WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liên hệ giữa dải Gaza và chuyến công du Obama sang Châu Á

Một chặng dừng chân của Obama trong hành trình Á châu. Ảnh YahooNews

Chiến cuộc tại dải Gaza bùng nổ vào giữa tháng 11 đúng vào dịp Tổng Thống Obama và Ngoại Trưởng Clinton công du sang Á Châu dự Phiên Họp Thượng Đỉnh ASEAN. Ngày giờ trùng hợp giữa hai sự kiện quan trọng này không thể là ngẫu nhiên, và dù không biết chắc các tính toán trong hậu trường nhưng vài giả thuyết có phần hợp lý đã được nêu lên.

Obama là vị Tổng Thống duy nhất công du sang Đông Á ngay sau khi đắc cử thay vì chọn đi Âu Châu hay Trung Đông theo thông lệ [1]. Điều này tiếp tục khẳng định chủ trương hiện thời của chính quyền Obama nhằm chuyển đổi trọng tâm chiến lược sang Thái Bình Dương. Nhưng nhiều đồng minh của Hoa Kỳ – trong đó có Do Thái và Tây Âu – e ngại rằng họ sẽ mất dần ảnh hưởng trong chính sách ngoại giao mới này nên không khỏi có những chuẩn bị đối phó.

Riêng đối với Do Thái thì Trung Quốc hoàn toàn không là mối đe doạ chiến lược.

Trái lại đối với nhiều nhà tư bản Âu-Mỹ gốc Do Thái chính là cơ hội khổng lồ để làm ăn buôn bán với một thị trường đang lên nên không thể bị cản trở bởi những tranh chấp chính trị. Mặt khác, Do Thái cần sự chú ý tuyệt đối từ Hoa Kỳ để bảo vệ nền an ninh nhất là trong hoàn cảnh Trung Đông vô cùng bấp bênh, và quan điểm chuyển trọng tâm chiến lược của Obama là thái độ sao lãng đầy nguy hiểm.

Dựa trên phân tích này thì việc Do Thái khơi động chiến sự tại dải Gaza có thể để nhắc nhở đối với Obama rằng Hoa Kỳ không thể đặt nhẹ Trung Đông để chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á.

Nội các Netanyahu hạ lệnh thanh toán tư lệnh Ahmed al-Ja‘abari ngày 14 tháng 11 dù biết chắc rằng nhóm Hamas sẽ trả đủa tức thời bằng quân sự. Chiến cuộc dải Gaza bùng nổ ngay sau đó và chiếm hàng tít đầu trên báo chí Hoa Kỳ trước khi Obama đến Thái Lan rồi sang Cam-Bốt dự Thượng Đỉnh ASEAN. Kết quả là dân chúng Mỹ biết nhiều đến việc Ngoại Trưởng Clinton vội vã sang Trung Đông để chấm dứt tranh chấp mà không ai biết rằng Tổng Thống Obama đã sang Đông Nam Á để nói và làm gì – ngoài trừ các bài tường thuật khá đầy đủ về chuyến viếng thăm lịch sử sang Miến Điện.

Cuộc chiến ở dải Gaza diễn ra cùng lúc. Ảnh The monitor

Chiến sự giữa Do Thái và Hamas có thể sớm muộn gì cũng xảy ra do tình trạng căng thẳng kéo dài, nhưng ngày tháng khai mào tranh chấp hoàn toàn nơi Do Thái chủ động nên không khỏi trở thành nghi vấn.

Cho đến nay các lập luận phản đối việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang Thái Bình Dương tuy có nhưng không mạnh mẽ như trong giai đoạn chống chiến tranh Việt Nam. Có vài lý do để giải thích cho việc này:

1. Sách lược mới còn đang khởi động nên hệ lụy đối với vùng Trung Đông và Tây Âu chưa rỏ ràng, trong khi khu vực dầu hoả vẫn tiếp tục là huyết mạch cho nền kinh tế của Hoa Kỳ và toàn cầu[2]

2. Tại Á Châu Mỹ hiện không bị sa lầy và chi phí quá nhiều tiền của cùng nhân mạng như trong chiến tranh Việt Nam, nên chưa là mối quan tâm cho Do Thái.

3. Tại Trung Đông cũng không nhất thiết cần Hoa Kỳ phải tăng cường hiện diện quân sự – nhất là sau chiến tranh Iraq – ngay trong lúc này vì sẽ tạo ra chống đối và căng thẳng.

4. Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh quan trọng khác của Mỹ như Nam Hàn, Nhật, Đài Loan, Úc vốn là những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Khu vực Á Châu có thể qua mặt cả Âu -Mỹ nên không thể nào sao nhãng được nữa.

Giả sử trong trường hợp căng thẳng gia tăng dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa Mỹ-Hoa giống như dưới thời Chiến Tranh Lạnh, làm ảnh hưởng đến mậu dịch toàn cầu và khiến Hoa Kỳ bị chi phối bên ngoài Trung Đông hay Tây Âụ. Khi đó người ta có thể thấy phối hợp vận động của Trung Quốc với các thế lực lớn trong chính trường Mỹ nhằm “không chuyển trục”.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

————————————————–

Ghi chú:

[1] Người viết không biết ông Mitt Romney nếu đắc cử có sẽ đi dự Hội Nghi Thượng Đỉnh ASEAN hay không; nhưng chuyến viếng thăm ra ngoại quốc đầu tiên vào tháng 07/2012 sau khi ông nắm chắc trở thành ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hoà là sang Âu Châu rồi Trung Đông mà không hề có chương trình viếng thăm Á Châu.

[2] Riêng lập luận về dầu hoả chưa vững vì chính sách thân Do Thái mang nhiều thiệt hại hơn là có lợi cho Hoa Kỳ tại Trung Đôn. Xem “The Israel Lobby and U.S. Foreign Policy” của John J. Mearsheimer và Stephen M. Walt.

 

Tags:

2 Phản hồi cho “Liên hệ giữa dải Gaza và chuyến công du Obama sang Châu Á”

  1. Hoang Sơn says:

    Theo ý ông ĐHQ viết, Obama sau khi đắc cử bay sang Châu Á liền, còn ông Romney chưa chắc có sang Châu Á hay không (?) chứ chưa đắc cử đã sang Châu Âu và Trung Đông rồi. Nếu không biết có hay không, thì nên thận trọng trong ý kiến, bình luận “lung tung” thì nên tránh…

  2. Thằng Bờm says:

    Đọc thấy cuộc phỏng vấn của phóng viên The Diplomat với Ian Bremmer / chủ tịch Eurasia Group. The Obama “Doctrine”, Conflict in the Middle East, and China’s Future.Nhận thấy quan điểm của Ian Bremmer rất phù hợp với hiện trạng quốc tế hiện nay.

    _ Trích :

    Hỏi : 1. Trong tuần này, Tổng thống Obama và các thành viên cao cấp trong đội ngũ chính sách đối ngoại của ông đã đến thăm một loạt các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Miến Điện. Nhiều người đã lập luận rằng với những căng thẳng sắc tộc vẫn còn chưa được giải quyết, chính quyền Obama đã di chuyển quá nhanh để khôi phục lại các mối quan hệ và thương mại. Một số người lập luận những chuyển hướng của giới cầm quyền được thực hiện là bởi Trung Quốc nhiều hơn, so với chính bản thân Miến Điện . Nhận bắt của ông là gì ?

    Trả lời 1 : Trong suốt chuyến đi của ông tới Myanmar hồi đầu tuần này, Tổng thống Obama đã thực hiện chuyến đi vất vả đến nhà của người lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, nơi bà đã trải qua hơn hai thập kỷ bị quản thúc tại gia. Trong khi Nhà Trắng vẫn lên kế hoạch cho chuyến đi, bà cũng đã cảnh báo rằng nhà cầm quyền Miến Điện chống lại sự viếng thăm ở tất cả mọi nơi trên Myanmar, Aung San Suu Kyi nhấn mạnh ông Obama đừng bị thu hút bởi “ảo vọng thành công”. Vậy, tại sao Obama tạo nên một ưu tiên đến thăm một đất nước có vị anh hùng dân tộc đã cảnh báo ông ta đừng làm điều đó — một chuyến đi có thể quay lại “cắn” ông ta nếu quá trình cải cách trở nên không thuận lợi ?

    Đó là bởi vì chuyến đi của Tổng thống Obama thông qua khu vực Đông Nam Á, tất cả đều vì Trung Quốc. “Học thuyết Obama”, đến mức mà rỏ ràng nó có một điều, là xoay trục đến châu Á … cùng với việc sử dụng nghệ thuật lãnh đạo trên mặt kinh tế, như ban đầu được đặt ra bởi Hillary Clinton. Cả hai trọng tâm đều ở trên sự nổi lên của Trung Quốc và những thách thức tiềm năng đi kèm với nó, đặc biệt là nếu Trung Quốc không sắp xếp hành vi của nó theo với các tiêu chuẩn quốc tế. Có một sự kết hợp an ninh và kinh tế. Với mục đích để thêm Thái Lan tham gia vào Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) — một thỏa thuận tự do thương mại tiềm năng của các quốc gia có cùng một mục đích, có thể phục vụ như là một đối trọng trước sự thống trị kinh tế của Trung Quốc trong khu vực — và việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt Miến Điện là những hành động mà Hoa Kỳ cần có thông qua ống kính Trung Quốc này.

    Hỏi : 2. Căng thẳng đã tăng lên ở Trung Đông với những lo ngại rằng tình trạng thù địch giữa Hamas và Israel có thể leo thang tiếp tục, ngay cả khi bế tắc giữa Mỹ và Iran tiếp tục. Liệu những vấn đề này ở Trung Đông có gây hại cho cái được gọi là ‘xoay trục’ đến châu Á của chính quyền hay không ? Trong thời đại mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế, liệu nước Mỹ có thể tập trung vào các vấn đề ở Trung Đông trong khi cũng cho thấy một cam kết mạnh mẽ hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ?

    Trả lời 2 : Xung đột ở Trung Đông chắc chắn có tiềm năng để đánh lạc hướng chính quyền, và không chỉ có Mỹ, tất nhiên, mà cũng còn cả một loạt các quốc gia khác. Nhưng không màng đến tình trạng trách nhiệm tinh tế ở Trung Đông, Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò tương đối giảm sút trong khu vực — đặc biệt là trong bối cảnh của những gì chúng ta đã thấy trong mười năm qua, với những sự chiếm đóng ở Iraq và Afghanistan. Hướng về tương lai, mong đợi một “dấu chân nhẹ hơn”, đó là một phần của lý do chúng ta sẽ thấy nhiều cuộc xung đột hơn. Mỹ rời khỏi Iraq và sẽ không trở lại, nó sẽ không chuyển lực lượng đến Syria. Washington đang làm mọi thứ có thể để tránh tấn công quân sự Iran. Thực tế là Obama đã không hủy bỏ chuyến đi Đông Nam Á nói trên trong chiều hướng của các sự kiện ở Israel / Gaza, cho thấy “xoay trục đến châu Á” này đã trở thành nghiêm trọng như thế nào. Đó là hướng chúng ta đang tiến đến.

    Và đừng mong đợi bất cứ quyền lực nước ngoài nào khác lấp đầy khoảng trống lãnh đạo. Phần còn lại của phương Tây bị phân tâm tối đa với các vấn đề nội bộ. Trung Quốc, nước có cổ phần trong khu vực đang phát triển như là kết quả từ các nhu cầu năng lượng của họ, Trung Quốc không ở trên vũ đài giàu mạnh, nơi mà họ mong muốn nhặt lấy chiếc gậy chỉ huy……..

Leave a Reply to Hoang Sơn