không phải là hòa giải với đảng viên Đức Quốc Xã. Vào năm 1947 cho đến bây giờ thì chính phủ Đức và các chính phủ Tây Âu vẫn xem đảng Đức Quốc Xã là mối nguy hại cho nền dân chủ. Các đảng viên cao cấp của Đức Quốc Xã bị truy lùng. Hàng chục năm sau đó, các chế độ tại Tây Âu, có Đức trong đó luôn luôn canh chừng không cho những kẻ có khuynh hướng cực đoan thành lập tổ chức để lôi kéo, giáo dục cho thanh niên óc cực đoan, dùng bạo lực để tiêu diệt đối thủ chính trị của mình. Các chế độ dân chủ không bao giờ hòa giải với kẻ chủ trương dùng bạo lực để đàn áp người khác. Chỉ có kẻ nào tuyên bố từ bỏ đường lối dùng bạo lực thì mới được chấp nhận cho hoạt động trong chế độ dân chủ. Mà Đức với Pháp có hòa giải được thì cũng do nước Đức không cai trị bởi những người như Hitler và đảng viên Đức Quốc Xã.

  5. Mot Khuc Ruot says:

    Pháp và Đức vượt lên trên cái hận thù quá khứ , thật tuyệt vời , thật đáng trân trọng !!! Những thữ hõi , Pháp và Đức có thể trở thành bạn , trở thành đồng minh nếu nước Đức không kết án CN Phát Xít Hitler , không công nhận tội ác cũa tập đoàn Phát Xít Hitler , không xin lỗi và trân trọng những nạn nhân và những chiến sĩ hy sinh vì chống CN Phát Xít Đức . Thật vô liêm sĩ , trơ trẻn khi những tên bán mạng vượt biên nay trở về liếm đít bọn CSVN với cái bình phong ” hòa giải dân tộc ” , bọn chúng tự phỉ nhổ trên đầu bọn chúng và dân tộc cũa bọn chúng .

  6. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Câu truyên bên trên thực cảm động và đầy ý nghiã.
    Một bài học vĩ đại cho mọi người noi theo.

    NHƯNG thử nghĩ, bà Irene Laure không may mắn gặp một người khác hẳn với bà “Clarita von Trott có chồng là Adam là một người chủ chốt trong vụ âm mưu ám sát Hitler vào ngày 20 tháng Bảy năm 1944″ (nguyên văn); hay khi bà cùng chồng đi du lịch nước Đức và gặp phải những người Đức còn lưu luyến chế độ Quốc xã của Hitler, bà sẽ có ngỏ lời xin lỗi để được đáp lễ lại bằng lời xin lỗi tương tự chăng ???

    Tôi đưa ra tình huống trên để muốn biết rõ rằng, khi chúng ta bị tát má phải ta có sẵn sàng có chìa má trái cho người tát tai mình chăng ???

    Xem trong bộ phim ba tập Sisi, Nữ hoàng Áo Quốc, do Romy Scheider đóng vai Sisi, có cảnh vợ chồng hoàng đế Áo đến viếng thăm nước Ý (?) và bị hạ nhục, nhưng Sisi vẫn bình tĩnh như không có gì xảy ra và vẫn cư xử rất đường hoàng của một bậc mẫu nghi thiên hạ. Chính vì thế mà giới qúi tộc Ý nghĩ lại, tìm cách kết thân với triều đình Áo.

    Rồi tôi tự hỏi, trên đời này có mấy ai làm được như thế. Sự ứng xứ phải tương xứng từ hai phiá. Vấn đề là bên nào biết mở rộng vòng tay trước.

    Và tôi tự hỏi, nếu phiá dân chủ VN đã nhiều lần mở rộng vòng tay về phiá CS đối nghịch, nhưng người CSVN lại luôn tìm cách lợi dụng tình thế để làm hại đối phương. Liệu người tranh đấu cho dân chủ VN vẫn tiếp tục mở rộng mãi vòng tay chăng ???
    Tôi nghĩ câu hỏi trên KHÔNG CẦN CÂU TRẢ LỜI vì thực tế cho biết rõ rồi.

    Người CS đã bắt vít trên quyền lực qua điều BỐN hiến pháp, Nghiã là phải hòa giải với họ để đoàn kết sau lưng họ, chấp nhận họ là thành phần ưu tú lãnh đạo quyền lực.

    Nguyên tắc căn bản khi cần hòa giải hòa hợp là BÌNH ĐẲNG TRONG ĐỐI THOẠI và MỌI HÀNH XỬ. Người CS lúc nào cũng chỉ muốn ngồi chiếu trên, coi mình là lãnh tụ, thì dĩ nhiên mọi nỗ lực đều bế tắc. Họ đã nắm quyền trong bao thập niên qua và đưa đất nước lầm than, tụt hậu và tham nhũng thành quốc nạn như chính họ thú nhận. Vậy họ lấy lý do chính nào mã ngồi mãi trên quyền lực ???

    Amsterdam, thứ sáu 18 tháng 2 năm 2011
    Lại Mạnh Cường

Leave a Reply to Minh Đức