WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa

LTS Pháp Luật: Biện minh cho hành động sai trái khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về pháp lý? Sự thật về “cái gọi là chủ quyền “của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Việt Nam là như thế nào?

Ông Phạm Hoàng Quân

Ông Phạm Hoàng Quân

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN – 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được suy trì cho đến hết thời Nhà Thanh. Tức là mỗi triều đại Phong Kiến ở Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử.v.v… Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong “địa lý chí” thuộc các bộ chính sử. Đó là cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý. Thế nhưng trong địa lý chí của các bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc là đất nước có truyền thống về sử hoá lâu đời nhất thế giới nên tư liệu lịch sử nói chung của Trung Quốc rất đồ sộ và tư liệu lịch sử liên quan đến Biển Đông cũng rất nhiều. Và, tất cả các ghi chép của “địa phương chí” trong các bộ chính sử của Trung Quốc về lãnh thổ đều thống nhất thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.

“Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là điểm để người ta nhận rằng Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận các đơn vị hành chính đến Huyện Nhai của phủ Huỳnh Châu, nằm trong phạm vi đảo Hải Nam, không vượt qua đảo Hải Nam. Những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế. Tức là lúc đó họ không nói hẳn là của ai nhưng họ không thừa nhận là của họ.” – ông Quân khẳng định.

Chỉ đến năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Ý định ấy kèm theo việc chiếm đóng thực tế một bộ phận vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này năm 1974. Tháng Giêng năm 1974, lực lượng vũ trang Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhắc lại rằng, “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc”.

cong ham 14-91958 pvdong
Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ về vấn đề này, không làm đứt mạch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”

Ông Đinh Kim Phúc

Ông Đinh Kim Phúc

Có thể thấy rằng, tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng, Việt Nam đã “khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc” đối với các quần đảo. Quan trọng hơn, ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM cho rằng: “Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.”

Hơn nữa, trong chiến tranh, vì lợi ích quân sự chung, bên này hay bên kia có thể sử dụng lãnh thổ láng giềng hay dàn xếp lãnh thổ tạm thời. Và luật pháp quốc tế không thể rút ra từ những việc như vậy các kết luận về tính liên tục của danh nghĩa pháp lý.

Những năm sau 1975, Trung Quốc tiếp tục duy trì việc chiếm đóng bằng quân sự trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đó là những khẳng định liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo.

Và liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Theo công pháp quốc tế, việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ vì mất đi sự chiếm giữ vật chất. Nói cách khác, sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có ý định từ bỏ lãnh thổ đó một cách rõ ràng.

Như vậy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử – pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây, để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của mình, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp và trên thực tế như nâng cấp Hải Nam thành tỉnh thứ 30 của nước này, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam.

Rõ ràng, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng những cuộc tấn công quân sự vào năm 1956 và 1974. Nhưng sự chiếm đóng này không thể chuyển hóa thành một danh nghĩa pháp lý. Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: “lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Bà Monique Chemillier Gendreau: “Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực.”

Bà Monique Chemillier Gendreau

Bà Monique Chemillier Gendreau

Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền. “Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế. Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực.”

Như vậy, tất cả các hành động nhằm củng cố quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa đề được xem là vô giá trị. Không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, không có chủ quyền ở đảo Tri Tôn, Trung Quốc không thể vận dụng Công ước của Liên Hợp quốc năm 1982 để xác định vùng biển thuộc quyền đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng biển đó. Chính vì vậy ngụy biện khi cho rằng: “vị trí đặt giàn khoan Hải dương 981” cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng là không có cơ sở pháp lý. Nếu áp dụng Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính cách vùng biển xung quan quần đảo Hoàng Sa chỉ có Việt Nam – quốc gia có chủ quyền hợp pháp quốc với quần đảo Hoàng Sa mới có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển đó.

Hơn nữa, vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 lại nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Việt Nam, cách đường cơ sở được vạch ra theo Công ước luật biển 119 hải lý, tức là vào sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam 81 hải lí. TS luật học Trần công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính Phủ nhấn mạnh: “Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính toán vị trí Trung đặt giàn khoan 981 thì thấy rằng vị trí này nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bởi vì vị trí này nằm cách đảo Lý Sơn, một điểm nằm trên đường cơ sở của VN 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế là 80 hải lí và cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Chúng Kiến là 18 hải lý nghĩa là nó nằm ngoài 12 hải lý. Căn cứ vào công ước luật biển thì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam họ chiếm đóng trái phép là vô lý rồi nhưng ngay chuyện Trung Quốc tính đường cơ sở để tính các vùng biển là hoàn toàn áp dụng sai về luật biển để tạo ra vùng chồng lấn, tạo ra vùng tranh chấp thì đó là hoàn toàn vô lý. Chúng ta không thể nào chấp nhận cái quan điểm đó!”

ts. Trần Công Trục

ts. Trần Công Trục

TS Trần Công Trục: “Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình”.

Như vậy, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 vừa qua của Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Nó chỉ là những bước đi tiếp theo những hoạt động sai trái của Trung Quốc như chiếm đóng nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này vào năm 1974, các hoạt động quân sự để chiếm đóng một số đảo ở quần đảo của Việt Nam vào năm tháng 3 năm 1988 cũng như yêu sách đường lưỡi bò phi lý và các hành động nhằm kiểm soát thực tế yêu sách này.

Hạ đặt giàn khoan hải dương 981 là một việc làm trái phép nối tiếp các việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển đông với một mưu đồ thống nhất nhằm biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc. Với việc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước luật Biển 1982, vi phạm tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận liên quan giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ.

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam hiểu hơn ai hết những đau thương, mất mát của chiến tranh cũng như những giá trị của hòa bình. Những ngày qua, mọi biện pháp hòa bình trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp quốc đã được phía Việt Nam tận dụng để đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phái của quốc gia trước hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề thiêng liêng nhất đối với mỗi người dân Việt Nam và Việt Nam sẵn sằng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích, chủ quyền của quốc gia.

Theo Lê Bình/ VOV

21 Phản hồi cho “Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa”

  1. Ý Trời Con Không Dám Cãi says:

    Ồ ! Sao mình lạc lạc vào chỗ này nhỉ ??? Hừm,mình lại bị cái khéo lo xa và sự ớn lạnh vô cớ thoáng hiện qua.Vì có là chỗ nào thì đã sao chứ? Địa ngục thì chỉ do tưởng tượng,còn trên Net thì làm gì có Ma với Quỷ đâu mà sợ?
    Ơ,nhai biết bao con Ma,ăn biết bao loại Quỷ rồi mà vẫn tự mình nhát mình thế kia.Lỡ vào,lỡ xem…thôi thì cũng lỡ hỏi cái,biết đâu có lỡ trả lời thì sao?
    Chào mấy ai đang ở đây ! Cho em thắc mắc cái,ai rành thì cho em biết thật tình nha :
    “Số là em không biết gì về biển cả,nên không thể hình dung được chiều dài 12 hải lý tính từ đảo Hải Nam ra là nó bao xa? và nếu em là thằng chủ cái đảo thì trong phạm vi 12 hải lý đó,nó có phải toàn quyền của em quản lý không?”

  2. Hết đường chối cãi says:

    Để biết tại sao đảng CSVN không bao giờ dám kiện Trung cộng ra trước tòa quốc tế, và cũng không dám phản ứng mạnh mỗi khi TC ra tay ngang ngược ở Biển Đôn; Hãy xem và nghe bản tin dưới đây :

    https://www.youtube.com/watch?v=IDjm7lwnl14&feature=player_detailpage

    Sau khi xem xong cái clip này, không biết các ông bà trong cái gọi là “Quỹ ngâm kiú Biển Đông” có còn dám há mồm lảm nhảm nữa không ?!

  3. Trúc Bạch says:

    Có bài thơ tặng các nhà “ngâm kiú Biển Đông”

    Học tập và làm theo bác Hồ

    Bác Hồ rất thích đu dây
    Học tập theo bác có ngày dập…ku
    Bác ưỡn ngực, bác chổng …khu
    Bác tưởng bác có kungfu thượng thừa
    Thực ra là bác bị lừa
    Cho nên Biển – Đảo mới đưa cho người.
    “Công hàm” đâu phải chuyện chơi
    “Bán nước” tội bác đời đời sử ghi !

    Đai thi thần Trúc Bạch (chuyên gia cho bác Hồ mượn xác giáng thơ)

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    Về công hàm cuả năm 1958 cuả PVD, ngoài “hình thức” bán nước, chúng ta cần lưu ý đến “nội dung” và “động cơ”:
    - Để được trợ giúp trong việc cướp Miền Nam, HCM và CSVN đã sãn sàng bán hầu như toàn bộ biển đảo nước nhà cho Tàu. Cứ xem các luận cứ mà các giới chức cao cấp cuả CSVN dùng “nhu cầu thống nhất đất nước” để giải thích cho đàn em thì thấy rõ.
    - Tới nay nội dung cái gọi là “Hiếp (dấu sắc) ước” Thành Đô vẫn chưa được ông bố minh bạch, công khai. Nếu không có gì khuất tất (bán nước?) thì tại sao lại phải “như mèo dấu….”
    - “Kẻ mạnh bao giờ cũng có lý”. Huống chi Tàu ngoài lý lại còn có “văn tự” do CSVN ký dâng!
    Lý sự cùn làm chi! Chỉ có một nhà cầm quyến khác do nhân dân bầu lên trong dân chủ mới có thể huỷ bỏ các thoả thuận bán nước cuả CSVN.
    Nguyễn Thế Viên

  5. ABC says:

    -” Không ai bán nước chỉ bằng một văn kiện như một mảnh giấy lộn (như thế).”
    Trời ơi! cái công hàm có đóng mộc vàng với chử ký của một thủ tướng chính phủ, gởi cho một thủ tướng chính phủ nước khác, mà ông bảo là tấm giấy lộn không giá trị? vậy thì ông muốn cái gì giá trị nửa?

    -” Hơn nữa nội dung văn kiện của PVĐ chẳng có một chữ nào bảo rằng ông ta giao đất Hoàng sa, và cũng không có một chữ nào nhắc đến tên Hoàng sa trong văn kiện này.”
    Có thật như vậy không?
    Công hàm ông PVĐ viết: ” Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành BẢN TUYÊN BỐ, ngày 4 tháng 9 năm 1958,của chính phủ nước CHNDTH,quyết định về hải phận của TQ.”
    Vậy thì cái công hàm của ông PVĐ có đề cập đến HS-TS hay không, thì cứ mở cái BẢN TUYÊN BỐ của TQ ,mà công hàm của ông thủ tướng Đồng đã ghi nhận và tán thành, ra mà đọc.
    Cái logic ấy, học sinh cấp 1 cấp 2 nó còn biết, chả lẻ ông yêu đảng quá hoá lú, nên không biết ?
    Cái chuyện TQ xâm lấn biển đảo,đưa dàn khoan vào nước ta, đó là cái hệ lụy của cái công hàm bán nước mà PVĐ đã ký ở trên, nếu không nhìn rỏ vấn đề, thì chúng ta không thể nào giải quyết được.

    • tonydo says:

      Thưa ngài ABC, ngài nói chí phải rồi, sẽ chẳng có ai bênh chúng ta vì:
      Ngoài cái Công Hàm Phạm Văn Đồng 1958, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã chẳng phản ứng gì (ít nhất cũng là một lời tuyên bố, bố cáo…v.v.) khi Trung Cộng đánh chiếm đảo Hoàng Sa 1974. Chẳng hạn họ chỉ cần nhái lời của ngài Sư Tổ của họ:
      Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
      Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không thể nào thay đổi được (nhái lời Hồ Chí Minh).
      Im lặng cho người ta chiếm đảo, lại còn gửi thư công nhận cái hàng rào mà người ta vạch ra thì không ai có thể bênh mình được.
      Chỉ còn một cách duy nhất là chờ khi nào Tầu nó có nội loạn, yếu đi và tự nhiên ta khoẻ lên như Thánh Gióng thì mới lao ra chiếm lại đảo được.
      Kiện ra quốc tế?
      Chơi với Mỹ để được bênh?
      Toàn là Điên!

  6. NON NGÀN says:

    CẦN NÓI THÊM MỘT LẦN NỮA CHO RÕ VỀ TÍNH CÁCH PHÁP LÝ CỦA CÔNG HÀM 1958.

    Trung Quốc hiện tại đưa giàn khoan dầu mỏ khổng lồ 981 của họ vào vùng biển đắc quyền kinh tế của nước ta, vì họ cho đó là vùng biển của họ dựa trên lời tuyên bố đơn phương của họ năm 1958 về cự ly 12 hải lý đối với bờ biển của họ.
    Lời tuyên bố đơn phương của họ về quảng cách 12 hải lý từ bờ biển của mỗi quốc gia được đưa ra ngày 4/9 thì ngày 14/9 ông Phạm Văn Đồng lúc đó nhân danh là Thủ tướng nước VNDCCH tức miền Bắc luc đó đã gửi một bức Công hàm cho TQ tỏ ý đồng thuận lời tuyên bố của TQ về cự ly 12 hải lý của vùng biển mà TQ mong muốn. Công hàm của ông Đồng lúc đó chỉ là văn kiện ngoại giao song phương giữa hai nước, hoàn toàn không mang tính cách sự nhất trí chung minh bạch của toàn thể các nước lúc bấy giờ.
    Vả lại, nội dung CH cũng chỉ nói chiều rộng của cự ly biển mà TQ mong muốn là 12 hải lý, không nói cụ thể gì đến hai biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN cả. Điều đó có nghĩa nếu trường hợp vùng biển của bất cứ nước nào có đi ngang qua vùng biển đảo HS-TS của VN, chỉ giả thiết như vậy thôi, thì vẫn phải chừa cự ly 12 hải lý của VN, bởi vì thực thể đảo biển của VN nguyên đã có từ rất lâu trước đó, và hiện lúc đó cũng đang do người VN trực tiếp làm chủ và quản lý (tức miền Nam VN hay VNCH lúc đó).
    Bởi nguyên tắc của văn kiện ngoại giao là không thể suy đoán, không thể mập mờ mà phải nói rành rọt. Khi CH 58 không đưa hai đảo HS-TS vào minh thị của nó, có nghĩa người ta không thể suy diễn nó cũng bao hàm trong 12 hải lý mà TQ ám chỉ. Như vậy mọi sự suy luận của TQ khác đi điều gì có minh thị trong CH thì không thể chấp nhận được. Bởi nếu TQ chưa thỏa mãn hay có thắc mắc ngay từ đầu, tại sao không đôi co ngay lúc đó mà chỉ làm thinh. Làm im tức là mặc nhiên công nhận, nên bây giờ TQ nói ngược lại thì chỉ là sự giải thích hay sự diễn dịch gian dối, có ý đồ bất chính.
    Vả chăng lời tuyên bố lúc đó của TQ chỉ là lời đơn phương, không kết lại bằng bất kỳ hiệp ước song phương, đa phương hay quốc tế nào, nên nó cũng chỉ đơn thuần chủ quan, là ý muốn của nước tuyên bố mà nó không hình thành nên được một giá trị bó buộc đối với bất kỳ quốc gia thứ ba nào. CH của VN lúc đó cũng chỉ mang ý nghĩa như vậy, nhiều lắm nó chỉ có giá trị hình thức song phương giữa miền Bắc lúc đó và TQ, hoàn toàn không thể có ý nghĩa gì với miền Nam lúc đó hay toàn thể nước ta hiện tại.
    Bởi vì bất kỳ lời tuyên bố nào cũng có thể bị các bên liên quan phớt lờ hay làm ngược lại về sau, vì nó không hề có ý nghĩa pháp lý sâu xa, lâu dài hoặc vững chắc nào cả. Vì khi hoàn cảnh thay đổi, chỉ có những hiệp ước thật sự đúng pháp lý, đúng nguyên tắc ngoại giao quốc tế mới có thể được các thế hệ đi sau thừa nhận và tôn trọng. Còn những lời tuyên bố thì thật sự vô số trong quá khứ, kiểu chỉ thích ứng theo hoàn cảnh, không hề mang ý nghĩa gì trường cửu, sâu xa, cưỡng chế cả.
    Cho nên việc TQ sau đó mang quân vào đánh lấy HS và một phần TS về sau đó, là hành vi xâm lăng ngược ngạo, trắng trợn, phi pháp. Vả chăng binh sĩ của miền Nam lúc đó đang trấn giữ đảo đã chống lại như không lại lực lượng TQ, và sau đó bằng các lời tuyên bố chính thức cũng như các thủ tục ngoại giao quốc tế khác, VNCH lúc đó đã xác nhận lại là HS, TS là của VN, thuộc chủ quyền VN đã bị TQ dùng bạo lực chiếm đóng trái phép và đã lên án cực lực. Ngay như lực lượng MTDTGPMN lúc đó cũng ra lời tuyên bố phù hợp mà không đi ngược lại điều này.
    Vấn đề thực tế lịch sử thì ngày nay mọi chứng liệu liên quan có thực trong quá khứ đều nhìn nhận lãnh thổ và vùng biển TQ chỉ tới hết đảo Hải Nam của họ, và vùng quần đảo HS và TS là của VN vốn từ trước kia, đã được nhà nước VN làm chủ và quản lý liên tục kể từ triều đại nhà Nguyễn. Đây là bằng chứng pháp lý lịch sử, còn bằng chứng pháp lý ngoại giao thì trong tính cách của CH mà ngay từ đầu đã phân tích. Như vậy mọi mặt, tức cả hai khía cạnh thực tế và lịch sử, TQ hoàn toàn không có bât kỳ lý do xác đáng nào để mạo nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của họ được.
    Đây là ý nghĩa rất quan trọng và nghiêm trọng hiện nay, nên cần phải có cái nhìn pháp lý vững vàng, bình tĩnh, khách quan, sâu sắc, không thể có sự đổ lỗi này nọ theo cách nhất thời, nông cạn, một chiều, thiển cận, lệch lạc, thậm chí hoàn toàn tiêu cực, vô trách nhiệm mà một số ý kiến do vì sự bực bội, giận lẫy, hay lòng căm thù riêng nào đó đã đưa ra, có thể làm hoang mang, thắc mắc, nghi ngờ, hoài nghi, hay thất vọng cho nhiều người khác. Vấn đề chỉ là ngày nay VN có cương quyết và đủ mạnh hay không để đương đầu lại với mọi ý đồ xâm lấn của TQ, còn không hề có bất kỳ ý nghĩa pháp lý nào bất lợi ở đây đối với VN cả. Việc này hẳn nhiên ngày nay toàn thế giới đều đã nhận biết. Do đó, nếu VN có chính thức kiện vấn đề này ra LHQ thì cũng hoàn toàn chính đáng, cần thiết, xác đáng, đúng đắn, và dĩ nhiên vẫn có nhiều hi vọng để có thể chiến thắng và thu hồi lại toàn bộ những gì mà TQ đã ngang nhiên lấn chiếm trái phép.

    LS. ĐẠI NGÀN
    (16/5/14)

  7. UncleFox says:

    Các đồng chí Đinh Kim Phúc, Phạm Hoàng Quân, Trần Công Trục ný nuận nghe sướng tai thật . Được nhời như cởi tấm lòng, tôi đem “bài chủ” này lên chất vấn thủ tướng Ba Ếch . Đồng chí thủ tướng cười cười bảo tôi :
    _ Mấy cái lý luận kia tốt đấy . Có thể làm cơ sở cho các chú Rư Nợn Viên sủa mệt nghỉ trên các diễn đàn . Và nếu đem mớ lý luận ấy bỏ vào nồi nấu với ba bát nước sắc lại còn một bát, có hiệu nghiệm trấn an đám dân ngu cu đen mắm nêm cà cuống lắm .
    Quê quá, tôi nói bừa :
    _Thế nhưng đảng ta vẫn bảo rằng ta có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử …
    Kậu Ba Ếch cắt ngang :
    _ Bác Fox cứ tin lời đảng ta mà không sợ bán non lúa giống à ? Đựt m. ngay cả đồng chí Tư Vều với hơn ba mươi năm làm thủ tướng mà cũng chỉ dám biện luận rằng “chỉ tại lúc ấy trong hoàn cảnh chiến tranh nên mới nói thế” … Thế thì, các thằng “nhà nghiên cứu” kia liệu có nuốt nổi mấy cái Tây Sa, Nam Sa mà “người Thầy, người đồng chí vĩ đại” tuyên bố và đảng và nhà nước ta nhanh nhẩu đoảng long trọng xác nhận không ? Biết chắc rằng thua thì thưa kiện làm gì cho mất tiền toà án, tiền luật sự, rồi mất luôn khoản tiền lại quả từ Trung Nam Hải nữa …
    Ngừng một lúc lấy hơi, kậu Ếch “chia sẻ” tiếp :
    _Tôi già rồi, có may mồm lại cũng không đói . Thế nhưng còn cái đám thằng Nghị, con Phượng và thằng Triết thì chúng nó đang sức ăn sức nhớn . Nhất là con Phượng, người ta bảo gái một con trông mòn con mắt … còn nó đẻ xong thì trông càng xấu tợn . Mẹ kiếp, nếu nó không còn giữ được mấy cái vị trí hái ra tiền đô thì liệu thằng con nhà nguỵ nòi Nguyễn Bảo Hoàng có còn chịu đứng chung cùng dòng dõi bán nước chúng tôi không ? Đành xin lỗi bác Fox vậy .

Phản hồi