WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ: Quốc hội mới, chủ tịch cũ

us-congress-j001
Có rất nhiều điều rất “mới” khi các ông bà dân cử Thượng và Hạ Viện giơ tay tuyên thệ nhậm chức lúc 12 giờ trưa thứ Năm, mùng 3 tháng Giêng 2013.

Tổng số người mới lên đến 100 ông bà, gồm 45 Cộng Hòa, 43 Dân Chủ ở Hạ Viện và 2 ở Thượng Viện; trong đó có một bà ở Hạ Viện theo đạo Ấn Độ Giáo và một bà ở Thượng Viện theo Phật Giáo. Số dân cử từng tham chiến ở Iraq và Afghanistan tham gia chính trường cấp liên bang lên đến 16 người (trong đó có 2 bà mới đắc cử nhiệm kỳ đầu tiên), con số 20 bà “thượng” cũng tạo kỷ lục (trong đó có tới 16 bà thuộc đảng Dân Chủ). Cũng lần đầu tiên số dân cử Hạ Viện gốc da trắng trở thành tập thể thiểu số, so với tập thể quý bà cộng chung với những vị Dân Biểu da màu, gốc Latinos và Châu Á.

Nếu tính theo sắc tộc, có 4 vị tân Dân Biểu là người gốc Châu Á-Thái Bình Dương; nếu xếp theo giới tính có 6 người đồng tính ở Hạ Viện và 1 người bà đồng tính tại Thượng Viện, và bà Krysten Sinema của đảng Dân Chủ đại diện cho tiểu bang Arizona là vị dân cử “lưỡng tính” (bi-sexual) đầu tiên đặt chân vào tòa nhà lập pháp. Được biết lý lịch của bà Sinema như sau: sinh trưởng trong một gia đình nghèo theo đạo Mormon, nhưng trong hồ sơ cá nhân bà khai là “không thuộc một tôn giáo nào cả”. Xin nhớ: các chính trị gia Hoa Kỳ rất hãnh diện về nguồn gốc và tôn giáo của mình, chuyện khai “không thuộc một tôn giáo nào” là điều rất hiếm.

Những cái “mới” đó vẫn không tạo được chú ý cho bằng cuộc bỏ phiếu chọn người “cũ” làm Chủ Tịch Hạ Viện “mới”. Cái đinh của cuộc bầu chọn vẫn là ông John Boehner của cánh Cộng Hòa.

Buổi tối hôm trước, tất cả các nhà báo săn tin ở Quốc Hội đều nhận được email từ văn phòng ông Boehner, đại ý cho biết “ông sếp sẽ tái tranh cử và tái đắc cử không khó khăn”. Lá thư của ông phát ngôn viên Michael Steel còn bào thêm rằng ông Boehner “được cử ủng hộ mạnh mẽ của các vị dân cử Cộng Hòa”, và “không có chuyện gì rắc rối như những lời đồn đãi” hoàn toàn bất lợi được tung ra ở thủ đô Washington D.C. trong những ngày trước đó.

Hầu như không ai ngạc nhiên khi nhận được lá thư gửi vào đúng “giờ thứ 25” nhưng một số nhà quan sát chính trị Hoa Kỳ nhận định. Một ngày trước khi Quốc Hội Khóa 113 nhóm phiên họp đầu tiên, cuộc thăm dò của Gallup cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Boehner chỉ có 29%, tức bằng đúng một nửa so với tỷ lệ 58% người dân Hoa Kỳ ủng hộ vị Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama. Hầu như tất cả các chương trình bình luận chính trị đều nói tới chuyện phía Cộng Hòa mất 8 ghế Hạ Viện và 2 ghế Thượng Viện, cho rằng “đường lối, chính sách do ông Boehner đưa ra và thực hiện là một trong những nguyên nhân gây thất bại”.

Nếu những lời chỉ trích này không được chú ý tới thì lời chỉ trích do ông Chris Christine đưa ra trong cuộc họp báo ở New Jersey chắc chắn phải được quan tâm vì báo trước cho mọi người thấy các chính trị gia Cộng Hòa không hài lòng với ông Boehner. Đại để ông Thống Đốc Cộng Hòa cho rằng chính ông John Boehner chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm vì những sai lầm chính trị “trong thời gian điều khiển Quốc Hội”.

Sai lầm ở chỗ nào?

Khởi đầu là chuyện tìm người ra tranh cử ở các đơn vị địa phương. Những đồn đãi ghi nhận được từ hành lang Hạ Viện cho thấy ông Boehner và dàn tham mưu “quá tự tin”, nghĩ rằng “thành công ở cuộc bầu cử giữa kỳ 2010 sẽ kéo dài đến cuộc bầu cử 2012”. Một nhân viên từng nằm trong ban tham mưu của ông kể lại chuyện “nghe nói từ cuối năm 2011 đã có người đã đề nghị ông Boehner nên duyệt xét kỹ lưỡng hơn về mặt địa lý chính trị khi chọn người đại diện cho đảng ra tranh cử các chức vụ địa phương”. Đề nghị này “không biết được ông Chủ Tịch lắng nghe đến mức nào, nhưng điều ai củng nhìn thấy là rõ ràng chúng tôi (đảng Cộng Hòa) đã thua ở một số đơn vị má đáng lý ra chúng tôi có thể thắng”. Ông cựu nhân viên này bảo thêm “sự hiện diện của một số đông các vị dân biểu phụ nữ và thiểu số đại diện cho đảng Dân Chủ ở tân Quốc Hội là một bằng chứng khác nữa, cho thấy họ (đảng Dân Chủ) đã đi một bước rất xa, trong khi chúng tôi vẫn đứng một chỗ”. Đứng yên một chỗ trong lúc phía bên kia vẫn tiến bước “có nghĩa là mình đang thua”, ông cựu nhân viên này kết luận.

Kế đến là chuyện xảy ra trong những tuần lễ trước ngày cuộc bỏ phiếu chọn Chủ Tịch Hạ Viện diễn ra, nhóm bảo thủ Cộng Hòa ở Hạ Viện liên tục lên tiếng chỉ trích vị Dân Biểu 63 tuổi đang lãnh đạo họ, cho rằng ông Boehner ủng hộ đề nghị phía Dân Chủ đưa ra -đúng hơn là đề nghị của Tổng Thống Obama- trong đó có điều khoản tăng thuế đối với những cá nhân có mức thu nhập $400.000/năm hay những cặp vợ chồng có thu nhập $450,000/năm trở lên, trái ngược với những gì ông đã dồng ý với họ và chính ông cũng từng tuyên bố là “không chấp nhận tăng thuế”. Ngay ngày đầu năm 2013, ông lại đồng ý bỏ phiếu những điều khoản tạm thời giải quyết “fiscal cliff” dựa theo thỏa thuận giữa Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa và Phó Tổng Thống Joseph Biden dù biết đại đa số dân cử Cộng Hòa ở Hạ Viện không chấp thuận.

Với những vị dân cử đại diện cho các tiểu bang miền Đông Bắc, chuyện ông trì hoãn không thảo luận khoản tiền 60 tỷ dollars trợ giúp cho nạn nhận trận siêu bão Sandy, khiến Dân Biểu Peter King của tiểu bang New York phải tổ chức họp báo cũng như xuất hiện trên các đài truyền hình để bày tỏ thái độ bực dọc. Mặc dù vẫn gọi ông Boehner “là bạn” trong cuộc phỏng vấn của đài NBC, nhưng Dân Biểu Peter King vẫn khéo léo cho rằng không bỏ phiếu về khoản tiền trợ giúp những người không may là điều hoàn toàn sai, “không ai đồng ý”. (Sau những phát biểu này, ông Boehner mời ông King vào văn phòng gặp riêng, cam kết sẽ đưa đề nghị cứu trợ bão Sandy ra bỏ phiếu vào ngày thứ Sáu tuần này).

Những bực bội này được thể hiện rõ trước và trong cuộc bỏ phiếu.

Tin đồn nói rằng một số dân biểu Cộng Hòa sẽ lập thành “khối chống đối”, nhất định không bỏ phiếu ủng hộ ông Boehner, dàn xếp với nhau để ông và bà Nancy Pelosi của đảng Dân Chủ ngang phiếu nhau ở vòng đầu để buộc ông phải chấp nhận không ra tranh cử vòng 2. Lực lượng chống đối này quả có thành hình nhưng chỉ có 12 người ngồi chung với nhau ngay ở hàng ghế giữa hội trường, lần lượt đứng lên thông báo họ bỏ phiếu cho người khác hoặc bỏ phiếu trắng chứ không ủng hộ ông Boehner. Tiếng nói của họ được mọi người chú ý tới, nhưng không đủ để loại bỏ ông Boehner khỏi ghế Chủ Tịch Hạ Viện như họ mong muốn.

Kết quả: ông Boeher tái đắc cử với 220 phiếu, đại diện cho đảng Dân Chủ là bà Nancy Pelosi được 192 phiếu ủng hộ. Ông John Boehner sẽ tiếp tục điều khiển Quốc Hội Cộng Hòa thêm 2 năm nữa.

Trong bài diễn văn ngắn đọc sau đó, ông hứa hẹn sẽ làm việc cùng mọi người, nhắc lại 2 điều ông đã nhiều lần nói: thứ nhất “quốc gia đang nợ khoản tiền quá lớn, hơn 16 ngàn tỷ”, thứ nhì, “chính sách kinh tế đang được thực hiện không tạo được việc làm cho người dân”. Không nghe ông nói gì về kế hoạch hành động trong 2 năm sắp tới, đặc biệt là những kế hoạch sẽ giúp giải quyết bế tắc chính trị giữa ông với thành phần dân cử bảo thủ cùng đảng, hay giữa ông với chính phủ Cộng Hòa đang nắm hành pháp.

© Đàn Chim Việt

Phản hồi