WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Gallery tranh trừu tượng của hoạ sĩ Nguyễn Trung tại Sài Gòn

Cánh cửa. Tranh: Nguyễn Trung

Phòng tranh trừu tượng (abstract painting) của hoạ sĩ Nguyễn Trung ở gallery Quỳnh,  số 65 Đề Thám Sài Gòn , mở cửa từ ngày 09 – 12 – 2010 vừa qua đến nay mới được  hơn hai tháng. Thế nhưng nếu nói theo một cách nào đó, thì  nó đã được mở cửa từ ngày 09 tháng Chạp năm ngoái!

Họa sĩ Nguyễn Trung nay tuổi đã lớn, 71 cái xuân xanh.  Là một họa sĩ tầm cỡ của Việt Nam. Ông sinh năm 1940 tại Sóc Trăng. Cũng giống như bao văn nghệ sĩ khác (Lớn tuổi mà tâm hồn thì chưa già). Nhưng đến tuổi này thì người lớn tuổi thường hay suy nghĩ vẩn vơ về cuộc đời. Suy nghĩ về nhân tình thế thái, về kiếp phù du của đời người. Và rồi có lúc chép miệng kêu: Ôi sao thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào ta còn rất trẻ mà nay sao tóc đã bạc phơ. Đã trở thành ông nội ông ngoại. Nhưng đó là nói về mặt thể chất. Về mặt tinh thần và nghệ thuật sáng tạo thì người nghệ sĩ  tuổi càng cao thì tác phẩm càng già dặn, tinh xảo, nét vẽ càng điêu luyện, màu sắc thâm trầm chọn lọc. Ấy là tôi lẩn thẩn nghĩ đến chuyện những người nghệ sĩ sáng tạo mà mình biết được, họ đã sống qua nhiều thế hệ  mà lúc nào tranh, tượng của họ cũng vẫn được người đời quí mến như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ . . . đến thế hệ sau như Đỗ Quang Em, Lâm Triết, Nguyễn Sáng, Nguyễn Thị Hợp , Nguyễn Cao Nguyên, Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ, Nghiêu Đề, Nguyễn Phước, Hồ Hữu Thủ, Ca Lê Thắng, Mai Chửng, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Rừng, Võ Đình và còn nhiều nghệ sĩ tạo hình khác nũa . . .

Trước năm 75 cho đến bây giờ,  khi nói đến Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam là người ta phải nhắc đến Họa sĩ Nguyễn Trung, vì ông là một trong những người sáng lập ra Hội Họa Sĩ Trẻ (HHST) của miền Nam Việt Nam vào năm 1966  thế kỷ trước. Ông cũng đã là Chủ tịch HHST Việt Nam nhiệm kỳ thứ 2 và là một trong những họa sĩ tên tuổi nòng cốt rường cột của hội.

Tranh của Nguyễn Trung trước đây thường là tranh sơn dầu có hình thể, hay có ý niệm sự vật (figure painting)  màu sắc sáng sủa rực rỡ. Dù là ông thể hiện tạo hình trên khung vải trường phái hội họa hiện thực hay hội họa trừu tượng (abstract  painting), ở khuynh hướng tạo hình nào thì tranh của ông nét vẽ cũng sắc sảo, bố cục  hài hòa rất là đẹp được nhiều người sành điệu yêu thích. Nhất là tranh ông vẽ về phụ nữ. Toàn là mỹ nhân, liễu yếu đào tơ, dáng dấp thon thả mảnh mai, áo dài tha thướt phong cách rất là Việt Nam. Còn tranh tĩnh vật thì có bức gồ ghề thô nhám, nhiều sinh khí của cuộc đời. Ông lại có tài vẽ chân dung. Dù là người phụ nữ không được xinh xắn cũng trở thành người đẹp duyên dáng. Vì trong nhãn quan ông  linh hiện thấu suốt cái đẹp từ nội tâm thể hiện trên từng nét vẽ. Cái đôn hậu thánh thiện hồn nhiên trong suốt hay cái u trầm của một khóe nhìn từ  người mẫu cũng không sao che dấu được sự quan sát tinh tế thể hiện trên bút vẽ của ông. Tôi đã có dịp nhiều lần được ngắm chân dung của một nữ văn sĩ nổi tiếng ông vẽ đã khá lâu, mà nghiệm ra điều này.

Họa sĩ Nguyễn Trung.

Cuộc triển lãm hội họa mới nhất lần này của ông, qua nhiều thông tin được phát đi từ trong nước, thì đây là cuộc triển lãm tranh trừu tượng vô hình thể (non – representational painting) rất độc đáo. Chúng ta ở nước  ngoài cũng chỉ được xem qua trên internet của các trang mạng văn chương hay báo chí từ trong nước. Tất cả 12  bức tranh đều là tranh trìu tượng, xem qua nét vẽ rất đơn giản mộc mạc, từ  đề tài cho đến bố cục. Bức tranh  nào cũng có vẻ thong dong không chau chuốt, lại có phần nghịch ngợm. Vẻ bất thường dáng dấp ngây thơ hay điên dại trước đây không phải là sở trường của Nguyễn Trung. Ông ghi chú tên mỗi bức tranh một cách vô nghĩa và  có thể nói  dưới mắt một số người, những bức tranh đó được họ đánh giá là rất nhăng nhít, không có giá trị! Thôi thì đàn gẩy tai trâu. Người chơi đàn cứ mê mải, mặc kệ ai có ai nghe được thì nghe bằng không thì đi chỗ khác chơi cho được việc. Than ôi! Người nghệ sĩ đã sinh bất phùng thời!  Phần nhiều những bức như:  Acrylic house  paint pencil được vẽ nghệch ngoạc trên tường, màu xám, đen nhòe nhoẹt giống một người không biết vẽ hay nét vẽ của đứa trẻ nghịch ngợm nào lén vẽ bôi bẩn trên tường nhà người khác. Lại có bức thể hiện được vẽ tên những con số,  chẳng ăn nhập vào đâu, những chữ  vô nghĩa chẳng ai hiểu, có chăng chắc chỉ mình tác giả hiểu được mà thôi .  Bức trên khung bố, chỉ có nét của bút chì nghuệch ngoạc, màu xám và đen tuyền không được pha trộn đúng kỹ thuật lại cố ý làm nhòe như bị ai bôi bẩn, lem luốc  . . .

Những bức tranh của Nguyễn Trung hầu hết được vẽ trong năm 2010 vài bức mới vẽ trong những ngày gần đây vào đầu năm 2011. Cho đến nay không biết đã bán thêm được bức nào nữa không. Nhưng đã bán được 3 bức. Mỗi bức giá bán được từ  20 đến 30 ngàn dollars Mỹ. Như thế đối với một họa sĩ  nghèo sống ở trong nước, cũng đủ ấm  lắm rồi. Và như thế là đã có những con mắt tinh tường đã nhìn thấu suốt ra chủ đích và ý nghĩa của người họa sĩ muốn gửi gấm. Nên họ đã không ngại tốn kém bỏ ra môt số tiền lớn (so với kinh tế ở Việt Nam) để mua những bức tranh. Phải nói rằng người mua đã không lầm, vì những bức tranh rất có giá trị về tư tưởng mà một nhà sưu tầm tranh mua được.

Chúng ta thử nhớ lại xem, chắc cũng đã có lần chúng ta chứng kiến những hình vẽ thô thiển, tục tĩu dơ bẩn trên các bức tường ở những nơi công cộng mất vệ sinh ở Việt Nam của những kẻ tinh nghịch  vẽ bậy trước đây. Cái suy nghĩ cũa những người sáng tạo ra những bức tranh nghệ thuật, cảm hứng nhiều khi được khơi dậy từ những cái vớ vẩn điên rồ trong một khoảnh khắc nào đó không chừng .

Nếu ứng dụng giả thử giống như điều đã nói ở trên, thì ở đây tranh của Nguyễn Trung mô tả còn lịch sự hơn nhiều, khi ông dùng hình ảnh,  mầu sắc u tối xấu xa để mô tả với thực tế đời sống bần cùng bữa đói bữa no của đại đa số người dân lao động trong thành phố nơi ông đang sống và những vùng làng quê khắp nơi của đất nước .

Tuy bề ngoài thành phố  khuôn mặt được nhà cầm quyền tô vẽ nhà cửa nguy nga tráng lệ, nhưng sự sống phù hoa tráng lệ đó, chỉ dành cho một thiểu số cán bộ đảng viên có chức có quyền, những tư bản đỏ lợi dụng  thế lực, quyền hành thời cơ  để làm giàu như mọi người đều biết. Ông chỉ vẽ vớ vẩn như một người già mất trí vẽ nghuệch ngoạc chẳng đâu vào đâu, lại giống như người không biết hội họa là gì! Còn mầu sắc thì cũng rất  là khiêm tốn, hầu hết là trắng, đen và xám. Tranh chủ yếu là lấy đề tài như tường nhà, đường phố dơ bẩn. Có thể nói đó là mầu sắc của tối tăm và u buồn trong đời sống. Thế mà nó mô tả  được cái bề trong một đô thị của  đại đa số cư dân ít học nghèo nàn  quê mùa, thiếu văn hóa đang sống mỗi ngày.

Đó là nguyên cớ đau lòng, là tư tưởng của những bức tranh trừu tượng được người họa sĩ tài ba  vẽ nên, và nó đã che mắt được bọn cường quyền ranh ma nhưng đui mù một cách đáng thương hại!

Nguyễn Trung qua nét vẽ của Quỳnh Thi.

Những bức  tranh trừu tượng tư tưởng  uyên thâm đó đã được  cho phép triển lãm một cách hợp pháp  giữa thanh thiên bạch nhật giữa trung tâm thủ đô Sài Gòn của miền Nam trước đây. Nay là thành phố Hồ Chí Minh hiện đại của chế độ!

Đó là  tiềng gầm thét  phẫn nộ  trong tâm tưởng âm thầm của người họa sĩ được cất  lên. Và đó cũng là một tuyên ngôn êm đềm khoan thai bằng nghệ thuật hội họa vô tiền khoáng hậu, tố cáo với lịch sử và thế giới, tội ác của một tập đoàn độc tài Đảng trị, tham ô, thối nát.  Những tên ngu dốt đang cầm quyền và đã  nhu nhược, toa rập, để bọn Trung Quốc xâm lấn đất nước thân yêu của chúng ta.

© Quỳnh Thi

1 Phản hồi cho “Gallery tranh trừu tượng của hoạ sĩ Nguyễn Trung tại Sài Gòn”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Hình như tác giả QT.không biết gì nhiều về ông họa sĩ này ! Con người chịu tác động của hoàn cảnh và
    môi trường,do đó khi muốn nhận định về ai gần với sự thật thì hãy xét đến mối liên hệ không thể tách rời nói trên.(Gần với sự thật là may rồi,chứ khó mà đúng với sự thật,trừ khi chính người đó xác nhận).
    Bây giờ ông NT.có phẫn nộ mấy đi nữa cũng đã nằm trong rọ rồi và nói chung văn nghệ sĩ miền Nam trước đây có lẽ cũng có phần nào trách nhiệm trong việc xoá bỏ nền dân chủ chập chững của VNCH.
    vì hầu hết đều ảo tưởng về cái gọi là cuộc “cách mạng”…bánh vẽ từ miền Bắc XHCN.trước 1975.

Phản hồi