WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tản mạn về trí thức và thời cuộc

images (2)
Trước nay, trước mỗi kỳ đại hội đảng CS, thiên hạ hay bàn chuyện ông này, ông kia có tư tưởng cải cách, có khả năng thay đổi thể chế để dân chủ hóa đất nước. Thế rồi hết kỳ này đến kỳ khác đất nước vẫn chìm trong độc tài – đàn áp. Giờ nghĩ lại mới thấy thời cuộc đã làm cho những ưu tư, hy vọng về vận mệnh đất nước vỡ tan.

Cộng đồng yếu đuối mới cần cá nhân anh hùng

Có một thời, giới trí thức trong nước đã hy vọng và hết lời ca ngợi Võ Văn Kiệt như là một chính khách có tư tưởng tiến bộ và gần đây nhất, một số người đặt hy vọng vào Nguyễn Bá Thanh. Chưa nói đến thiện chí thực sự của họ, một cá nhân và một số ít người trong vây cánh của ông ta quả thật quá yếu để tin cậy, bởi không một cá nhân nào trong các chế độ độc tài có khả năng thoát ra khỏi guồng máy cai trị để tiến hành thay đổi thể chế nếu nó đi ngược lại ý chí của tập đoàn (chưa kể đến việc tập đoàn này đang bị khống chế bởi một đàn anh ngoại bang), dù đó là một cựu lãnh đạo hay là một lãnh tụ đương quyền; và càng quá phiêu lưu để giao phó vận mệnh đất nước trong tay một vài người. Bởi con người vốn dĩ không thể tuyệt đối tin cậy, đặc biệt khi họ có quyền lực mà ít chịu trói buộc.

Một “cứu tinh” rồi sẽ trở thành một tên tội đồ nếu xã hội dân sự rã rời. Cái tâm lý sai lầm cố hữu về xã hội và chính trị khiến chúng ta luôn ngộ nhận. Người ta cứ nghĩ mọi thứ có thể giải quyết bằng một đề án chính trị áp đặt từ trên xuống, và mọi đề án chính trị quốc gia có thể được giải quyết với một cá nhân.

Nói đến đây chắc nhiều độc giả liên tưởng đến Gorbachov. Thật ra, trường hợp này không mâu thuẫn với quan điểm của người viết. Tình thế Nga Sô lúc đó buộc đảng CS phải đi đến chỗ sụp đổ. Ông Gorbachov chỉ là người tuyên bố một sự kiện không thể đảo ngược. Cuộc cách mạng Nhung, với sự nổi lên của những người hùng như Gorbachov và Yelsin, đã xảy đến với một nước Nga kiệt quệ sau chiến tranh Lạnh và hầu như không có xã hội dân sự sau thời kỳ CS. Điều đó chỉ mang lại danh tiếng cho các cá nhân này nhưng không đem đến một tương lai đáng mơ ước cho nước Nga. Bởi khi các lực lượng dân sự yếu đuối thì một người hùng có thể mang đất nước ra khỏi, dĩ nhiên có khả năng đưa đất nước trở lại chế độ độc tài. Như chúng ta có thể thấy, một ý chí đầy cảm tính đã khiến Yelsin chọn Putin – một kẻ cực đoan, chống phương Tây – làm người kế tục ông, đã đẩy nước Nga vào một chế độ dân chủ giả hiệu như hôm nay. Người dân Nga chẳng có đóng góp nào cho những cuộc chuyển mình lớn lao của nước họ. Và hậu quả là họ tiếp tục không có tiếng nói đáng kể nào trong các vấn đề đất nước.

Đồng ý, cá nhân vượt trội luôn có vai trò không thể chối cãi trong phong trào xã hội vì khả năng gắn kết những sức mạnh sẵn có và phát huy hiệu quả vận động xã hội, như trong bài viết gần đây nhất của tôi về người lãnh đạo. Nhưng đặt tất cả mọi hy vọng và toàn toàn dựa giẫm vào một cá nhân không phải là tâm lý của một dân tộc trưởng thành. Bởi một dân tộc trưởng thành cần một lãnh đạo chứ không cần lãnh tụ.

Chính trị là tất cả?

Không thể phủ nhận chính trị là quan trọng, bởi nếu nó không quan trọng thì nó đã không tồn tại từ khi con người được tổ chức thành xã hội cho tới bây giờ. Nó quan trọng đến nỗi mọi nỗ lực gạt bỏ quyền lực chính trị (nhà nước) ra khỏi xã hội dù chỉ trên lý thuyết (chủ nghĩa Marx) cuối cùng đã đưa đến một “siêu nhà nước” trong thực tế. Thế nhưng, từ khi nhà nước xuất hiện, chúng ta nhận thấy toàn khối xã hội cơ bản được chia thành hai phía: người được/bị cai trị và người cai trị, xã hội và nhà nước, dân sự và chính trị. Hệ thống chính trị giúp xã hội được điều hành một cách văn minh, quy củ và giữ chức năng trọng tài cho mọi tranh chấp xã hội. Nhưng để giữ cho xã hội hài hòa, cân bằng, đảm bảo tự do cá nhân, tất yếu không thể để nhà nước lấn át xã hội.

Thế nhưng, từ lịch sử bị cai trị chuyên quyền, người Việt Nam coi chính trị là cái gì đó vượt lên trên xã hội, tách khỏi xã hội và độc tôn. Nhưng, chính trị chỉ là một trong nhiều mảng hoạt động trong xã hội con người và tương tác trực tiếp với những cái còn lại. Nhà nước là một hệ thống nên/phải bị kiểm soát bởi sức mạnh dân sự. Khi nhận thức được rằng, ngoài quyền lực chính trị còn có quyền lực kinh tế và quyền lực dân sự, chúng ta sẽ không quá đề cao chính trị và coi nó là đáp án cho mọi vấn đề.

Gần đây, tôi được hỏi rằng: khi tôi lên tiếng đấu tranh, tôi có mong cầu một vị trí chính trị trong tương lai? Dù vô tình hay hữu ý, cách suy nghĩ này xuất phát từ tâm lý coi quyền lực chính trị là độc tôn. Vấn đề không phải ở chỗ người ta cho rằng: những người dấn thân và lên tiếng nên có vị trí xứng đáng; mà vì người ta quá đề cao quyền lực chính trị. Tất nhiên những người can đảm và có thực tài nên được trọng dụng, nhưng tại sao không phải ở chỗ nào khác mà là trong hệ thống chính trị? Chỉ có nắm quyền lực chính trị mới là chỗ đứng thích đáng cho người tài đức? Không nơi đâu khác ngoài chính trị, nơi mà một cá nhân có thể trở nên hữu ích và tỏa sáng?

Đến đây tôi nhớ đến một nhân vật rất nổi bật trong phong trào Otpor ở Serbia – Srdja Popovic. Sau khi chế độ Slobodan Milosevic sụp đổ, anh ta được bầu vào Quốc hội Serbia. Nhưng sau đó ít lâu, anh ta rời khỏi chính trường và thành lập một tổ chức phi chính phủ ở Belgrade. Sự ra đi ấy có thể được suy đoán với nhiều lý do nhưng không thể bỏ qua một lý do quan trọng – đó là sự trưởng thành trong tâm lý và nhận thức của giới trẻ Serbia: chính trị không là tất cả!

Vì coi chính trị là tối cao và là cứu cánh, người Việt Nam vẫn chưa thể tìm thấy sức mạnh thực sự ở chính mình và ở cộng đồng quanh mình khi giải quyết các vấn đề quốc gia, mà luôn trông ngóng vào một chính khách “vĩ đại” làm thay tất cả cho mình. Nhưng làm sao cá nhân nào đó lại thực hiện tốt khát vọng của chúng ta hơn là chính chúng ta? Thực ra, tình trạng chính trị chỉ là biểu hiện của năng lực dân sự. Không thể có chính trị tốt nếu quần chúng chỉ là những con người bạc nhược.

Quả thật, không phải ngoài chính trị ra, không còn “đất dụng võ” cho những người tài năng mà vì chúng ta chưa mở rộng tâm trí và cả tâm lý để nhìn thấy một nơi như thế. Hình như đối với chúng ta, tất cả những gì đáng vinh danh và mong ước đều nằm ở chính trị bởi từ trước đến nay, chúng ta chưa hề được sống trong một không gian khác, một không gian đối trọng với quyền lực chính trị. Chính nơi ấy, một cá nhân không chỉ tỏa sáng mà còn tỏa sáng độc lập, không bị không chế và cũng không cần dựa giẫm vào hào quang chính trị.

Sức mạnh dân sự yếu kém, trí thức bị khinh miệt

Tâm lý dựa giẫm và giao phó đưa đến hai hệ lụy nghiêm trọng. Thứ nhất, sự tuân phục và phụ thuộc vào quyền lực chính trị khiến cho cả xã hội, đặc biệt là giới trí thức, không nhận thức được vị trí quan trọng của mình trong việc giải quyết các vấn nạn xã hội. Điều này tạo điều kiện cho chế độ độc tài cai trị tùy tiện và vô thời hạn. Thứ hai, nếu một nguyên nhân nào đó khiến chế độ độc tài sụp đổ, thì sự yếu kém của các thế lực dân sự sẽ khiến đất nước gặp rất nhiều trở ngại trong việc xây dựng dân chủ, mà trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là, sự xuất hiện một chế độ độc tài mới.

Người dân ít học lơ là chuyện xã hội thì đã rõ; giới trung lưu trí thức thì làm ngơ, hoặc có quan tâm nhưng im tiếng, hoặc dựa vào quyền lực chính trị để tiến thân. Sự dựa giẫm vào chính trị tỏ ra đặc biệt nguy hiểm, khi địa vị và sự vinh quang của giới trí thức trong xã hội được ban phát bởi Nhà nước thì không thể nào có suy nghĩ và hành động độc lập hay đối kháng. Cuộc cách mạng Pháp đẫm máu đã không mang lại tự do thực sự cho người Pháp cũng bởi trước đó, giới trung lưu và quý tộc Pháp chỉ là một tập đoàn người tập trung quanh vương miện vua Pháp, ca ngợi và hưởng lợi từ đó. Hiện nay, Việt Nam không có giới trung lưu theo đúng tinh thần: mãnh mẽ, độc lập và có năng lực đối kháng với nhà nước.

Không ngẫu nhiên và vô lý khi cả Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh và những người CS nói chung khinh miệt trí thức. Bởi vì đối với họ, trí thức vừa có quá nhiều chữ để có thể bị lừa gạt lâu dài, nhưng cũng quá nhu nhược để là những đối thủ xứng tầm với họ.Tại sao trung lưu trí thức trong các xã hội tự do là lực lượng tiên phong cho các giá trị dân chủ tiến bộ, còn thân phận trí thức Việt Nam lại rẻ rúng như thế?
Phải chăng khi còn mang tâm lý xem chính trị là tất cả, các công dân chưa thể thoát khỏi thân phận thần dân? Phải chăng khi trí thức chưa nhận thấy vai trò to lớn của mình là đảm đương và lãnh đạo khối dân sự, kiềm chế khối chính trị; mà chỉ bám vào chính trị để “vinh thân phì gia” thì chính trị sẽ còn kiêu ngạo và mặc sức tung hoành? Phải chăng khi khối hoạt động dân sự vẫn yếu đuối, và trí thức chỉ là người đi bên lề mọi quyết định quan trọng của quốc gia; thì trí thức – trung lưu vẫn bị coi thường và con đường đi đến Tự do của dân tộc sẽ vô vàn khó khăn?

Thay lời kết

Đất nước đang đối mặt với những bế tắc và khủng hoảng. Kinh tế đang kiệt quệ. Đảng CSVN đang mạnh tay đàn áp đối kháng để giành ưu thế thời gian cho một cuộc đào thoát lớn của họ. Vận mệnh nước nhà sẽ giao vào tay ai nếu không đặt lên vai mọi tầng lớp dân chúng, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trí thức? Đây chính là cơ hội để giới trí thức dành lại trọng trách, khẳng định vai trò và mở rộng tầm vóc của mình. Vị trí cao quý nhất cho những người trí thức không nhất thiết phải là trong một thế lực chính trị mà là trong xã hội dân sự đang nhen nhóm hình thành. Người trí thức phải nhận lấy vai trò và vinh quang của một thế lực dân sự có khả năng kìm chế quyền lực chính trị. Còn gì quan trọng và vinh dự hơn vai trò kiểm soát nhà nước? Còn gì nổi bật hơn vị thế “lương đống” cho toàn khối dân sự? Còn gì đáng mong ước hơn tư cách độc lập và không bị ràng buộc bởi bất cứ thế lực chính trị nào để chỉ hành động vì quyền lợi quốc gia?

Để rồi từ đó, bắt đầu một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới cho Việt Nam, trí thức giờ đây không còn chịu thân phận bề tôi mà mạnh mẽ sánh ngang với quyền lực chính trị, để thực hiện những nhiệm vụ mà lịch sử và quốc gia giao phó. Trút bỏ được sự ràng buộc với chính trị và tâm lý e dè đối với quyền lực chính trị, tầng lớp trí thức Việt Nam sẽ là Hercules, có sức mạnh nâng đỡ cả dân tộc.

Buôn Hồ ngày 23 tháng 1 năm 2013

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

14 Phản hồi cho “Tản mạn về trí thức và thời cuộc”

  1. Virtual says:

    Thế giới thật của xã hội VN hiện nay là: Độc tài và Vô thần,
    còn lại mf chúng ta cảm nhận được chỉ là Thế giới ảo. Làm gì có thật mà bàn, mọi bình luận đều nằm trong Thế giới ảo.

  2. Lâm Vũ says:

    Tuy bài viết khá dài, nhưng tư tưởng HTV vẫn vững vàng, đâu ra đấy. Amazing! Đáng nói hơn nữa là HTV đã đưa ra những định đề hệ trọng đối với hoàn cảnh đất nước, thì dụ (trích):
    - “… quá phiêu lưu để giao phó vận mệnh đất nước trong tay một vài người”
    - “Người ta cứ nghĩ (một cách sai lầm) mọi thứ có thể giải quyết bằng một đề án chính trị áp đặt từ trên xuống”
    - “Tâm lý dựa giẫm và giao phó đưa đến [...] hệ lụy nghiêm trọng”
    - “trí thức (hiện nay) chỉ là người đi bên lề mọi quyết định quan trọng của quốc gia”
    - “trí thức – trung lưu vẫn bị coi thường và con đường đi đến Tự do của dân tộc sẽ vô vàn khó khăn”
    v.v.

    Trong bài trước của HTV nói về “Lãnh Đạo”, tôi đã hiểu lầm rằng HTV coi “lãnh tụ” là yếu tố tiên quyết, trong thực tế, để dẫn tới thành công của phong trào “cách mạng dân chủ”. Qua bài này, thì tôi mới hiểu rõ là ngược lại, như trong câu: “một dân tộc trưởng thành cần một lãnh đạo chứ không cần lãnh tụ”. Tôi yên lòng rồi… nhưng rồi lại lo lắng, rằng nếu dân tộc VN chưa trưởng thành (về chính trị) thì có cần một “lãnh tụ” hay không?

  3. Võ Trang says:

    Cô Vy viết bài nào cũng mang tính đột phá. Tôi cho là những ý tưởng của cô rất can đãm vì cô đã dám động chạm đến những lãnh vực thường được xem như là những nề nếp của suy nghĩ, thậm chí đến cả những nền tảng giáo lý lâu đời như Khổng – Mạnh…

    Tính đột phá, lòng dấn thân trong 1 nền giáo dục khai phóng là những sức mạnh cần thiết để phá vỡ những định kiến đã kềm hãm dân tộc chúng ta qua biết bao thế hệ và nhất là giờ đây, dưới sự lãnh đạo “bách chiến bách thắng vô địch” của đảng CSVN…

    Nhưng “cách mạng” thì không thể tiến hành bởi 1 người và 1 tinh thần cách mạng bền vững cũng không nên đến từ 1 sự a dua… làm sao cho thế hệ trẻ Việt-Nam có được những tinh thần tiến bộ này? khi hàng ngày họ phải vật lộn với cuộc sống và bị đầu độc bởi cả 1 chế độ xã hội duy vật? Cho nên vai trò của trí thức chân chánh rất thiêng liêng và cao cả – là khắc tinh của những tham vọng chính trị thấp hèn mà người CS vừa thù ghét, vừa sợ hải…
    Cám ơn cô và chúc cô mọi sự an lành…

    • VôDanhGiả says:

      Tríthức phải trithức!
      Thiếu trithức, tríthức là đồ đem vứt! (thua cả…!)
      Tríthức thì không thiếu, trithức mới thực tình kwý, hiếm,
      Cả nước ta hỏi, có được baonhiêu người có trithức???!!!

      • Hoàng says:

        Có chứ,VN có hằng triệu người có tri-thức,nhưng tri thức của cs gian tà.Còn trí thức ư.?Có nhiều lắm,nhiều hơn rác ở chính quê hương VN,trước khi chúng trở thành người trí thức chúng là cái loa tuyên truyền cho đảng cướp ngày,buôn dân bán nước.
        Người trung lưu ư.?Chúng ta có hằng triệu-triệu người trung-lưu,trước khi trở thành người trung lưu,chúng cũng cùng bè lủ của đảng cs cướp của giết người,
        cướp đất-đai,tài-sản của lương dân,chúng đã vu khống chụp mũ những người dân Miền-nam,cướp vợ-con,t̀i sản của người Miền-nam mang ra bắc kỳ và từ đó chúng trở thành trung lưu và tư-bản đỏ tiếp theo đó.
        Vì tiếp tục giành ăn và quyền lực nên chúng đang xâu xé với nhau.TRong lúc nầy sao không thấy lảnh tụ huỳnh tấn mẩn nhỉ.?Thằng chó chết lảnh tụ nầy đã từng rước cs vào Miền-nam để chúng xé tan nát đất nước như ngày hôm nay.
        Bây giờ vào muà lạnh,nên tên lảnh tụ mẩn thối tha nầy trùm mền cho thật kỹ,
        nếu không trúng gió chết không kịp trối.

        Bài viết nào của Huyềnh thục Vy cũng thật sắc-bén,chỉ có những ai có THẬT-TÂM với quê-hương dân-tộc thì mới có sự xúc cảm dâng trào trong lòng ngực,
        còn những kẻ trí thức xôi thịt vì quyền lợi vị kỷ chúng có bao giờ đọc và có cảm xúc thật sự đâu,chúng luôn-luôn cầu nguyện “còn đảng còn mình”thì đất nước VN và dân tộc VN vô tội vẩn tiếp tục gánh vác mọi khổ-đau,cơ-cực mà trí-thức cs cũng như trung lưu cs đã tạo ra như ngày hôm nay.
        Họa may..chờ cho ngày mai…ngày mà đất nước VN sinh ra hằng triệu HUỲNH
        THỤC VY thì lúc đó sẻ có cơn gió dân chủ sẻ nổi lên.

      • TrươngPhù says:

        Đã ko hiểu nghĩa ”trithức” là gì, thì cứ làm thinh đi, imlặng mà nghe, mà họchỏi thêm, có phải là hay hơn ko? Nói ra mần chi mà càng nói thì nó càng lòi ra cái ‘rốt’ tộinghiệp quá đi ‘cha’ ơi !? Chỉ cái chữ ‘lãnh tụ’ thôi, mà viết cũng sai thì còn nói chi nữa? Trong tiếng Việt thì khi nói tiếng kêu lanhlảnh chẳng hạn thì ‘lảnh’ mới là dấu hỏi (?)

  4. nguenha says:

    Trong bài viết chủ có đề cập “tầng lớp Trí thức Vn”.Nhưng thế nào là trí thức??. Có người nói một cách “dơn giản”: trí thức là người” có hoc”.Đành rằng như vậy,nhưng thế nào là “có học”.?Có học ở đây bao gồm những người khoa-bảng và những người nghiên cứu,tìm-tòi..Đó cũng chỉ mới là điều kiện CẦN của người
    Trí-thức mà thôi. Đem cái học,cái mình “có “được, phục vụ tha-nhân ,trong tinh thần” Ích-nước-lợi-nhà’,đó chính là điều kiện ĐỦ .Có cả 2 điều kiện Cần và Đủ,thì mới gọi là trí thức.Những người học hành thành đạt nhưng chỉ một mục đíc “Vinh thân phì gia” thì sao gọi là Trí thức được!! Xem thế thì “Tầng lớp Trí thức VN”
    trong cũng như ngoài nước không có nhiều.Trong lịch sử cận đại VN,chúng ta thường nghe; Sĩ phu (trí thức)
    Bắc hà,đó chính là Tầng lớp tiêu biểu, trong đó Nguyễn trường Tộ là điển hình.

  5. NậpNàVirgin says:

    Vì răng phải mượn ‘Hercules’
    Thứ đồ không thật, hảohuyền, hưvô?!,
    Rứa thì sức mạnh có mô ?
    Phải chăng lời nói như mò bóng trăng???!!!

  6. Tri dan - Czech republic says:

    Bản ngã tự nhiên trí thức là kẻ nổi trội về cái đầu thì bao giờ cũng kém phát triển về ,,cơ bắp”,..nhất là đối với trí thức xứ An Nam Việt, nơi chiụ di chứng quá nặng nề cuả tư tưởng Khổng giáo với nếp sống kẻ sĩ nặng về chữ nghĩa để vinh thân phì gia tôn thờ kẻ nắm giữ quyền lực mà thiếu khả năng ,,hành đaọ” trong xã hội! Di sản đó qua thời Đảng lãnh đạo được đảng khai thác và đào taọ ra một tầng lớp trí thức để phục vụ riêng cho quyền lãnh đaọ cuả đảng bằng cách Đảng ,,nuôi cho ăn học” để biến họ thành những kẻ sĩ hão, chữ nghĩa đầy đầu nhưng không có khả năng tự nuôi sống..và khi muốn được ăn chỉ còn mỗi cách quì gối cuí đầu trước phủ chuá xin ân huệ!…Xã hội VN hiện tại không tồn tại một giai tầng trí thức thực thụ – những nhà thực hành gia biết hoán chuyển những giá trị tri thức lí thuyết thành những giá trị vật chất thực tế làm giàu cho xã hội và cho bản thân, để bảo đảm quyền tự do độc lập trong tư tưởng cuả mình cũng như vị thế cuả họ trong xã hội…Xã hội Việt nam hiện tại đang trên thời kỳ hình thành giai tầng trí thức như vậy nhờ có kỷ nguyên @ toàn cầu hoá và sự bắt buộc mở cưả với thế giới bên ngoài cuả đảng! Tư tưởng trông chờ một đấng Minh Quân xuất hiện chỉ là tư duy của kẻ nô bộc – kẻ sĩ thời Khổng Tử ngu dân

  7. Tri dan - Czech republic says:

    Bản ngã tự nhiên trí thức là kẻ nổi trội về cái đầu thì bao giờ cũng kém phát triển về ,,cơ bắp”,..nhất là đối với trí thức xứ An Nam Việt, nơi chiụ di chứng quá nặng nề cuả tư tưởng Khổng giáo với nếp sống kẻ sĩ nặng về chữ nghĩa để vinh thân phì gia tôn thờ kẻ nắm giữ quyền lực mà thiếu khả năng ,,hành đaọ” trong xã hội! Di sản đó qua thời Đảng lãnh đạo được đảng khai thác và đào taọ ra một tầng lớp trí thức để phục vụ riêng cho quyền lãnh đaọ cuả đảng bằng cách Đảng ,,nuôi cho ăn học” để biến họ thành những kẻ sĩ hão, chữ nghĩa đầy đầu nhưng không có khả năng tự nuôi sống..và khi muốn được ăn chỉ còn mỗi cách quì gối cuí đầu trước phủ chuá xin ân huệ!…Xã hội VN hiện tại không tồn tại một giai tầng trí thức thực thụ – những nhà thực hành gia biết hoán chuyển những giá trị tri thức lí thuyết thành những giá trị vật chất thực tế làm giàu cho xã hội và cho bản thân, để bảo đảm quyền tự do độc lập trong tư tưởng cuả mình cũng như vị thế cuả họ trong xã hội…Xã hội Việt nam hiện tại đang trên thời kỳ hình thành giai tầng trí thức như vậy nhờ có kỷ nguyên @ toàn cầu hoá và sự bắt buộc mở cưả với thế giới bên ngoài cuả đảng!

  8. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ;…”Gần đây, tôi được hỏi rằng: khi tôi lên tiếng đấu tranh, tôi có mong cầu một vị trí chính trị trong tương lai? Dù vô tình hay hữu ý, cách suy nghĩ này xuất phát từ tâm lý coi quyền lực chính trị là độc tôn.

    Dĩ nhiên…không phải những người dấn thân và lên tiếng “PHẢI” có vị trí xứng đáng, nhưng điều ấy cũng rất cần, nhất là đối với những người can đảm và có thực tài đức, có trình độ và khả năng hướng dẫn quần đấu tranh và xây dựng DÂN CHỦ!

    Chúc Thục Vy sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực…

    Cám ơn Thục Vy và ĐCV.Info

  9. Ma vy says:

    Mời cô đứng ra lãnh đạo đất nước

    • nt says:

      Khi nào CS Hà Nội chấp nhận bất lực trước sự huy hiếp của CS Bắc Kinh.

  10. T. says:

    “Không ngẫu nhiên và vô lý khi cả Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh và những người CS nói chung khinh miệt trí thức. Bởi vì đối với họ, trí thức vừa có quá nhiều chữ để có thể bị lừa gạt lâu dài, nhưng cũng quá nhu nhược để là những đối thủ xứng tầm với họ.Tại sao trung lưu trí thức trong các xã hội tự do là lực lượng tiên phong cho các giá trị dân chủ tiến bộ, còn thân phận trí thức Việt Nam lại rẻ rúng như thế?”…
    Rất chính xác, cám ơn cô cháu cụ cách mạng Huỳnh Thúc Kháng ?

Phản hồi