WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa

LTS Pháp Luật: Biện minh cho hành động sai trái khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng đó là hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Ngoài ra, phía Trung Quốc lập luận rằng, với tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng năm 1958, Việt Nam đã từ bỏ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Luật pháp quốc tế có thể rút ra từ đó kết luận gì về pháp lý? Sự thật về “cái gọi là chủ quyền “của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Việt Nam là như thế nào?

Ông Phạm Hoàng Quân

Ông Phạm Hoàng Quân

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, một chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cho biết, bắt đầu từ Nhà Hán (203TCN – 220 ), Trung Quốc đã có những bộ chính sử do một cơ quan chuyên môn của triều đình biên soạn và công việc này được suy trì cho đến hết thời Nhà Thanh. Tức là mỗi triều đại Phong Kiến ở Trung Quốc đều có những bộ sử riêng như Hán sử, Đường sử, Tống sử, Minh sử.v.v… Một vùng đất thuộc lãnh thổ của Trung Quốc thì phải được biên chép trong “địa lý chí” thuộc các bộ chính sử. Đó là cơ sở để xác nhận sự thiết lập hành chính hoặc đã quản lý. Thế nhưng trong địa lý chí của các bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc là đất nước có truyền thống về sử hoá lâu đời nhất thế giới nên tư liệu lịch sử nói chung của Trung Quốc rất đồ sộ và tư liệu lịch sử liên quan đến Biển Đông cũng rất nhiều. Và, tất cả các ghi chép của “địa phương chí” trong các bộ chính sử của Trung Quốc về lãnh thổ đều thống nhất thừa nhận vùng đất xa nhất của họ ở cực nam là huyện Nhai, của phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam.

“Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là điểm để người ta nhận rằng Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Các phần địa lý chí đều có mục xác nhận các đơn vị hành chính đến Huyện Nhai của phủ Huỳnh Châu, nằm trong phạm vi đảo Hải Nam, không vượt qua đảo Hải Nam. Những tài liệu chỉ rõ những lời tâu, lời chỉ dụ của Hoàng đế hoặc những tấu sớ của các quan cũng thừa nhận đất của Trung Quốc đến Huyện Nhai, những vùng biển phía ngoài là họ không quản lý được vì đó là của những nước khác, vùng biển chung quốc tế. Tức là lúc đó họ không nói hẳn là của ai nhưng họ không thừa nhận là của họ.” – ông Quân khẳng định.

Chỉ đến năm 1951, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đề cập về chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Ý định ấy kèm theo việc chiếm đóng thực tế một bộ phận vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này năm 1974. Tháng Giêng năm 1974, lực lượng vũ trang Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Ngay khi đó, Chính phủ Nam Việt Nam đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo và lên án mạnh mẽ chống lại các hành động bất hợp pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để khẳng định lại các quyền của mình đối với hai quần đảo này. Trong năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhắc lại rằng, “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc”.

cong ham 14-91958 pvdong
Như vậy, hai chính phủ khẳng định mình là đại diện cho Nam Việt Nam (được trao quyền quản lý lãnh thổ hai quần đảo) đã có chung một thái độ về vấn đề này, không làm đứt mạch chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc lập luận rằng đã có sự từ bỏ danh nghĩa chủ quyền từ phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ công hòa, ông Phạm Văn Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 1958. Công hàm của ông Phạm Văn Đồng nói như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lí rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.”

Ông Đinh Kim Phúc

Ông Đinh Kim Phúc

Có thể thấy rằng, tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng, Việt Nam đã “khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc” đối với các quần đảo. Quan trọng hơn, ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á học, Đại học Mở TP.HCM cho rằng: “Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng như Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay chưa bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc ra Nghị quyết từ bỏ chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.”

Hơn nữa, trong chiến tranh, vì lợi ích quân sự chung, bên này hay bên kia có thể sử dụng lãnh thổ láng giềng hay dàn xếp lãnh thổ tạm thời. Và luật pháp quốc tế không thể rút ra từ những việc như vậy các kết luận về tính liên tục của danh nghĩa pháp lý.

Những năm sau 1975, Trung Quốc tiếp tục duy trì việc chiếm đóng bằng quân sự trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đó là những khẳng định liên tục các quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xa xưa, sau đó là của Pháp thay mặt cho nước Việt Nam thuộc địa và đã có sự chiếm đóng thật sự hai quần đảo.

Và liên tục từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Theo công pháp quốc tế, việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ vì mất đi sự chiếm giữ vật chất. Nói cách khác, sự gián đoạn các biểu hiện vật chất tự nó không làm gián đoạn chủ quyền nếu như không có ý định từ bỏ lãnh thổ đó một cách rõ ràng.

Như vậy, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử – pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây, để hỗ trợ yêu sách chủ quyền phi lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của mình, Trung Quốc đã và đang tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền cả bằng hoạt động lập pháp và trên thực tế như nâng cấp Hải Nam thành tỉnh thứ 30 của nước này, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam.

Rõ ràng, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng những cuộc tấn công quân sự vào năm 1956 và 1974. Nhưng sự chiếm đóng này không thể chuyển hóa thành một danh nghĩa pháp lý. Pháp luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Cụ thể, Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ: “lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Bà Monique Chemillier Gendreau: “Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực.”

Bà Monique Chemillier Gendreau

Bà Monique Chemillier Gendreau

Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu nhấn mạnh, việc chiếm đóng bằng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền. “Trung Quốc không hề có giấy tờ chứng thực lịch sử, đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Với quần đảo Trường Sa, chính quyền nước này cũng không có quyền gì mà chỉ chiếm bằng vũ lực. Điều này không thể được xem là một quyền theo luật pháp quốc tế. Tôi đã nghiên cứu nhưng chưa tìm được những giấy tờ nào về sự có mặt hoặc quản lý thực sự của Trung Quốc. Thậm chí trong những cuộc thương lượng, họ vẫn không nắm rõ vấn đề, nhầm lẫn. Họ chủ yếu dựa vào vũ lực.”

Như vậy, tất cả các hành động nhằm củng cố quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa đề được xem là vô giá trị. Không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, không có chủ quyền ở đảo Tri Tôn, Trung Quốc không thể vận dụng Công ước của Liên Hợp quốc năm 1982 để xác định vùng biển thuộc quyền đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng biển đó. Chính vì vậy ngụy biện khi cho rằng: “vị trí đặt giàn khoan Hải dương 981” cách đảo Tri Tôn 17 hải lý là trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng là không có cơ sở pháp lý. Nếu áp dụng Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính cách vùng biển xung quan quần đảo Hoàng Sa chỉ có Việt Nam – quốc gia có chủ quyền hợp pháp quốc với quần đảo Hoàng Sa mới có chủ quyền và quyền chủ quyền đối với các vùng biển đó.

Hơn nữa, vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 lại nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia Việt Nam, cách đường cơ sở được vạch ra theo Công ước luật biển 119 hải lý, tức là vào sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam 81 hải lí. TS luật học Trần công Trục, Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính Phủ nhấn mạnh: “Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982 để tính toán vị trí Trung đặt giàn khoan 981 thì thấy rằng vị trí này nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bởi vì vị trí này nằm cách đảo Lý Sơn, một điểm nằm trên đường cơ sở của VN 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế là 80 hải lí và cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc gọi là Chúng Kiến là 18 hải lý nghĩa là nó nằm ngoài 12 hải lý. Căn cứ vào công ước luật biển thì quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam họ chiếm đóng trái phép là vô lý rồi nhưng ngay chuyện Trung Quốc tính đường cơ sở để tính các vùng biển là hoàn toàn áp dụng sai về luật biển để tạo ra vùng chồng lấn, tạo ra vùng tranh chấp thì đó là hoàn toàn vô lý. Chúng ta không thể nào chấp nhận cái quan điểm đó!”

ts. Trần Công Trục

ts. Trần Công Trục

TS Trần Công Trục: “Trung Quốc đã cố tình vận dụng sai Công ước luật biển 1982 để ngụy biện cho hành động sai trái của mình”.

Như vậy, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 vừa qua của Trung Quốc không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Nó chỉ là những bước đi tiếp theo những hoạt động sai trái của Trung Quốc như chiếm đóng nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và toàn bộ quần đảo này vào năm 1974, các hoạt động quân sự để chiếm đóng một số đảo ở quần đảo của Việt Nam vào năm tháng 3 năm 1988 cũng như yêu sách đường lưỡi bò phi lý và các hành động nhằm kiểm soát thực tế yêu sách này.

Hạ đặt giàn khoan hải dương 981 là một việc làm trái phép nối tiếp các việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển đông với một mưu đồ thống nhất nhằm biến Biển Đông thành ao nhà Trung Quốc. Với việc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ước luật Biển 1982, vi phạm tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận liên quan giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN – TQ.

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam hiểu hơn ai hết những đau thương, mất mát của chiến tranh cũng như những giá trị của hòa bình. Những ngày qua, mọi biện pháp hòa bình trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp quốc đã được phía Việt Nam tận dụng để đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phái của quốc gia trước hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là vấn đề thiêng liêng nhất đối với mỗi người dân Việt Nam và Việt Nam sẵn sằng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích, chủ quyền của quốc gia.

Theo Lê Bình/ VOV

21 Phản hồi cho “Công hàm 1958 và vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Nghe ông Lê Bình…lý luận mà…bắt mệt…

    Xin lỗi ông nghe, ngay cả anh nào là lý luận gia lừng danh nhất thế giới, từ Mỹ, từ Anh, từ Pháp…, cũng không có lý luận lại cộng sản.

    Cãi lý với cộng sản, cũng như cãi lý với…đầu gối!

    Thực tế thật đơn giãn, vì cái ngu của Việt Cộng, nhờ cậy Tàu Cộng giúp đở tranh đấu đoạt sự cai trị VN, Tàu Cộng có dịp…phom phom vào VN, có dịp đánh chiếm Hoàng Sa trong lúc VNCH đang…ngoắc ngoãi, sau 20 năm chống Cộng kịch liệt.

    Tàu Cộng không ngu để mà…tình cho không biếu không đến tay Việt Cộng, phải có cái…trao đổi. Trong sự trao đổi đó, văn bản ký nhận lãnh hải do Phạm văn Đồng đống dấu ký tên, là một…

    Bút sa, gà chết. Cả đảng Cộng phải chịu trách nhiệm, trong đó Hồ chí Minh là bậc nhất.

    Bao lâu đảng Cộng còn cầm quyền ở VN, là bấy lâu Tàu Cộng còn…xài được cái văn bản đó. Việt Cộng rống lên cãi lý với Tàu Cộng, chẳng đời nào Tàu Cộng coi ra cái mùi gì.

    Chỉ có con đường…vũ lực, như Tàu Cộng năm xưa đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa.

    Việt Cộng có đánh nỗi Tàu Cộng lấy lại hai cái quần đảo và vùng lãnh hải thuộc hai vùng này không?

    Chắc…được. Cộng và cò mồi khoe om sòm cả thế kỷ nay, đế quốc Mỹ mà họ còn đánh cho phải…cút. Theo đó mà thấy thì Tàu Cộng chẳng có ra cái mùi gì với Việt Cộng cả. Chắc chắn Việt Cộng sẽ đánh bại Tàu Cộng mà lấy lại Hoàng Sa, đuổi cổ Tàu, bứng đi cái dàn khoan dầu ó đâm này…

    Lý lẽ làm cái gì cho mệt chớ?

    Không tin Việt Cộng sản là…vô địch à?

  2. Hồ Bác Cụ says:

    From Reuters, this morning (May 15) news: U.S. navy renews call for ship visits to Vietnam as tensions worsen
    ===================
    Carl Thayer, an expert on the Vietnamese military at the Australian Defence Force Academy in Canberra, said he believed Hanoi should seize any opportunity to expand military engagement with the United States, including intelligence sharing.

    “At this point, KISSING up to the U.S. has got to be in Vietnam’s long-term interests, as well as being a vital tactic in the short-term,” he said.

    “It is one of the only options Vietnam’s got right now.”

    Ông Thayer nói nhẹ đi chứ đúng ra y’ của ông ta muốn nói với bọn thú vật CSVN là “KISS ASS U.S. TO SAVE YOUR COUNTRY”

    Ngày xưa chống Mẽo kíu nước, ngày nay Lạy Mẽo để nước được kíu. Vinh quang cho đảng cướp CSVN và toàn thể bọn người làm tay sai cho Việt cộng xâm chiếm miền Nam. Sao bọn bay không “đi chết đi”???? MTGPMN, Trí thức hèn, trí thức NGU DỐT, TAY SAI CHO VC, TOÀN LÀ NHỮNG ĐỒ ĂN HẠI, PHÁ QUỐC VONG THÂN

    Ngay sau 1975, dân miền Nam đã truyền tai nhau câu chuyện Mã Quy, Quy Mã, ngẫm lại mà đúng ghê:

    Sau khi bấm quẻ ra 2 con Rùa và Ngựa, ông thày bói ở lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt, ở Gia Định, bảo thân chủ:

    “Bà muốn cho riêng bà thoát nạn, thì Quy Mã (Qua My~)
    Bà muốn cho gia đình dòng họ bà thát nạn, thì Mã Quy (My~ Qua)”

    Linh thật. Linh thật. Ai biết thày ở đâu tôi muốn xin xem quẻ kế tiếp.

  3. TQ mua đồ chính chủ ! says:

    Bác Hồ còn giá trị thì công hàm 1958 còn giá trị…Bác Hồ sống mãi thì công hàm 1958 sẽ sống mãi !

    Câu nói lổi tiếng nhất, hay nhất, đúng nhất, “chân lí” nhất của Hồ Chí Minh là :

    “Nước VN là một, dân tộc VN là một !”….Thế nên,Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông – lẽ đương nhiên – là của VN – nhưng “do địch tạm chiếm”

    Bác Hồ và chính phủ nước VNDCCH đã được toàn dân VN chon là người đại diện hợp pháp, Duy Nhất của (một) nước VN thống nhất từ Hữu Nghị Quan đến tận mũi Cà Mau ! (không tin thì dở các HP/VNDCCH ra mà coi)

    Cho nên bác Hồ bán HS, TS và Biển Đông…Cũng chính là “bác” đã “đại diên” Nhân Dân VN để….bán – Hay nói cách khác là chính nhân dân VN đã bán HS, TS và Biển Đông cho TQ thông qua “bác Hồ” (Nói theo kiểu bác Nguyễn Sinh Hùng là : Quốc hội là do nhân dân bầu ra, quốc hội quyết sai tức là nhân dân quyết sai …nhân dan đã sai thì nhân dân còn đòi xử ní ai chứ !?) .
    .
    Như thế, kẻ nào dám nói “bác Hồ” bán những thứ bác …éo có là sai ! Nói như thế tức là ám chỉ bác Hồ là thằng ăn cắp, nói như thế là phản lại “nợi ích của cả dân tộc” , là cực kỳ phản động !

    Sở dĩ TQ đã quyết định mua Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ tay “bác Hồ”, là vì TQ tin tưởng tuyệt đối rằng “bác Hồ”, đảng và nhà nước VNDCCH là người Đại diện hợp pháp duy nhất của toàn dân VN – Trên nguyên tắc – TQ không cần biết cái chính phủ “VNCH” là gì, và TQ chưa bao giờ công nhận cái chính phủ “ngụy” này !

    Vậy thì rõ ràng là :
    :
    TQ không mua đồ ăn cắp ! TQ mua HS,TS và Biển Đông từ tay “bác Hồ” – người đại diện hợp pháp, duy nhất của dân tôc VN – tức là TQ đã mua “đồ chính chủ” !

    Mọi phủ nhận quyền HỢP PHÁP bán Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của cha già dân tộc VN – tức chủ tịch Hồ Chí Minh – đều vô nghĩa đối với TQ và cả với đảng CSVN ! Và bác Hồ còn “sống mãi” thì cái công hàm bán nước 1958 cũng sẽ còn sống mãi trong sự nghiệp (bán nước)của đảng ta !

    Chỉ có bọn Ngụy Sài gòn mới phủ nhận giá trị của công hàm 1958, mà những phủ nhận của Ngụy quyền thì TQ không quan tâm ; Chừng nào đảng và nhà nước CHXHCNVN phủ nhận thì may ra TQ mới…..quan tâm !

  4. Thanh Pham says:

    Hận Thù Nầy Sao Nguôi?!

    Sao nghe mãi bọn tồi
    Nói xuôi rồi nói ngược
    Rõ thân phận tôi đòi
    Đồ cái quân bán nước

    Bọn chúng chỉ được nói
    Nếu quan thầy cho phép
    Chúng thiệt giống rặc ròi
    Như già Hồ khôn lỏi

    Nghe bọn chúng ba hoa
    Nay thân Tàu, mai Nga
    Ai rồi cũng phải tởm
    Thương gì Hoàng Trường Sa!

    Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha
    Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
    Võ Minh Trí Việt Khang
    Vẫn ngục tối tù đày

    Bày trò ta vẫn nghi
    ̃Thương yêu gì quê hương
    Loài bưng bô cộng phỉ
    Gieo bao nhiêu tang thương

    Hận thù nầy sao nguôi?!

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/
    http://phaxiengnole.wordpress.com/

  5. nguenha says:

    Không ai chối cải HS và TS là của VN. Một bang chứng rỏ nét nhất, gần đây trong chuyến thăm Đức ,bà thủ tướng Đức đả tặng Tập-cận Bình bản đồ cổ của Tàu ,mà trong đó không có HS và TS. Vì là của VN 100%,cho nên DCSVN mới “cho”-mới “bán”. Có “Kẻ Bán” ắt phải có “người Mua”. Không thằng Tàu thì thằng Tây cũng mua ! Cái đáng nói ở đây là Tập đoàn CS bán nước. Nói như kiểu các TS (dổm) trong nước chỉ lên án “kẻ đi mua”, không khác nào Nga lên án Mỹ mua Alaska thời nga hoàng .!
    Vì thế ,nghe nói môt số quân sư “quạt mo” xúi VC đi kiện. Kiện cái nổi gì khi “Bác Hồ ta đó chính là bác Mao’. Chết rồi VC ơi !!

  6. Thanh Pham says:

    Bán

    Bán máu, bán dâm, bán lương tâm!
    Để sống dân mình bán tất cả
    Bán gia đình cội nguồn dân tộc
    Bán hàng xóm láng giềng tình thâm!

    Rồi một ngày gần thôi bán luôn
    Đất nước mà đã bốn ngàn năm
    Tổ tiên ta dựng xây bằng máu
    Ngày đêm gìn giữ chống xâm lăng!

    Văng vẳng đâu đây tiếng Việt Khang
    “Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
    Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta”
    Tôi liệm người và nước mắt tuôn ra!

    Ai người gieo rắc tai ương
    Để cho đến nỗi tang thương thế nầy?

    T.Phạm

    http://www.youtube.com/watch?v=9ojZ9y3pwQ8

    http://phaxiengnole.wordpress.com/
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  7. Trần nguyễn Lê says:

    Từ năm 1958 đến nay Việt nam chưa hề bác bỏ, phủ nhận hay có một hình thức nào để vô hiệu hóa công hàm của THỦ THƯỚNG NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA là người thay mặt chính phủ Việt Nam để gửi đến chính phủ Trung cộng.
    Như vậy công hàm này đến nay vẫn có giá trị giửa hai chính phủ..
    Không cần biết trước 1958 lịch sử Tàu có Hoàng sa, Trường sa hay không, nhưng từ 1958 chính phủ nước VNDCCH đã công nhận tuyên bố của Bắc kinh về chủ quyền trên các đảo này.
    Nay biện hộ thế nào cũng không chối được tội dâng biển cho giặc Tàu của chính phủ Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng cùng bè lũ tay sai Việt cộng.
    Muốn vô hiệu hoá công hàm này chỉ có dẹp chính quyền của bọn bán nước tay sai Tàu cộng và tuyên bố bác bỏ các văn kiện nói trên như Thời Vua Bảo Đại đã làm khi xưa đối với Pháp.

  8. NON NGÀN says:

    TÍNH CÁCH NGƯỢC NGẠO CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY

    Vấn đề lãnh thổ là vấn đề đại sự của mỗi quốc gia. Bởi vậy mọi vấn đề gì liên quan đến sự thêm bớt nào đó của lãnh thổ phải mang tính chất pháp lý chắc chắn, bền vững, không có ai tranh chấp, không có ý kiến nào ngược lại, phải làm đúng các thủ tục pháp lý bó buộc trong nước, hay của cả các bên có liên quan, nhất là phải có sự đồng thuận minh bạch, rõ ràng bằng các hình thức nào đó của cộng đồng thế giới, không phải bất kỳ nước nào cứ đơn phương tuyên bố tùy tiện mọi yêu cầu nào đó có liên quan đến nước khác về lãnh thổ nói chung hoặc trong đó nói riêng về biển đảo, không phận mà có giá trị đúng đắn hay khách quan bó buộc được.
    Từ xa xưa đến giờ, vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa rõ ràng là của Việt Nam, có sự chiếm hữu và quản lý liên tục, công khai bằng pháp lý của VN. Nó hoàn toàn không thuộc lãnh thổ TQ, là điều mà chính các bộ sử chính thức từ xưa của TQ đã thừa nhận. Pháp quyền lãnh thổ của họ chỉ đến phạm vi cuối đảo Hải Nam của họ là hết.
    Chỉ đến 1951, TQ mới mới nói về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Đó chỉ là lời nói hay lời tuyên bố hoàn toàn đơn phương, tùy tiện, nên hoàn toàn không có giá trị pháp lý, khách quan, thực tế hay lịch sử gì cả.
    Công hàm của ông Phạm Văn Đồng lúc đó chỉ nói “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định đó và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể”.
    Rõ ràng ý nghĩa minh bạch của Công hàm chỉ là “Ghi nhận và tán thành lời tuyên bố, tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ trên mặt biển”. Trong đó không hề nói gì đến thực tế biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN. Về ngôn ngữ ngoại giao, không thể bất cẩn hay cẩu thả, dù vô tình, nên TQ thực chất không hề căn cứ gian dối vào bản Công hàm để bảo rằng VN khi đó đã thừa nhận đảo đó là của TQ.
    Cũng có nghĩa về mặt hình thức, VN lúc đó chỉ nhất thời tôn trọng phạm vi 12 hải lý về biển của TQ mà TQ tuyên bố. Đó vẫn chỉ là sự tôn trọng vào ngay lúc đó, do yêu cầu tình thế lẫn nhau của hai bên lúc đó, nó không hề là một hiệp ước cụ thể, rõ ràng để nói được trong lâu dài hay trong tương lai sự tôn trọng đó sẽ mang ý nghĩa thế nào. Công hàm thực chất chỉ là lời tuyên bố nhất thời do yêu cầu nhất thời nào đó, nó không hề có giá trị như một hiệp ước song phương quốc tế, vì điều này giữa TQ và VN đều không hề ký. Có nghĩa TQ cũng tuyên bố, VN cũng tuyên bố, tức chung quy cũng chỉ là hai lời tuyên bố, và cũng chỉ liên quan tới ý nghĩa 12 hải lý trên biển, như là mục đích duy nhất mà chính lúc đó TQ đang muốn mà thôi.
    Bởi vậy việc nhân danh gian dối điều đó để TQ tiến hành việc chiếm đóng thực tế một bộ phận đảo vào năm 1956, và toàn bộ quần đảo này năm 1974 là hoàn toàn lạm dụng, bạo ngược và sai trái mặt pháp lý quốc tế. Tuy thế, tháng giêng năm 1974, khi TQ dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, thì ngay tức thời chính phủ miền Nam của Việt Nam tức VNCH đã đưa ra lời phản đối lên Liên hợp quốc, công bố sách trắng về các quần đảo, và lên án mạnh mẽ để chống lại các hành động bất hợp pháp của TQ. Điều này cho thấy không phải TQ tiến vào nơi không người, mà là tiến vào nơi đã có chủ quyền của người khác. Chính VNCH lúc đó mới là người chủ hợp pháp, trực tiếp quản lý đảo Hoàng Sa mà không phải miền Bắc VN tức chính phủ VNDCCH mà ông Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng đại diện. Có nghĩa lời tuyên bố trong Công hàm của ông PVĐ khi ấy hoàn toàn không có giá trị gì đối với VN nói chung và miền Nam (VNCH) nói riêng cả.
    Như vậy rõ ràng khi chiếm toàn bộ Hoàng Sa của VN thì TQ chính là kẻ xâm lăng ngang ngược, trắng trợn, phi pháp, không giá trị nào cả. Vì khi đó, chính phủ Sài Gòn cũng đã sử dụng diễn đàn tại khóa hợp thứ hai của Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển tại Caracas năm 1974 để nhằm khẳng định lại các quyền của mình đối với cả hai quần đảo này. Ngay như trong năm 1974, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng có nhắc lại rằng “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc”, tức nhằm ám chỉ việc làm đường đột, sai trái, phi lý, ngạo ngược của chính TQ đối với hai biển đảo đã nói của VN.
    Như vậy cũng có nghĩa hiện thời TQ không thể nại Công hàm đã nói để cho rằng biển đảo Hoàng Sa là của họ, và đem giàn khoan vào ngang ngược cắm trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN. Nước CHXHCNVN ngày nay là toàn nước VN, không phải chỉ là nước VNDCCH trước kia, tức nó thừa kế của cả miền Nam mà không chỉ có miền Bắc. Như vậy việc lắp đặt giàn khoan, chiếm cứ tạm thời hay lâu dài ở đó trong vùng biển VN, là TQ đã ngang ngược xâm lăng thực sự về mặt công pháp quốc tế, mà không thể vin vào bất kỳ lý do nào khác sai trái theo kiểu đơn phương nói càn, nói bướng, nói lấy được của họ. Trước thực tế ngoại xâm đó, VN có toàn quyền sử dụng mọi biện pháp từ ngoại giao đến quân sự để tống đuổi người TQ ra khỏi biển đảo của mình, không thể có bất kỳ sự thương lượng lép vế, dưới cơ, hay gây thiệt hại bất kỳ điều gì không chính đáng cho quyền lợi pháp lý của phía Việt Nam.

    ĐẠI NGÀN
    (15/5/14)

    • Kiet Do says:

      Bạn nói đúng, vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa rõ ràng là của Việt Nam.
      Trung Quốc ngang ngựơc tuyên bố rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
      Điều đáng buồn là Phạm Văn Đồng đã bán nứơc bằng Công hàm tuyên bố “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành lời tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

  9. Mấy ông trí thức VN ngày nào cũng học bài học chính trị của VC, nhưng vẫn chưa thuộc lòng bài học đó, cứ khẳng định công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị rồi quy tội cho Trung Hoa đi chiếm đất, gây hấn. Thật là vô lý, đầu óc của mấy ông trí thức VN không có óc suy luận phải trái. Mọi hành động bán nước để vinh thân phì da người trí thức VN phải lên án, trong đó có chánh quyền VC.

    Sau đây tôi dẫn thêm một câu hai câu thơ bán nước của Tố Hữu ” Bên kia biên giới là nhà, bên nay biên giới cũng là quê hương ” sao mấy ông trí thức VN không dẫn những bằng chứng rõ như ban ngày, mà khăng khăng bám vào nhưng biến cố hồi thuở trời đất mà con người chưa có óc tôn trọng sự thật để viết sử, đem cái mơ màng như sao trời, sau đó đổ tội cho Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, các ông còn toa rập cho những con tàu cảnh sát biển VC ra khơi quấy phá giàn khoan. Nếu tôn trọng sự thật câu thơ của Tố Hữu, thì Trung Hoa có quyền đặt giàn khoan bất cứ nơi nào trong lãnh thổ VN. Nếu VC còn tiếp tục quấy phá giàn khoan, Trung Cộng sẽ di dời giàn khoan ấy đến thành phố mang tên Bác. Nếu các bạn không có đường chạy như tôi, tôi chắc các bạn sẽ thay lòng đổi dạ, ca tụng một nước Trung Hoa vĩ đại, đã đặt giàn khoan trên thành phố Hồ Chí Minh vinh quang, đời đời nhớ ơn người đồng chí đã sát cánh với chúng ta đánh Pháp, đánh Mỹ mà gìờ cao điểm là đại thắng mùa xuân, ngày 30/04/75.

    Chiến tranh huynh đệ tương tàn vừa chấm dứt, người VC say mùi chiến thắng tiếp tục đẩy non sống đất nước làm một cuộc viễn chinh mới, đó là xua quân sang Campuchia, một nước anh em láng giềng, đem hàng ngàn nhân viên chế độ củ vào trại cải tạo, xua đuổi người Hoa, tạo nên một cuộc chiến tranh biên giới tàn khốc, đó là nguyên nhân xâu xa mà người Trung Hoa khó bỏ qua quá khứ ấy, vì thế giàn khoan hạ cánh ở biển đông để nhắc nhở người VC, tội phản phải được trừng trị, Trung Hoa quyết bắt sống bọn xấu Hà Nội đã khơi mào cho cuộc chiến ngấm ngầm. Bên ngoài VC ăn nói rất dể thương, nhưng trong lòng đang tìm cách mua súng đạn tối tân để tiếp tục hoành hành trái phép trên biển đông, tạo tình hình nóng bỏng trong khu vực.

    Muốn giải quyết mâu thuẩn trên biển đông, các ông trí thức VN kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng, lật đổ chế độ ác ôn VC, bắt hết những tên ác ôn VC đưa cho nước Tàu trị tội.

    • Thế Kỷ says:

      Có ai đó ngâm toáng lên rằng:
      Hồ dẫn toàn dân vào nô lệ!!!
      Đồng rước giàn khoan tới biển đông!!!

    • Tháp Báo Thiên says:

      Nguyễn Hiền ơi. Cái comment của cậu nghe được trừ “xua quân sang Campuchia, một nước anh em láng giềng”. Cậu hận thù công sản thì được, nhưng nói như trên thì ngu lắm. Cậu có biết vì sao buộc phải phản kích đánh Pôn Pốt, Khmer đo không? Đọc lấy một chút để mà mở mắt ra nhé. Ước gì nhà cậu ở Ang Giang, Thổ Chu hồi đó để bị Pôn Pốt giết sạch thì nay chẳng còn sủa được như vậy nữa.

  10. Lê Phúc Thắng says:

    Đã đến lúc VN phải đệ đơn lên Liên Hiệp quốc kiện TQ về những hành vi sai trái đầy tham vọng bành trướng này. Chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý. Kiện là thắng.
    Không còn vị nể, không còn cúi đầu trước những quyền lực và lợi lộc mà TQ ban riêng cho những tên nội gián bán nước.
    Từ đây yêu cầu tất cả mọi người không nói về TQ như là người bạn “4 tốt & 16 chữ vàng”. Nói như vậy là đùa cợt và xúc phạm đến tình tự dân tộc .
    Trong lúc bọn bành trướng đã từ bỏ vẻ giả nhân giả nghĩa, lộ rõ bản chất xâm lăng thì ai nói đến “4 tốt & 16 chữ vàng” là phản quốc!
    Bài viết đã nói rõ ràng và đầy đủ về chủ quyền của VN trên 2 quần đảo Trường sa và Hoàng sa.
    Còn cái công văn của ông thủ tướng PVĐ chẳng có chút giá trị pháp lý nào, để mà TQ vin vào. Không ai bán nước chỉ bằng một văn kiện như một mảnh giấy lộn.Người ta mua bán một mảnh đất dù chỉ 1 mét vuông thì hai bên cùng lập một khế ước rõ ràng có cơ quan công quyền thị thực; và điều tiên quyết là người bán phải chính thức đứng tên chủ quyền trên mảnh đất đó, ai cho phép ông PVĐ làm chủ Hoàng sa mà để ông ấy bán hay thừa nhận chủ quyền cho TQ. Hơn nữa nội dung văn kiện của PVĐ chẳng có một chữ nào bảo rằng ông ta giao đất Hoàng sa, và cũng không có một chữ nào nhắc đến tên Hoàng sa trong văn kiện này.
    Vấn đề lãnh thổ quốc gia là thụộc thẩm quyền của quốc hội chứ không thuộc về cá nhân, dù ông ấy là một Thủ tướng. TQ đừng có mơ trên cái văn kiện như giấy lộn này!
    Mong các nhà lãnh đạo VN hiểu rõ vấn đề và không cúi đầu nhận lệnh nữa.

Phản hồi