WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt Ươm Hư [5]

Chương 15.

Tháng Chín mặt trời dậy muộn. Hè đang lụi tàn, dần phai. Một thị trấn giữa đàng như Thành – dọc con Quốc lộ 1 – sinh hoạt giữa phố thị và nông thôn hòa lẫn nhau. Hầu như mọi cư dân thường sinh sống và phát triển theo triền con Quốc lộ, và hậu phương là nền tảng căn bản cho cuộc sống quay cuồng của đô thị. Nó không thể thiếu nguồn dưỡng sinh tạp nhạp giữa văn minh thành phố (dù nhỏ) lẫn tinh khiết chất đồng quê hiền hòa.

Lão Tôn thức dậy từ lâu.Lão đang đứng trước cái gương hoen rỉ nhặt đâu đó sau chiến tranh, cao hơn thân hình.

Lão khoát cái áo đại cán tay dài cho mùa Thu sắp vào, tự chính tay lão may. Lão xoay người trước gương và hài lòng những đường chỉ đến khít khao. Lão với tay lấy cái mũ vải của Công an Biên phòng, xin được của ai đó, đội vào cái “mỏ ác” trơn bóng. Lão nhìn ngôi sao vàng khè đính giữa mũ, hài lòng, cười mỉm!

Lão Tôn vung cây gậy của núi rừng Khánh Vĩnh, có khắc hình gã dân tộc thiểu số thật tỉ mỉ tinh xảo và rất nhỏ, đeo cái gùi sau lưng, hông đeo con dao quắm, giống như gãH’Nia dạo nào còn sống, trong ngôi nhà âm u của mụ Bốn Cao. Lão vác ngang vai như vác cái ô che mưa nắng, không trịch thượng quơ quơ điểm mặt ông Thiên như thói quen thường hằng. Lão băng qua ngã ba A Ùi, đi phăng phăng tới nhà mụ Bốn Cao.

Trời còn mờ sương và ngai ngái mùi bùn đất từ những cánh đồng hắt lên.

Từ khi là Xã trưởng và Hội trưởng hội Phụ nữ nhân dân, lão Tôn cùng mụ Bốn Cao tha hồ qua lại mà không hề sợ tiếng đồn dị nghị, dèm pha. Ai dám dèm pha người đại diện cho một chính quyền vừa mới thành hình, mà nhân dân ai ai cũng sợ, trốn rúc trong một cái vỏ ốc mong manh có thể bị kéo ra lúc nào họ thích.

- Cách mạng là Ta. Chính quyền là Ta. Luật lệ là Ta! – Là người từng sống dưới hai chính quyền trong những thành phố chiến tranh, bão lửa, lão Tôn biết lợi dụng cái quyền hành đó qua sự mất mát một người vợ đáng thương. Khi quyền lực trong tay đang có, phải biết tận dụng nó để ngoi lên làm người, dù là loại người gì đi chăng nữa. – Lão Tôn từng nghĩ như thế, khi lão chộp một cơ hội khá bất ngờ.

Ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối” là một kẻ tu hành vô vi… tào lao không đáng sợ lắm! Thằng Tuấn “mọt sách” mà bạn bè nó thường gọi, đáng để lão lo ngại nhất. Nó từng đạp lão một đạp, thiếu điều… rụng tim! Lão Tôn biết chắc Tuấn, là thằng học trò đã dạy giáo Minh, chính trị viên nhà trường một bài học đích đáng, nhưng lão vẫn làm ngơ.

Một ông Bắc kỳ, giữa lúc nhiễu nhương những ngày đầu chiếm lấy miền Nam không biết giữ mình, hòa đồng mà huênh hoang tuyên bố “linh tinh”, bị một thằng học trò dạy cho một bài học là đáng đời.

- Phải coi chừng thằng này. Nguy đấy, Tôn ơi! – Lão Tôn tự suy diễn và nhắc nhở bản thân.Lão đưa cây gậy “thị oai”

kẹp vào nách, gõ cửa nhà mụ Bốn Cao, nhìn dáo dác đề phòng. Bấy giờ, lão lúc nào cũng dáo dác và đề phòng! Chắc lão có điều gì đó, khó giải quyết chăng?

Mụ Bốn Cao mở cánh cửa, đứng trên bực thềm, nhìn lão Tôn. Mụ ỏn ẻn.

- Anh mới qua, có chuyện à?

Lão Tôn đứng dưới bực thềm ngước mắt nhìn lên. Lão thấy mình bé bỏng làm sao! Lão đứng gần như ngang vú mụ Bốn Cao. Nhưng lão cũng biết: thấp, bé, to, nhỏ mà làm gì, khi việc nước… việc “nhà” tao là luật, là chính quyền của nhân dân; huống chi đất trời, người ngợm. Cột đình tao còn leo được! Lão nói rổn rảng.

- Bọn phản động đang ráo riết nói xấu chính quyền cách mạng ta. Tối hôm qua, chúng đồn rằng: nay mai, chính quyền sẽ đổi tiền của bọn Ngụy Sài gòn ra đồng tiền miền Bắc VN. Chúng còn bêu xấu “nhà nước ta” sẽ cướp tiền của nhân dân miền Nam, bằng cách mỗi người chỉ đổi được 200 đồng, tiền miền Bắc VN.

- Không có chính quyền nào lại đi cướp của, của nhân dân, anh Tôn nhỉ? – Mụ Bốn Cao đế vào.

- Đúng vậy! Bác Hồ nói: Nhân dân là gốc của mọi chính quyền. Vì thế: Đảng ta lo cho dân và vì dân, là thế!

- Bây giờ ta phải làm gì… đồng chí Tôn?

- Đồng chí cái con khỉ! Cô Bốn bây giờ là Hội trưởng hội phụ nữ. Cô xuống Đình, bảo mấy thằng dân quân du kích, đưa cho cái loa, đi tuyên truyền, là bọn phản động còn sót lại, đang manh nha phản kích chúng ta.

Mụ Bốn Cao vấn tóc, te te đi xuống Đình. Xuất thân từ chốn bần đinh cơ hàn, mụ chả biết cái quái gì là chính trị, chính em cả. Với mụ cái gì có lợi cho cá nhân, là mụ làm ngay không đắn đo,suy nghĩ. Từ hàng bần đinh lên làm lãnh đạo phụ nữ trong một khu phố, có mấy trăm năm lịch sử, khai phá từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh di dời về phương Nam, đã làm mụ quên đi tất cả.Giấc mơ báo mộng của thằng H’Nia từng cho mụ thấy về lão Tôn, xém chút mụ đã tính đi tu dưới chùa Sư nữ trước đó, mụ cũng đã quên từ lâu.

Từ 8 giờ sáng đến trưa, mụ và lão Tôn ra rã cái loa khắp phố lên án tin đồn đổi tiền của bọn Nguỵ quyền còn sót lại chống đối nhà nước VNDCCH. Dân chúng bắt đầu tin những cái loa tuyên truyền.Nhưng ngoài chợ, dân tứ phương buôn bán bắt đầu có sự thay đổi. Người ta mua gạo, muối… những thứ thường dùng không một đắn đo. Giá cả bắt đầu leo thang từ buổi trưa nắng chói chang. Mụ Bốn Cao nhìn thấy cũng bắt đầu nghi ngờ, những lời mà mụ cố tuyên truyền, vội bỏ loa về nhà và bán đổ, bán tháo mọi thứ bằng giá rẻ mạt.Mụ dự tính mua vàng nay mai. Nhưng đã trễ! Buổi chiều, 3 giờ rưỡi hơn, lão Tôn cùng đám Hành chính trên Huyện ủy xuống phố bắt loa thông báo: giờ đổi tiền bắt đầu!

- Mọi công dân có bao nhiêu tiền, cũng chỉ được đổi 200 đồng của Cách mạng lâm thời miền Nam VN, bằng thứ tiền của VNDCCH miền Bắc!

- Như vậy không là tin đồn, mà là một sự thật được che giấu bởi chính cái chính quyền mụ Bốn Cao, đang rò rĩ thông tin láo toét. Lão Tôn là con người hai mặt, nguy hiểm. – Mụ Bốn Cao tự nhủ và chết điếng cả cõi lòng! Bao tài sản mà mụ cố bán tháo, bán đổ cả ngày hôm ấy đi đoong. Mụ chữi lão Tôn không tiếc lời, bằng những danh từ xuất phát từ một cái lò mổ heo năm nào, mụ còn u mê tăm tối thất học, nay đã là bà Hội trưởng hội phụ nữ của nhân dân.

- Lão Tôn ơi, là lão Tôn. Đéo mẹ con thằn lằn, đeo cột đình. Thằng phản bạn!

Mụ chạy dáo dác như người điên.Vừa chạy vừa chửi lão Tôn không tiếc lời.Chẳng ai thèm nhìn mụ, vì ai ai cũng chạy dớn dác như mụ, tìm đường thoát. Cái lưới CS bủa chụp tuy nhỏ mà lồng lộng như trời cao! Mà dường như, mụ Bốn Cao điên thật. Mụ chạy sang nhà ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối”, một người mà mụ luôn kính nể và không ưa cái tánh gàn rỡ của kẻ tu tại gia.

&

- Ông Năm ơi. Tôi mất sạch rồi! Thằng nhà nước khốn kiếp, nó nói không đổi tiền, bây giờ nó đổi tiền về chiều… hu hu… chắc tôi chết mất!

- Ơ kìa. Chính cô Bốn cầm loa kêu gọi mọi người hãy tin tưởng vào đảng, vào nhà nước VNDCCH kia mà. Cũng chính cô và ông Tôn bảo là bọn phản động của chính quyền Ngụy còn sót lại tung tin thất thiệt để đánh phá nhà nước ta, phải không? Cô là Hội trưởng hội phụ nữ, mọi chuyện của xã hội, chính quyền, cô phải biết chứ. Sao ăn nói càn rỡ thế! Chính quyền nghe được, cô không được yên đâu!

- Hội trưởng phụ nữ? Tổ cha lão Tôn. Lão Tôn là tên cướp! Lão dụ tôi đi gạ làng xóm, nói không có đổi tiền. Rồi lão lại gạ tôi bán cho lão 10 chiếc xe máy hon-da với cái giá rẽ như bèo. Tôi tin lão, tôi mất trắng, ông Năm ơi!

Ông Năm không hiểu câu chuyện đầu cua, tai nheo ra sao, hỏi tới, mụ Bốn thật tình kể lại tất cả những việc làm của lão Tôn bấy lâu nay. Ông cũng thở dài.Ông cũng mất tất cả tài sản một đời làm ra, cũng vì niềm tin cách mạng.

Những đồng đôla bấy giờ ông giữ, là những đồng đô la đỏ của quân đội Hoa kỳ dùng để buôn bán trong quân tiếp vụ, mà họ gọi là PX, giờ coi như mất trắng tất cả.

- Giờ cô Bốn muốn gì ở tôi? – Ông Năm chán nản hỏi.

- Tôi mượn thằng Tuấn của ông đêm nay!

- Cô Bốn, cho cháu xin tô mì. Cả ngày nay, cháu chả ăn gì! – Tuấn gãi gãi cái bụng xẹp lép, nói.

- Mày muốn ăn mì gì? Ba con cua, hay gà, mà mấy gói?

- Cô cho cháu hai gói mì con cua, đói quá. – Tuấn vuốt bụng lần nữa, sau khi vác trên chục cái bao bố từ trên căn gác xuống.

Quả thật, cả ngày nay, nhà ông ông Năm cũng như mọi người, khi nghe cái tin đồn đổi tiền, ai ai cũng lo lắng chạy ngược xuôi nghe tin tức. Đến khi nghe lão Tôn và mụ Bốn Cao trấn an, ai cũng tin, lật đật về nhà lo cơm nước. Đùng cái, bắt đầu đổi tiền vào buổi chiều. Thế là loạn lên.

Mụ Bốn Cao đem lên tô mì cao ngút, bảo Tuấn.

- Ăn đi cháu. Rồi mày mở mấy cái bao bố này đốt cho tao!

- Cái gì trong này, cô Bốn?

- Đốt hết đi. Đừng hỏi!

Tuấn nhìn tô mì.Anh thấy trong đó có ba cái trứng gà còn đỏ tươi. Mụ Bốn Cao nổi tiếng hà tiện về ăn uống mà cả phố ai cũng biết, không như thằng chồng phá gia chi tử của mụ. Mụ chỉ ăn rau muống luộc, hoặc cà pháo (một loại cà nhỏ trái ở thôn quê không ai ăn, chỉ ăn cà dĩa, to như cái chén hoặc dĩa) với mắm nêm; cùng lắm mụ ăn mấy con cá nục bé tí bằng ngón tay, ba ngày không hết một xoong bằng bụm tay.

Tuấn ăn láu liếng, thoáng cái đã xong. Anh lần mở từng cái gút thắt chặt của cái bao bố đầu tiên, đổ ra.

- Tiền!!!

Những tờ giấy bạc lớn của Ngân hàng nhà nước VNCH, tuôn ra như những hòn gạch cứng ngắc được cột chặt bằng những sợi lạc mây từ núi rừng Khánh Vĩnh. Mắt Tuấn hoa lên, cả người run lên như kẽ say rượu. Anh ngồi bất động, nhìn.

- Con người chết cho chiến tranh hay chết cho một lý tưởng, hay thảng hoặc cho một chủ nghĩa nào đó, qua những tờ giấy gọi là đồng tiền? Có thật thế không, khi đồng tiền ngự trị tất cả!? Quả thật, Tuấn không biết! Anh chưa cầm đồng tiền thật lớn, nên không biết sức mạnh của nó. Nhưng đảng CSVN đã đạt được: chiến tranh chấm dứt, lý tưởng đạt được và chủ nghĩa hoàn thành trách nhiệm được giao phó. Vậy tiền để làm gì, khi họ muốn cướp tất cả cái sau cùng của con người để mưu sinh, để sống có cuộc sống thăng tiến hơn sau chiến tranh chấm dứt? Cải cách ruộng đất, đào tận gốc rễ cường hào địa chủ, dù chỉ 2, 3 sào ruộng ở miền Bắc đã không là một bài học cay đắng mà ông Hồ Chí Minh đã nhễu giọt nước mắt cá sấu, khóc xin lỗi đồng bào sau 1954. Hay đó chỉ là một trò hề nhạt nhẽo và vô cùng bần tiện? Là những người lãnh đạo đất nước không thể lập lại sai lầm tệ hại lần thứ hai, khi biết khóc cho đồng bào mình, dân tộc mình đã đi sai trào lưu tiến bộ của xã hội. Trừ những thằng điếm chính trị đương thời, cố tình lập lại lần nữa trên quê hương, tổ quốc đã cưu mang mình, sau chiến thắng! Loài thú thiểu năng trí óc, chúng cũng không bao giờ ăn thịt đồng chủng, huống chi con người. Hồ Chí Minh đã từng giết những người đã cưu mang mình, và cả tổ chức của đảng CS trong kháng chiến chống Pháp. Đây là con người hay con thú?

Như một cuốn phim đã được dàn dựng và trình chiếu cho nhân dân hai miền Nam Bắc xem.

Tuấn thấy trước mắt anh là hình ảnh: Lửa vẫn cháy và vẫn cháy nóng bỏng đến tận cùng, lồng trong đám cháy ấy là hình ảnh, những người lính đi liêu xiêu khỏa lấp cả núi rừng Trường Sơn trong vô vọng, với đôi dép lốp ô tô mà họ gọi là dép Bình Trị Thiên. Và bên phải hoặc trái lồng trong đám cháy ấy, đó là tấm ảnh ông Lê Đức Thọ trên bàn Hội nghị Paris phô diễn tài ảo thuật chính trị lưu manh và tiếp diễn trò nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn của chiến tranh đồng chủng giết nhau bằng súng đạn phương Tây. Cộng đồng thế giới biết chắc chắn, con Thú CSVN đang chơi trò lừa đảo chính trị, dù có chết hết thanh niên miền Bắc trên con đường Trường Sơn hay còn gọi là con đường mòn Hồ chí Minh, cho đến khi chấm dứt cuộc chiến tương tàn; nên họ phong cho Thọ cái giải Nobel Hòa Bình qúy giá, để ngăn chặn những mạng người chết tức tưởi,vì một chủ trương chính trị thất nhân tâm.

Vì thế, Lê Đức Thọ nào dám nhận! Thọ không ngu mà nhận cái giải cao quý được trao hàng năm cho những nhân vật xuất sắc trên thế giới vì tính cống hiến cho nhân loại để phát triển và nâng cao mọi mặt. Vì nhận, là CSVN phải triệt thoái toàn bộ quân đội trở qua vĩ tuyến 17 phía Bắc.

Phải chiếm miền Nam cho bằng được theo chủ nghĩa quốc tế CS, để bành trướng cả Đông Dương. Đó là tiêu chí của những người CS! Giờ đây họ đã đạt được. Và họ lập lại tại miền Nam, những cái mà lãnh tụ họ từng xin lỗi đồng bào miền Bắc năm 54.

- Thử hỏi, sau đổi tiền, cán bộ và nhân dân miền Bắc đem tiền vào miền Nam, năm ba chục ngàn, trăm ngàn hoặc tiền triệu… như vậy, đồng tiền miền Nam như những tờ giấy lộn, mà họ được quyền thao túng!

Tuấn bê mấy cái chậu sành của mụ Bốn Cao, đem lên giữa nhà bắt đầu đốt… tiền! Lửa bắt đầu ngun ngún khói, rồi cháy.Tuấn bỏ những “cục gạch” tiền thêm vào chậu, khói trắng lên ngùn ngụt. Anh chạy lại tường, nơi chất những thứ dễ cháy, như: mây, tre, gậy, rái nhựa (một thứ nhựa để tráng lườn ngoài ghe, rất dễ cháy)… đổ ụp vào. Ngọn lửa bùng lên và phát cháy liên tục.

Trong các loại của giấy – bất cứ thứ nào gọi là giấy.Giấy của đồng tiền là thứ mùi khó ngữi nhất trần đời. Nó vừa tanh, vừa hôi như một xác chết trương lên khó tả. Đồng tiền luân lưu qua mọi thứ nhơ bẩn cuộc đời, đã tạo nên thứ mùi hôi kỳ cục! Tuấn vội mở cánh cửa lớn trước nhà cho khói tuôn đi.

- Ô kìa, sao mọi nhà đều giống như nhau? Tuôn khói đầy trời!

Tuấn ngồi đốt tiền tới gần sáng, đôi mắt đỏ hoe vì khói. Anh nói.

- Cô Bốn à. Thôi đừng đốt nữa. Cháu nghĩ ra rồi…

- Mày nghĩ cái gì?

- Cô Bốn xuất thân từ xóm Lò Heo.Sao cô không chia sẻ họ, cho mỗi người một số tiền để đổi lấy 200 bạc nhà nước, để họ có cuộc sống như mọi người hiện nay.

- Ê, cái thằng. Mày tưởng tao có phú quí tiền bạc ngày nay dễ lắm chắc! Mày tưởng tao lên cái đất Khánh Vĩnh cộng sản đầy rẫy, như đi ăn bắp ấy à? Tụi nó đè, hiếp tao ra phết đấy. Cả bao nhiêu thằng đói khát! Nó thả tao về, chẳng qua chúng nó cũng đói khát mọi thứ. Tao như một thứ công dân đóng thuế cho hai chế độ, cho nên chúng để tao yên, chứ tốt lành gì! Bây giờ mày bảo tao chia sẻ? Quên đi con ạ. Đồng tiền là máu ruột của tao. Tao không cho ai cả. Khi tao nghèo, tao đói… có con, thằng chó nào nó cho tao ăn, hay nó đánh, hiếp tao cho sướng cuộc đời!

Không. Đốt tất. Giữ cái này cho tao!

Tuấn nín thin, không đáp đưa tay nhận lấy cái bì thư, hờ hững đút vào túi quần. Anh cần mẫn đốt những tờ giấy tội lỗi.

Mụ Bốn Cao bước lên lầu. Mụ mở toang cánh cửa nhìn xuống đường. Mụ thấy những đám cháy bập bùng hắt lên không trung đen tối.

- Quả thật, con người bần tiện đến não lòng và vô cùng ích kỷ.

Mụ sung sướng với ý nghĩ bệnh hoạn ấy, khi thấy nhiều người cùng có ý nghĩ như mình.

- Làm lại từ đầu bằng con số 200? Không bao giờ! Lão Tôn phải trả giá của sự phản bội!

Ban mai đã chói chan ánh dương chiếu xuống soi rọi mọi thứ.

- Đời có đẹp hay đời đen tối?

Mụ Bốn Cao nhìn xuống lòng đường, miên man suy nghĩ trước quyết định cuộc đời. Những con kiến bé nhỏ vẫn bò ngược xuôi, trên lưng cõng những thức ăn kiếm được tha về tổ cho những tháng ngày sau. Mụ nhớ về thời thơ ấu đói nghèo súc vật, rồi trườn lên thành người. Mụ ngẩn ngơ. Mụ nghĩ đến thằng chồng phá gia chi tử. Hắn vậy mà khôn! Biết tận hưởng những gì đang có trước mắt, không như mụ, keo kiệt đến từng miếng cơm, manh áo, rồi cuối cùng, vẫn hoàn trắng tay.

Mụ Bốn Cao giơ hai tay lên cao, rồi xòe ra ngang vai như đôi cánh đại bàng, trước khi tung cánh bay về khung trời xa xăm. Nơi đó mặt trời vừa hừng đỏ cuối chân trời, mụ cười ngạo nghễ lẫn thảm thiết, tung đôi cánh, chúc người xuống.

Tiếng cười của mụ xoáy vào tai của mọi nạn nhân đang chờ chực thảm họa giáng xuống đời họ, ở buổi sớm tinh mơ. Họ ngước nhìn lên, tìm tiếng cười ấy…

Và họ nhìn thấy, một thân người lao xuống đường như một cánh chim, gãy gục!

Tuấn chạy nhào ra khi nghe tiếng cười của mụ Bốn Cao, anh giơtayđịnh kéo mụ lại, nhưng đã trễ. Bấy giờ, anh mới biết, mụ Bốn Cao chính là con đại bàng, trên cả những loài chim có cánh, dù chỉ là một con đại bàng xấu xí, tư kỷ! Đó là ngày 02/09/1975 tại miền Nam Việt Nam, ngày đổi tiền lần đầu tiên.

&

Những cây bông trang lá nhọn và dầy, đâm lên tua tủa sau hàng rào nhà Từ đường của ông ngoại Tuấn. Anh huơ rựa phạt những nhánh vươn cao quá đầu.

Đã lâu lắm, Tuấn mới trở về nhà, nơi Mẹ anh đang ở với ba thằng em trai.Tuổi thơ của Tuấn, đã trải qua một thời khốc liệt đầy tủi nhục, khi cha anh mất ở tuổi 38 và anh lúc đó tám tuổi.Cái tuổi chưa biết mơ mộng nhưng đã trãi qua nhiều nổi buồn trong ký ức tuổi thơ.Anh xa Mẹ với sự uất ức cuộc đời tàn bạo khi phải đi ở đợ nhà người Cậu.

Ở tuổi thơ của Tuấn chỉ là làm việc và làm việc với cái máy ảnh và căn buồng tăm tối rửa ảnh, mà sau này, lẽ ra nghề chụp ảnh anh phải chọn, nhưng anh đã từ khước nó, như từ khước một dĩ vãng đau buồn. Vì thế, anh luôn giận người Mẹ không bình thường, đã sinh ra anh trong cuộc đời này. Chỉ thi thoảng, Tuấn về nhà từ đường, với bao gạo trong tay do thằng Đại “sớt” cho, đổ vào khạp gạo của Mẹ rồi ra đi trong im lặng.

Với Tuấn, tuổi thơ anh không muốn nhớ tới.

Anh đưa con rựa chặt phừng phựt từng ngọn bông trang, đi lần đến đầu ngỏ. Khi những nhánh bông trang cuối cùng rơi xuống, Tuấn thấy một thanh niên trạc tuổi anh, đứng sừng sững trước cổng với cái ba lô “con cóc” của bộ đội, nhìn anh. Tuấn bỏ rựa nhìn anh ta, hỏi.

- Bạn muốn gì?

- Cho tôi xin hỏi nhà ông Phan Đ. ở đâu, bạn? – Một giọng Bắc nằng nặng vang lên.

- Ông Phan Đ. nào? Tôi không rõ lắm!

- Ông ấy là ông Nội tôi. Vậy, có chú Năm ở nhà?Tôi từ Hải Phòng vào đây.Bố tôi là Phan Trường Sơn đi tập kết, năm 54.

Quả thật, Tuấn không biết, ông Ngoại mình tên gì, nhưng cái tên Phan Trường Sơn, anh có nghe ông Năm nói tới.

Thật ra, ông Cậu Tuấn không phải tên là Trường Sơn gì đó, mà là sự đổi tên sau khi theo CS. Những cái tên:

Trường Sơn, Chiến Thắng, Nam Tiến… là những cái tên “theo mùa” CS!

- Đây đúng là nhà từ đường ông Nội anh. Mời anh vào!

- Bố ơi! Đúng là đây rồi. – Anh thanh niên chỏ miệng ra đường gọi.

Một ông trung niên mặc áo bộ đội màu xanh cứt ngựa chạy thọt vào. Tuấn nhìn ông, thấy khuôn mặt tựa ông Năm.

Anh biết đây là cậu mình, người đi tập kết 20 năm trên đất Bắc, với tên Phan Trường Sơn, ông Năm “Bóng Tối” thường nhắc sau cách mạng thành công. Trên vai ông, hai thùng hòm bằng gỗ đeo tòng ten, như thường thấy các cán bộ và bộ đội mang vào miền Nam. Đó là tất cả “cơ đồ và sự nghiệp” sau 20 năm chống Mỹ cứu nước!

- Cậu ơi. Cậu Hai vềề… – Tuấn bỏ đi vào trong nhà Từ đường, ngồi trên bộ ván chờ đợi sự việc xảy ra. Ông Năm chạy ra. Hai anh em nhìn nhau, rồi ôm nhau khóc toáng lên. Thằng con trai đứng lớ ngớ ôm cái ba lô con cóc ngơ ngác nhìn nơi cội nguồn sinh ra bố mình, cũng khóc thảm thiết.

- Cậu, Mợ thế nào rồi? – Ông nói rặc tiếng Hải Phòng.

- Cậu, Mợ mất đã hai năm! Cậu, Mợ chờ anh mãi. Trước khi ra đi còn nhắc, hỏi anh bao giờ mới về! – Ông Năm tiếp lời.

- Ôi. Cậu, Mợ ơi. Con có lỗi! Chiến tranh đã cướp đi tất cả mọi nguồn sống gia đình.Hết Thực dân rồi tới bọn Ngụy quyền miền Nam gian ác.Chúng đã đưa dân tộc ta chia lìa trong đời sống gia đình, Nam, Bắc xa nhau.

Ông quỳ xuống, lết hai đầu gối vào cái nhà thờ gia tiên, gục đầu khóc nức nở.Ông thắp mấy nén nhang, đi toàn bộ quanh nhà rờ từng cột nhà, bức tranh mà mấy mươi năm vẫn treo chỗ cũ.Ông gọi to.

- Sơn Hà đâu? Vào thắp cho Nội mày, mấy nén hương tưởng nhớ cội nguồn!

Gã con trai lúng túng, đi vào nhà thờ Họ thắp mấy nén nhang, ngồi khóc ròng. Tuấn ngồi im, lắng nghe sự xúc động lòng mình.Anh cũng khóc.Khóc cho sự gặp lại tình ruột rà thân quyến. Anh sống bên Ngoại, thường cọ sát tình thương yêu máu mũ hơn bên Nội chưa bao giờ vào thăm, dù bị hất hủi thường nhật. Cái dây thiêng ấy, nó ràng buộc tình máu mũ thiêng liêng. Anh ôm Sơn Hà khóc rống lên. Ông Cậu Trường Sơn thì bò quanh nhà, rờ cái này, rớ cái kia, ôm xiết và chỉ khóc. Khi nhìn thấy chiếc xe “vespa” của ông Năm dựng trước thềm, ông thắc mắc hỏi ông Năm.

- Xe gì lạ vậy? Một bên to phình, chạy không sợ bị “chẹt” à?

- Xe này của Ý. Đang thịnh hành trên thế giới, đó anh!

- Hả… Chú bảo gì cơ.Thịnh hành trên thế giới?

- Anh thích, em tặng anh đấy!

Ông Trường Sơn đứng lên, trố mắt nhìn ông Năm, như không tin lời ông em, nói.

- Chú cho tôi? – Ông hỏi gặng lần nữa, như không tin vào đôi tai mình.

Ông Năm gật đầu nhìn anh, cười. Ông Trường Sơn lúc bấy giờ như người nổi cơn điên. Ông đi đến, nâng lên hai cái hòm cá nhân luôn khư khư ôm bên mình – cái gia tài vĩ đại – khi vào Nam, đập xuống nền nhà! Gạo, chén đũa, vài thứ linh tinh tung tóe xuống nền nhà!

- Tao bị gạt rồi Năm ơi! Hơn ba mươi năm có Đảng, dân giàu nước mạnh là như thế này sao?

Tuấn thảng thốt nhìn sự việc. Quả, trên ba mươi năm, nhân dân miền Bắc gị gạt, sau thời Thực dân phong kiến đói nghèo. Miền Nam dù sao cũng còn no ấm hơn miền Bắc ngày đó. Vả lại, ông Cậu Trường Sơn của Tuấn, xuất phát từ gốc miền Nam, và đã từng trở về trên con tàu định mệnh sau 1962; lẽ nào ông không biết chế độ và xã hội miền Nam, suốt cuộc hành trình trở ra đất Bắc bằng đường bộ nhiều tháng, cả khi nhiều năm lén lút trên con đường mòn mang tên định mệnh Hồ Chí Minh, của cả dân tộc có tên là Việt Nam.

Tuấn buông ông anh bà con ruột rà, vừa đoàn tụ sau trên 20 xa cách, lủi thủi trở về trên phố.

- Tin ai, ở cuộc sống sau 1975 này? Mụ Bốn Cao là một bài học! Một vở kịch thật tuyệt vời do người Cậu từ đất Bắc trở về đóng!

- Tin ai???

&

Tuấn xuống Đình, đưa cái giấy gọi trình diện Nghĩa vụ quân sự, trong đó có cái giấy tình nguyện đầu quân của anh kèm theo, do xã đội gửi. Lão Tôn nhìn cái giấy, rồi nói.

- Cháu tình nguyện đi bộ đội à?

- Cháu không tình nguyện và cháu không biết cái giấy này từ đâu ra!

- Vì sao?

- Bởi, chữ ký này không là của cháu!

Lão Tôn mừng hụt. Lão cứ tưởng cái giấy này do Tuấn ký.

- Vậy, cháu ký lại coi nào!

Tuấn thoan thoắt ký. Chữ T. đầu, không là tên của Tuấn bằng chữ T., mà bằng chữ Kh. trịnh trọng!

- Sao lại Kh.?

- Cháu về được chưa?

Lão Tôn khoát tay. Tuấn ra về. Bây giờ, anh mới thấm thía sự ăn nhờ, ở đậu (đợ) do họ định đoạt sinh mạng anh, dù là ruột thịt. Con là máu, cháu là mủ, là điều tất nhên. Anh hiểu và khóc, khi biết rằng con đường cụt đang dẫn đến.

&

Đó là hai gã công an Biên Phòng, còn được gọi là công an nhân dân Vũ Trang. Đã là Công An – mà mọi người dân miền Nam ghê tởm, khinh ghét gọi là Bò Xanh – lại còn được thêm danh xưng Nhân dân! Hai gã cứ lượn lờ suốt mười mấy xã ở Diên Khánh, từ ngày nọ qua tháng kia. Nhiều thanh niên vừa 18 tuổi, có gia đình tham gia cách mạng, là hai gã cứ bám vào chiêu dụ tòng quân.Tuấn gặp hai gã ấy mùa tựu trường lần hai hai sau giải phóng.

- Này. Cậu vào Công an đi nhé. Gia đình cậu, là gia đình cách mạng có công nhiều đời. Cậu vào Công an, bọn tớ sẽ ủng hộ hết mình, giúp cậu đi theo con đường chú, bác đã đi theo Hồ chủ tịch, tương lai rạng rỡ vô cùng. Hơn nữa, cậu có học vấn, lại có nghề nghiệp trọng thị, con đường thênh thang nhé.

- Thưa anh bộ đội cụ Hồ. Tôi còn đang đi học dỡ dang lớp 12. – Tuấn thoái thác. Đời lính là kiếp nạn giải thoát anh ra khỏi kẻ ở đợ! Nhưng đi lính CS anh chưa từng bao giờ mơ tưởng!

- Với trình độ học vấn của anh và lý lịch gia đình cách mạng nhiều đời, anh sẽ là một sĩ quan công an nhân dân.

Chúng tôi hứa thế!

- Công an mà có thằng nhân dân đi kèm, thì chẳng khác gì, ông Hồ Chí Minh, khóc sau vụ giết bà Năm từng ủng hộ ở Hà Nội và đồng đội sau cải cách ruộng đất, chẳng là một thằng khùng và ngu sao???

Tuấn từng nhìn thấy ở xã hội VN trước và sau 1975, lắm điều nhiễu nhương và tàn ác tận cùng của CS. Chờ cho gã Công an Biên phòng rút lui, anh chữi toáng lên.

- … mẹ nó! Hồ Chí Minh cao thủ giết người không gớm tay, vừa tự khen mình, qua:

- “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, vừa… “Tôi dẫn năm châu đến đại đồng”!

(Còn tiếp)

© Đàn Chim Việt

Hạt Ươm Hư [1]

Hạt Ươm Hư [2]

Hạt Ươm Hư [3]

Hạt Ươm Hư [4]

Hạt Ươm Hư [5]

Hạt Ươm Hư [6]

Hạt Ươm Hư [7]

 

Pages: 1 2 3

Phản hồi