WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc khủng hoảng biển đông đòi hỏi sự đột phá về lãnh đạo Việt Nam

Jonathan_D_London_2013

Những cuộc bạo loạn chết người tại Việt Nam tuần trước, trong khi có hại cho hình ảnh và sự ổn định của đất nước thì lại có tầm quan trọng thứ yếu cho sự thách thức chính yếu của Hà Nội về sự bế tắc chính trị dai dẳng của họ. Như Adam Fforde, một chuyên gia về Việt Nam lâu năm, đã quan sát thì Việt Nam đến bây giờ chẳng phô bày “một chỉ thị hoặc tài lãnh đạo nào mà đủ năng lực cho những nỗ lực sẽ được cần.” Quả thực, Việt Nam hầu như không có cơ hội để đến ra khỏi cuộc khủng hoảng biển Đông mà còn nguyên dáng hình nếu như thất bại để giải quyết sự bế tắc chính trị đang khiến bất khả năng của mình.

Nếu không ngại đơn giản hóa vấn đề thì sự bế tắc này chia đặc trưng thành hai nhóm được tập trung vào bốn cá thể. Nhóm thứ nhất hợp nhất chung quanh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà mặc dù bị hư nhiễm bởi tham nhũng nhưng có sự hỗ trợ của tầng lớp ưu tú quốc doanh trên cả nước và địa phương cũng như của lực lượng công an, và còn thêm nữa. Mặc dù có khuynh hướng là một chính khách dày dạn nhất của đất nước, nhưng với những người gièm pha mà có đầu óc cải cách thì ông được nhìn nhận như một người kém xa một nhà cải cách thứ thiệt và không đủ năng lực tiến hành những cải cách thể chế mà Việt Nam cần.

Nhóm thứ hai thu hút hướng về một bộ ba gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Đây là những người bảo thủ của Việt Nam, hay những người bảo vệ nguyên trạng. Với quốc nội, thì lòng trung thành của họ phần lớn là dành cho nhau, cho Đảng, và cho quân đội. Với quốc tế, thì lòng trung thành của họ là dành cho việc đầu tư dai dẳng trong ý tưởng rằng Bắc Kinh là một “đồng chí tốt”.

Sự bế tắc không làm tê liệt nhà nước nhưng nghiêm trọng tác động vào năng lực của nhà nước ấy. Thay vì giao tiếp với thế giới bằng sự tín nhiệm thì chúng ta được chào đón bằng sự im lặng kéo dài. Kết luận mới đây của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra duy chỉ những ám chỉ thoáng qua đối với cuộc khủng hoảng hiện thời. Những bàn luận nào của Bộ Chính trị Việt Nam thì vẫn là mờ mịt.

Điều gì đã xảy ra? Các bộ phận của nhà nước đã phản ứng tới sự thách thức bằng một cung cách cao hứng. Những người này đáng chú ý nhất bao gồm các lực lượng bảo vệ ven biển kém súng ống và kém đối hợp và các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam, mà đã được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc, và đã không ngăn cấm. Nhà nước đáng chú ý là kém khả năng trong các lĩnh vực khác kia. Thiếu vắng những đồng minh thân cận nên Hà Nội đã tìm cách để truyền đạt cho thế giới về sự không hài lòng của mình thông qua hình thức công cộng của lòng yêu nước. Những nỗ lực này của nhà nước phần lớn còn yếu, mặc dù không hoàn toàn, do bởi những hạn chế độc đoán.

Một trong nhiều sự khác biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự tranh luận chính trị của Việt Nam thì cởi mở hơn (mặc dù vẫn còn bị trấn áp). Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, không gian mạng của người Việt đã bén lửa. Và những Người Việt của những sự tín phục đa dạng đã đòi hỏi quyền lợi của mình để phản đối một cách hòa bình. Trong khi những cuộc biểu tình đầu tiên được cho phép tiến hành, thì họ vẫn còn một phần bị trấn áp. Thay cho những hiện cảnh đường phố náo nhiệt, thì nhà nước tổ chức “những cuộc hội họp phản đối” có kịch bản chặt chẽ tại những thính phòng khác nhau, gióng lên những giai điệu yêu nước. Những tấm hình được chụp cho thấy một số người ngủ gật.

Sự cố gắng của nhà nước tại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong những người lao động công nghiệp đã một cách mau trở nên cuồng loạn. Và tuy nhiên mọi cách nào đó thì nó chẳng gây ngạc nhiên. Cho tới khi sau các cuộc bạo loạn, những người dân Việt Nam đã không hề nghe một tuyên bố đơn lẻ nào được ban bố bởi bất cứ vị lãnh đạo nào. Trật tự xã hội đòi hỏi sự điều phối và sự hợp tác, không đơn giản là sự mở ra những cổng xả lũ cho những đám công chúng thiếu kinh nghiệm về chính trị và quả thực cả về xã hội. Không cần thiết ở đây để đi sâu vào những kết quả xấu xa, điều mà đã thu được sự chú ý quốc tế rộng rãi.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện thời thì những bước đi táo bạo phải được thực hiện. Đặc biệt, những sự phát triển sau đây cần phải xảy ra:

1. Càng chóng càng tốt Hà Nội phải ban hành một lời tuyên bố chính thức. Điều này nên được truyền hình trực tiếp và được trình bày bởi một nhân vật hàng đầu. Chính phủ nên xem xét hai lời tuyên bố, một bằng tiếng Việt trực tiếp tới người dân bởi một vị lãnh đạo, ví dụ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một bằng tiếng Anh, được phân công bởi một quan chức cao cấp phù hợp, người mà thông thạo tiếng Anh. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, người mà có một sự hiểu biết tinh vi về ngoại giao phương Tây, thì có thể là một ứng viên phù hợp. Những lời tuyên bố này nên điều hướng những phạm trù quốc nội và quốc tế của tình huống, giải thích bằng những thuật ngữ có thể được về vị trí và ý định của Việt Nam để giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua các phương tiện ngoại giao và pháp lý, thay cho việc sử dụng vũ lực. Nếu Bắc Kinh trao một tối hậu thư trong những ngày sắp đến thì Hà Nội phải đưa ra một sự đáp ứng công khai và rõ ràng.

2. Cam kết những nỗ lực kịp thời để khôi phục sự tín nhiệm về kinh tế. Bổ nhiệm một ủy ban của những người, gồm các cố vấn quốc tế đáng tin cậy, để giải quyết những nan đề của những nhà máy bị thiệt hại, những người bị thương, và những thách thức đang đối mặt những nhà quản lý và những công nhân của những công ty nước ngoài bị ảnh hưởng. Việc khôi phục sự tín nhiệm một cách mau chóng là rất quan trọng. Công việc phải được thực hiện trong một cách thức mà vượt quá sự mong đợi.

3. Các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam và các vị lãnh đạo của xã hội dân sự phát triển đất nước, mà có những yếu tố cả trong và ngoài chính phủ, thì cần nhập cuộc thảo luận về các điều khoản của sự tham gia đại chúng trong những phản ứng chính trị của quốc gia đối với cuộc khủng hoảng. Những vị này nên bao gồm các quan chức hàng đầu của chính phủ, những đại diện của nhóm Kiến nghị 72 (một nhóm rời rạc của những trí thức cải cách nổi bật với sự liên kết lâu dài với Đảng), và các thành viên cấp cao của các tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Đây là chiến lược triển vọng nhất và quả thực có thể tượng hình duy nhất cho Hà Nội để cả giành quyền kiểm soát trên các tường trình quốc nội và giành được loại đoàn kết đa nguyên cần thiết để tham gia vào đấu trường quốc tế một cách hiệu quả. Sự phóng thích các tù nhân lương tâm và sự làm nên những hành động có thiện ý thực sự đối với những người Việt hải ngoại sẽ gửi thông điệp rằng Việt Nam đang thay đổi và rằng Việt Nam là một quốc gia đáng được sự ủng hộ quốc tế.

4. Việt Nam phải dẫn lái ra khỏi kiểu chính trị huề cả làng và kiểu hùng biện huề cả làng. Đất nước và khu vực không thể tạo khả năng một cuộc xung đột quân sự, và việc sử dụng quân đội phải được tránh bằng mọi giá.

Về lâu dài, Việt Nam nên theo đuổi các hành động thuộc chiến lược và hòa bình, thông qua các kênh cả ngoại giao và quốc phòng, nhằm phô tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng sự vi phạm luật pháp quốc tế và sự bất tôn trọng các nước láng giềng của họ thì sẽ chỉ làm việc chống lại những lợi ích lâu dài của họ. Hà Nội cần đẩy mạnh sự cam kết nghiêm túc với cộng đồng quốc tế, đặc biệt với Hoa Kỳ. Cuộc thảo luận đáng nên không liên quan đến sự kìm nắm Trung Quốc nhưng liên quan đến sự đạt được và duy trì được một trật tự khu vực thịnh vượng.

Tác giả: Tiến sĩ Jonathan D. London là giáo sư tại Phân khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế (the Department of Asian and International Studies) tại Đại học Thành phố Hồng Kông (the City University of Hong Kong) và thành viên cốt cán của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (the Southeast Asia Research Centre).

Người dịch: Bút Lông Kim

Bài viết cho một đọc tập thể độc giả quốc tế

Nguồn: South China Sea Crisis Demands Vietnam’s Leadership Breakthrough

© JL

6 Phản hồi cho “Cuộc khủng hoảng biển đông đòi hỏi sự đột phá về lãnh đạo Việt Nam”

  1. Trực Ngôn says:

    Đồng ý là “Cuộc khủng hoảng biển đông đòi hỏi sự đột phá về lãnh đạo Việt Nam”, nhưng đột phá bằng cách nào đây?

    Muốn đột phá thì VN phải thay đổi chính phủ, chế độ CSVN mục nát như tương tầu rồi thì còn bột phát thế nào được nữa!

    Nói như TS Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới không mất nước!

  2. Hồ Bác Cụ says:

    Jonathan ơi, ông đã thấy cả cái đảng cướp CSVN đã tê liệt què quặt, đui mù, câm điếc trước tình trạng giàn khoan cắm vào ngay trong lãnh hải của VN, thì tại sao ông lại phí thì giờ đi “đòi hỏi” thằng què phải chạy đua, thằng mù phải vẽ tranh, thằng câm phải đọc diễn văn??? Ông học tiếng Việt giỏi, không biết ông có bao giờ nghe người bình dân VN hay nói câu “Má ơi, Ba lỡ nhận tiền rồi!!!” chưa??? Nó có nghĩa là bọn đảng cướp CSVN đã bán nước VN, nhận tiền và deposit vào trong các ngân hàng ngoại quốc rồi, giờ còn “đòi” với “chống” Tàu cái nỗi gì????

  3. Dieu Bon says:

    Ối giời. “đột phá về lãnh đạo Việt Nam” ?

    Có ngay: Lê Thanh Nghị, con thủ tướng Dũng, lên làm thủ tướng. Ng Xuân Anh, con ông Ng Văn Chi (Đà nẵng), lên làm chủ tịch nước, Ng Bình Minh (con Ng Cơ Thạch) làm chủ tịch quốc hội

  4. London boy says:

    Khủng hoảng giàn khoan xảy ra cách đây hơn 2 tuần , trong thời gian đó ông tiến sỉ này đi tiên phong có nhiều bài viết đóng góp tích cực chung trong việc giải quyết căng thẳng xung đột , có lẻ ông là một người rất bất bình về thái độ phản ứng chậm chạp ù lỳ không có lối ra của đám cộng nô , chứng tỏ ông ta rất quan tâm lo ngại , dù ông không có trách nhiệm gì với đất nước này cả .

    Trái lại với đám trí thức tiến sỉ vẹm , suốt thời gian lâu dài như vậy mà bọn chúng đều câm như hến thấy chúng có lên tiếng tỏ thái độ gì không , có góp ý , cao kiến sáng kiến để chung lòng với nhân dân không . Thật đáng nhục tủi hổ cho đám bồi bút trí thức vẹm , tất cả đều là tiếng nói xây dựng chung của những nhà dân chủ con dân Việt

    Đám trí thức vẹm bù nhìn chui đầu vào háng CS nên mở to mắt ra nhìn ông tiến sỉ này để mà học hỏi

  5. Biển Đông says:

    Nói chung nhờ có TQ “thoải mái” vào đặt dàn khoan tại hải phận VN thì cái đảng CSVN cuả bác Hồ mới có cơ hội để cho cái đảng CSVN phải lộ rõ cái thực chất bán nước của nó cho toàn dân VN thấy !!!

Leave a Reply to Trực Ngôn