WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Y án với Điếu Cày và Tạ Phong Tần

dieu_luat_88BLHSvc
Hai trong số 3 blogger bị xử y án sơ thẩm. Tức 12 năm tù giam cho Điều Cày Nguyễn Văn Hải và 10 năm tù cho Tạ Phong Tần. Riêng blogger Anhbasg tức Phan Thanh Hải được giảm án 1 năm, còn 3 năm tù giam.

Đó là kết quả phiên phúc thẩm sáng nay tại Tòa án Nhân dân Tp. HCM. Phiên xử kết thúc lúc 17′h 20 ngày 28/12.

Phiên tòa, như thường lệ, xử “công khai” nhưng không có người thân của bị cáo nào được phép tham dự. Vợ và con trai của Điếu Cày đã bị triệu tập từ ngày hôm qua, nhằm gây cản trở việc họ có mặt tại tòa. Ở phiên sơ thẩm, 2 người đã bị lực lượng công an và bảo vệ lôi kéo, giằng co tới mức rách cả áo và một trung tá công an đã hét vào mặt bà Tân là “tự do cái con c..”.

Bên cạnh đó, nhiều blogger hay bạn hữu của các bị cáo muốn tới cổng tòa án để biểu thị tình đoàn kết cũng đều bị sách nhiễu, cản trở. Blogger Huỳnh công Thuận bị giam tại tòa và bị mất (thu giữ) xe. Hoàng Vy, theo mô tả, bị “khênh như lợn” lên xe công an.

Không có nhiều chi tiết từ bên trong phiên tòa. 3 Blogger vẫn bị kết án theo điều 88 bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tức tuyên truyền chống nhà nước. Đây là điều luật đi ngược lại chính hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà nhiều nước đã lên án. Các blogger chủ yếu bị kết án bởi các bài viết trên mạng và việc thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Việc họ “tham gia khóa huấn luyện tại Thái Lan” như cáo trạng ban đầu đã được bỏ qua ở phiên phúc thẩm.

Thái độ

Phương thức xét xử của hệ thống tòa án Việt Nam từ xưa tới nay, ngoài việc không công khai và minh bạch, còn tuyên án dựa trên thái độ của các bị cáo. Nếu bị cáo ‘ngoan ngoãn’, không ‘cứng đầu’, biết nhận tội thì mức án thường giảm đáng kể. Blogger Phan Thanh Hải rơi vào trường hợp này.

Trong số 3 blogger chỉ có Phan Thanh Hải nhận tội ngay từ phiên sơ thẩm, do đó ông bị kết án nhẹ hơn và tiếp tục được giảm án trong phiên phúc thẩm. Tương tự như vậy với trường hợp Lê Thăng Long trong vụ án trước kia.

Dư luận ngay trong số những người cổ xúy cho dân chủ vẫn chia rẽ trong vấn đề “nhận tội”.

Trước phiên xử, nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền, chính phủ nhiều nước đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger. Bản án phúc thẩm cho thấy, những lời kêu gọi này không được đếm xỉa tới.

Trong một diễn biến khác, ít ngày trước phiên sơ thẩm, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ Tạ Phong Tần đã tự thiêu nhưng cũng không vì vậy mà bản án của con gái bà nhẹ hơn phần nào.

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Y án với Điếu Cày và Tạ Phong Tần”

  1. Huong Nguyen says:

    Hành xữ như thế này, ngoài 1 thái độ thách thức dư luận trong và ngoài nước, nhà cầm quyền CSVN rõ ràng muốn gởi 1 thông điệp cho tất cả những ai muốn tranh đấu rằng “Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết, van xin ta đi thì sẽ được khoan hồng…”
    Nhưng những người nhận tội và xin khoan hồng thì sẽ làm được gì nữa sau khi mãn hạn tù?
    Sự chọn lựa phải trả bằng 1 cái gía rất đắc, không chỉ riêng ở Việt-Nam mà trên toàn thế giới. Nelson Mandela: 27 năm tù. San Suu Kyi: 18 năm quản thúc. Mùa Xuân Ả Rập cũng trả cái giá của ít nhất cả chục ngàn người. Tính cho đến nay, tại Syria đã có đến 40,000 người hy sinh.
    Tương lai là do người Việt-Nam chọn lựa và cái gía nào thì người Việt có thể chấp nhận?

Leave a Reply to Huong Nguyen