Nhân ngày 30.04: Nhìn lại quá trình thống nhất đất nước của VN và Đức
Vào hậu bán thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến hai biến cố lịch sử: Ngày 30.04.1975 Quân đội Nhân dân Việt Nam (Bắc Việt) tiến vào Sài gòn, kết thúc cuộc chiến ủy nhiệm và mở đầu cho tiến trình thống nhất đất nước dưới một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Ngày 09.11.1989 bức tường Bá linh sụp đổ, kéo theo sự tan rã của chế độ cộng sản Đông Đức và khai thông cho sự thống nhất nước Đức trong hòa bình, tự do- dân chủ.
Hai quốc gia Việt – Đức cùng mang số phận lãnh thổ bị phân chia sau chiến tranh vì mâu thuẫn ngọai bang và sự khác biệt chính kiến về mô hình xây dựng xã hội giữa các thành phần dân tộc ,nhưng cả hai lại theo đuổi mục đích tái thống nhất đất nước bằng phương thức khác biệt.
Việt Nam:Thống nhất đất nước bằng chiến tranh
Sau cuộc chiến chống Pháp (1945-1954) Việt nam lẽ ra phải được độc lập, tự do, nhưng dưới sự dàn xếp của ngoại bang (Mỹ,Pháp, Trung Hoa và Liên xô) dân tộc đã phải chấp nhận chia đôi lãnh thổ tại hội nghị Geneve (Thụy sĩ).
Hiệp định Geneve (21.07.1954) quy định các bên tham chiến phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết tạm thời cho hai bên đối địch. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới, và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Tri. Ngay sau ngày hiệp đinh được công bố có 892.876 thường dân di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc.
Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do, dự trù thực hiện vào năm 1956, với lý do mà Thủ tướngNgô Đình Diệm đưa ra là “nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa (VNCH) tuyên bố sẽ “không bỏ qua một cơ hội nào để thống nhất Việt Nam trong tự do và hòa bình”.
Vì VNCH không thực hiện tuyển cử, Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Hồ Chí Minh quyết định phát động chiến tranh thống nhất đất nước bằng mọi giá.
Đối với các nhà lãnh đạo VNDCCH đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất hoàn toàn cho đất nước, để cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Tháng 8/1956, Lê Duẩn soạn “Đề cương cách mạng miền Nam” nhưng đến Hội nghị TƯ 15 năm 1959 mới được thông qua. Đề cương xác định rõ: “Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân
Về phía các nhà lãnh đạo của Mỹ và VNCH, thì xem cưộc chiến thống nhất do VNDCCH chủ trương là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Chính phủ Mỹ can thiệp vì muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Thuyết Domino) và bảo vệ nhân dân Nam Việt Nam được sống trong hòa bình và tự do.
Ngày 20 tháng 12 năm 1960 thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) do những người cộng sản lãnh đạo.
Từ năm 1961 chiến tranh bùng nổ khốc liệt. Với chủ trương “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội” của đảng Lao động việt nam (cộng sản) quân đội VNDCCH dưới danh nghĩa quân giải phóng cách mạng đã phát động liên tiếp các đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh quân sự, khủng bố, phá hoại với đấu tranh tình báo chính trị. Từ chiến tranh du kích Tết mậu thân (1968) chuyển qua chiến tranh quy ước Mùa hè đỏ lửa (1972). Và trong giai đoạn 1965-1973 Mỹ đã phải trưc tiếp chiến đấu trên chiền trường VN.
Vì áp lực của tỉnh hình nội chính và dư luận quốc tế, các phe tham chiến đã đi đến nhận thức phải đàm phán hòa bình. Hội đàm được chọn tại Paris (Pháp) kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973.
Hiệp định Paris về Việt Nam là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Hòa bình chưa được bao lâu, Cơ quan tham mưu của đảng lao động và VNDCCH lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng và, cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Cuộc tấn công cuối cùng diễn ra từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của VNCH đầu hàng vô điều kiện.
Để nhanh chóng thống nhất, thuận lợi cho việc xây dựng chế độ độc đảng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc, ban lãnh đão đảng lao động (cộng sản) ban hành các biện pháp:
- Giải tán guồng máy chính trị, hành chánh của VNCH, giải thể các đoàn thể , hiệp hội chính tri, kinh tế, văn hóa của xã hội dân sự.
- Lùng bắt các thành phần lãnh đạo đảng phái chính trị, tôn giáo,văn hóa và xã hội miển Nam.
- Lập các trung tâm học tập cải tạo để giam giữ hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức dân sự,văn nghệ sĩ của VNCH.
- Thực hiện đổi tiền
- Di tản hàng triệu người dân thành thị về các vùng kinh tế mới.
- Cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
- Quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp tư nhân.
- Hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp.
- Đổi tên Sài gòn thành thành phố Hồ chí Minh
- Giải thể MTDTGPMNVN và chính phủ của mặt trận.
- Đổi tên đảng lao động thành đảng cộng sản Việt Nam, lập quốc hội mới và đặt quốc hiệu là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Song song, lãnh đạo đảng áp dụng những biện pháp kinh tế, chính trị rập khuôn theo mô hình Trung quốc và Liên Xô lại càng đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn. Nạn nghèo đói và khủng bố bắt bớ diễn ra khắp nơi đã lảm cho người dân miền Nam luôn sống trong lo sợ và tuyệt vọng. Đã là lý do cho gần 2 triệu ngưới phải vượt biên ra đi.
Trong suốt 20 năm nội chiến hay còn được quốc tế gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, dân tộc đã phải trả giá quá cao cho chiến thắng của đảng cộng sản: 2 triệu quân nhân hai miền thiệt mạng trên chiến trường và 300.000 người mất tích, từ 4 đến 5 triệu thương dân tử vong vì bom đạn. Hơn một triệu góa phụ, trên 900.000 trẻ em mồ côi. Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đồng rưộng và thiên nhiên bị nhiễm độc. Phí tổn cho cuộc chiến đầy tang thương này ước chừng 167 tỷ Dollar.
Hòa bình chưa lâu Việt Nam lại bước vào hai cuộc chiến tranh mới với hai quốc gia công sản anh em Trung quốc và Cam bốt.
Đức: Thống nhất đất nước bằng thương thảo và ngọai giao.
Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt (5.1945), nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta (4-11.2.1945) và Postdam (17.7 -2.8.1945), do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Đông( Xã hôi chủ nghĩa) và Tây (Tư bản chủ nghĩa)cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa hai phe.
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục” là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức tường Berlin.
Cộng hòa liên bang Đức
23 tháng 5 năm 1949 Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập từ 3 khu vực chiếm đóng của Anh, Mỹ và Pháp ,lấy thảnh phố Bonn làm thủ đô.
Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949. Konrad Adenauer của Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức (CDU)được bầu làm Thủ tướng Liên bang Đức. Chính quyền Adenauer chú tâm phát triển nển kinh tế thị trường xã hội, đẩy mạnh việc hội nhập phương Tây qua việc: gia nhập khối NATO, đồng thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này cũng như.thành lập quân đội liên bang.. Đối với Đông Đức, Tây Đức khẳng định quyền đơn phương đại diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Thuyết Hallstein). Mặc dù vậy Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang Xô viết vào năm 1955 để đưa tù binh chiến tranh Đức hồi hương.
Adenauer từ chức vào ngày 15 tháng 10.1963. Những người kế nhiệm Ludwig Erhard, Kurt Georg Kiesinger tiếp tục đường lối nội, ngoại trước đây của Adenauer Trong tháng 10.1969 sau cuộc bầu cử Quốc hội, Đảng Dân chủ Xã Hội Đức (SPD) và Đảng Dân chủ Tự Do Đức (FDP) thành lập chính quyền liên hiệp dưới quyền của Thủ tướng Willy Brandt. Brandt công bố Ostpolitik, một chính sách chũ trương tiếp cận và đối thoại với các nước thuộc khối Đông thay thế cho học thuyết Hallstein. Ostpolitik, được đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Đông Đức, Ba Lan và Liên bang Xô Viết. Chính sách này của Brandt đã gây ra tranh cãi tại Tây Đức nhưng lại giúp ông giành được giải Nobel hòa bình năm 1971.
Willi Brandt từ chức nhượng quyền cho Helmut Schmidt sau vụ khám phá ra người tùy viênthân cận của ông, Günter Guillaume, là một điệp viên đông Đức. Rồi Helmut Kohl trở thành thủ tướng năm 1982. Kohl tiếp tục chích sách hòa hoãn Đông –Tây của Brandt khi đón tiếp Chủ tịch nhả nướcĐông ĐứcErich Honeckerlần đầu tiên tới Tây Đức vào năm 1987.
Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông. Tận dụng ưu thế những thay đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã thương thảo thành công với tứ cường cho tiến trình thống nhất nước Đức. Ông làm thủ tướng lâu hơn những người đi trước và được coi là thủ tướng thống nhất.
Cộng hòa Dân chủ Đức
Nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được ra đời từ khu vực chiếm đóng của Liên Xô vào ngày 7 tháng 10 năm 1949 và thủ đô là Đông Bá linh.
Trong Quốc hội mới được thành lập Wilhelm Pieck là Chủ tịch nước và Otto Grotewohl là Chủ tịch Hội đồng Bột trưởng. Cho đến năm 1971Walter Ulbricht với cương vị là Tổng bí thư của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức nắm giữ quyền lực quyết định trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Tháng 5 năm 1953 Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống Nhất Đức quyết định tăng chỉ tiêu lao động, việc đã gây ra nhiều chống đối và đã dẫn đến cuộc nổi dậy của quần chúng vào ngày 17 tháng 6.
Tháng 5 năm 1971 Walter Ulbricht bị tước quyền lực, Erich Honecker trở thành người kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức.
Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc trong năm 1973. Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia Đức ký kết Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975.
Cuộc thay đổi chính quyền ở Liên Xô dẫn đến chính sách mở cửa, và cách mạng các nước Đông Âu Thêm vào đó tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi và thất vọng không có cải cách chính trị nên đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối với rất nhiều người tham gia.
Vào ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức. Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót ông. Bức tường Berlin bị đập phá vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Đức thống nhất trong hòa bình và tư do.
Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, dựa vào Hiệp ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến Pháp được hoàn thành. Và cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990.
Thành phố Bá linh từ đây trở lại là thủ đô của cả nước.
Sau ngày thống nhất chính quyền liên bang đã đưa ra nhiều chương trình phục hồi kinh tế, đảm bào an sinh xã hội và xây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn lãnh thổ Đông Đức. Người dân đông Đức đều được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện, không phải trình diện học tập cài tạo, không phải lo sợ bị bắt bớ vì chính trị, không bị tước đoạt tái sản qua các vụ đổi tiến, không phải rời bỏ đất nước di tị nạn… Sự thống nhất đất nước qua phương thức thương lượng và ngoại giao của Đức là môt mô hình đáng được thế giới khen ngợi.
Hoa Hướng Nam (gửi đăng)
Trích: “đảm bào an sinh xã hội và xây dựng hạ tầng cơ sở trên toàn lãnh thổ Đông Đức. Người dân đông Đức đều được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện”
Thống nhất rồi người dân được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện. Đó là điều khiến có thể đi đến thống nhất trong hòa bình.
Giả sử ở Tây Đức vẫn còn đảng Đức Quốc Xã cầm quyền, và đòi hỏi khi thống nhất rồi chỉ có đảng Đức Quốc Xã là độc quyền cai trị, tất cả các đảng phái, tổ chức của Đông Đức phải giải tán, người dân Đông Đức phải phục tùng đảng Đức Quốc Xã thì Đông Đức đời nào chịu thống nhất.
Ngược lại, nếu Đông Đức đòi hỏi khi thống nhất rồi chỉ có đảng CS Đức là độc quyền cầm quyền, tất cả các đảng phái, tổ chức của Tây Đức đều phải bị giải tán, người dân Tây Đức phải tuân phục đảng CS Đức thì Tây Đức đời nào chịu thống nhất.
ĐIỂM QUA MỘT SỐ ĐIỂM SAI LẦM CĂN BẢN TRONG CHỦ THUYẾT MÁC
Học thuyết Mác chứng tỏ là một học thuyết bất cập, đường đột, phi lô-gích, phản khoa học, phản thực tế, thiếu sót về mặt triết học, sai lầm về mặt chính trị, xã hội, văn hóa nói chung. Tuy vậy Mác tự nhận học thuyết của mình là học thuyết khoa học,là chân lý duy nhất đúng, là ý nghĩa nhân văn. Chính cái mâu thuẫn trong học thuyết Mác là như thế, và có nhiều người phản kháng lẫn nhiều người mê tín học thuyết Mác cũng là như thế. Sau đây chỉ khách quan điểm qua một số điểm sai lầm căn bản nhất mà có thể nhiều người thấy được.
1/ Mác chủ trương phải phá bỏ xã hội tư sản, tiêu diệt nền kinh tế TBCN để thiết lập xã hội vô sản, thiết lập nền kinh tế vô sản tức hợp tác lao động trực tiếp, không dùng cơ chế thị trường, không dùng tiền tệ, chỉ phân phối trực tiếp sản phẩm do mọi người cùng làm ra.
Mác xem như vậy mới không còn giai cấp, không còn bóc lột.
Có nghĩa xã hội loài người từ trước đều bị xóa sổ để làm nên một xã hội mới. Tức xóa bài làm lại hết. Tức chặt nhẵn rừng để mọc lên thế hệ rừng mới.
Ai cũng thấy như vậy là phản lại lịch sử, biến lịch sử thành một trò chơi chủ quan, vô nguyên tắc. Tất nhiên là điều không thể nào thực hiện được. Và qua bao nhiêu tốn phí mọi mặt trong thực tế, cuối cùng cả khối XHCN trước đây phải tự sụp đổ và xã hội khách quan đã hoàn toàn trở lại. Mác đã không hiểu tiền tệ là phương tiện hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất của nền kinh tế xã hội. Mác không hiểu cơ chế thị trường là sự vận hành tự động, hiệu suất cao nhất, kết quả cao nhất của cả guồng máy xã hội khách quan nói chung. Mác đã bất chấp tâm lý con người. Không phải trong xã hội mọi người đều như nhau mọi mặt, đều thiện chí như nhau và đều thẳng thắn như nhau. Cái ngây thơ, cái không tưởng, cái ấu trĩ của Mác là như thế.
2/ Mác cho đấu tranh giai cấp là động lực phát triển chính yếu của lịch sử xã hội. Nói như vậy là sai. Hai đứa trẻ cùng đi hái lượm, săn bắn thì mới có được hoa quả, thịt thà mới để dùng. Nhưng hai đứa trẻ cùng chỉ cố đánh nhau đề giành giựt nhau mọi cái, kết quả là cùng chết đói. Thật ra phát triển kinh tế xã hội là nhờ lao động cơ bắp, trí tuệ của con người, nhờ mọi sự liên kết hợp tác chung, nhất là nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, không phải nhờ đấu tranh lẫn nhau. Cái sai của Mác là do mê tín vào lý thuyết mâu thuẫn của Hegel. Tự cơ bản lý thuyết này vốn mơ hồ, chưa có gì cụ thể hay chính xác. Mác tin nhảm, vận dụng lý thuyết này vào xã hội, kinh tế, đó là việc làm khinh xuất, gà mờ, vô ý thức, vô trách nhiệm, cường điệu, xuyên tạc sự thật của Mác.
3/ Mác cho giai cấp vô sản là đầu tàu của phát triển lịch sử. Điều này không có cơ sở khoa học nào hết. Chẳng qua vì Mác tự phiên diễn từ quan niệm đấu tranh giai cấp mà ra, tức cho phủ định của phủ định thì giai cấp vô sản là tiên tiến nhất. Đúng là kiểu lý luận suông bất chấp khách quan và khoa học của Mác. Thật ra giai cấp chỉ là cơ sở của lao động vật chất và thụ hưởng vật chất trong xã hội. Nhưng chính văn hóa, trí tuệ của con người, dù xuất thân bất kỳ giai cấp nào những đã thuộc về giai tầng trí thức thì mới là nền tảng của mọi phát triển khoa học kỹ thuật và văn hóa mọi mặt của xã hội loài người. Sự lập lờ, lờ mờ và thậm chí lờ khờ của Mác hay thái độ ngụy biện của Mác chính là như thế.
4/ Mác cho phải chuyên chính giai cấp mới đi đến được xã hội phi giai cấp, tức đi đến được xã hội cộng sản sau cùng. Nhưng nếu sự chuyên chính chỉ là sự nhân danh của thiểu số cầm quyền nào đó đối với giai cấp thì sao ? Đã chuyên chính thì khi nào mới tự nguyên bỏ tay ra được ? Chuyên chính thì chủ quan, làm sao phát triển khách quan được toàn xã hội mọi mặt. Đấy sự suy nghĩ hết sức trẻ con, ngây thơ, hay khờ khạo của Mác là như thế. Đó là Mác không hiểu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp hoàn toàn tách biệt hay cách xa nhau. Người cầm quyền thì không còn là giai cấp lao động trực tiếp nữa. Người lao động trực tiếp thì không thể cầm quyền. Đó chỉ là sự ngụy biện, sự nhân danh, sự mạo nhận của Mác về giai cấp. Vả chăng chính Mác cũng là con một người tiểu tư sản, Mác không hề là công nhân, vậy mà Mác lại nhân danh ý thức của giai cấp công nhân, quả thật là gàn bướng hết sức. Nhưng chính sự chủ trương chuyên chính độc tài về chính trị là điều tai hại nhất trong Mác. Nó làm cho học thuyết trở thành học thuyết chống lại nhân loại, chống lại sự phát triển và nền văn minh của nhân loại về hầu mọi mặt. Đây không những là một khuyết điểm trầm trọng mà trong thực tế nó còn chính là tội lỗi của Mác trong thời gian dài của lịch sử thế giới và nhiều nước.
5/ Mác cho hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc. Tức Mác cho rằng nền văn minh nhân loại từ trước đến nay chỉ là thượng tầng kiến trúc của nền kinh tế xã hội tư sản. Cả văn hóa nghệ thuật, pháp luật, tôn giáo, nhà nước v.v… đều cùng nằm trong phạm trù thượng tầng kiến trúc đó. Cho nên theo Mác phải xây dựng lại một hạ tầng cơ sở mới, tức là hạ tầng nền kinh tế vô sản, thì thượng tầng kiến trúc ý thức hệ mới hoàn toàn thay đổi được. Có nghĩa Mác đã bất chấp tất cả, dung suy nghĩ chủ quan của mình để phủ nhận toàn bộ nền văn minh đã có của nhân loại. Có nghĩa Mác bất chấp lịch sử, trở thành như một thứ tư tưởng điên loạn, bệnh hoạn. Tuy vậy Mác chỉ ức đoán mà không bao giờ chứng minh rõ ràng được mối quan hệ giữa hạ tầng và thượng tầng đó thế nào. Tức Mác chỉ phán bừa, không cần chứng minh nền tảng khách quan khoa học cụ thể. Thật ra Mác chủ trương duy vật nên lý giải theo kiểu duy vật triệt để. Kiểu như nước sôi thì phần nhẹ sẽ dội lên trên còn phần nặng là cơ sở ở dưới để bắt đầu sôi tiếp. Cái bếp và cái nồi chỏ của Mác quả thật sẽ sôi sục mãi với tính cách bạo lực và chuyên chính không ngừng là như thế. Chính Mao Trạch Đông có lần nói cách mạng không ngừng chính là như thế.
Thôi không cần nói nhiều nữa. Chỉ nói ngắn gọn năm điều như trên cũng đủ cho mọi người suy nghĩ. Hay nói gút lại chính quan niệm sai lầm hay cách hiểu sai lầm của Mác về tư hữu hay không tư hữu mà đã dẫn đến mọi hệ lụy theo nó. Mác hiểu hoàn toàn chuệch choạc ý nghĩa của tài sản và tư hữu. Thay vì hiểu đó chỉ là công cụ, phương tiện thực tế và hiệu quả cho con người về nhiều mặt không thể thiếu. Mác lại như anh học trò thổi phồng nó trở nên như là cái bí nhiệm của phát triển lịch sử loài người. Quả bé cái lầm là như thế. Quả sự triêt học bừa bãi của Mác chính là như thế. Có nghĩa nếu triết học mà không xác đáng, khoa học mà không xác đáng, nó chỉ trở thành những thứ nhân danh mù quáng và gây nên những hậu quả phản nhân loại, chống lại chính con người và cả nhân loại.
THƯỢNG NGÀN
(05/5/14)
Hiệp định Paris chỉ đề nghị ngừng bắn để cho mấy trăm nghìn người Mỹ an toàn rút khỏi VN, trong đó có cả Hiệp định trao đổi tù binh. Sau khi người Mỹ rút đi sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất 2 miền dưới sự giám sát của Mỹ và LX, đồng thời giải giáp quân đội của 2 bên.
Hiệp định ngừng bắn chưa hết hiệu lực, những lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của VNCH trong đó có cả lữ đoàn dù mũ nồi đỏ được mệnh danh là tinh nhuệ nhất VN được ném vào Tây Khe Sanh mở đầu chiến dịch mà bên phía CS gọi là “chiến dịch đường 9 Nam Lào”, còn phía VNCH thì gọi là chiến dịch Quang Trung gì đó. Mục tiêu của VNCH là cắt đứt con đường Trường Sơn, làm suy yếu tiến tới tiêu diệt hoàn toàn Mặt trận DTGP, không có đàm phán hay hiệp thương cái gì cả.
Lần đầu tiên trong chiến tranh VN, 2 bên khi hết đạn đã xông vào nhau chém giết nhau bằng dao găm, lưỡi lê và báng súng. Tuy CS phải trả giá đắt mới thắng được nhưng sự tinh nhuệ của các lực lượng VNCH tại chiến dịch đó làm cho các vị lãnh đạo CS ở Hà Nội ngộ nhận là quân lực VNCH “quá mạnh” vì họ tưởng nhầm là các lực lượng khác của VNCH cũng mạnh như thế. Họ chuẩn bị tinh thần thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử dưới sự giám sát của Mỹ và LX vào năm 1976, thống nhất 2 miền Nam Bắc bằng con đường hòa bình.
Phía VNCH không đồng ý. Họ tăng thêm nửa triệu quân nữa thay cho người Mỹ rút đi. Họ không muốn thống nhất. Đàm phán hiệp thương ở trại David (trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất) luôn diễn ra trong tình trạng căng thẳng. Dưới tình huống này, ông Chu Huy Mân và ông Trần Văn Trà đề nghị “đánh thăm dò”, dùng quân sự gây sức ép chính trị.
Chiến dịch Phước Long (cách Sài Gòn 130km về phía Tây Bắc) nổ ra. VNCH phản ứng yếu ớt, khác hẳn với sự tinh nhuệ mà họ thể hiện ở chiến dịch Tây Khe Sanh. Các ông ở Hà Nội vẫn cho rằng Phước Long chỉ là 1 thị trấn nhỏ và không có giá trị gì về chiến lược. Vậy là, chiến dịch Ban Mê Thuột được mở ra. Ban Mê Thuột là thủ phủ của vùng 2, đánh vào chỗ này là chấp nhận bị bao vây. Nếu Sài Gòn phản ứng mạnh mẽ “chiếm lại Ban Mê Thuột bằng mọi giá” (phát biểu của tổng thống Thiệu) thì coi như kế hoạch “thăm dò” của CS bị phá sản. Ặc, ặc, ặc, mắc nghẹn. Ngô Văn Trưởng, tư lệnh vùng 2 ra lệnh “di tản về Sài Gòn”. Vậy là xong, chả cần đàm phán gì nữa. Quân lực VNCH chẳng qua chỉ là con hổ giấy. Cho đến tận ngày nay, người ta (kể cả bên phía CS) cũng không hiểu được vì sao quân lực VNCH thua nhanh như thế.
Chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Các tướng lĩnh VNCH toàn là những kẻ chạy chức chạy quyền, tham ô tham nhũng đủ kiểu biết gì chỉ huy mà đánh với chả đấm. Những người có học, được Mỹ đào tạo bài bản về quản trị dân sự, to lắm thì chỉ làm tỉnh phó, mọi quyền lực đều nằm trong tay tỉnh trưởng là sỹ quan quân đội. Chính quyền VNCH là chính quyền quân sự từ trên xuống dưới. Tổng thống Thiệu và thủ tướng Kỳ đều là sỹ quan cấp tướng, tất cả các vị tỉnh trưởng, đô trưởng đều là sỹ quan quân đội. Vậy mà có người dám đặt điều bịa đặt VNCH là “chính thể dân chủ”. Chính quyền CS hiện nay, đảng can thiệp vào nhà nước như thế nào thì chính quyền VNCH trước kia, quân đội can thiệp vào nhà nước cũng y như thế. Không phải là đảng viên/sỹ quan thì quên cái chuyện “chức trọng quyền cao” nhé.
Vì sao các vị “bất đồng chính kiến” không được dân ủng hộ ? Vì các vị ấy chỉ biết hô hào “phá” chớ không biết cách “xây”. Ai có thể đảm bảo chính quyền do họ dựng lên thay cho chính quyền CS không tham nhũng thối nát ? Muốn tự do dân chủ như phương Tây thì phải xây dựng nhà nước pháp quyền. Đổ xương đổ máu ra làm cách mạng “may áo cho người khác mặc”, ai chịu làm ? VN thiếu 1 vị “lãnh tụ” như thế. Ai cũng chỉ muốn lật đổ ông vua rồi chính mình ngồi thay vào cái ngai vàng ấy. Tự do dân chủ gì đấy chỉ là bịp bợm. Trả lời
Viện trợ Mỹ cho Miền Nam: Tài khóa 1973: US $ 2.1 tỷ. Tài khóa 74: US $1.4 tỷ . Tài khóa 75: US 0.7 tỷ ( mà trong 700 triệu đôla đó, 400 triệu đôla được dùng để phát lương cho nhân viên Tùy viên Quân lực Hoa Kỳ -DAO (Deputy Attaché Office), nên chỉ còn có 300 triệu đôla để đánh giặc )
Trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng CS Văn Tiến Dũng đã viết về động cơ thúc đẩy Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì “hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu.”…”
Vậy thì tiền ,vũ khí, đạn dược đâu để mà Miền Nam tuyển thêm nửa triệu quân, mở thêm những cuộc hành quân hả tên dư lợn viên ?!
Trong khi đó, bọn lính Bắc Việt đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô tiếp tục được bọn quan thày của chúng viện trợ đầy đủ từ súng đạn cho tới cây kim, sợi chỉ :
***Bob Seals trong một bài đăng trên trang Military History hồi 2008 đã trích nhiều từ các tác giả Trung Quốc có sách xuất bản ở Phương Tây, như Địch Cường (Qiang Zhai) và Lý Hiểu Binh (Li Xiaobing) viết rằng :
Bắc Kinh lại tiếp tế mạnh cho Hà Nội từ sau chiến dịch Xuân – Hè 1972, khi lực lượng cộng sản miền Bắc thiệt hại nặng, mất tới 450 xe tăng và chừng 100 nghìn quân. Từ năm 1973, Trung Quốc lại cung cấp cho Việt Nam về vũ khí và xe tăng đủ phục hồi 18 sư đoàn, góp phần vào trận tấn công cuối cùng, đem lại thắng lợi cho Hà Nội vào tháng 4/1975.
***Dương Danh Dy – cựu đại sứ Việt Nam tại Trung cộng viết:
Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mươi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.
Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời.
… Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực (nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực… vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.
***Trang mạng Website dạy lịch sử của trường THPT Lý nhân- Tỉnh Hà Nam của CSVN có bài viết về quan hệ Việt Nam – Liên Xô như sau:
…Từ năm 1973-1975, Liên Xô chuyển sang Việt Nam 65.601 tấn 9 hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1-1973) và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến kết thúc. Liên Xô cũng không ngừng viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Kể từ năm 1965, Liên Xô đã ký với Việt Nam nhiều hiệp định viện trợ và hợp tác …
*Tổng bí thư đảng Cộng sản Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc “.
Bè lũ Việt gian Hố chí Minh- Lê Duẫn dùng mạng người dân Việt làm những tên lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô, hèn chi nhà văn Miền Bắc Dương Thu Hương nhận định “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc” , cựu đại tá Tín: ” Ông ấy (HCM) theo đường lối quốc tế 3 để nhuộm đỏ Đông Dương. Nếu mà ông ấy không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp chủ nghĩa cộng sản “, nhà văn Tô Hải :“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt” .
Cám ơn Bạn đã cho tay dư lợn viên một bài học quá hay và chí lý !!!
Cám ơn bạn Kiên Lê.
DCV có những bài viết hay, nhưng đáng tiếc thay lại để cho cả những tên dư lợn viên trà trộn vô đây. Chúng xả rác, làm chúng ta phải mất công dọn dẹp.
TỰ PHONG
Vẫn cho ta mới hơn người
Thật tình người mới mười lần hơn ta
Cứ nhìn thế giới gần xa
Than ôi mới thấy chỉ ta bằng mình
Người ta thống nhất hòa bình
Còn mình thống nhất tận tình oánh nhau
Oánh nhau từ trước đến sau
Phủ đầu chiến thắng mới hầu vinh quang
Cả khi mọi việc đều xong
Mạnh tay chơi tiếp thỏa lòng còn chưa
Đúng là mình quả hơn người
Tự phong ai dám trái lời được sao !
DẤU NGÀN
(05/5/14)