WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đông Phụng Việt: Ngồi sa lông bàn đại sự

cong nhan bieu tinh - hai duong

Những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua khiến nhiều người sửng sốt.

Đập phá, hôi của, đánh người, thậm chí có một vài nguồn cho biết đã có người chết rõ ràng là chuyện không thể hoan hô hay cổ súy.

Tuy nhiên đó là đặc trưng của mọi đám đông. Thời nào cũng vậy và ở đâu cũng vậy. Chẳng riêng ở Việt Nam.

Nếu có thời gian, các bạn thử search thông tin về lối hành xử của đám đông sau những thảm họa đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, các bạn cũng sẽ thấy điều đó.

Ngay cả tại Mỹ cũng thế. Nếu không đồng tình với ý kiến của mình, các bạn thử tìm thông tin, mô tả về Louisiana sau Katrina (2005) hoặc miền Đông Bắc Mỹ sau Sandy (2012).

***

Vấn đề đặt ra từ những vụ đình công, biểu tình rồi chuyển thành bạo loạn trong vài ngày qua, nằm ở chỗ, dù không nên hoan hô hay cổ súy bạo lực thì cũng đừng vội nhận định đó là một âm mưu, hoặc khơi khơi khẳng định rằng, những công nhân đã tham gia đình công, biểu tình cuối cùng biến thành bạo loạn này là “ngu dốt”, cả đáng thương, lẫn đáng trách, bởi bị “lôi kéo, kích động”.

Hy vọng những bạn nghiên cứu về xã hội học phân tích sâu và có những nhận định, khuyến cáo cần thiết quanh sự kiện đình công – biểu tình – bạo loạn vừa rồi. Rất mong các bạn nhập cuộc.

***

Lần đầu tiên sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên toàn Việt Nam, công nhân Việt Nam tự bày tỏ thái độ của họ trước một sự kiện chính trị, liên quan tới dân tộc và quốc gia của mình qua những vụ đình công – biểu tình khởi đầu ở Bình Dương và nay đang lan rộng khắp nơi.

Dẫu có những yếu tố không thể hoan hô hay cổ súy nhưng mình tin rằng phải nghĩ, phải phân tích một cách hết sức thận trọng, có trách nhiệm. Không thể vội vàng cảnh báo hay răn dạy.

Trước hàng loạt những cảnh báo, răn dạy, có một số bạn lên tiếng nhắc nhở mọi người phải chú ý tới những đặc điểm trong đời sống hiện tại của công nhân Việt Nam. Mình chân thành cám ơn các bạn đó. Với mình, những nhắc nhở này là hết sức cần thiết. Tiếc là chúng quá ít và hình như cũng chẳng làm mấy người bận tâm, nhiều người đang say sưa với các cảnh báo và trách nhiệm phải răn dạy công nhân.

Thành ra, mình đành xin góp thêm, trước khi cảnh báo hay răn dạy, mỗi người hãy hồi tưởng về quá khứ của chính mình cách nay vài thập niên, hoặc về cuộc sống của ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè mình thời ấy. Quá khứ đó, cuộc sống đó có nhiều điểm tương đồng với hoàn cảnh sống hiện giờ của những công nhân đã đình công, biểu tình rồi tạo thành những cuộc bạo loạn mà chẳng ai muốn như thế.

Xin đừng quên, trước khi bạn có thể ngồi ở sa lông để đưa ra những cảnh báo hay răn dạy, bạn đã từng phải sống cuộc sống ngột ngạt, thiếu thốn, cực nhục như vậy, ông bà, cha mẹ của bạn cũng đã từng trải qua hoàn cảnh như những công nhân Việt Nam hiện giờ.

Xin ráng nhớ xem, lúc đó bạn có thấy mình hay thân nhân, thân hữu của mình đáng khinh, hoặc đáng thương không?

Lúc đó, giả sử bạn và những người đồng cảnh ngộ muốn bày tỏ thái độ, bạn sẽ nghĩ gì nếu ai đó chụp lên đầu chiếc mũ “âm mưu” và bảo rằng phải cảnh giác, đừng để bị “xúi giục, lôi kéo, kích động”.

***

Bạn có hy vọng nào không cho tương lai của dân tộc và xứ sở của mình?

Nếu thật sự là có, xin xem những công nhân đã đình công, biểu tình ngày hôm qua là anh em, là đồng bào của mình. Xin hãy đến với họ, ngồi xuống với họ, trò chuyện với họ, mời gọi họ, thuyết phục họ cùng nhập cuộc, cùng đi trên con đường mà bạn tin là cả dân tộc phải đồng hành.

Giả dụ đã, đang và sẽ còn có “âm mưu” nào đó, biến các cuộc đình công, biểu tình thành bạo loạn thì chính bạn phải cùng những công nhân là đồng bào của bạn vạch trần những âm mưu ấy. Khuyến cáo để người ta sợ, không phải là điều nên làm.

Xin đừng khuyến khích, đừng ép những người thợ tiếp tục băm bổ lao vào cuộc đua tìm cơm áo, gạt bỏ thời cuộc, không bao giờ dám mơ ước gì. Ai cho bạn quyền xếp họ vào loại không có quyền bày tỏ thái độ vì dễ bị dẫn dụ?

Khoác cho những cuộc biểu tình, đình công sau đó chuyển thành bạo loạn cái mũ “âm mưu”, bày tỏ sự thương hại, chỉ trích những công nhân đang bị “lôi kéo, kích động”, chẳng khác gì đẩy họ trở lại vực thẳm tăm tối, bế tắc.

Xin đừng biến những cuộc biểu tình, đình công trong vài ngày qua thành “bài học kinh nghiệm” cho nông dân, tiểu thương, người lao động nghèo trên khắp Việt Nam. Phản đối đập phá, hôi của, đánh người là cần thiết nhưng không thể đồng hóa để răn đe, ngăn chặn quyền bày tỏ thái độ bằng đình công, biểu tình.

***

Có một thực tế mà những người quan tâm tới vận mệnh của dân tộc và tương lai của xứ sở thường xuyên bi quan, thậm chí tuyệt vọng là đa số đồng bào của mình chỉ quan tâm tới cơm, áo, không màng tới thời cuộc, dẫu cho các diễn biến của thời cuộc tác động trực tiếp tới miếng cơm, manh áo của họ.

Vì sao vậy?

Mồt lần nữa, mình tha thiết đề nghị những bạn nghiên cứu về xã hội học sớm có phân tích sâu về đặc điểm đám đông.

Theo Ba Sàm

3 Phản hồi cho “Đông Phụng Việt: Ngồi sa lông bàn đại sự”

  1. "Gậy ông đập lưng ông " says:

    Tranh chấp biển, đảo,

    Tàu cộng đập phá công ty Nhật bản

    Việt nam đập phá công ty Tàu cộng

    Chủ nhật, 16/9/2012 | 12:22 GMT+7

    http://vnexpress.net/

    Biểu tình chống Nhật dữ dội tại Trung Quốc

    Người Trung Quốc hai ngày nay xuống đường hô to khẩu hiệu, phá siêu thị và hàng quán, lật xe ô tô, ném chai lọ vào đại sứ quán Nhật, thể hiện sự giận dữ trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.

    Người biểu tình ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc. Ước tính có tới 60.000 người tham gia các cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ Nhật mua nhóm dảo mà Nhật hiện quản lý trên thực tế và gọi là Senkaku, còn người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

    Sáng nay, các hoạt động phản đối vẫn tiếp tục tại nhiều nơi trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Hàng nghìn người tụ tập bên ngoài sứ quán Nhật, thét lên các khẩu hiệu. Quanh lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải có khoảng 1.000 người kéo đến bất chấp chướng ngại vật mà cảnh sát dựng lên.

    Lãnh sự quán Nhật tại Thượng Hải phải ra khuyến cáo công dân thận trọng, sau khi có những báo cáo về các vụ tấn công lẻ tẻ nhằm vào người Nhật ở Trung Quốc.

    Hàng nghìn người Trung Quốc tụ tập biểu tình, đập phá các cơ sở kinh doanh của người Nhật ở Thanh Đảo, Sơn Đông. Cửa kính của siêu thị này bị ném vỡ tan. Phía bên dưới là quốc kỳ mà người sở tại mang theo trong cuộc biểu tình.

    Người biểu tình Trung Quốc xông vào đập phá siêu thị Jusco của Nhật ở Thanh Đảo. Tại nhiều nơi, các cửa hàng của người Nhật bị đập phá hoặc phản đối. Trong tuần, thứ trưởng thương mại Trung Quốc từng dọa sử dụng các vũ khí thương mại với Nhật, ám chỉ việc người tiêu dùng Trung Quốc kêui gọi tẩy chay hàng Nhật.

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Thứ Năm, ngày 15 tháng 5 năm 2014
    TUẤN KHANH: ĐI GIỮA DÒNG BẠO ĐỘNG

    http://huynhngocchenh.blogspot.nl/2014/05/tuan-khanh-i-giua-dong-bao-ong.html#more

    ====

    Đến đây thì sự thật đã phơi bày quá rõ ràng AI LÀ THỦ PHẠM .

    Cám ơn Tuấn Khanh đã thực hiện một cuộc mạo hiểm chết người !

    Lại Mạnh Cường

  3. vvv says:

    Miếng cơm, manh áo lo chưa xong, mới đi ăn cắp. Ông bà ta dạy “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, có đói chết cũng không tham của người. Ở đâu, tụ tập đông người cũng ăn cắp, cũng quá khích, đó là hành động của người có ý thức sao? Nói như các người mới có hành động đi ra nước ngoài trộm cắp, làm mọi điều xấu xa để tồn tại. Yêu nưới đâu cần nói, thể hiện bằng hành động manh động, sao không tạo ra tài sản cho đất nước, làm giàu, mạnh cho quê hương. Cứ cho là không đóng góp tiền cho người tham nhũng, thì cứ làm giàu cho bản thân, giúp người nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động…cũng là quá yêu nước rồi. Kích động manh động, cư xử như thú, làm cho người dân bình thường lầm than, không yên bình mà là yêu nước ah.Nhục. Không hiểu biết mà cũng nói.

Leave a Reply to "Gậy ông đập lưng ông "