WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch

“Trong khi ta vui Tết âm bên chén tạc chén thù thì những đối tác của ta lại làm việc bình thường, còn trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường ở Tết dương thì ở nước ngoài người ta nghỉ, thị trường chứng khoán đóng băng”.

Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.

Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa.  Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.

GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông.

Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo chí có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.

Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.

Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.

Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.

Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.

Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2005.

Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:

1. Bỏ ngày Tết cổ truyền

Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo chí năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.

Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3-4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê”.

Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.

Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu)

Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.

Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.

Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.

Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.

Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.

Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, London… đóng băng.

Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.

Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”

Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.

Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.

Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.

Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:

1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.

4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.

5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.

Theo VTC News

Pages: 1 2

23 Phản hồi cho “Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch”

  1. người Rơm says:

    Tết cổ truyền là một hũ tục ,tổ chức cùng ngày với Tết của Tàu và bị ãnh hưỡng Tàu nặng nề .
    Phải thay đỗi Tết VN theo Dương lịch . Tôi ũng hộ quan điễm của giáo sư Võ tòng Xuân .

  2. vo long tri says:

    Đòi bỏ Tết cổ truyền là ngu xuẩn và vô văn hóa!

    • người Rơm says:

      “Đòi bỏ Tết cổ truyền là ngu xuẩn và vô văn hóa! ”

      Làm ơn giải thích dùm tại sao là ngu xuẫn và vô văn hoá .Còn nếu không giải thích được thì volongtri mới đúng là đồ ngu xuẫn !

    • Trúc Bạch says:

      He he he he ….Nghe cái tên Võ Long Trì (?) thì biết anh là người sẵn sàng xổ “văn hóa” ra để chửi những ai “ngu xuẩn….đòi bỏ ngày tết cổ truyện” ngay .

      Chắc anh làm nghể “rờ mu rùa” nên anh tưởng rằng, nếu đổi Tết Tầu thành Tết Tây thì anh sẽ không còn cơ hội ra trước cổng đìnnh, chùa hay Lăng Cha Cả để dụ dỗ mấy bà già nhẹ dạ, mê tín…. kiếm xu hả ?

      Anh đừng …”no”, người ta chỉ đề nghị Chuyển Ngày Tết Cổ Truyền từ Âm Lịch sang Dương Lịch, chứ không ai lại “đòi bỏ Tết cổ truyền” như anh nghĩ đâu !

      He he he …Năm mới chúc anh vo long tri “rờ” được nhiều mu…rùa !

    • Builan says:

      Liệu ông đã khôn hơn ai- văn minh hơn ai – có văn hoá hơn ai… mà vôi HỒ ĐỒ đến thế ??

      Tôi không ủng hộ -Tôi cũng chưa dám baì bác -Thận trọng lắng nghe, học hoỉ ở nhiều người.. – biết đâu cũng là điều hay !

      Caí hay theo suy nghĩ “thiễn cận” cuả tôi !

      BỚT LỆ THUỘC TAÙ !!! Hôị nhập vào thế giới văn minh

      Như vậy có goị là “ngu xuẫn và vô văn hoá ” không nhĩ, thưa “đĩnh cao trí tuệ…” ( tôi định viết thêm “cuả looài VEM” nhưng !
      Kính chào

  3. noileo says:

    Người Việt làm mùa, gieo trồng, cày cấy, là dựa theo 24 ngày “tiết” trong năm. Những ngày “tiết” này đuọc tính theo sự vận hành của trái đất đối với mặt trời, tức là “dương lịch”. “Lập xuân” luôn luôn là ngày 4-2 hàng năm, “xuân Phân” 21-3, hạ chí 22-6, thu phân 21-9, đông chí 22-12…

    Ăn Tết theo âm lịch sẽ khiến khoảng thời gian, từ lúc “nghỉ Tết” đến khi bắt đầu công việc nông tang hàng năm, co dãn thay đổi từ năm này qua năm khác.

    Ăn Tết theo dương lịch sẽ khiến khoảng thời gian nói trên trở nên cố định, không thay đổi từ năm này qua năm khác, dễ tính toán công việc.

    Đổi “ăn Tết”, đổi ngày “mừng ngày đầu năm”, từ dựa theo “Âm lịch”, chuyển qua dựa theo “Dương lịch” là điều rất thích hợp !

  4. Truong Giang says:

    Hòa nhập để tiến bộ thì cũng hay. Tuy nhiên, nếu ăn Tết theo dương lịch thì ở miền Trung VN về mùa này mưa lũ lê thê, cái Tết truyền thống sẽ không còn thú vị nữa.

  5. Nguyen Trong Dan says:

    BỎ CHỮ HÁN DÙNG “ABC” QUỐC NGỮ
    BỎ TỀT TÀU ĂN TẾT TÂY
    TẠI SAO KHÔNG?

    Hết đường nhận anh em nhé quân Hán Cộng !

  6. Trần Kiến Quốc says:

    Tôi ủng hộ ý kiến của GS Võ Tòng Xuân. Hãy làm như Nhật bản, Singapore đã làm

  7. kbc3505 says:

    Chúng ta không bỏ ngày Tết cổ truyền nhưng chúng ta chuyển từ “Âm” sang “Dương”. Đương nhiên nhiều người có thể cảm thấy khó chịu nhưng rồi sẽ quen.

    Lịch chúng ta đang dùng hàng ngày là lịch Tây, tức dương lịch, và lịch Tây được dùng hầu như các nước trên thế giới để ghi lại hay đánh dấu tất cả mọi sự kiện xảy hàng ngày trong đời sống con người cũng như trong lịch sử. Ngay cả người Tàu cũng phải dùng lịch Tây, vì tiện và dễ tính toán. Lịch Tàu, tức lịch Ta, ngày nay chẳng còn bao nhiêu nước dùng, ngay cả để ghi lại quá trình lịch sử.

    Vấn đề này cũng từng được nêu lên nhiều lần trước kia, nếu thay đổi ngày Tết cổ truyền từ âm lịch sang dương lịch thì quá tốt, vì đây cũng là một hiện tượng “thoát” bớt ảnh hưởng của Tàu.

    kbc

  8. Quynhơn Thi says:

    Tôi ủng hộ hết mình chúng ta nên đổi Tết qua dương-lịch, như đại đa số các nước trên thế giới.

  9. Nguyen Anh Tuan says:

    Toi cung rat ung ho y kien tren,chung ta cung khong can phai an tet theo bon moi Han ma chi can don Tet VN 1 lan trong nam.

  10. Trúc Bạch says:

    Tôi ủng hộ việc chuyển ngày “Tết VN” từ Âm Lịch sang Dương Lịch …Tuy nhiên, nếu ai “hoài cổ” thì cứ việc “tự ý” đóng cửa hàng, nghỉ giao dịch “ba ngày tết” Âm Lịch, còn những người làm việc muốn nghỉ ba ngày tết Âm Lịch thì cứ việc xin nghỉ …không lương, vì chỉ ngày nghỉ tết chính thức (Dương Lịch) mới được phép nghỉ có lương mà thôi ..

    Hãy nhìn xem một nước trong đạo Khổng, đạo Lão như Nhật Bản mà họ còn phải bỏ cái ngày “China new Year” để ăn tết vào ngày !/! Dương lịch như người Tây Phương để dễ dàng hội nhập vào thế giới văn minh..Vậy tại sao VN lại cứ mãi mãi phải đeo cái “truyền thống âm lịch” một cách trái ngoe như vậy ?

Leave a Reply to Nguyen Trong Dan