WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam đang chơi một trò rủi may vô vọng

test

Bắc Kinh vừa đưa một dàn khoan nước sâu vào vùng biển của Việt Nam.

David Brown
Vũ Thị Phương Anh dịch từ Asia Sentinel

Chế độ Cộng sản Việt Nam đã hy vọng rằng cách hành xử tôn kính của họ đối với TQ có thể làm dịu đi tham vọng thôn tính biển Đông của gã láng giềng khổng lồ phương Bắc này. Nhưng với việc đưa dàn khoan nước sâu HD-981 vào thăm dò khai thác dầu khí ở ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, Bắc Kinh đã đập tan hy vọng này và đặt Hà Nội vào một tình thế vô cùng khó xử.

Trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã từng là quốc gia đưa ra những lời phê phán mạnh mẽ nhất đối với tuyên bố chủ quyền của TQ đối với hầu hết Biển Đông, khi Hà Nội đang hy vọng sẽ tập hợp được một mặt trận thống nhất từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á với sự hỗ trợ (ít nhất là một cách ngấm ngầm) bởi sức mạnh hải quân Mỹ. Sự miễn cưỡng của cộng đồng của ASEAN trong việc thách thức Trung Quốc đã khiến Mỹ không có được một nền tảng cần có cho một chính sách mạnh mẽ trong khu vực Biển Đông. Washington cũng chưa bao giờ tỏ ra mặn mà với việc cung cấp sự bảo đảm về mặt phòng thủ cho những nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khác với Trung Quốc, kể cả đối với người đồng minh mà nó đã ký hiệp ước phòng thủ là Manila.

Trong hoàn cảnh như vậy, một thái độ nhún nhường dù ḳhôṇg được người dân ủng hộ, dường như là lựa chọn có thể xoa dịu được Bắc Kinh và tạo ra được sự kiềm chế. Đặc biệt từ khi chính phủ mới của Tập Cận Bình lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo VN đã hết sức nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với gã hàng xóm thô lỗ của mình.

Vào những năm 2012 và 2013, khi TQ “thực thi chủ quyền” của mình trên các rạn san hô trong vùng biển Philippines, phản ứng của HN là hoàn toàn im lặng. Khi TQ cử một đội tàu nhỏ để cắm cờ TQ trên bãi James ở phía Đông Mã Lai, VN cũng không hề lay chuyển. Khi tàu hải giám của TQ đuổi ngư dân VN ra khỏi ngư trường truyền thống gần quần đảo Hoàng Sa, đường dây nóng giữa Hà Nội và Bắc Kinh chẳng thấy vang lên lời phản đối nào. Khi căng thẳng bùng lên giữa Nhật Bản và TQ về quần đảo Điếu Ngư, Hà Nội vẫn khăng khăng giữ thái độ hoàn toàn im lặng. Khi Manila yêu cầu HN cùng tham gia khởi kiện TQ lên Tòa án Công lý quốc tế, Hà Nội đã hoàn toàn né tránh.

Trong hai năm qua, chỉ có hai sự kiện – cả hai đều diễn ra vào tháng Tám năm 2012 – đã khiến Hà Nội để lộ ra cơn thịnh nộ của mình. Đầu tiên là việc Công ty quốc gia khai thác dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc (Chinese National Offshore Oil, CNOOC) đã gửi lời mời đến các công ty dầu khí nước ngoài để chào giá thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi ở vùng bờ biển miền Trung Việt Nam. Thứ hai là việc thành lập “Thành phố Tam Sa” của Bắc Kinh trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm hành chính và quân sự cho sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Trong suốt thời gian hai năm đó, bất kỳ lúc nào hoàn cảnh cho phép thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đều  đã không bỏ lỡ cơ hội tán dương mối quan hệ hợp tác anh em với các đối tác Trung Quốc. Hà Nội dường như đã lý luận rằng tình trạng hòa hoãn tương đối giữa hai nước là hoàn toàn có thể,một khi Tập Cận Bình và và nhóm thân cận của ông ta đã hoàn toàn thực sự nắm được các đòn bẩy quyền lực.

Trong thời gian chuẩn bị cho việc chuyển giao thế hệ tại Bắc Kinh, những kẻ theo chủ nghĩa Sô-vanh nước lớn ở Trung Quốc đã rất gay gắt trong việc kích động chống Việt Nam.Rõ ràng là Hà Nội đã hy vọng rằng sau khi đã nắm được quyền lực ở trung ương, Tập Cận Bình và các cộng sự của ông ta sẽ ra lệnh cho cấp dưới giảm bớ việc tuyên truyền chống Việt Nam và tránh những hành động khiêu khích. Hoàn toàn tin tưởng vào điều này, các cơ quan an ninh nội bộ của Việt Nam đã gia tăng đàn áp các blogger bất đồng chính kiến; đây là một cử chỉ để chứng tỏ với Bắc Kinh, nhưng đã không có tác dụng dập tắt những lời chỉ trích của công chúng đối với chính sách “nhu nhược” của chế độ trước Trung Quốc.

Tại Hội nghị Shangri La vào tháng Chín năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi Trung Quốc và các thành viên khác hợp tác để “xây dựng lòng tin chiến lược.” Tài hùng biện của ông Dũng đã được nhiệt liệt hoan nghênh nhưng, giờ đây khi dàn khoan HD-981 đã thả neo trong khu vực 120 km ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, liệu có quốc gia nào trong danh sách dài các đối tác của Hà Nội có hành động gì ngoài các lời nói đầu môi trước sự phản đối của Việt Nam?

Những lựa chọn khó khăn cho Hà Nội

Tin tức về việc triển khai dàn khoan nước sâu của TQ đã nổ ra vào ngày 4/5, khi một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối lời cảnh báo thường kỳ của Cục Quản lý an toàn hàng hải của Trung Quốc. Một bản đồ được cung cấp bởi công ty dầu khí của nhà nước, công ty PetroVietnam, cho thấy một chiếc tàu của CNOOC đang ở vị trí khoảng 34 km về phía nam của đảo Tri Tôn, hòn đảo nằm ở ngoài cùng ở phía tây nam trong quần đảo Hoàng Sa, và cách 221 km ở phía đông của đảo Lý Sơn (trớ trêu thay, đây chính là nơi Việt Nam có Hạm đội với thâm niên vài trăm năm nuôi trồng, đánh bắt hải sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa).

Việc triển dàn khoan HD-981 là “bất hợp pháp và vô giá trị”, phát ngôn viên của Việt Nam đã tuyên bố, và nói thêm rằng vị trí này là hoàn toàn nằm trên thềm lục địa của Việt Nam.

Không phải như vậy, Bắc Kinh nói. Địa điểm đặt dàn khoan là “hoàn toàn nằm trong vùng biển của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc.”

Hà Nội bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo nhỏ và các rạn san hô nằm rải rác về phía nam của đảo Hải Nam và phía đông của miền Trung Việt Nam. Bắc Kinh đã đánh bại các đơn vị đồn trú đóng trên một số quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa (chế độ Sài Gòn) vào năm 1974 và kể từ đó nó đã thực hiện ngày càng chặt chẽ việc kiểm soát trên thực tế trên quần đảo này và vùng biển lân cận.

Quần đảo Hoàng Sa mà TQ đã chiếm đóng vẫn không đủ để cho phép TQ mở rộng vùng đặc quyền kinh tế, xét theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, bất kỳ bãi đá nào không bị ngập khi thủy triều lên cũng có thể “tạo ra” vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ biển của nó. Vị trí khoan là 18,5 hải lý tính từ đảo Tri Tôn. Do đó nó sẽ không nằm trong “lãnh hải của Trung Quốc” ngay cả khi tuyên bố của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa được coi là hợp lệ.

Theo báo cáo của Trung Quốc, dàn khoan nặng 31.000 tấn và trị giá 1 tỷ USD của CNOOC sẽ duy trì ở vị trí hiện nay đến tháng Tám. Ra mắt vào năm 2011, cho đến nay dàn khoan HD-981 được báo cáo là đã thực hiện khoan thăm dò ngoài khơi từ Hồng Kông. Dàn khoan này có khả năng khoan xuống đáy biển ở độ sâu đến 3.000 mét. Bản đồ Việt Nam cho thấy rằng vị trí khoan mới là ít hơn 1.000 mét dưới mực nước biển.

Cũng theo truyền thông Trung Quốc ngày 6 /5, tàu cảnh sát biển Việt Nam đã “can thiệp” vào các hoạt động của dàn khoan. Chẳng còn nghi ngờ nữa, các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc cũng đã được đưa đến khu vực này. Cả hai quốc gia cũng có thể triển khai các tàu hải quân và không lực để bảo vệ các lực lượng bán quân sự của họ.

Việc triển khai dàn khoan HD-981 của TQ do đó đang đặt ra một tình thế khó xử và đau đầu cho Hà Nội. Tương tự như sự can thiệp của Trung Quốc cách đây ba năm đối với tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam, việc Trung Quốc đề nghị đấu giá lô thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của Việt Nam và những nỗ lực đôi khi thành công của TQ trong việc đe dọa các công ty dầu mỏ nước ngoài, hành động khiêu khích mới nhất này đang đe dọa không chỉ làm nhục mà còn gây ra những thiệt hại kinh tế thực sự cho Việt Nam.

Không giống như quân đội Philippines, lực lượng vũ trang của Việt Nam là một sự cản trở đáng kể đối với TQ. Không ai nghi ngờ về lòng dũng cảm và tinh thần kỷ luật của quân sĩ và thủy thủ Việt Nam, những người đã thừa kế một thiên niên kỷ những kinh nghiệm chiến đấu thành công chống quân xâm lược, mà đặc biệt là từ Trung Quốc. Hơn nữa, trong những năm gần đây Hà Nội cũng đã thực sự nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân của mình. Họ có khả năng thực hiện một số trận đánh, thậm chí có thể là nhiều trận, với Trung Quốc.

Trung Quốc dường như đang rất muốn làm nhục Hà Nội, hoặc ngược lại, kích động để Việt Nam tấn công. Việc theo đuổi chính sách bá quyền ở khu vực Biển Đông, được mô tả rất đúng là chiến lược “vừa đánh vừa đàm”, cho đến nay vẫn luôn đặc biệt thành công. Bắc Kinh dường như đang muốn tạo ấn tượng với dư luận thế giới, chứ không hề né tránh nó. Bị kích thích bởi các phương tiện truyền thông cổ vũ cho chủ nghĩa dân túy, người dân Trung Quốc đang sôi sục muốn tiến hành một cuộc chiến tranh.

Việc triển khai dàn khoan HD-981 đã tạo ra một tình huống xấu dễ dàng có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh thực sự. Chỉ Bắc Kinh mới có thể làm dịu tình hình –  và chỉ khi nó có quan tâm.

Nguồn: FB Vũ Thị Phương Anh

33 Phản hồi cho “Việt Nam đang chơi một trò rủi may vô vọng”

  1. Dung Leanh says:

    Dung Leanh Chỉ là vấn đề thời gian

    “Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của Dân Tộc.
    Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.”

    CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM
    Tác giả: Ngô Đình Nhu (1910-1963)

  2. ĐẠI NGÀN says:

    Ý THỨC HỆ DÂN TỘC VÀ Ý THỨC HỆ NGOẠI LAI

    Đây có thể là vấn đề mà không ít những người VN chưa nắm rõ nên nay tôi muốn trình bày chung để cùng nhận thức và thảo luận.
    Ý thức hệ là hệ tư tưởng nói chung. Mỗi dân tộc đều có một hệ thống ý thức, hiểu biết, quan niệm, thói quen hành động chung nào đó, do kết quả toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử của mình tạo ra từ trong quá khứ, được gọi là ý thức hệ dân tộc hay ý thức hệ quốc gia của nước đó.
    Ý thức hệ dân tộc là toàn bộ hệ thống tư tưởng, suy nghĩ thuộc về một nếp riêng nhất định của mỗi dân tộc. Mỗi một ý thức hệ dân tộc có thể khác nhau trên bản sắc riêng của dân tộc đó, không hoàn toàn giống với dân tộc khác, nhưng vẫn có cơ sở chung là hệ tư tưởng của loài người hay nhân loại vì đều cùng nền tảng văn hóa, văn minh chung. Dĩ nhiên có thể có từng phần của ý hệ dân tộc này xâm nhập theo cách nào đó vào ý hệ của dân tộc khác, nhưng nó chỉ bổ sung, thêm vào, mà không làm biến mất hay thay đổi được ý thức hệ sở tại. Các cơ sở tôn giáo, triết học phương Đông khác nhau từng thâm nhập vào ý thức hệ dân tộc VN, và sau này hệ tư tưởng khoa học, tôn giáo phương Tây cũng đã từng có con đường như thế. Nhưng nếu không phải một bộ phận riêng mà trở thành một mảng chung thâm nhập để làm khuynh loát, thay thế hệ thống ý hệ dân tộc vốn có thì được gọi là ý thức hệ ngoại lai, vì nó dễ dàng mang tính cách phá hoại hay tiêu cực.
    Hệ thống ý thức hệ mác xít là hệ thống ý thức hệ hoàn toàn nhân tạo. Nó do chủ yếu là cá nhân Các Mác tạo ra. Có nghĩa nó chỉ chủ quan, riêng biệt, nhưng ông ta lại mệnh danh nó là ý thức hệ của giai cấp vô sản. Bởi vậy về sau nó được dùng chính thức trong phong trào cộng sản quốc tế nó chung và khi thâm nhập vào quốc gia nào, nó có ý muốn đồng hóa hay thay thế hẳn hệ thống ý thức hệ vốn có khách quan, bao quát, sâu xa nhất tự ngàn xưa của chính dân tộc sở tại đó. Nó được tự mệnh danh là ý thức hệ vô sản của toàn thế giới, và đã có lúc nó được đề cao như là đỉnh cao của trí tuệ loài người, nó không cho bất kỳ ý thức hệ dân tộc hay ý thức độc lập nào của cá nhân đi ngược lại. Song bởi vì nó chỉ là ý thức và nhận thức chủ quan của Mác, và vì nó cũng không có cơ sở khách quan xác đáng, nên nó cũng chỉ tồn tại nhất thời đi kèm với quyền lực bó buộc, không thể bền lâu và cuối cùng nó cũng phải tan rã.
    Tan rã đầu tiên là giữa Liên Xô và TQ. Tiếp đến là ngay trong khối LX tức khối XHCN Đông Âu, hay cả trong nội bộ của nước LX cũ nữa mà mọi người đã biết, và ngày nay, là ở những dân tộc thiểu số đang muốn ly khai ra khỏi TQ. Bởi vậy, sau khi khối LX tan rã, cũng chỉ còn hai nước VN và TQ là còn liên hệ với nhau mật thiết nhất qua ý hệ mác xít mà sau này người ta quen gọi là hệ thống ý hệ mác xít lênin nít.
    Nhưng sau chiến tranh biên giới Tây Nam rồi biên giới phía Bắc 1979, cơ bản ý thức hệ chung đó của VN và TQ đã cơ bản sụp đổ. Tuy vậy sau sự kiện Thành Đô năm 1980, nó đã được hai bên thử cố gắng nối lại cho được lâu dài, nhưng đến nay lại phơi bày ra tính cách không khách quan hay tính hoàn toàn giả tạo, gượng gạo, ép buộc của nó. Vả giờ thì ý nghĩa của đảo biển Hoàng Sa, Trường Sa, ý nghĩa của đường lưỡi bò do TQ đưa ra, ý nghĩa các hành động xâm lăng bằng cách xâm hại vào ngư dân và phương tiện thăm dò dầu khí của VN, và hiện nay là sự kéo giàn khoan vào vùng biển VN, TQ đã cho thấy rõ mặt trái của ý thức hệ giả dối nhưng lại cho thấy đích thực tâm địa bá quyền và bành trướng luôn không hề thay đổi của TQ.
    Chỉ tiếc phía lãnh đạo VN thì lại đầy tính cách ngây thơ và hồn nhiên cũng như cả tin về mặt ý thức hệ đã nói trước TQ. Nhưng giờ thì mọi sự đều đã rõ rồi. Ý nghĩa của hiệp ước Thành Đô hay các hiệp định hợp tác toàn diện của hai bên sau đó nay quả thực cũng đã hoàn toàn lật tẩy. Đây quả là một chua xót và thất bại về mặt thực tế và lịch sử của VN trước TQ. Đó chỉ là những cái cớ bên ngoài để dụ dẫn VN mà TQ chủ động bày ra nhưng không là gì khác. TQ chỉ muốn dùng ý thức hệ đất nước mình, mệnh danh và núp bóng vào vào cái được gọi là ý hệ quốc tế hoàn toàn ảo tưởng để khống chế, đồng hóa toàn bộ ý thức hệ dân tộc VN và mọi khía cạnh đời sống cũng như quyền lợi thực tiển của VN vào TQ như là ý đồ và mục đích lâu dài mà ai cũng có thể nhận ra được.
    Cho nên điều quan trọng nhất trong hiện tại là toàn bộ giới lãnh đạo và cầm quyền VN cần phải thức tỉnh, vì quyền lợi của dân tộc, đất nước, kể cả chính bản thân mình mà quay về với ý thức hệ vốn có của dân tộc từ ngàn xưa để cùng toàn dân củng cố thế trận, đoàn kết chống xâm lăng TQ và cứu nước thế thôi.

    THƯỢNG NGÀN
    (11/5/14)

  3. Lê văn Ba says:

    Tại sao tới giờ này mà các công ty , khu kinh tế của Chệt ở khắp Việt nam ( đông đô đại phố…) vẫn ngang nhiên kinh doanh? Dân Việt Nam bị Việt cộng tẩy não thành Chệt hết rồi sao???

  4. Tư bản Đỏ đau túi tiền says:

    Tàu cộng bắt bớ, xua đuổi ngư dân thì bọn Việt cộng chỉ ú ớ ” Tàu nạ, tàu nạ “. Chỉ khi liên quan đến dầu, thì chúng mới dẫy nẩy, đó là vì nó là nguồn tiền mà chúng có thể thâm lạm bỏ túi riêng .

  5. nvtncs says:

    Mặt ngoài thì tầm ăn dâu. Khúm núm, nhượng bộ thế nào chăng nữa cũng không giảm bớt được lòng tham vô đáy của thằng Tầu!
    Trong nước thì lòng dân không thống nhất, tinh thần nhu nhược, kinh tế kiệt quệ.

    Một đọc giả Tầu lăm le vội nói trên Yahoo:
    “brother Mao, said:
    We owned Vietnam. It must be part of China. Your American adventures were but a moment. Vietnam must be Chinese.”

    Hỡi ơi, con đường BÁC đi là con đường bi đát.

    • TTT says:

      Rồi sẽ có một ngày bọn Tàu Cộng dùng DNA để test cái xác thối của tên gian ác Hồ nằm ỏ Ba Đình, Hà Nội là xác của tên ba Tàu Hồ Tập Chương, lúc đó bọn Việt Cộng Hà Nội sẽ phản ứng ra sao???

  6. Vũ thiện Tâm says:

    Những người lãnh đạo VNCS vừa hèn, vừa ngu. Họ đã bán đứng đất nước để hy vọng còn tiếp tục cởi cổ người dân mà thôi. Trung cộng mang dàn khoan vào lãnh thổ VN nhưng mấy ông Chủ tịch, TBT hay thủ tướng lên tiếng đâu. Lãnh đạo mà cổ rụt như cổ rùa thế này thì lãnh đạo cái gì?
    Nói chuyện với mấy thằng đểu, đầu gấu, đầu đường xó chợ, mà cứ muốn lịch sự thì đến tết Congo mới mong nó ngồi xuống nói chuyện với mình. Ngu thật. Hết thuốc chữa.

  7. nvtncs says:

    “Talk and take” nên dịch cho đúng là “miệng nói, tay cướp”
    chứ không phải “vừa đánh vừa đàm”.

  8. triết lý gia 0001 says:

    …..Nếu tôi nhớ không lầm thì thời gian CSVN bợ….đ….trung-cộng cũng phải trên 30 năm,miệt mài,dân Việt biểu tình chống trung-quốc bị công-an lẩn côn-đồ theo đãng đánh cho nhừ tử,đạp đá vào mặt….mang đầu máu.NHưng giờ đây trung-cộng chớ hề nghĩ đến công CSVN bợ đỡ thẳng tay lấn chiếm biển đông,đúng là CSVN quá nhục….Trong lịch-sủ Việt-nam có lẽ đây là lần nhục đến nổi không thể diễn tả.Nói theo bình-dân cho dể hiểu là trung-quốc đã cho CSVN đội một đống lên…đầu.Chỉ có trung-quốc mới biết con bài tẩy của CSVN,và cũng chỉ có trung-quốc hạ…nhục CSVN đến xấu hổ như vậy,trong nước thì CSVN ăn hết của dân,lãnh đạo nhà lầu xe hơi,tham ô tham nhũng lòng dân oán giận đến tận trời….Ai nói ông trời không có con mắt…..nay kính.

  9. Trúc Bạch says:

    Lúc Này Mà Trung Công Không Làm Tới Thì Sẽ Không Còn Cơ Hội Để Làm Tới

    Trung Công biết rằng đảng CSVN sẽ chết trong vài ba năm tới, một khi VN không còn CS – cũng có nghĩa là những người lãnh đạo VN Tự Do sẽ (có thể) ngả hăn vào Mỹ hay it ra là sẽ không cam tâm để cho Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm Biển Đông như khi còn đảng CSVN nữa – Và nếu chờ đến lúc VN không còn CS thì tiến trình thâu tóm biển Đông của Bắc Kinh sẽ bị chặn đứng và mộng bá chủ Châu Á sẽ tan thành khói .

    Cho nên Bắc Kinh đã chon thời cơ khi Mỹ còn đang lúng túng với vấn để Ukraina và nhất là khi VN vẫn còn bị cai trị bới đảng CS “anh em” …thì việc “cắm dùi” ở xâu trong thềm lục địa VN là một chon lựa “tuyệt hảo”

    Trước khi có hiệp định chấm dửt chiến tranh VN năm 1973 – khi mà miền Nam VN vẫn còn đang “bị đế quốc Mỹ “xâm lược” kèm kẹp thì Trung cộng đã không thể bén mảng vào Biển Đông …và Bắc Kinh đã chờ cho đến khi “miền Nam được hoàn toàn giải phóng” để cả nước VN “được” cải trị bời đảng CSVN thì TC mới bắt đầu hoành hành và chiếm được ưu thế tuyệt đối .(*)

    Tóm lại ”

    TC phải “tranh thủ” thanh toán Biển Đông khi mà đảng CSVN còn tại vị

    (*) Việc đảng CSVN cho giàn loa chửi Mỹ, chống Mỹ đồng thởi xả hết ga bênh vực, ca tụng Putin trong khủng hoảng Ukraina cũng nằm trong kế hoạch của Trung Cộng nhằm làm cho giới chính trị Mỹ càng lúc càng bất bình với thái độ bài Mỹ của Hà Nội, để từ đó làm chậm sự can thiệp của Mỹ vào các vấn để Biển Đông của VN….Cả việc đảng CSVN cho bắt thêm các nhà báo tự do mới đây cũng không ngoài mục đích này .

  10. Vấn đề khó xử của VC đã diễn ra từ 79, sau đó trận đánh Gạc Ma giáng vào đầu VC, nhưng VC dấu như mèo dấu cức, ngay Bùi Tín cũng không nắm rõ tình hình của trận chiến mặc dù ông là phó tổng biên tập cho một tờ báo VC với phong hàm đại tá. Năm 75, sau khi VC thống nhất tổ quốc, với truyền thống thù hận, chúng lùa tất cả những người làm việc cho chính quyền củ vào trại cải tạo, gây bao nhiêu thống khổ cho dân miềm nam vốn ôn hòa và muốn hòa bình tự do và độc lập. Cũng từ đó gây mâu thuẩn hòa giải, biến VN thành cuộc chiến phân biệt kẻ bắc người nam, sau đó trở thành đối địch nhau nam, bắc. Cái nham hiểm của VC là xua đuổi người Hoa, mặc dù những người này không biết tiếng Hoa vì họ đã sống trên đất nước VN đã nhiều thế hệ, hay những hoa kiều nào bị chúng nghi là điệp viên cho Tàu, chúng hành quyết, hay dùng bản súng đánh vào đầu người này, làm máu vung tung toé. Những binh sĩ tàu bị làm tù binh thì chúng lùa vào một nơi hẻo lánh, rồi dùng những cô gái thiểu số làm quản giáo, bôi nhọ chửi mắng hoặc ném đá vào người tù binh này. Còn một nguyên nhân quan trọng cần nhắc đến, là đánh tư sản và cuớp ruộng đồng của dân nghèo, làm mọi người mất tin tưởng vào hàng ngũ lãnh đạo tối cao của chúng, khiến lòng căm phẩn đối với chế độ bước lên tầm cao mới. Bọn VC còn điên cuồng hơn nữa , tin tưởng thế tất thắng của phe xã hội chủ nghĩa bất di bất dịch nên tiến hành một cuộc chiến xâm lược Cam Bốt, làm tình hữu nghị Việt Trung nguội lạnh ,tạo ra cuộc chiến thảm khốc mà hai bên bất phân thắng bại, nhưng đã để lại hàng ngàn người lính tử trận trong cuộc chiến một cách thảm thíết, một vết thương đang rỉ máu mà VC muốn băng bó nhưng không thể nào làm được. Cuốc cuối tường bá linh sụp đổ kéo theo sự sụp đổ hàng loạt những nước đông âu, trong đó có cái nôi cách mạng tháng mười cũng chịu chung số phận ấy.

    VC thấy bị bao vây, nên nghĩ ra kế hoà giải với Đặng tiểu Bình, cái gọi là hội nghị Thành Đô, nhưng lúc đó ông Đặng đang cần hiện đại hóa đất nước, nên cũng muốn hòa hoản tạm thời với VC, chờ cơ hội hiện đại hóa quân đội xong, sẽ cho VC bài học thứ hai mà ông gọi những tên đầu sỏ VC là thứ côn đồ ,phải trừng phạt bọn chúng trong tương lai. Những người cố vấn của ông Đặng hằng ngày bàn bạt cách giải quyết vấn nạn VC trong những ngày tới khi có địa lợi nhân hòa. Với kinh nghiệm cuộc chiến năm 79, sự tổn thất quá nặng nề cho đội quân Tàu, nên ông nghĩ cách đánh khác, là dùng hải quân và không quân để bao vây kinh tế của VC, ngăn cản mọi thông thương tàu bè qua lại với bọn chúng, khiến bọn VC co rụm thành tổ chim, không rụch rịch gì được và ý tưởng ấy hình như ông Đặng thành công. Cuộc hải chiến vừa rồi chúng ta thấy, tàu chiến VC không dám tự vệ khi bị tàu chiến Trung Hoa tấn công bằng vòi rồng phun nước hay đâm thẳng vào tàu VC để thăm dò phản ứng, gây cho chế độ VC nỗi sợ hải mất mát, đó là chiến lược đe dọa bằng những nhát gươm chém hụt, ra lệnh cho tàu chiến VC tránh xa 8 hải lý. Theo số đông nghĩ, VC sẽ kiềm chế, tránh xung đột vũ trang vì hai lực lượng bất tương tương xứng, lại thêm VC không còn đồng minh nữa, Nga đã tránh xa bọn chúng. Đánh nhau với Tàu, chắc chắn chế độ sẽ sụp đổ cho nên chúng phó mặt cho trời đất giải quyết sinh mệnh của chúng, chúng sẽ để cho Tàu hoàn tất giàn khoan một cách tự do mà vì tính sợ hải sắp mất chế độ, hay liều đánh thì nguy to cho bọn chúng, vì mỗi viên đạn sử dụng lúc này là phải trả tiền, có ai mà chơi trò hảo tâm viện trợ cho chúng không bồi hoàn trong trận chiến ngày xưa chống Pháp, chống Mỹ và năm 79 chống Tàu.

    Điểm hẹn lịch sử đã đến, VC đang nằm trên giường bệnh, nếu có kẻ nào còn thấm thía năng lòng với bọn chúng thì xin ra tay làm bia đở đạn để chúng có cơ hội thoát khỏi cảnh nhất sinh thập tử.

    • BIỂN NGÀN says:

      THÔI ĐỪNG

      Thôi đừng giận quá mất khôn
      Dầu sao cũng vẫn anh em của mình
      Vẫn hơn bọn giặc từ ngoài
      Nó vào giầy xéo nước mình thì sao
      Nên thôi đừng nghĩ tào lao
      Trở thành mang tội đồng bào ghét oan
      Phải nên đoàn kết một lòng
      Người cùng huyết thống mới mong diệt thù
      Nước nhà chừng được an vui
      Mới đem ra giếng giặt toàn đồ dơ
      Bây giờ cứ hãy tạm chờ
      Tình hình đổi khác lòng người đổi theo
      Nước nhà qua khỏi cơn eo
      Lại thành phơi phới như hồi xa xưa !

      GIÓ NGÀN
      (11/5/14)

Leave a Reply to nvtncs