Thế cờ chiến lược chính trị của Putin
Dân Nga từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng quán quân ngoại hạng với biệt tài chơi cờ vua. Trên bàn cờ chính trị chắc hẳn cũng sẽ phản ảnh rất rõ những mưu lược cùng những tính khí tập quán của người trong cuộc như Putin, người đang đứng đầu lãnh đạo nước Nga.
Phải công nhận rằng Putin đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động. Trong chiến thuật ngắn hạn hiện thời về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu.
Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi duy nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.
Sau thời kỳ cai trị của chế độ quân chủ Sa Hoàng, tiếp đến là cuộc cách mạng theo Cộng sản của Lénin năm 1917, đến ngày nay Putin tiếp nhận một di sản nửa nạc nửa mỡ, giữa chủ nghĩa dân tộc bành trướng các thời kỳ Sa Hoàng và hào quang siêu cường thống trị các quốc gia chư hầu thời cộng sản. Putin cũng đã nhận thấy lịch sử một nước Nga tồn tại đã luôn đi đôi với sự bành trướng lãnh thổ cùng sự cai trị dộc tài chuyên chính nơi một chính phủ trung ương tập quyền duy nhất, nếu không nưóc Nga sẽ tan rã như Liên Bang Xô Viết đã tan rã vào thời kỳ Mikhail Gorbachev mở cửa (glasnost), cải tổ kinh tế (perestroika) theo hướng tự do đã buộc chính phủ trung ương tập quyền phải thực hiện hệ thống tản quyền đến các nước cộng hòa Estonia, Latvia, Litva, Belorussia, Moldavia, Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan hậu qủa ngày nay chúng ta đã thấy 14 nước cộng hòa này ly khai ra khỏi khối Liên bang Xô viết.
Có tật nên hay giật mình, bước kế tiếp trong nước cờ chính trị Putin sẽ làm gì sau khi thu tóm xong bán đảo Crimea?
Nhìn chung bối cảnh lịch sử nưóc Nga, chúng ta cũng có thể đón được là Putin sẽ cai trị nước này bằng bàn tay thép, bởi Putin không có cách nào làm khác hơn. Đi theo các giá trị phổ cập về tự do dân chủ của Tây Phương ư? — Bất khả thi!…bài học Mikhail Gorbachev và Boris Jelzin đã rành rành trước mặt. Muốn trở thành một siêu cường tự do dân chủ như Mỹ ư? — Khó qúa! Nhìn cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 đã trải dài trên 200 năm ngày nay mới phân phối hệ thống tảng quyền, tự do dân chủ và bình đẳng đến khắp các tiểu bang một cách hài hòa vững mạnh. Còn nước Nga sau cuộc cách mạng cộng sản 1917 của Lénin cũng đã sinh sau đẻ muộn, lại còn èo uột bệnh hoạn đủ thứ sau hơn 70 năm thực thi thiên đường chủ nghĩa xã hội cộng sản!
Một chọn lựa khả thi đối với Putin không phải mạo hiểm như Gorbachev hay Jeltsin theo Tây Phương, ngược lại chỉ muốn tiếp nối di sản độc tài của các đế chế Sa Hoàng và Cộng sản thì Putin mới có thể cai trị theo hướng giữ vững và bành trướng lãnh thổ một đế quốc Nga ra khắp thế giới.
Từ chiến trường Georgia, Abkhazia, Nam Ossetia đến Crimea và hiện thời Nga đang tập trận, đồn trú quân đe dọa chiếm cả miền Đông Ukaina, đủ thấy Putin đã chọn con đường truyền thống cổ điển theo lối cai trị độc tài, trung ương tập quyền có phần dễ hơn là mạo hiểm theo lối tân thời Gorbachev hay Jeltsin. Đối với Putin mở ra những nuớc cờ đấu tranh quân sự đã từng thắng ở Georgia, Nam Ossetia hay Crimea thì những cuộc chiến này đã dễ như trở bàn tay, không có gì gọi là mạo hiểm như hai lãnh tụ thân Tây Phương trước đây; nhưng dù có mạo hiểm trong chiến tranh vẫn còn hơn là mạo hiểm trong chính trị? —Điều này cho thấy Putin đã thắng những nước cờ quân sự trong chiến thuật, nhưng toàn bộ chiến lược cho cả quân sự, kinh tế lẫn địa lý chính trị đã không liên kết triển khai được thì những chiến thắng nhất thời riêng trong lãnh vực quân sự sẽ đưa Putin vào thế hiểm nghèo, bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Putin đã không hề nghĩ chiến tranh là hiện tượng nối dài của chính trị theo quan điểm của Clausewitz trong sách Chiến Tranh Luận (Vom Kriege). Chính trị thống lãnh và điều hành mọi lãnh vực như quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội… Nhưng chọn lựa của Putin là truyền thống cổ điển, thiết lập một thể chế cai trị độc tài với một nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền duy nhất và quay mặt lại, không chấp nhận những thể chế chính trị đầy tự do khai phóng của Tây Phương, nên nước Nga của Putin đang dừng lại nơi ngưỡng cửa quân sự, võ trang để tranh giành lãnh thổ khắp nơi ngoài biên địa, cuối cùng sẽ dẫn nưóc Nga đến chỗ phá sản như chế độ cộng sản đã từng bị phá sản, bởi Putin còn đang ôm lấy di sản từ nền chính trị truyền thống cổ điển của các Sa Hoàng và hào quang đã lịm chết của một siêu cường từng thống trị các quốc gia chư hầu cộng sản.
© Đàn Chim Việt
Mút-Cu ( Moscow ) xong Bế-Kinh ( BeJing ) ở đâu sẽ đi theo Saddam với Gaddafi trước nhẩy các vị bói mù bói sáng thử bói một quả xem ?
Thân chào bạn Phạm Thiên Thơ,
Cám ơn hồi âm của bạn trên phản hồi của tôi. Bạn đã đem hai cụm từ “chiến lược và chiến thuật” ra để giải thích quan điểm của bạn.
Tôi đã ghé vào Trang Mạng của bạn để tìm hiểu và biết được lý tưởng của bạn, tấm ảnh ông Ngô Đình Nhu ngay trang đầu đã nói lên phần nào, xem như tôi và bạn không đối chọi nhau gì trên chính kiến về tổ quốc VN. Tuy nhiên phân tích của bạn về tình hình Ukraina làm cho tôi khó hiểu, bạn cho rằng ông Poutine đang giành phần thắng về chiến thuật cục bộ trước mắt nhưng sẽ thất bại về chiến lược toàn cầu về lâu về dài. Tôi không phải là một nhà bình luận quân sự nên không dám “múa búa trước cửa Lỗ Ban” khi nói về chiến lược xa vời lâu hơn mấy chục năm.
Tôi chỉ đọc sơ qua lịch sử dân tộc Ukraina để hiểu họ cũng từng trải qua những kinh nghiệm tang thương do đế quốc Liên Xô gây ra từ năm 1933 (nạn đói khủng khiếp cướp đi hơn nửa triệu dân, thời Stalin), sau đó là tai hoạ nổ lò nguyên tử Chernobyl (1988) tàn phá một thành phố lớn và di luỵ đến ngày hôm nay vì hiểm hoạ phong xạ nguyên tử, có thể nói số phận Ukraina cũng không khác gì số kiếp dân tộc VN chúng ta trải qua hơn 60 năm tang thương do ĐCS VN gây ra.
Sau đó đi vào Google để quan sát vị trí địa lý của Ukraina so với Nga và các nước Âu Châu khác, nhìn vào bán đảo Crimea tôi nghiệm ra rằng: “Chiến thuật sử dụng đội quân bịt mặt hoá trang gọi là dân quân tự vệ của ông Poutine để lấy lại bán đảo Crimea cho bằng được” đã thực sự bị thất bại tràn trề, đối với công luận thế giới, xuyên qua cuộc bỏ phiếu của Hội Đồng Bảo An LHQ hồi giữa tháng Ba 2014.
Chiến thuật sử dụng người di tản Nga để ngang ngược đòi ly khai làm cho thế giới (nhất là các nước Âu Châu) khinh miệt Poutine ra mặt, một hình thức xâm lược đã từng được Hitler áp dụng để gây đại chiến thế giới lần II. Chiến thuật này đã bị phá sản ngay từ trong trứng nước, dồn Poutine vào thế “cưỡi lưng cọp”, “tiến thoái lưỡng nan”.
Tôi chỉ nêu vài nghi vấn ngắn xin nhờ bạn Phạm Thiên Thơ giải đáp hộ:
1)- Nhìn vào bản đồ Ukraina-bán đảo Crimea và Nga, tôi chỉ thấy Crimea nối liền với Ukraina ở phía Bắc, được tiếp viện nước ngọt, thực phẩm, dầu khí, điện năng từ Ukraina qua giải đất này. Ngược lại bán đảo Crimea hoàn toàn xa cách với Nga bằng một eo biển hẹp, khoảng 5-7km, không hề có phương tiện giao thông liên lạc nào ngoài chiếc phà (ferry boat) chạy qua chạy lại từ 60 năm qua, từ khi cố tbt Krouchev tuyên bố hiến tặng Crimea cho Ukraina (1954).
2)- Thế thì một khi hơn hai triệu dân (đa số gốc Nga) đòi ly khai và sát nhập bán đảo Crimea vào Nga hồi tháng trước, nếu chính quyền đương thời Ukraina quyết định cắt hết mọi đường dây tiếp vận ở biên giới Bắc, thì dân chúng lấy gì để sống ? Chính quyền Poutine làm cách nào hỗ trợ cho 2 triệu dân gốc Nga mỗi ngày ? Chẳng lẽ tăng cường thêm nhiều chuyến phà chạy qua lại tấp nập để cung cấp nước ngọt, thực phẩm, điện năng, dầu khí sưởi ấm mùa Đông ?
3)- Poutine đã chính thức ký sắc lệnh cho xây ngay một chiếc cầu thông thương ở phía Đông Nam (tỉnh Kerk, xem bản đồ). Theo phán đoán kỹ thuật của tôi, thì nhanh nhất cũng phải chờ đến 4-5 năm mới hoàn thành xong chiếc cầu dài hơn 15km, khá cao để tàu biển thông thương qua lại trong biển Hắc Hải. Vậy thì trong thời gian đó, dân đảo Crimea làm sao sống ?
4)- Kết luận: Poutine vì tự ái cá nhân vì bốc đông không suy xét đã can thiệp trắng trợn vào nội tình Ukraina, để cho nhân loại kết án, giờ này trươc tình thế khó khăn phải cứu trợ gấp rút cho 2 triệu dân đảo Crimea, có lẽ Poutine đành phải đi nước cờ liều lĩnh kích động cho dân cư các tỉnh miền Đông sát biên giới Nga đòi ly khai, để Poutine mở con đường máu tiếp viện cho Crimea. Đây mới là nước cờ phiêu lưu mạo hiểm chỉ có Hitler mới dám làm vì thời ký đó chưa có Internet, LHQ chưa hình thành.
5)- Cho nên Mỹ và các nước phương Tây không cần phải can thiệp quân sự vào nội bộ Ukraina để Poutine lấy cớ kích động nhân dân Nga và gây chiến. Lá bài “phong toả kinh tế, cấm vận tài chính, ngân hàng” đủ để gây khó khăn cho dân chúng Nga, khiến họ phải suy nghĩ nhìn ra được sự thật về Ukraina, chính họ sẽ nổi dậy phản đối chính sách xâm lược của Poutine.
6)- Trở lại tình hình Hoa Kỳ, chưa bao giờ tôi thấy một ông tổng thống Mỹ lại ôn hoà mềm dẻo như Obama. Ông là tổng thống da đen do dân Mỹ bầu lên hai nhiệm kỳ, thì ông cũng phải vì dân Mỹ mà phục vụ hết mình, ông dám bỏ ngoài tai những lời chỉ trích khiêu khích, mà tập trung ban hành nhiều biện pháp để cứu gỡ nền kinh tế nước Mỹ, điển hình:
- Tăng lương tối thiểu lên 10.10$US/giờ, để cải thiện cuộc sống ngườii lao động tay chân;
- Ban hành chương trình bảo hiểm Y Tế Xã Hội tạo cơ hội cho người dân lao động được hưởng phúc lợi xã hội;
- Cắt giảm chi tiêu quốc phòng, cho về hưu nhiều sĩ quan binh sĩ, rút quân từ Afghanistan về;
- Ban hành sắc lệnh bình đẳng thu nhập cho nữ giới;
- Cải tổ phương pháp giáo dục đưa chương trình thảo luận nghị sự vào học đường sớm để khai phá tính sáng tạo tìm hiểu và tranh luận của lớp trẻ. Chấm dứt tệ nạn học từ chương thuộc lòng kiểu VN;
- Đến nay tỷ lệ thất nghiệp đã giảm khá nhiều khắp nước Mỹ;
Tôi chỉ kể vắn tắt vài hàng để cho bạn Phạm Thiên Thơ nắm vững vấn đề, kẻo không bạn lại nói rằng tôi hồ đồ. Bạn có nghi vấn gì cứ tự nhiên trao đổi thêm.
Chào thân ái,
Lê Quốc Trinh, Canada
Bạn Lê Quốc Trinh đã đặt ra 6 câu hỏi rất thực tế và cũng là trọng tâm của vấn đề Ukraina và Nga với nhà độc tài Pitin. Cám ơn bạn vì đã hiểu ra thực chất của vấn đề.
Chuyện chưa ngã ngũ , cũng chẳng biết là Putin đang thắng thế hay đang ăn phải ớt nhưng
vẫn cắn răng chịu trận .
1/ “Có tật nên hay giật mình, bước kế tiếp trong nước cờ chính trị Putin sẽ làm gì sau khi thu tóm xong bán đảo Crimea?” . Tóm gọn Crimea không tốn một viên đạn ,quá dễ dàng như lấy dồ trong túi .
Putin lại có vẻ như khựng lại ,sao không thừa thắng chiếm luôn Ukraine ?
2/ Biện pháp trừng phạt của Mỹ và Tây phương để làm áp lực đối với Putin giống như gãi
ghẻ . Bên ngoài thì dương oai,diễu võ ,bên trong thì chẳng thật tâm giúp đỡ quân sự cho Ukraine , ngầm
như khuyến khích Putin cắn nốt phần còn lại của trái ớt .
Tóm lại , Putin đã cắn ớt . Còn cắn kiểu nào , từng miếng hay nuốt trọn , ớt có cay hay thơm
tho không cay , đợi hạ màn sẽ thấy rõ
Sự bốc đồng ngu xuẩn của Putin đã giúp Trung cộng an nhiên xâm phạm sâu vào lãnh hải của VN
Chỉ vì để “giải quyết chuyện Ukraina – Mỹ cần TQ” nên :
Hệ quả là ngày 3/5/2014 Trung Cộng đưa giàn khoan khủng vào lãnh hải VN trước thái độ thờ ơ (hay bất lực) của Mỹ .
Nào, các dư lợn viên hãy cùng nhau hồ hởi ca tụng cái “Chiến pháp” bách chiến, bách thắng của Putin đi !
Trung Cộng đưa giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam mà Việt Cộng chỉ cho mở đoạn băng ghi âm cũ lên phản đối lấy lệ . Chắc vài hôm nữa chúng ta sẽ được đọc bài của đồng chó Nguyễn Hoàng Hà khen Tập Cận Bình chơi cờ tốt (?), khoá mõm cả bè lũ bán nước ở làng hàng mã Ba Đình mà không tốn một viên đạn .
“Tốp ca” Kẩu Nô đâu không thấy sủa phụ hoạ kìa ?
PUTIN
Putin vẫn cháu Lênin
Muốn gom thiên hạ vào mình mà chơi
Sa hoàng đã quá thời rồi
Putin mơ hão hết đời còn chi
Đúng là thời thế đang suy
Chừng nào thế giới mới đi lên cà ?
NON NGÀN
(07/5/14)
Trong cuộc s̀ồng tôi chưa thua thiệt đ̀ối với địch thủ, nhưng tôi lại thường thua với những đứa tiểu nhân ngu dại, cũng giống như Mỹ và Tây âu nếu coi Nga Tàu là là đối địch thì Nga Tàu chắc chắn phải thua nhưng vì coi Nga Tàu là láng giềng bạn hữu nên phải chị̣u thiết thòi hoài,
Ai cũng biết dân tộc Nga rất thông minh, có dân số gần 150 triệu, có diện tích mênh mông, có tài nguyen phong phú, có khoa học kỹ nghệ tiên tiến … Điều đó xác minh Nga là một Siêu cường mà không cần phải dành dân chiếm đất, nhưng thực tế Nga không phải là siêu cường do Nga tự đáng mất cái vị thế đó như trước đây Nga theo CS là tặc nghẽn mọi sinh hoạt xã hội và bây giờ chơi váng cờ Ukan, đọ́ là hàng động thiếu sáng suốt không biết nhìn xa bởi các lãnh đạo Nga
Sau khi Sô Viết sụp đổ Mỹ và Tây Âu chì bàn tay ra bắt, 3 đời TT Mỹ đều muốn là thân với Nga , Putin thay vì bắt tay Mỹ Tây Âu tiến tới dânb chủ tự do, xây dựng xà hội công bằng trong sạch thì không bao lâu Nga dễ đuổi kiệp Mỹ Tây âu rồi đương nhiên thành siêu cường, Nhưng Putin nông nổi cũng cố chế độ độc tài đưa nước nga đến cô lập và đưa thế giới đến bờ vực chiến tranh làm thiệt hại cho nhiều nước , như vậy Putin kém cỏi không có nước cờ cao.
Ukraine không thuộc NATO, không có hiệp ước phòng vệ hỗ tương với Mỹ, cũng không có lợi ích cốt lõi của Mỹ ở đấy . Thế thì so sánh Putin với Obama như hai đối thủ trên một bàn cờ e không đúng …
_” Nhưng chọn lựa của Putin là truyền thống cổ điển, thiết lập một thể chế cai trị độc tài với một nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền duy nhất và quay mặt lại, không chấp nhận những thể chế chính trị đầy tự do khai phóng của Tây Phương, nên nước Nga của Putin đang dừng lại nơi ngưỡng cửa quân sự, võ trang để tranh giành lãnh thổ khắp nơi ngoài biên địa, cuối cùng sẽ dẫn nưóc Nga đến chỗ phá sản như chế độ cộng sản đã từng bị phá sản …” …
Theo kết luận như trên của tác giả thì Putin đâu có “đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động”, “về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu” …
Như vậy “Nhìn chung bối cảnh lịch sử nưóc Nga, chúng ta cũng có thể đón được là Putin sẽ cai trị nước này bằng bàn tay thép, bởi Putin không có cách nào làm khác hơn” … là thế nào ? Trên khen, dưới chê … thật là rối mù !
Giàng ơi ! cái zụ ziệc này xem ra Obama sẽ tự động có được “Victory Without War” bố nó rồi chứ cần cờ quạt gì nữa đâu phải không tác giả Phạm Thiên Thơ ?
Tôi đã phân tích rõ nơi phần kết luận, Putin nhất thời thắng trong chiến thuật, nhưng thất bại trong chiến lược (phân biệt chiến thuật và chiến lược).
Thưa ông Thơ,
Chiến thuật hay chiến lược gì, xét theo kết luận của chính ông, thì cuối cùng Putin cũng thua cả cuộc cờ . Thế thì Putin đâu phải là một kỳ thủ ngoại hạng làm Obama và lãnh đạo châu Âu phải bị áp đảo và ở trong tư thế bị động như ông viết ?
Có lẽ chúng ta đã có chút hiểu lầm qua một vài từ ngữ chưa rõ ràng. Và tôi cũng thành thật xin lỗi bạn cùng những độc gỉa khác.
Thêm một lần “có lẽ” nữa – phải thòng vào thêm phía sau những từ này mới hợp lý, ví như từ ngữ mà tôi đã viết “nước cờ chính trị rất thần tình”, giờ thêm chữ “qủy quái” nữa thì thật chắc rõ ràng, tránh được nhiều hiểu lầm đáng tiếc!
Ví như từ ngữ “khôn”, ta có thể thòng thêm phía sau thành “khôn đáo để”, “khôn ranh”, “khôn vặt” thì ý nghĩa nó khác xa nhỉ? Thế mà mình không nghĩ ra!Sao mà quẩn trí thế!
Bài đã lên trang, thôi thì cho nó đi qua, một vài tuần rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng! Khỏi phải phiền đến BBT, có sửa thì mình sẽ coi lại Blog, có nhiều thì giờ xem lại bản thảo hơn! Chào thân ái!
******
Nhân đây mình kể lại một chút sử liệu vè cuộc tập kích của nhật 1941 vào Trân Châu Cảng của Mỹ. Trận đánh chiến thắng chớp nhoáng của Nhật đã gây nên kinh hoàng thán phục từ mọi giới truyền thống báo chí đến người dân trên khắp thế giới vào thời đó. Ai ai thời đó cũng đều công nhận trận đánh này của Nhật thật đầy thần tình. Lại cũng “thần tình” đã gây hiểu lầm mà không cần thòng thêm từ ngữ gì nữa vì ý nghĩa trọn vẹn của nó là thế.
Sau chiến thắng này của Nhật, ít ai biết được Mỹ đã dụ Nhật vào tròng để Quốc hội Mỹ tức thời cho Tổng thống có quyền tuyên chiến với Nhật Bản để tự vệ mà không phải họp hành biểu quyết lôi thôi…. Nước Mỹ là như thế, Tổng thống và mọi cơ quan hành pháp đều bị Quốc hội kiểm soát. Thật đúng nghĩa Quốc hội là quyền lực tối cao của nhân dân chứ không như các nước độc tài như CHXHCNVN, Quốc hội chỉ là những công cụ bù nhìn, trang trí của đảng cộng sản
Những năm kế tiếp, Mỹ đã phản công, liên tục đánh bại Nhật khăp nơi, bao nhiêu máy bay Thần Phong dù lao đầu xuống tự sát trên các chiến hạm Mỹ cũng không cản được bước tiến của hải quân Mỹ mỗi ngày một tiến dần đến đất Nhật, cuối cùng Nhật phải đầu hàng với hai trái bom nguyên tử….. Sau đó nước Nhật phải chịu sự kiểm soát của Mỹ ra sao thì qúy vị cũng đã biết. Xin chấm dứt truyện kể có tí hài hước nơi đây./.
Chào ông Thơ,
Thôi thì cứ coi như ông bị “tai nạn nghề nghiệp” đi . Cũng may tôi chỉ ngờ ngợ rồi hỏi phăng cho ra nhẽ chứ không lại nhét ông vào chung một giỏ với đồng chí Nguyễn Hoàng Hà thì bỏ bu rồi .
Cảm ơn ông đã không giận . Mong có dịp sẽ trao đổi thêm .
Mỹ là một cưòng quốc đi đầu lãnh đạo cả thế giới, nên những biến động lớn nhỏ nào, không nhiều thì ít cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược toàn cầu chung của Mỹ. Obama lãnh đạo nước Mỹ không phải để ngồi chơi xơi nước, ngược lại phải làm hết khả năng người đứng đầu hành pháp nhằm tiếp tục di trì sự vững mạnh cho nước Mỹ. Phía sau Obama còn có cả Bộ tham mưu rộng lớn, được trợ giúp bằng nhiều bộ óc chiến lược biết nhìn xa thấy rộng, được có mọi cơ hội thi thố tài năng trong một thể chế chính trị dân chủ mà không hể sợ bị kềm hảm hay thanh trừng đến mất mạng như các chế độ độc tài. Đã tham mưu chung thì điều này cũng cho ta thấy chính sách hay chiến lược của mỗi đảng như Cộng Hòa hay Dân Chủ ở Mỹ cũng có một số đường hướng khác biệt.
Obama (với đảng Dân Chủ) suốt thời gian qua đã thể hiện chính sách hợp tác một cách hòa bình với nước Nga của Putin. xúc tiến chương trình tài giảm binh bị với Nga qua hiệp định New START, không kèn không trống tự hủy bỏ việc thiết lập lá chắn phòng thủ tại Ba Lan và Tiệp do Chính quyền thời George W. Bush đề xướng mà không có lời trần tình hối tiếc nào với các nước này. Hòa giải với Nga để mong họp tác với Putin cải thiện các quan hệ quốc tế nhất là hồ sơ nguyên tử Iran đến những biến động tại Syria. Nhưng Putin nào có thiện chí hòa bình như Obama đâu? Trung Đông càng biến động thì thị trường dầu hỏa của Nga mới có giá cao chứ, không thì kinh tế Nga dựa vào trụ cột nguyên liệu chính này lấy gì để tác oai tác quái với thế giới?… Chuyện chính trị thế giới giống như bàn cờ, mà các nước nhỏ có thể là con cờ bị hy sinh trong chiến thuật như VNCH trước đây bị hy sinh cho quyền lợi hợp tác giữa Mỹ và Tàu để làm suy giảm thế lực bành trướng của Nga.
Điều này cho thấy mỗi biến động lớn nhỏ đều ảnh hưởng đến chiến lược toàn cầu của các nước lớn, nhất là một siêu cường như Mỹ không có chuyện ngồi chơi xơi nước để nhìn thiên hạ choảng nhau mà mình lại được yên ổn làm ngư ông đắc lợi bao giờ được! Đôi khi nước Mỹ không muốn nhưng vẫn bị kéo vào tròng như Đồng minh Âu châu trong vụ khủng hoảng chính trị tại Ukraine…. Ngồi yên cũng có cách đấu trí của ngồi yên, tuy rằng Ukraine không có trong khối Nato, nhưng lửa đã cháy gần kề khăp nơi bên vách, muốn hay không Mỹ cũng phải xung trận chửa cháy, không chừng đám cháy bộc phát lớn qúa, có dập tắt được cũng phải hao tốn nhân lực và tài của vì những trễ nải muộn màng của mình chứ?
Nước Nga của Putin, hay nói rõ hơn Putin không đủ khả năng xây dựng lại những gì Liên Xô đã đánh mất. Kinh tế, quân sự, và dân số là những yếu tố quyết định sức mạnh của một cường quốc, và Nga đã suy yếu mọi mặt, kể cả về quân sự, dù vẫn còn đủ mạnh để uy hiếp láng giềng làm cường quốc khu vực.
Tóm lại, Putin chỉ muốn cắt xé Ukraine làm hai, làm trái độn để bảo vệ an ninh lãnh thổ Nga và cũng chỉ đủ khả năng vậy thôi. Trèo cao sẽ té đau. Chớ dại!
Trích: “nên nước Nga của Putin đang dừng lại nơi ngưỡng cửa quân sự, võ trang để tranh giành lãnh thổ khắp nơi ngoài biên địa, cuối cùng sẽ dẫn nưóc Nga đến chỗ phá sản như chế độ cộng sản đã từng bị phá sản”
Ít nhất là có người không tin rằng nước Nga sẽ phá sản. Đó là ông Putin. Ông Putin không tin rằng nước Nga sẽ phá sản vì Nga có nhiều dầu hỏa.
Tuy nhiên, tình hình thị trường dầu hỏa trên thế giới đang có biến chuyển. Mỹ đang gia tăng sản xuất dầu khí và trong vòng 5, 10 năm nữa, sẽ tiến đến tự túc về năng lượng. Điều đó có nghĩa là Mỹ mua dầu hỏa rất ít của vùng Trung Đông và sản lượng dầu trên thế giới sẽ gia tăng rất lớn. Dù các nước Trung Đông có thể bán cho Trung Quốc và Ấn Độ số dầu mà Mỹ không còn mua thì giá dầu trên thế giới sẽ giảm. Giá dầu trên thế giới giảm đi thì thu nhập của các nước xuất cảng dầu sẽ giảm. Đối với các nước xuất cảng dầu có thừa tiền thì bị giảm đi một chút cũng chẳng hề hấn gì. Nhưng các nước tiêu tiền kiểu vung tay quá trán thì sẽ có vấn đề. Đó là Iran và Nga là hai nước dùng tiền dầu hỏa để phát triển vũ khí, quân sự. Venezuela xuất cảng dầu mà vào lúc giá dầu cao chính quyền vẫn thiếu tiền, lạm phát cao nhất thế giới thì khi giá dầu xuống thì sẽ khốn đốn. Có thể thấy con đường trước mặt đối với ông Putin xem ra không êm đẹp nhưng con đường mà ông ta đã đi qua trong vòng gần 15 năm qua. Nga tiêu tiền cho chiến tranh, lại gặp dầu hỏa mất giá thì có thể sẽ có khó khăn về kinh tế và làm ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự, có thể bị tụt hậu về quân sự so với Mỹ và Trung Quốc. Chưa chắc Nga đã phá sản nhưng có thể bị rơi xuống hàng cường quốc hạng 3 hạng 4, nghĩa là thành “đại nhược quốc”.
Phân tích thiển cận
Tác giả Phạm Thiên Thơ chắc hẳn là một loại dư luận viên trá hình hoặc một trí thức thiên tả đang muốn cứu gỡ sự sụp đổ của một đế chế Nga Hoàng và biện hộ cho những tên đảng viên CS Nga đang bị cô lập trên đất nước Ukraina giống như một đàn chó dữ già nua đang bị vây dồn vào chân tường.
Tác giả chưa hề ghé mắt nhìn qua vị trí địa lý của Ukraina cùng với bán đảo Crimea so với mối quan hệ với ông láng giềng Nga bên phía Đông để hiếu bản chất đạo đức giả và âm mưu thôn tính Ukraina của Poutine.
Tôi đã lên tiếng giải thích từ hồi đầu tháng Ba 2014, và đến nay tình hình diễn ra không ngoài dự đoán của tôi. Chính quyền Nga đang bị phong toả kinh tế, tài chánh, hiện đang nằm trong thế “tiến thoái lưỡng nan”. Poutine sau cùng cũng đành phải công nhận không thể tiếp tục hà hơi tiếp sức cho bọn ly khai thân Nga nếu không muốn làm liều xua quân vượt qua biên giới phía Đông để mở con đường máu tiếp tế cứu trợ cho hơn 2 triệu dân ly khai thân Nga, thực chất là dư đảng CS Liên Xô bỏ chạy khỏi Mạc Tư Khoa thời CS sụp đổ (cuối thập niên 80).
Hãy cố gắng tìm đọc tài liệu và theo dõi sát thời sự thì sẽ hiểu sự thật ngay.
Lê Quốc Trinh, Canada
Bạn có đọc kỹ phần kết luận bài này chưa sao lại hồ đồ đến thế! Phân tích thời sự là phải biết khách quan đúng sai với những dữ kiện. Cả chiến thuật và chiến lược mà bạn cũng không hiểu thì còn bàn chi những chuyện xa xôi khác. Mời bạn vào blog này để xem rõ lại bài viết này và biết một chút gì đó về lập trường của tôi, ít ra chúng ta còn có thể cảm thông được phần nào! http://phamthientho.wordpress.com/
Tôi thì nghĩ Nga khuấy động phía đông Ukraine chỉ để tìm kiếm một sự nhân nhượng tối đa của Ukraine trong vấn đề Crimea.
Chiếm thêm các vùng miền Đông chẳng ích lợi gì cho Nga, mà chỉ gây thêm rắc rối; Ngay cả khi mấy tỉnh đó được liên bang hóa cũng chẳng giúp an ninh Nga khá hơn. Với Nga hiện nay và mai sau, chẳng ai ở châu Âu có ý định hay có thể tấn công Nga. Nga đã nói rõ là họ chỉ cần Crimea – và với Crimea, Nga mới có thể duy trì ảnh hưởng quân sự với cả châu Âu lẫn vùng Trung Á.
Thế nhưng, dù đã có Crimea trong tay, với Ukraina và nhiều nước khác, đó vẫn là sự chiếm đóng bất hợp pháp. Nếu Nga có thể cho Ukraina điều gì đó đáng giá, có lẽ Ukraina sẽ phải nhượng bộ nhiều điều trong chuyện Crimea. Muốn cho cái đáng giá, phải khiến Ukraina rơi vào hoàn cảnh thật cần một thứ gì đó. Gián tiếp hay trực tiếp gây khốn khó cho Ukraina là cách để nước này thấy cần phải xin thứ gì đó từ Nga.
Tôi không cho rằng Putin thực sự muốn “…hà hơi tiếp sức cho bọn ly khai thân Nga”. Những người này đơn giản chỉ đang bị lợi dụng. Putin chắc chắn sẽ bày tỏ rằng ông ta đang làm mọi cách để giúp những người này, và ủng hộ liên bang hóa miền Đông. Thế nhưng đó không phải là cái đích chính Nga muốn đạt được. Họ đã có Crimea và giờ họ chỉ muốn củng cố vị thế của Crimea. Nga sẽ xua quân sang Ukraine nếu quân Ukraine tận diệt phe thân Nga – nhưng chỉ để trừng phạt chứ không nhằm biến đông Ukraine thành một phần của Nga.
“Tôi thì nghĩ Nga khuấy động phía đông Ukraine chỉ để tìm kiếm một sự nhân nhượng tối đa của Ukraine trong vấn đề Crimea. ”
Đúng như thế anh Văn Minh!
Putin không mong gì hơn, không những Ukraine mà cả Liên hiệp Châu Âu và cả cộng đồng quốc tế sớm quên đi chuyện Nga đã chiếm Crimea như trước đây 2008, Putin cũng đã từng đưa quân vào Georgia, tách rời hai khu vực tự trị Abkhazia và Nam Ossetia ra khỏi nước này.
“Putin đi những nước cờ CHINH TRỊ rất thần tình và già dặn hơn nhiều,so với Obama và lanh đạo Châu âu” và cuối cùng tác giả xác nhận ” Putin đang dừng lại ở ngưởng cửa Quân Sự”.
Thế là nghĩa làm sao ?? Tiền và hậu bất nhất ! Tác giả là một loại GÀ-MỜ ! Đúng như LQT nói : đương sư là loại dư- luận-viên (rẻ tiền) ! Thật ra Pu tin là con “tắc-kè”. Cách hanh xử của Putin là cách của “thằng ăn cướp “,bản chat “tồn kho” của thằng CS. Không thể so sánh với các lảnh đạo các nước văn minh,vì họ là những người đầy nhân cách và chữ nghĩa.Cám ơn LQT.