WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc

Hà Nội muốn quên Hiệp định Paris?

Hà Nội muốn quên Hiệp định Paris?


Một ngày trọng đại sắp sửa trôi qua mà tôi sợ các cơ quan truyền thông của người Việt ở hải ngoại, không trừ cả một đài điền thế cho tiếng nói tự do của VN là Đài RFA, sẽ để cho nó lẳng lặng trôi qua vì lý do đó là chuyện cũ, chuyện 40 năm qua rồi, không còn mấy ai nhớ đến nó và do đó, cho nó qua luôn.

Lối suy nghĩ này thật khôi hài bởi người Việt chúng ta thường tự hào là chúng ta thường yêu và nhớ lịch sử nước nhà. Chúng ta nhớ chuyện bà Trưng, bà Triệu, hãnh diện chuyện nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên, nhớ Lý Thường kiệt với trận đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt, hát “Nước non Lam Sơn,” biết ơn Quang Trung đại phá quân nhà Thanh… song chuyện gần chúng ta hơn thì tự nhiên chúng ta mắc bệnh Alzheimer.

Không những thế, càng gần thì hình như chúng ta càng hiểu lầm vấn đề, đổi trắng thay đen… như trong nước các nghĩa trang “liệt sĩ Trung Cộng” thì chình ình ở trong các tỉnh biên giới, nơi quân TC sang xâm lược và tàn phá nước ta vào năm 1979. Chưa hết, gần đây ở ngay thủ đô Hà Nội của nước VN Cộng hòa XHCN còn có lễ “biết ơn” quân đội nhân dân TC dạy dỗ, huấn luyện cho hàng trăm hàng ngàn sĩ quan (lên đến những hàng cao cấp nhất) trong “quân đội nhân dân” Việt Nam!!!

Chúng ta thường chê người Mỹ là chóng quên, không có ý thức lịch sử sâu đậm như chúng ta. Thế thì sao trận Nhật đánh Trân châu cảng (Pearl Harbor) thì đến 81 năm sau, vào ngày 7 tháng 12 vừa rồi, người ta vẫn kỷ niệm?

Đã đến lúc chúng ta phải xét lại vấn đề

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại vấn đề. Một Hiệp định Hòa bình Paris mà không đem lại “hòa bình” mà không thành vấn đề sao? Một hiệp định hòa bình mà hai người chủ chốt thương thuyết nó sau được giải thưởng Nobel Hòa bình để giờ đây câu chuyện đó còn là nỗi nhục cho ủy ban (ở Na Uy) tuyển chọn giải đó vào năm 1973 mà không đáng nói sao? Một hiệp định hòa bình mà dẫn đến sự hiện diện của khoảng 3 triệu rưỡi người Việt ở hải ngoại ngày hôm nay mà ta không cần biết chi tiết nó nói gì và nó có bị vi phạm hay không sao? Và nếu có thì ai vi phạm? Vi phạm thế nào?

Do đó mà tôi biết ơn ông Nguyễn Quốc Khải đã mở màn cho việc xét lại Hiệp định Paris cách đây 40 năm với bài “Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973” gởi cho RFA ngày 17/12 cách đây gần một tháng dù như có nhiều điều trong đó tôi không đồng ý với cách đọc của ông (tôi đã trả lời, cũng trên RFA, bằng một bài viết vào ngày hôm sau).

Từ đó, ông Khải và tôi đã có một số bài trao đổi qua lại, nói chung là khá nghiêm chỉnh bởi chúng tôi chủ yếu chỉ dựa vào những dữ kiện lịch sử, tránh được những sự cãi vã không cần thiết hay đi vào đả kích cá nhân.

Người Cộng sản Hà Nội muốn quên

Dựa vào những dữ kiện mà cả tôi lẫn ông Nguyễn Quốc Khải đưa ra thì Hiệp định Hòa bình Paris 1973 chỉ là một quả lừa vĩ đại của Hà Nội nhằm đá Mỹ ra khỏi VN và sau đó thôn tính miền Nam (bất kể Chương V của Hiệp định đã nói thật rõ ràng, rõ như ban ngày: trong việc “thống nhất đất nước hai miền, không bên nào được thôn tính bên nào”).

Cái khác giữa ông Khải và tôi là: Ông cho Hà Nội làm thế (“thôn tính miền Nam) là họ có quyền, nghĩa là có quyền xé bỏ cả lời cam kết long trọng của họ (với chữ ký của họ), còn tôi thì coi đó là một sự vi phạm trắng trợn mà ta phải nhắc nhở, không cho Hà Nội và dư luận thế giới (kể cả nước Mỹ) quên về chuyện này.

Tóm lại, Hà Nội càng muốn quên thì ta càng cần phải nhắc, nhắc cho đến không ai quên được những việc làm ô nhục của Hà Nội–dù như kết-quả của sự phản bội đó đến nay, 40 năm sau, vẫn chưa đổi thay được bao nhiêu.

Năm nay khác?

Nếu trong những năm qua, các báo đài, kể cả các đài quốc tế, đã tránh né việc phân định, phán xét ai phải trái trong việc thực thi Hiệp định Paris 1973 thì tôi mong là năm nay, chúng ta sẽ có một thái độ khác đi.

Tại sao? Tại vì ta không thể trốn tránh được sự thực lịch sử–dù vai trò của ta ở trong đó không lấy gì làm đẹp. Cũng như chuyện Cải cách ruộng đất ở miền Bắc hay chuyện Mậu Thân ở Huế, chúng cứ việc cách ta nửa thế kỷ hay hơn nữa, câu chuyện chưa được phanh phui đến ngọn nguồn thì lịch sử vẫn còn thiếu sót nếu không muốn nói là méo mó, gian lận.

Năm nay cũng còn khác nữa là vì kỷ niệm 40 năm, đang có triệu chứng là Hà Nội muốn nhắc lại chuyện Hiệp định Paris để nói như ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng của Hà Nội hôm đầu năm (1/1/2013), là “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.” Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.

Nói cách khác, Hà-nội, qua ông Nguyễn Chí Vịnh, đang muốn trắng trợn nói với Mỹ là: chúng tôi đã lừa được ông năm 1973 để đuổi ông ra năm 1975 (thực ra Mỹ đến đó đã không còn một quân-nhân tác-chiến nào ở VN từ tháng Giêng 1973), chúng tôi vẫn có thể đi với Bắc-kinh (cái mà ông Vịnh gọi là “tương đồng ý thức hệ”) để đá ông khỏi Biển Đông!

Một chuyện có liên hệ trực tiếp đến chuyện sống còn của đất nước ngày hôm nay như thế mà không đáng để cho các báo đài bàn đến hay sao?

© Nguyễn Ngọc Bích
© Đàn Chim Việt
—————————–

Đọc các bài liên quan:

40 năm sau một cuộc phản bội
Hiệp định hòa bình Paris và những “sự thật phũ phàng”
Giải pháp VNCH: “Hoang tưởng,” “vô vọng” hay chỉ là khó?

88 Phản hồi cho “Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc”

  1. Phạm Quang Tuệ says:

    Nước chẩy qua cầu …

    Cụ Bùi Diễm chắc là thất vọng lắm vì hơn 30 năm dậy dỗ anh học trò Nguyễn Ngọc Bích làm chính trị nhưng anh này coi bộ thích múa hơn là có khả năng làm chánh khách. Mạo hiểm vào con đường chánh phủ lưu vong đã thân bại danh liệt rồi, lại còn chui vào cái bẫy phục hồi hiệp định Ba Lê không lối thoát. Tướng lo đánh giặc, thi sĩ lo làm thơ. Từ môt ông trí thức chuyên về ngôn ngữ học, nhờ gia đình quen biết với ông tướng phường chèo Nguyễn Cao Kỳ nhẩy sang làm thông tin mà không có kinh nghiệm. Rồi đi vào chánh trị. Tình trạng mới thành bi đát như vậy.

    Cách đây vài năm, ông Nguyễn Ngọc Bích mò mẫm đi gặp Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm. Chưa ai biết chuyện gì đã xẩy ra, có liên quan gì đến nghị quyết 36 hay không vì ông Bích vẫn dấu diếm cộng đồng hải ngoại. Vào khoảng thời gian đó, ông chủ nhiệm Báo Người Việt cũng gặp gỡ phái đoàn cao cấp CSVN trong đó có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ. Những trí thức hải ngoại khác được CSVN mơn chớn là BS Bùi Duy Tâm, GS Nguyễn Mạnh Hùng, GS Lê Xuân Khoa, BS Tôn Thất Chiểu, TS Lê Phước Sang, v.v.

    May mà việc phục hồi Hiệp Định Ba Lê sẽ mãi mãi chỉ là ảo mộng của mấy kẻ ngủ mơ ban ngày. Nước chẩy qua cầu. Hiệp Định Ba Lê đã chẩy qua 40 cái cầu rồi như cụ Diễm nói. Không một chánh phủ nào sẽ mở cửa đón tiếp gánh xiếc Diên Hồng Bolsa. Nhưng tui cũng đồng ý với ông Thượng Đình rằng “… nếu nhóm chính phủ lưu vong của ô. Nguyễn Ngọc Bích vẫn tin tưởng vào chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris, tôi chúc họ may mắn. Hi vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trên diễn đàn Đàn Chim Việt nhân dịp 41 năm ký Hiệp Định Paris 27-1-2014 hoặc sớm hơn …”

    • Lê Dân Việt says:

      @Phạm Quang Tuệ,

      Cho tôi xin đi ông, ông lúc lảm nhảm là cầu mong cho nhóm của ông NNB tin tưởng vào HĐ Paris thì chúc họ may mắn, mà ông cứ xả rác trên diễn dàn này cũng một ý kiến đăng hết bài này qua bài khác. Chẳng có một ý tưởng gì cả.

      Đã vậy ông còn cứ tung hoả mù là ông NNB mò mẫm đi gặp PGK (CS) ông có bằng chứng gì không hay cũng chỉ là hearsays (nghe nói) theo giọng điệu trong bài của NQK?

      Tranh luận đằng hoàng thì nên, còn được người khác mướn vào đây để xả rác thì nên tự biết làm xấu hổ chứ.

    • Quê Hương says:

      Theo ý kiến cá nhân của tôi, ta cần vạch mặt chỉ tên những kẻ đầu cơ chính trị, làm hại cho cuộc đấu tranh tự do dân chủ nói chung. Đây không phải là chuyện riêng tư. Những người như Nguyễn Ngọc Bích là những public figures. Họ đều phải chịu búa rìu của dư luận.

      Những tên như Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh, v.v. làm những trò múa rối làm hại đến uy tín của người Việt hải ngoại. Họ cũng nói là họ tranh đấu cho tự do dân chủ. Thế rồi, lòi ra đủ thứ chuyện bê bối. Vậy ta có nên yên lặng để cho họ làm không? Tranh chấp trong nội bộ của Phong trào Hoàng Cơ Minh đã làm cho cuộc tranh đấu chống độc tài cộng sản bị tê liệt hoàn toàn trong hai thập niên 1980-1990. Tất cả đều ảnh hưởng đến nhau. Vì ta cứ để kệ Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh, nên bây giờ mấy giờ mới hải ngoại mới có thêm thủ tướng lưu vong Nguyễn Ngọc Bích. CSVN cho là họ có công chống Pháp, chống Mỹ, và thống nhất đất nước. Họ cũng cho là họ đang phục vụ đất nước. Vậy ta có nên vạch mặt chỉ tên những kẻ tham nhũng trong chánh quyền Hà Nội không? Ta có nên để cho CSVN tiếp tục cai trị đất nước nữa hay không?

    • Nguyễn Văn Toàn says:

      Văn phòng TNS Jim Webb vô tình tiết lộ tin Nguyễn Ngọc Bích gặp Phạm Gia Khiêm vào tháng 3/2007. Một số người biết chính xác sự kiện này. Một số người trong Ban Chấp Hành của Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ mà Nguyễn Ngọc Bích là chủ tịch (ông này làm chủ tịch, phó chủ tịch, cố vấn cho khoảng gần 30 hội) đã từ chức để phản đối. Ô. Nguyễn Ngọc Bích không giữ bí mật được nữa. Nhưng ông ta không giám cải chánh và không giám thừa nhận. vẫn giữ thái độ ngậm miệng. Đương sự Nguyễn Ngọc Bích phải là người tường thuật đi đêm này. Tại sao ô. Lê Dân Việt không đòi Nguyễn Ngọc Bích tự thú mà lại bảo ô. Phạm Quốc Tuệ làm chuyện này. Chỉ có Nguyễn Ngọc Bích mới biết toàn bộ nội dung cuộc gặp gỡ. Nguyễn Ngọc Bích sẽ chỉ thừa nhận những gì người ngoại cuộc biết mà dấu tất cả những chuyện khác.

      Tại sao ông LDV không biết sự thật, mà ông đã cho ô. PQT là tung hỏa mù. Cụ Bùi Diễm trả lời cuộc phỏng vấn của BBC mới đây, mà ông LDV lại bảo là chuyện cũ. Tôi thấy những bình luận của ông lòng thòng nhưng rỗng tuếch. Ít khi tôi bỏ thì giờ đọc chúng. Kiến thức của ông xem ra rất thấp kém. Sự suy luận của ông quả là nông cạn. Riêng việc ông ủng hô việc phục hồi HĐ Paris, một chuyện sẽ không bao giờ xẩy ra, là tôi đã thấy ông quá sai lầm rồi. Tạm thời, giả sử HĐ này được phục hồi, các ông có thể đòi CSVN trả lại một nửa dất nước, chia cắt Việt Nam một lần nữa, để các ông tái lập nước VNCH không? Đây là một chuyện chỉ xẩy ra trong trí tưởng tưởng của những người như ông, như chánh khách sa lông Nguyễn Ngọc Bích mà thôi. Chuyện giản dị như vậy mà ông không hiểu. Tất nhiên ông mắc bệnh hoang tưởng rồi còn gì.

      Trong số những người ủng hộ việc phục hồi HĐ Paris, có những phần tử ly khai muốn lập một nước riêng như dưới thời Tây, một số cựu thành viên của MTGPMN muốn thành lập Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, và những người muốn tổ chức Việt Nam thành một liên bang. Khi các ông chủ trương làm việc này, CSVN hoan hô các ông, vì các ông ít nhất dành cho chúng một nửa phần đất để dung thân, không đánh chúng nữa mà dắt díu nhau làm chuyện hoang tưởng.

      Có người bảo Phong trào Diên Hồng Bolsa sẽ dẹp tiệm trong vài tháng và có thể vài tuần. Tôi lại thấy nó sẽ hết hơi chỉ trong vài ngày tới. Hẹn ông Lê Dân Việt vào ngày 27-1-2014 để nghe báo cáo về tiến bộ của Phong Trào Diên Hồng Bolsa. Chúc ông biến hoang tưởng thành hiện thực.

  2. Thằng Bờm says:

    Cụ Bùi Diễm nói : Nưóc chảy qua cầu, đúng, rồi sẽ ra biển, ok, và nó sẽ vĩnh viển biến mất ? biến mất đi đâu để có mưa trở lại ? Nếu HĐ Paris chỉ là một vật thể như tờ giấy thì theo quy luật tự nhiên nó sẽ tiêu vong. Thế nhưng, nó là một vấn đề lịch sử. Nếu lịch sử bị chà đạp ngang nhiên, nếu lịch sử không được con người tôn trọng thì nhân loại vĩnh viễn ở trong bối cảnh “mạnh được yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé” và kết quả là “Loạn”. May mắn, nhân loại không loạn ; yếu tố lịch sử luôn được tôn trọng, cứu xét để chứng minh cho sự tồn tại của một “đối tượng” , và lịch sử luôn có khả năng tái diển chứ không như nước phải bốc hơi rồi mới rơi trở lại.

    Ngày nay con nít cũng biết người Mỹ có mặt ở Nam VN để “be bờ” chống Trung cọng trong thế trận chiến tranh lạnh. Bàn cờ thế giới cho họ cơ hội “ve vãn” Trung cọng để hóa giải chiến tranh lạnh thì tội gì họ không bắt tay. Món quà cưới cho cuộc hôn nhân Mỹ Trung là Mỹ rút khỏi Nam VN, con nít ngày nay cũng rỏ. Ra đi một cách danh chính ngôn thuận là cái HĐ Paris 73. Lúc nào mối tình Mỹ Trung chưa đến mức căng thẳng thì chẵng có anh Mỹ nào dại dột lôi cái HĐ đó ra mà ngắm nghía chứ đừng nói đến lăm le yêu cầu mọi người chấp hành. Các nước Anh, Pháp, Nga thì sao ? chẵng phải việc của họ. Không ai có đủ lòng nhân từ để xía vào can thiệp cho một xứ sở lạc hậu như VN ; ngoại trừ có dính líu đến an nguy của họ.

    An nguy của họ có dính líu đến VN không ? Nếu có, sẽ có, thì cả 4 tay Anh, Pháp, Nga, Mỹ đều phải diển lại lịch sử khi lịch sử tái diển ở Đông Nam Á. Hiện nay người Mỹ đang cố gắng giải thích “pivot” hay “tái cân bằng” không phải là để kềm chế Trung Quốc . Dẫu che giấu hay dùng từ ngữ nhẹ nhàng đến đâu thì những sự kiện lịch sử của thập niên 50 thế kỷ 20 đang tái diển sờ sờ ở Đông Nam Á. Việc tái diển này đã đến mức độ mà Nguyễn chí Vịnh của VN hăm doạ “Mỹ liệu chừng rồi sẽ lại cuốn gói như 1975″. Chẵng biết mèo nào cắn mĩu nào, nhưng câu nói đó cũng đủ chứng minh cho một quan niệm hướng đến việc tái diển lịch sử.

    Tái diển lịch sử không phải là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người. Tái diển lịch sử không phải là một vòng tròn khép kín, có thể hình dung biểu đồ cuả nó là vòng xoắn hình sin. Những điều khoản của HĐ Paris 73, hậu quả của nó cọng với tình hình khu vực (như đã từng trình bày trước đây) đủ để nó bắt cầu tái hiện dẫu việc ký kết đã qua 40 năm.

    Nước chảy qua cầu nhưng rồi sẽ rơi trở lại với hình thù có thể khác nhưng tính chất của nước không hề thay đổi. Lịch sử có thể giống dòng chảy của nước nhưng khác một điều quan trọng là nó có thể tái hiện lại nguyên hình.

    Nếu VN đã có dân chủ, tự do thì kẻ nào đòi xét lại HĐ Paris 73, kẻ đó đúng là tội đồ của dân tộc. Người dân VN đã quá bức xúc trước nạn tham nhũng, vô trách nhiệm của giới cầm quyền. Một nhu cầu dân chủ hóa cho đất nước là đang có thật. Thế nhưng, một cuộc cách mạng dân chủ không phải là chuyện chỉ qua một đêm là thành công. Giả sử đã thành công, chính quyền non trẻ đó đứng trước ngọn sóng “Tàu phù” họ chống đở được gì, hay lại rơi vào cái quỹ đạo “Hán hóa”. “Tránh vỏ dưa đạp vỏ dừa”. Chưa tính đến, chính Tàu phù hà hơi tiếp sức cho mấy anh “dân chủ” gây rối loạn nội tình VN để dể bề thôn tính biển đảo.

    Vận động phục hồi HĐ Paris 73 có nền tảng là sự vận động các cường quốc dân chủ hổ trợ cho phong trào dân chủ ở VN ; thi hành HĐ Paris 73 là một nền tảng cho dân chủ, tự do ở VN. Vì sao phải dựa vào HĐ Paris ? vì các phong trào dân chủ ở Bắc Phi phải đấu tranh dân chủ từ đầu, họ đã để mất thời gian tính và cũng đã mất mát, hy sinh quá lớn do sự chậm trể hổ trợ của các cường quốc dân chủ. VN đã có sẵn nền tảng yêu cầu nhà cầm quyền thực thi dân chủ, tự do (dẫu chỉ mới một nửa lúc đầu) thì tại sao không dùng nó để vận động quốc tế hổ trợ.

    HĐ Paris 73 là một sự kiện mang tầm quốc tế, ai không từng, chưa từng quan sát bối cảnh toàn cầu hiện nay để rồi “hò hét”, chẵng cần suy nghĩ cũng phán đại nó thế này thế khác ; họ là những con người không đáng quan tâm.

    Riêng với những người như cụ Bùi Diễm, họ chưa quên được câu chuyện chỉ gần đây ; Mỹ viện trợ cho thương phế binh 1 triệu $ với điều kiện không phân biệt thương phế binh của bên nào trong cuộc chiến, có nghĩa là tiền viện trợ đó cũng đến được với các thương phế binh VNCH. CSVN không đồng ý, chứng tỏ rằng CSVN muốn triệt tận gốc cái danh từ VNCH. Rất nhiều “dư luận viên” cao giọng VNCH chỉ là cái thây ma, thế sao CSVN lại sợ cái thây ma đó đến thế ; chẵng lẻ vỗ ngực xưng danh “ta đây là duy vật” mà lại sợ ma. CSVN sợ VNCH là chuyện có thật, cho nên với một người đã từng có vai vế trong chính phủ VNCH, cụ Bùi Diễm phải cân nhắc lời nói với tinh thần trách nhiệm trước quân dân cán chính của VNCH đang còn bị kẹt ở trong nước.

    Tên tuổi của ông NNB trước 1975 khác xa với cụ Bùi Diễm, ấy thế mà cũng đã làm cho “bầy tôi” NQK phải mơ thấy ác mộng. Nếu cụ Bùi Diễm huỵch toẹt những gì như Bờm tôi đã viết, người mơ thấy ác mộng phải là mấy “cụ” trên “trung ương”. Hậu quả là gì ? là cái điều cụ Bùi Diễm không muốn xảy ra.

    Vào cuối thế kỷ 19, ai nghĩ đến việc Nguyễn Ánh phục dựng cơ đồ, sẽ bị gán cho là kẻ “hoang tưởng” nhưng rồi đã thành hiện thực.

    Vào đầu thế kỷ 21, ai nghĩ đến VN sẽ là một nhà nước “Cọng Hòa” chính hiệu, sẽ bị gán cho là kẻ “hoang tưởng” nhưng rồi sẽ thành hiện thực.

  3. NQK says:

    Nước Chẩy Qua Cầu …

    BBC phỏng vấn Ông Bùi Diễm về Hiệp Định Ba Lê 1973. Cuộc phỏng vấn dài khoảng 14 phút. Dưới đây là phần cuối nói về việc phục hồi hiệp định này. Ông Bùi Diễm là cựu đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ và cựu quan sát viên của VNCH tại cuộc hòa đàm Ba Lê.

    20-1-2013.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/01/130120_buidiem_paris1973.shtml

    BBC: Gần đây chúng tôi có nghe thấy một phong trào hay trào lưu muốn phục hồi Hiệp Định Ba Lê, thậm chí để đòi công lý cho miền Nam Việt Nam, được hiểu là VNCH. Ông nghĩ thế nào về phong trào này về tính khả thi và tính thực tế của nó? Ông nghĩ gì về những chỉ trích đối với phong trào này?

    Ô. Bùi Diễm: Trước hết, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp Định Ba Lê, trở lại để nói về Hiệp Định Ba Lê cũng là điều có ích, bởi vì càng đi sâu để phân tách tình hình thời đó dưới ành sáng của tình hình trên thế giới và tình hình ở đất nước Việt Nam trong lúc này, việc trở lại nghiên cứu Hiệp Định Ba Lê đó cũng là việc có ích.

    Nhưng mà theo tôi nghĩ, đây là ý kiến cá nhân của tôi, còn nhiều người khác dĩ nhiên cũng có ý kiến khác. Tôi đã nghĩ nước chẩy qua cầu. Bây giờ 40 năm rồi, nếu nói chuyện nước chẩy qua cầu, cũng đã qua 40 cái cầu rồi. Trên thế giới không có dân tộc nào thương dân tộc Việt Nam tới cái mức độ mà bảo rằng lại muốn đưa lải Hiệp Định Ba Lê nữa.

    Trong lịch sử của thế giới cũng như trong lịch sử của những cuộc chiến tranh, đã bao nhiêu lần mà bảo rằng không có công lý, không có gì đúng với nguyện vọng của dân tộc này hay dân tộc khác và cũng không ai trở lại các chuyện đó. Thành thử ra, tôi nghĩ là nếu trở lại Hiệp Định Ba Lê chỉ để mà nghiên cứu một cách có thể nói tường tận để đưa ra những bài học của lịch sử. Còn trên thực tế rất khó lòng có thể có một nước nào trên thế giới mà lại đưa lại Hiệp Định Ba Lê và lên án những người vi phạm.

    • Thích Nói Thật says:

      @ ông Nguyễn Quốc Khải

      Theo ông Lê Dân Việt thì Ông và ông Phạm Quốc Thái chỉ là một, xin Ông cho biết ý kiến.

      • NQK says:

        Cũng đã có người đã đặt câu hỏi này cho ô. Phạm Quốc Thái. Chúng tôi là hai người khác nhau. Tôi đã có lần viết cám ơn ô. Phạm Quốc Thái vì ông đã giúp giải thích cơn ác mộng cho một người tham luận khác.

      • Lê Dân Việt says:

        Nhờ ông NQK giải thích giùm, tranh luận này giữa tôi và PQT, tôi và PQT đang tranh luận ở bên bài của ông viê`t: Tái xét HĐ Paris ước mơ hoang tưởng của một nhóm người, ác mộng của nhiều người.

        Quoted: “Phạm Quốc Thái tui sẽ không tranh luận với ông Lê Dân Việt nữa, vì ổng đã bị khủng hoảng tinh thần, bị ám ảnh nặng rồi, nên trông gà hoá quốc, ông cho tôi Phạm Quốc Thái chính là ông Nguyễn Quốc Khải?”

        Unquoted

        Nè trong tranh luận trước PQT, vì quá hăng say bênh vực NQK như sau:

        “Ông Việt càng hồ đồ hơn khi qui chụp cho ông Khải với câu: NQK đang lo bị mất sổ gạo ( sổ hưu). Ông nói là không quen biết ông Khải, vậy tại sao lại dám nói như thế?”

        Vậy thì qua câu nói này, chắc ông PQT phải biết rõ ràng về ông NQK, hoặc là bạn chí thân của NQK, chứ không phải là những đọc giả bình thường khác, thì PQT mới có thể khẳng định là ông NQK không lo mất sổ gạo như tôi hồ đồ nói là như PQT buộc tội tôi. Hoặc giả chính PQT là NQK mới bênh vực một vấn đề cá nhân như thế này. Cái đuôi con chuột nó lòi ra là ở đó đấy ông Trần Dân Tiên Jr. ạ. (Trong khi tôi chỉ so sánh cái sợ hãi của ông NQK như cái sợ mất sổ gạo mà tên CS Thanh nói trước hội nghị giáo dục CSVN)

        Nếu bạn đọc để ý kỹ câu tranh luận dài lôi thôi, đầu không ra đầu, đuôi không ra đuôi, cả vú lấp miệng em của PQT, không khác gì văn phong trong bài viết của NQK thì có thể tuy hai là một, tuy một là hai. Nào là ấu trĩ, hoang tưởng bệnh hoạn, tâm thần, khủng hoảng tinh thần…sao giống nhau quá vậy? Không có lẽ là anh em song sinh cùng mẹ khác cha vì khác họ nhưng chữ đệm ở giữa mới là cái đuôi con cáo. Mặc ai cũng có thể dùng tên đệm này. Trùng hợp ngẫu nhiên???

        Nếu tôi nói sai xin ông NQK đính chính, để mọi người tỏ tường. Tôi thiệt không muốn tranh luận về vấn đề cá nhân, nhưng vì ông PQT cứ đào sâu vào việc này, đành phải có đôi lời phải quấy.

  4. An Phong says:

    Tôi đồng ý hoàn toàn với nhận định của LS Trần Thanh Hiệp, LS Nguyễn Hữu Thống, và nhà báo Phạm Trần về việc phục hồi Hiệp Định Paris 1973 . Những nhận định này đáng cho mọi người thành tâm suy nghĩ.

    LS Trần Thanh Hiệp, một cựu thành viên của phái đoàn VNCH tại cuộc hòa đàm Paris, chủ tịch Hiệp Hội Nhân Quyền tại Pháp:

    “ … đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết.”

    LS Nguyễn Hữu Thống, chủ tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Nhân Quyền, tổ chức này đã kiện CSVN tại Tòa Án Công Lý Quốc Tế:

    “Hoa Kỳ không muốn nhắc nhở tới hiệp định này vì nó không là một niềm hãnh diện của họ. Do đó đặt vấn đề này hoàn toàn bất lợi trái lại chỉ gây ác cảm mà thôi. Việc phục hồi hiệp định Paris lại càng không nên.”

    Ký Giả Phạm Trần, chuyên viên nghiên cứu về CSVN:

    “Phục hồi Hiệp Định Paris 1973: tôi có thể kết luận ngay là ‘Không Thực Tế’ vì kim đồng hồ ‘Không Bao Giờ Quay Ngược Chiếu’ để cho con người có thể trẻ lại.”

  5. Thượng Đình says:

    Phục hồi Hiệp Định Paris lo làm lợi cho ai?

    Chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris thật sự làm lợi cho cộng sản. Nó làm nhụt chí những người tranh đấu cho tự do dân chủ trong và ngoài nước. Trong khi chúng ta tranh đấu cho cả nước Việt Nam có tự do dân chủ, thì có một nhóm người lại muốn chia đôi Việt Nam thêm một lần nữa và chỉ muốn tranh đấu cho miền Nam. Họ nhân danh quân dân cán chính VNCH để làm chuyện này, tuy nhiên họ không có tư cách đại diện hoặc khả năng lãnh đạo. Trong những người ủng hộ chủ trương phục hồi hiệp định Paris có cả những phần tử chủ trương thiết lập riêng một nước tại miền Nam Việt Nam (những phần tử ly khai, tiếng Anh gọi là secessionist).

    Hơn 30 năm trước, có một phong trào muốn tách tỉnh Quebec ra khỏi Canada vì 90% dân Quebec nói tiếng Pháp và theo đạo Công Giáo, trong khi đó ở những tỉnh khác 90% dân số nói tiếng Anh và theo đạo Tin Lành. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một nhóm người cộng sản miền Nam muốn thành lập vĩnh viễn một nước Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và sau khi chiến tranh chấp dứt Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sẽ là một nước trung lập. CSBV cũng hứa hẹn như thế. Những người cộng sản miền Nam này trúng kế. Nhưng sau khi chiếm được miền Nam rồi, chỉ vài tháng sau quân đội của MTGPMN bị sát nhập ngay vào bộ đội CSBV và một năm sau miền Nam sát nhập vào miền Bắc để trở thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ngoài ra còn có một số người miền Nam muốn tổ chức nước Việt Nam nhỏ bé thành một liên bang, để cho mỗi địa phương có nhiều quyền hành hơn có lẽ vì họ cảm thấy không được đại diện đầy đủ ở một chính quyền trung ương. Sau khi chiến tranh chấm dứt, CSBV đưa cán bộ của họ từ Bắc ồ ạt vào Nam để thực hiện chủ nghĩa xã hội tại miền Nam Việt Nam. Điều này lại càng làm cho những người ly khai có thêm lý do để tin tưởng vào chủ trương của họ.

    Nếu chúng ta có tinh thần chia rẽ như thế thì có lợi cho ai? Tất nhiên là có lợi cho CSVN. Chúng ta phân tán lực lượng, người chèo về hướng Nam, người lèo lái về hướng Đông, người kia chèo về hướng Bắc, con thuyền tự do không bao giờ tới bến. Với trí nhớ bình thường, ai cũng biết rẳng sau khi Cộng Sản chiến thắng ở Đông Dương, Trung Quốc chủ trương cho cả hai nước Nam Bắc Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Tại sao vậy? Một nước Việt Nam sẽ mạnh nhưng hai nước Việt Nam sẽ yếu. Như thế Trung Quốc mới trị Việt Nam dễ dàng. Hẳn nhiên, Trung Quốc suy luận chính xác: Việt Nam mang quân xâm chiếm Campuchia vào năm 1978 và giám chống cự Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979. Oái ăm là chính Mỹ không tán thành hai nước Việt Nam.

    Một tham luận viên với bút hiệu là Trung Kiên nhận định nhóm ô. Nguyễn Ngọc Bích đã trúng kế cộng sản quả là không sai. Ông Trung Kiên nhận xét về hai bài tham luận của ô. Bích như sau:

    “ ‘Phục hồi Hiệp Định Paris 1973’ và ‘Giải pháp VNCH: Hoang tưởng, vô vọng hay chỉ là khó?’ hoàn toàn có ý nghĩa khác. Nó không phải là ‘mũi nhọn’ đấu tranh để loại bỏ độc tài CSVN để Dân Chủ hoá Việt Nam…mà bị phân hoá, lạc hướng, sa vào cãi bẫy của CSVN đã giăng từ lâu! Đáng tiếc!”

    Mới đây vào ngày 24-1-2013, trả lời một cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh RFI, LS Trần Thanh Hiệp, một cựu thành viên của phái đoàn VNCH tại cuộc hòa đàm Paris đã nhận định chính xác như sau:

    “ … đặt lại vấn đề làm sống lại Hiệp định Paris thì cũng không thể giải quyết gì được chuyện tương lai đất nước. Chi bằng cả nước dồn nỗ lực làm sống lại lý tưởng đoàn kết dân tộc, xây dựng dân chủ tự do, mang lại nhân phẩm cho mỗi con người Việt Nam mà Hiệp định Paris đã xưng tụng, thiết kế thực hiện nhưng hiệp định này đã bị dìm chết.”

    Phục hồi Hiệp Định Paris có lợi cho những người chủ trương hay không?

    Sự thật phũ phàng là những người chủ trương Phục hồi Hiệp Định Paris sẽ không được lợi lộc gì cả, ngoài trừ có lý do để nhân danh quân dân cán chính VNCH tiếp súc với súc với chính giới này nọ. Những ông Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh, và Nguyễn Bá Cẩn cũng đã làm cả rồi. Ngoại trừ được tiếp đón xã giao và được hứa hẹn bởi những nhân viên văn phòng là sẽ trình sự việc lên cấp trên, chụp vài tấm hình kỷ niệm, bắt tay tạm biệt, họ ra về với hai bàn tay trắng với cảm giác rằng họ làm được một việc giao tế cho mình.

    Tháng này qua tháng khác. Năm này qua năm khác. Những hứa hẹn vẫn chỉ là hứa hẹn. Theo nhận xét mới đây của LS Nguyễn Hữu Thống, trông mong vào sự can thiệp của Hoa Kỳ là một hoang tưởng. LS Thống góp ý như sau: Hoa Kỳ không muốn nhắc nhở tới hiệp định này vì nó không là một niềm hãnh diện của họ. Do đó đặt vấn đề này hoàn toàn bất lợi trái lại chỉ gây ác cảm mà thôi. Việc phục hồi hiệp định Paris lại càng không nên.

    LS Nguyễn Hữu Thống hiện là chủ tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền. Tổ chức đã kiện CSVN tại Tòa Án Công Lý Quốc Tế và đã can thiệp với chinh phủ Hoa Kỳ về những vi phạm Hiệp Định Paris của CSVN vào những năm 1989-1990.

    Nhóm người chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris không có lập luận căn bản, không có chiến lược, không có thực lực. Qua cuộc tranh luận trực tuyến này, họ tỏ ra rất đuối lý, nên quay sang dùng thủ đoạn chụp mũ, bịa đặt nhận định của người đối thoại, bóp méo sự kiện, v.v. Do đó, theo thiển ý của tôi, chỉ trong vài tuần hay vài tháng nữa phong trào phục hồi Hiệp Định Paris sẽ tan rã. Phong trào nào cũng ồn áo, nhưng thoáng một cái, nó chết trong lặng lẽ không ai hay.

    Tuy nhiên tôi cũng mong nếu nhóm chính phủ lưu vong của ô. Nguyễn Ngọc Bích vẫn tin tưởng vào chủ trương phục hồi Hiệp Định Paris, tôi chúc họ may mắn. Hi vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trên diễn đàn Đàn Chim Việt nhân dịp 41 năm ký Hiệp Định Paris 27-1-2014 hoặc sớm hơn để nghe ô. Bích cho biết tiến bộ của việc vận động phục hồi Hiệp Định Paris. Đó là tinh thần dân chủ.

    • vybui says:

      “Trong chiến tranh VN, một nhóm người CS Miền Nam muốn THÀNH LẬP VĨNH VIỄN MỘT NƯỚC CHMNVN và sau khi chiến tranh chấm dứt, CHMN SẼ LÀ MỘT NƯỚC TRUNG LẬP. Công sản BV cũng hứa hẹn như thế…”

      Ông lấy ở đâu ra cái “quái thai” này vậy, hay là ông từ hành tinh khác?

      Ông làm ơn bỏ chút thì giờ đọc Nghị Quyết cuả Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ III cuả Đảng Lao Động Việt Nam ( ngày 10/9/1960) xem nó nói gì:
      ” Cách mạng VN trong giai đoạn hiện tại có 2 nhiệm vụ chiến lược.
      Một là tiến hành Cách Mạng xây dựng XHCN ở Miền Bắc.
      Hai là GIẢI PHÓNG MIỀN NAM khỏi ách thống trị cuả đế quốc Mỹ và bọn tay sai THỰC HIỆN THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ, HOÀN THÀNH ĐỘC LẬP VÀ DÂN CHỦ TRONG CẢ NƯỚC.”

      Tôi mong ông đủ khả năng ĐỌC và HIỂU!

      • An Phong says:

        Công Sản là một bọn dối trá, lừa lọc. Ai mà có thể tin được những tài liệu của chúng. Vì sợ dân biết sự thật, nên bọn lãnh đạo Cộng Sản mới tìm đủ mọi cách bưng bít thông tin. Vậy mà ông lại khuyên tôi đọc tài liệu của Cộng Sản. Cả thế giới này họ bỏ Cộng Sản rồi. Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới ôm cái chế độ độc tài tham nhũng này để hút máu hút mủ dân Việt, hèn với giặc, ác với dân. Ông có mắt mà không thấy sao? Hãy ăn năn hỗi lỗi đi, kẻo muộn.

      • vybui says:

        Ông An Phong ơi,

        Khi tôi bảo “cụ Thượng” đọc lại cái Nghị Quyết ấy là cho cụ ấy biết rằng, Đảng Lao Động hay Đảng CSVN hay cái nước VNDCCH, miền Bắc kia nó nói rằng có hai nhiệm vụ phải làm là, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, rồi THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, thì làm gì có chuyện mấy anh CS miền Nam dám “thành lập một nước CHMNVN rồi lại còn VĨNH VIỄN và TRUNG LẬP nữa. Cụ “Thượng” lấy tài liệu ở đâu mà dựng đứng lên chuyện này?

        Cơ khổ, cơ khổ! ĐỌC với HIỂU nó khác nhau như thế đó !!!

  6. Trung Kiên says:

    Trái ngược hẳn với bài viết của ông Nguyễn Ngọc Bích rằng;…”Hiệp định Paris 1973: CS càng muốn quên thì ta càng phải nhắc“…

    …thì csvn đã tổ chức Việt Nam kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris

    Họ không chỉ tổ chức kỷ niệm, mà còn ca ngợi Hiệp định Paris là: “thắng lợi có ý nghĩa chiến lược dẫn đến chiến thắng năm 1975…, cướp được miền Nam, nhuộm đỏ cả đất nước…

    Nhưng cho dù bà Nguyễn Thị Bình có nói gì đi chăng nữa, cũng không thể che dấu được thân phận chỉ là công cụ của csvn.

    Khi đã cướp được miền Nam 30.4.1975, csvn vẫn dùng bà Bình như một vật trang sức cho chế độ, còn tổ chức của bà thì bị vứt bỏ không thương tiếc!

    Trích;…”Theo nhận định của AFP, do không có giải pháp chính trị nào, chiến sự lại bùng nổ, Hà Nội phá vỡ Hiệp định Paris, tung lực lượng chính quy dùng vũ lực để chiếm trọn miền Nam“.

    • Trung Ngôn Nghịch Nhĩ says:

      Tríđh @Nhưng cho dù bà Nguyễn Thị Bình có nói gì đi chăng nữa, cũng không thể che dấu được thân phận chỉ là công cụ của csvn.

      Tay TK đúng là kẻ “ăn ốc nói mò”, “thùng rỗng kêu to”, đã dốt mà bất cứ bài nào cũng “phản loạn” ầm ầm. TK có biết Nguyễn thị Bình là đảng viên đảng cộng sản từ năm 1948, sau đó trúng cử Uỷ viên trung ương đảng (1982-1986), giữ chức vụ Phó chủ tịch nước 10 năm không mà dám nói xắng, nói bậy rằng bà ta “thân phận chỉ là công cụ của csvn” ?

      Hãy đọc “tiều sứ Nguyễn thị Bình” trích trong Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia dưới đây sẽ rõ thân thế và sự nghiệp của Nguyễn thị Bình.

      Thân thế và bước đầu sự nghiệp chính trị

      Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa[1], sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

      Thân phụ của bà là từng làm tham tá công chánh (Agent technique) thời Pháp thuộc, làm công tác họa đồ (nên ông còn được gọi là Họa đồ Hợi) nên thuở nhỏ gia đình bà cư trú tại Phnom Penh, Campuchia, do đó bà được cho ăn học ở một trường nổi tiếng ở Đông Dương thời bấy giờ tại Phnom Penh là trường Lycée Sisowath. Bà được học tiếng Pháp ở đây cho hết tú tài I, và học rất khá.

      Năm 1944, thân mẫu bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cuối năm 1945, thân phụ bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ. Riêng bà ở lại để chăm sóc các em, vừa hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên học sinh và phụ nữ. Lúc này, bà lấy bí danh là Yến Sa [2]. Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương [3]. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn rồi nhà lao Chí Hòa (1951-1953).

      Năm 1954, bà ra tù và tham gia luôn vào phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.
      Trở thành nhà ngoại giao

      Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động ở mảng đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, và được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu “Madame Bình”. Khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, bà là người thay mặt một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định.
      Các chức vụ thời bình

      Sau khi đất nước thống nhất, bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987), rồi Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992). Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).

      Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ [4] và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ Phó chủ tịch nước.

      Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc màu da cam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004.

      • Trung Kiên says:

        Tay TK đúng là kẻ “ăn ốc nói mò”, “thùng rỗng kêu to”, đã dốt mà bất cứ bài nào cũng “phản loạn” ầm ầm. TK có biết Nguyễn thị Bình là đảng viên đảng cộng sản từ năm 1948, sau đó trúng cử Uỷ viên trung ương đảng (1982-1986), giữ chức vụ Phó chủ tịch nước 10 năm không mà dám nói xắng, nói bậy rằng bà ta “thân phận chỉ là công cụ của csvn” ?” (Trung Ngôn Nghịch Nhĩ).

        Chào bạn Trung Ngôn Nghịch Nhĩ.

        Hãy bình tĩnh nói chuyện với nhau nào, cần gì phải nóng giận và sửng cồ như thế, nó sẽ làm giảm đi nhân cách của mình!

        Bạn nghĩ coi, cái MTDTGPMN không phải là “công cụ” của csvn hay sao?

        Bà Bình một thời làm trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam…

        …mà tất cả các tổ chức này đều do csvn dựng lên như những công cụ để phục vụ cho ý đồ lật đổ VNCH hầu đem cả nưóc Việt Nam vào quĩ đạo CSQT…

        Khi chiếm được VNCH rồi, csvn đã vứt bỏ những công cụ này một cách không thương tiếc…Bạn không thấy sao?

        Chữ “công cụ” nó nằm ở chỗ đó, bị csvn lạm dụng những người này cho ý đồ của họ…cho dù đó là “đảng viên hay cán bộ” cũng chỉ là công cụ cho BCT mà thôi…

        Họ chỉ là những “miếng chanh” sẽ bị vứt bỏ sau khi csvn đã vắt hết nước…!

        Hãy xem cách csvn cư xử với cựu tướng Trần Độ, cụ Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, BS Nguyễn Đan Quế và rất nhiều người khác nữa…

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thị Bình ơi hởi Nguyễn Thị Bình
      Làm thân Cộng Sản tội tày đình
      “Mặt Trận” mở ra bao người chết.
      “Giải Phóng” ập vào xóa văn minh
      Ngồi ở Trung Ương ăn bánh vẽ
      Có thấy dân tình đói điêu linh?
      Khổ thân bác mẹ dòng nhân sĩ
      Đi làm Cộng Sản Thế giới khinh !

      • Thích Nói Thẳng says:

        Trích @ Ngồi ở Trung Ương ăn bánh vẽ

        Viết tào lao, mẹ kiếp bà ta Ngồi ở trung ương ăn bánh thật chứ làm sao lại ăn bánh vẽ??? Phó chủ tịt nước cơm bưng nước rót, ho ra khói nói ra lửa một thời chứ bỡn đâu. Chỉ có dân đen ăn bánh vẽ.
        Viết thế mà cũng làm thơ nữa cơ đấy!

        “Con cóc trong hang
        Con cóc nhẩy ra
        Con cóc nhẩy ra
        Con cóc ngồi đó.”

      • Nguyen Trong Dan says:

        @Thích Nói Thẳng

        Chưa chi mà đã hằn học rồi

        ” bánh vẽ ” Ý nói bà Bình chỉ có cái hư danh mà không có thực quyền.
        Xin nghĩ lại.
        ******************
        Tuy nhiên nếu muốn sửa thì

        Thị Bình ơi hởi Nguyễn Thị Bình
        Làm thân Cộng Sản tội tày đình
        “Mặt Trận” mở ra bao người chết.
        “Giải Phóng” ập vào xóa văn minh
        Ngồi ở Trung ương trơ mặt phấn
        Có thấy dân tình đói điêu linh ?
        Khổ thân bác mẹ dòng nhân sĩ
        Đi làm Cộng Sản Thế giới khinh !

Leave a Reply to NQK