Về lập luận «Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền»
Lập luận này thường được dẫn đi dẫn lại ở các bài viết của hầu hết các học giả VN, mục đích nhằm « hóa giải » hiệu lực công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Đây cũng là lập trường chính thức của VN hôm nay : Việt Nam bị chia hai theo Hiệp định Genève 1954 và quần đảo Hoàng Sa do VNCH quản lý. Công hàm 1958 không hề nói đến vấn đề chủ quyền mà chỉ nhìn nhận hải phận 12 hải lý của TQ. Hoàng Sa và Trường Sa do VNCH quản lý, « bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu ».
Tạm chấp nhận rằng lập luận của VN là thuyết phục, công hàm 1958 không có hiệu lực về việc nhìn nhận lãnh thổ. Tức là Việt Nam « im lặng » trước tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc về lãnh thổ : « Tây Sa và Nam Sa thuộc Trung Quốc ».
Như đã phân tích tiểu đoạn trước, thái độ « im lặng » của VN, theo quan niệm của quốc tế công pháp, được hiểu như là sự « đồng ý mặc định – consentement tacite » trước đòi hỏi của phía Trung Quốc.
Nội dung Tuyên bố của Trung Quốc rõ ràng, không có điều gì « nhập nhằng » có thể đem lại hiểu lầm. Mặc khác, tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc và nhà nước bảo hộ Pháp (đại diện triều đình Việt Nam), bắt đầu từ năm 1909. Nhà nước bảo hộ Pháp đã hai lần thách thức TQ giải quyết việc tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế, cả hai lần TQ đều từ chối. Lãnh đạo VNDCCH không thể không biết các việc này. Tức là, nhà nước VNDCCH không thể vịn vào lý do « nội dung nhập nhằng » hay « không biết » để biện hộ cho thái độ của mình.
Cùng với một loạt những hành vi khác của phía VNDCCH, tuần tự xảy ra trong khoảng thời gian từ 1958-1975, đã củng cố yếu tố « acquiescement », tức sự đồng thuận của Việt Nam trước những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc.
Tức là công hàm 1958 (có đề cập hay không đề cập vấn đề chủ quyền lãnh thổ), thì VN cũng đã phạm nguyên tắc « đồng thuận – acquiescement », nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Về ý kiến « Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền » lặp đi lặp lại trong các bài viết của các học giả VN, hay câu « bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu » của bộ Ngoại giao VN hôm nay, cũng cần nói lại cho rõ.
Nguyên thủy câu này dẫn từ học giả Monique Chemillier-Gendreau, trong tập tài liệu « La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys ». Nguyên văn lẽ ra phải viết đầy đủ như sau :
« Dans ce contexte, les déclarations ou pris de position éventuelles des autorités du Nord-Vietnam sont sans conséquences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement compétent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité[i] ».
Tạm dịch : trong bối cảnh đó, những tuyên bố hay lập trường nào đó của nhà cầm quyền miền Bắc thì không ảnh hưởng lên danh nghĩa chủ quyền. Nhà nước này không phải là nhà nước có thẩm quyền về lãnh thổ đối với các quần đảo. Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có thẩm quyền.
Đó là câu « On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité – Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có thẩm quyền ».
Người ta không thể « trích ngang » một « ý » trong một « nguồn ý », rồi diễn giải sao cho phù hợp sở nguyện của mình. Ý nghĩa của câu này không thể tách rời « nguồn ý », đến từ « bối cảnh » mà tác giả cố gắng diễn đạt.
Các học giả VN « vắn tắt » bớt, người sau trích dẫn người trước, không kiểm chứng lại nguồn, tự động suy diễn ý nghĩa theo sở thích của mình.
Người đầu tiên sử dụng lý lẽ này có lẽ là ông Từ Đặng Minh Thu, qua bài viết ở đây. Tác giả này dịch đoạn văn trên như sau :
“Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”
Tác giả dịch « Dans ce contexte – bối cảnh này » thành « trong những điều kiện này ». Theo tôi là không phù hợp. Vấn đề cần tìm hiểu : bối cảnh đó là bối cảnh nào ?
Bối cảnh đó là học giả Monique Chemillier-Gendreau phản biện ông L. Thomas Bradford, trong « The Spratly Island Imbroglio : a tangled web of conflict”; Ông này cho rằng, qua công hàm Phạm Văn Đồng, “Vietnam réaffirmé sa reconnaissance de la prétention chinois sur les archipels » – « Việc Nam tái xác nhận sự công nhận của họ về chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo ».
Một số lập luận của bà Monique Chemillier-Gendreau nhằm mục đính phủ nhận ý kiến của Thomas Bradford (cho rằng VN bị Estoppel) : Không thể diễn giải Công hàm 1958 như là « tái xác nhận việc công nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS ».
« Estoppel » là « bối cảnh » của câu văn.
Cái vài dòng sau đoạn văn dẫn trên, học giả Monique Chemillier-Gendreau viết :
« Néanmoins, son silence devant l’affirmation de souveraineté chinoise sur les iles peut être interprété comme un acquiescement, et cela autant plus qu’il est renforcé par la déclaration relative aux zones de combat et les articles du Nhan Dan.[ii] »
Tạm dịch : « dầu vậy, sự im lặng (của nhà nước VNDCCH) trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Hoa tại các đảo có thể được hiểu như là một sự đồng thuận. Việc này càng được củng cố qua các tuyên bố liên quan đến vùng chiến sự và những bài viết trên báo Nhân Dân. »
Đoạn văn này Bà học giả cho thấy (sự im lặng của VN về HS và TS trong công hàm Phạm Văn Đồng) có thể khiến VN bị vướng vào bẫy « acquiescement », như phân tích ở tiểu đoạn trước.
Tức là câu « On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité – Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có thẩm quyền » có thể đúng trong trường hợp « estoppel », nhưng có thể không đúng trong các trường hợp khác, thí dụ trường hợp « acquiescement ».
Các học giả VN, chỉ dựa vào câu « Người ta không thể từ bỏ lãnh thổ mà người ta không có thẩm quyền », từ đó kết luận công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ràng buộc. Điều này hiển nhiên thiếu thận trọng.
[i] Monique Chemillier-Gendreau – La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys – NXB Harmattan 1996, page 123.
[ii] Monique Chemillier-Gendreau, sdd, tr 123.
© Trương Nhân Tuấn
Cả Thế giới(kể cả Tàu) đều biết rõ HS, TS và biển Đông là cuả VN. Tuy nhiên, lý lẽ chính cuả Tàu là “lý cuả kẻ mạnh” và “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Tất cả nhân dân VN đều biết: để mưu cầu sự giúp đỡ cuả Tàu trong chiến tranh cướp Miên Nam, qua công hàm 1958 HCM và CSVN đã bán biển Đông cho Tàu. CSVN không thể chơi trò lưu manh vốn có cuả chúng (cho cái mà mình không có) đối với Tàu. Thực tế bây giờ VNCH không còn nưã và CSVN là người đã bán và “lấy tiền”. Như vậy còn lý sự gì được?!
Chỉ có một nhà cầm quyến VN không bị ràng buộc bởi văn tự bán nưóc (công hàm 1958) mới có đủ danh nghiã để bác bỏ CH đó. Cũng như chỉ có một chính quyền dân chủ không CS mới huy động được toàn dân đoàn kết để tranh đấu và luồn lách giưã các thế lực QT hầu tìm được giải pháp tốt nhất cho VN.
Tôi không có hão vọng là lấy lại những gì đã mất (đất liền biên giới, hải đảo) mà chỉ hy vọng đừng mất thêm là quý rồi (Còn CS thì còn mất thêm cho đến khi mất hết). Tuy nhiên, ta phải luôn tranh đấu để xác định chủ quyền về mặtcpháp lý và công luận QT(như Nhật đ/v các đảo bị Nga chiếm). Khi Tàu loan và suy yếu may ra ta có cơ hội lấy lại được!
Nguyễn Thế Viên
Ý nghĩa của Công Hàm PVĐ dưới góc nhìn của Trung Cộng là: trên nguyên tắc VNDCCH “công nhận” lập luận tức “logique” của TC. Cái này là chính còn chuyện CH PVĐ chưa “có hiệu lực” do bị vấn đề các quần đảo HS & TS còn đang thuộc chủ quyền của VNCH thì cũng dễ thôi. Chỉ cần thanh toán VNCH là tức khắc vấn đề được giải quyết . Vì thế mà TC đã đánh chiếm HS vào năm 1974. VNDCCH không những đã không phản đối mà còn tiếp tay sau đó vào 1975 đánh xóa sổ VNCH thì cũng như đã tạo điều kiền để tôn trọng ký kết của mình với quan thầy TC . Vậy là hợp thức hóa cho Tầu cộng rồi còn cãi cái gì nữa.
Muốn ra khỏi tình trạng khó xử này chỉ có nước “chôn” Công Hàm bằng cách giải thể chính thể CS tức Muốn thoát Hán phải giải Cộng. Chỉ khi có chính thể mới dân chủ mới có thể danh chính ngôn thuận lấy lý do “Sai quy tắc” (Vice de forme) để phủ nhận công hàm: chủ thể VNDCCH chỉ là một bọn cướp chính quyền (vào năm 1945) chưa hề được toàn dân công nhận trong một cuộc đầu phiếu. Nhân thể cũng nên chôn luôn cả tên tuổi của tên bán nước PVĐ bằng cách “xóa tên” của nó tại tất cả các nơi mà CSVN đã lấy tên nó để đặt.
Năm 1992, Thứ trưởng Ngoại giao ( chức vị vào thời điểm này) Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:
“Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa” (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)
Và trước đó, ông Thủ tướng PV Đồng đã nói: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”.
Chỉ 2 chứng minh này, đã chứng tỏ là các người cầm đầu của CSVN đã cố tình làm như vậy, dù rằng họ gian mà không ngoan: vào năm 1958 là những năm tương đối thanh bình nhất giửa 2 miền, người dân vẫn có thể gởi bưu thiếp thăm hỏi qua lại , và trên khắp miền nam, chưa có bóng dáng một tên ” xâm lược Mỹ” nào, cho tới 7 năm sau đó !
Chỉ có một câu kết luận: Cái chế độ này, họ đã bán nước vì một thứ chủ nghĩa bá vơ !
Ha ha ha ….
Nhân nhắc đến nập nuận “Người ta không thể từ bỏ về cái mà người ta không có chủ quyền»”
Trạng Bạch xin pót lại cái Biên Bản phiên tòa xử CHXHCNVN vs CHNDTH – về việc Bản công hàm 1958 hổng có giá trị vì người ta hổng thể cho cái ngươi ta hổng có
Kịch Bản 2 CHXHCNVN kháng án .
CHXHCNVN vs CHNDTH (Phiên tòa (kháng án) này là “phai nồ” mọi phán quyết sẽ thành ĐỊNH CUỘC Tòa (có thể) sẽ vĩnh viễn không thụ lý bất cứ một đơn kiện nào liên quan đến Hoàng Sa và Trường sa trong tương lai giữa hai nước CHXHCNVN và CHNDTH nữa !)
Quan tòa hỏi Nguyên cáo CHXHCNVN :- Có phải nguyên cáo không chấp nhận phán quyết (số 0003X) của phiên tòa trước và vẫn cho rằng CHNDTH đã xâm chiếm bất hợp pháp Hoàng Sa và Trường Sa của mình hay không ?
CHXHCNVN : Dạ đúng !
Quan tòa : Nhưng tại phiên tòa trước, bên bị đã trưng đủ bằng chứng , chứng minh rằng “công hàm” 1958 đã Mặc nhiên công nhận quyết định của TQ về lãnh hải – bao gồm lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ của các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, và tòa cũng đã xử mọi cáo buộc của CHXHCNVN đối với CHNDTH là vô giá trị rồi, Vậy nay nguyên cáo còn có bằng chứng gì mới để chứng minh CHNDTH đã xâm chiếm trái phép HS và TS của nguyên cáo không ?
CHXHCNVN :- Thưa tòa lần này là em có chứng cớ, có thể chứng minh là bản thân cái Công Hàm đó là vô giá trị ạ , cho dù trong bản công hàm đó, (chúng) em đã có mặc nhiên công nhận HS, TS là của CHNDTH thì nó cũng ..dứt khoát là Vô giá trị !
Quan tòa : – Tại sao nó vô giá trị ?
CHXHCNVN : – Thưa là vì hồi đó HS và TS là của (thằng) VNCH, chứ không phải là của chúng em, nên chúng em không có quyền buôn bán hay đổi chác, hay có bất cứ một quyền gì – kể cả quyền công nhận hay phủ nhận chủ quyền trên hai món đồ này . Vậy nếu Tòa bảo rằng chúng em đã công nhận hai món này là của CHNDTH là vô…ní nắm – Em không thể bán hay cho cái gì không phải của mình .
Quan tòa : Nếu đúng hai món đồ kia không phải của VNDCCH, mà là của thằng VNCH, thì bản công hàm mà VNDCCH – tiền thân của CHXHCNVN ký quả là không có giá trị pháp lý, vậy cũng có nghĩa là CHXHCNVN cũng không liên can gì đến vấn để tranh cãi chủ quyền HS và TS có phải không ? Đã không có tư cách Pháp Nhân , thế thì sao lại còn kiện ?
CHXHCNVN :- Dạ em có quyền kiện chứ !, Em kiện là kiện CHNDTH đã cưỡng chiếm HS và TS của thằng VNCH cơ .
.
Quan tòa : Ý nguyên cáo cho rằng HS và TS là của (thằng) VNCH , và CHNDTH đã xâm chiếm bất hợp pháp của thằng VNCH có phải không ?, vậy thì cái thằng mang tên VNCH mà nguyên cáo cho là sở hữu chủ của hai món đồ này đang ở đâu ? Vì lý do gì nó không đứng đơn kiện mà lại để nguyên cáo đứng đơn kiện ?
CHXHCNVN :- Thưa tòa, thằng VNCH đã chết rồi và em là người thừa kế của nó, với tư cách là người thừa kế của thằng VNCH, em có quyền (có tư cách pháp nhân) đứng đơn kiện CHNDTH và đòi lại HS,TS cho con của em .
Quan tòa : – Đúng ! Nếu nguyên cáo là người thừa kế của VNCH thì nguyên cáo có quyền kiện đòi lại HS, TS, vì tòa cũng có chứng cớ là CHNDTH đã dùng vũ lực để cướp của thằng VNCH; Tuy nhiên, tòa cần nguyên cáo chưng bằng chứng rằng mình là thừa kế tài sản của người quá cố qua di chúc mà người quá cố để lại .
CHXHCNVN : – (lúng túng một chút) :- Thưa toà, em không có di chúc ạ .
Quan tòa :- Tại sao là người thừa kế mà không có di chúc ?
CHXHCNVN : – Thưa tòa,tại em – lỡ tay – giết thằng VNCH chết không kịp ngáp, cho nên nó cũng không kịp viết di chúc cho em .
Quan tòa : …Chửi thầm trong bụng : “Đục …CĐM, mày đã vào nhà người ta, giết người cướp của , bắt con cái người ta – đứa thì tống vào tù, đứa thì tống lên núi cho làm bạn với khỉ, còn một phần thì đuổi tận giết tiệt phải bôn ba trốn qua xứ người làm nghề lau nhà, rửa chén……vậy mà mày còn đòi quyền thừa kế cái con….kẹc gì ?!”….
Quan tòa đập búa phán : …..
He he he ..Biên bản viết tới đây thì bỗng giựt mình thức dậy vì tiếng đập búa quá tay trong lúc tức giận của quan tòa, thế cho nên không biết “hồi sau” thế nào.
Thành thực cáo lỗi !
Trạng Bạch .
BÀN THÊM CHÚT Ý NGHĨA CỦA CÔNG HÀM 58
Ngay từ lúc ban sơ, không phải TQ đã không biết các đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VN.
Bởi vì đã từ rất lâu rồi trong thực tế lịch sử, các chính quyền nhà nước quân chủ VN đã có những hành động thăm dò, khai thác, chiếm hữu, dựng mốc chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này mà không có nước thứ ba phản đối hay động chạm đến. Có nghĩa không có bất kỳ tranh chấp nào trước kia, đó là sự khẳng định mặc nhiên và minh nhiên đây là các đất biển đảo của VN.
TQ biết mà vẫn đưa ra lời tuyên bố đơn phương phạm vi lãnh hải 12 hải lý của mình, trong đó có nhắc tới hai đảo Tây Sa và Nam Sa, theo tên gọi của TQ, nhằm chỉ định cho Hoàng Sa, Trường Sa, theo tên gọi của VN, dù biết tỏng tòng tong hai nơi này vốn đã thuộc VN.
Lời tuyên bố lúc đó chỉ là lời tuyên bố đơn phương của TQ. Nó dĩ nhiên vì lý do toan tính nhiều mặt về sau, ngay từ thời điểm đó, nhằm để có lợi cho TQ. Thực chất TQ đã bất chấp quyền lợi chính đáng và thực tế của VN khi nêu đích danh hai nhóm quần đảo này của VN. Hành vi của TQ như vậy đã có thâm ý ích kỷ, coi thường và trịch thượng ngay từ đầu đối với VN, cho dù VN đó là ai, phe nào, hay như thế nào. Rõ ràng sự tuyên bố đơn phương lãnh hải 12 hải lý của mình, cho dù đó chỉ là một chiều, chủ quan, chưa có giá trị đa phương hay thống nhất về mặt nhiều nước, mặt quốc tế, nhưng TQ đã nhồi cả hai đảo của VN vào trong đó bằng tên gọi chỉ thuần túy trên danh nghĩa là Tây Sa và Nam Sa của TQ. Chủ quyền không thể xuất phát thuần túy bằng tên gọi do tự mình đặt ra trong khi thực tế mình không hiện diện mà đã do người khác hiện diện ngay từ trước. Điều này đã thể hiện tính cách càn đùa, bất chấp, phản công bằng và phi công lý ngay từ đầu về phía TQ. Không ai có thể trên đường đi đâu đó, thấy cái gì hay thì đặt cho cái tên rồi tự coi đó là của mình. Lời tuyên bố đơn phương về cái gì đó đã chưa phải thật sự là pháp lý, huống gì mình lại vơ vào cho mình cái gì đó đã do người khác từ lâu làm chủ, thì thật sự lại càng vô lý và phi pháp. Thế nhưng TQ đã vi phạm hai điều này rồi ngày nay còn coi đó là bằng chứng, để tùy tiện nói mình đặt giàn khoan HD 981 ngay trong lãnh hải của mình.
Ông Phạm Văn Đồng khi gởi Công hàm 58 cho TQ để tán thành lời tuyên bố đơn phương của TQ, dĩ nhiên cũng đã biết HS-TS là của VN, nhưng chắc hẳn vì chẳng đặng đừng do bởi áp lực của tình huống nhất định nào đó trước TQ, nên ông Đồng vẫn không hề minh thị từ bỏ hay thừa nhận hai quần đảo này là của TQ gì cả. Do vậy không thể coi đây là sự mặc nhiên chấp nhận của ông Đồng, bởi như vậy thì cũng có thể nói ngược lại là sự mặc nhiên không chấp nhận ý đồ lời tuyên bố của TQ về biển đảo của VN nên mới không nói minh bạch ra mà chỉ thực tế là hưởng ứng theo kiểu ngoại giao một cách khơi khơi.
Nhưng thật sự mà nói, người ta có thể đoán ra được thế kẹt của Miền Bắc lúc đó đối với TQ. Chính thế kẹt này mà chỉ 10 ngày sau khi TQ ra tuyên bố của họ, ông PVĐ đã gửi ngay Công hàm cho TQ. Câu hỏi đặt ra tại sao phải cập rập, và nếu yên lặng có được không ? Rõ ràng chắc quan niệm lúc đó của miền Bắc là tình đồng chí anh em, vả chăng hẳn phải bị áp lực tức bó buộc của TQ, nên nhất thiết ông Đồng đã phải nhặm lẹ đáp ứng như vậy. Nhưng phải công nhận ông cũng có ý TRÁNH NÉ, tức không đả động gì đến đích danh HS-TS trong Công hàm, và sau đó chính phía TQ cũng phải lờ đi, như vậy coi như hai bên không có ám thị đích xác gì hai biển đảo này đã vốn thuộc VN cả.
Cũng chính bởi thế nên sau này TQ đã hai lần đem quân đánh chiếm Hoàng Sa của VN. Quân VN miền Nam và quân VN miền Bắc trước và sau 75 đều chống trả lại quyết liệt. Điều đó cho thấy VN chưa hề từng công nhận gì đối với TQ về biển đảo này cả, mà thực chất chỉ có TQ xâm lăng và đánh chiếm hai vùng biển này của VN.
Bởi vậy quan điểm cho răng Công hàm đã mặc nhiên chấp nhận cho TQ hay của TQ hai vùng biển đảo này là hoàn toàn không đúng thực tế và không đúng lô-gích. Bởi vì giữa mặc nhiên đồng ý và mặc nhiên không đồng ý đều không thể áp đặt được mà phải suy lý kèm theo nhiều yếu tố liên quan khác. TQ rõ ràng đã có hành vi xâm lấn và đánh chiếm, như vậy không thể suy lý theo cách mặc nhiên chấp nhận mà phải theo cách mặc nhiên không chấp trước đó của phía VN.
Giờ thì TQ lại mang giàn khoan đến, nói đó là vùng biển của mình và mình được quyền hành động. Đây cũng là lối nói ngang ngược giống như trước kia đã ép ông PVĐ đưa ra Công hàm nhưng vẫn bị ông Đồng có hành vi tránh né không công nhận các biển đảo HS-TS là của TQ, vì ông Đồng vốn biết chắc chắn nó là của VN. Nói như thế để thấy rằng VN cần thoát nhanh khỏi TQ càng sớm càng tốt. Bởi vì qua cả hai giai đoạn, TQ luôn luôn không từ bỏ tham vọng biển Đông của mình và TQ chẳng bao giờ thực sự xem VN là anh em gì cả. Hành vi của TQ là hành vi kẻ cả, hành vi kiểu anh chị. Nhưng VN từ ngàn xưa luôn giữ hòa hiếu mà không bao giờ từ bỏ quyền tự chủ của mình. Đây cũng chính là nguyên lý và bài học mà ngày nay VN cần nêu cao và mọi thế hệ sau này cũng vậy. VN và TQ là hai nước láng giềng, chỉ nên giữ khoảng cách cần thiết, bình đẳng nhau, không thể bao giờ là kiểu anh em mù quáng. Có khi xung đột, có khi hòa bình, nhưng biên giới cương thổ phải rạch ròi, nền độc lập, tự chủ phải luôn giữ vững chính là như thế.
Rõ ràng lập luận của TQ luôn luôn là lập luận của kẻ mạnh, xưa cũng như nay. VN yếu thế hơn, nhưng không thể chỉ bị động đối với TQ, đó chính là tinh thần, ý thức độc lập sáng suốt, công bằng, tinh thần tự chủ chính đáng, cần thiết bất cứ thời nào và hoàn cảnh nào đều cần phải cảnh giác và luôn luôn cương quyết giữ vững bằng mọi giá chính đáng nhất.
NGÀN KHƠI
(27/5/14)
Cho quà!
- Này anh Ba, thương anh quá, tui sẽ tặng anh một triệu đô.
- Ồ tốt quá, đâu đưa đây.
- Được, tui đưa anh giấy chứng nhận có công chứng. Tiền tui cho anh là tiền của bạn tui, còn việc nó đồng ý giao tiền hay không, đó là chiện của nó.
Nguyên Thạch
Ông TN Tuấn có tinh thần ” còn đảng còn mình ” rất là cao…siêu.
Trong một bài đăng trên ĐCV.Online, ông thôi thúc ai ai ” Làm
thủ tục kế thừa Việt Nam Cộng Hòa để đòi lại Hoàng Sa.”
Ông Tuấn chẳng thấy ru mà, qua vở kích tiếm danh xưng, tiếm
dung lá cờ MTGPMN, Bắc Việt của ông đã lập lờ bắt ông TT Minh
của VNCH đầu hàng, oái oăm thay, với MTGPMN do Bắc Kỳ
thủ diễn , hê hê!
Rồi thì… thống nhứt đó. Đã giải tán VNCH đó. Mặc nhiên Bắc Việt
đã thay thế VNCH đó. Cần gì phải…làm thủ tục ” kế thừa” mần chi…
Vậy xin đố ông Tuấn biết, đến khi nào và bao giớ thì chúng ta sẽ có
thể ung dung đồi lại Hoàng Sa được nào? Có ai can thiệp? Có ai
làm chứng không ? Tôi nghĩ rằng Tuấn sẽ ấp úng trước bảng đen…
@Dâm Tiên: bài viết của NTTrương rất chặt trẽ, còn ông đã không đưa ra một lý luận gì mà chỉ chọc gậy vậy thì có nên tham gia không???
Thưa McBeth trong Shakespeare :
Thưa đây ạ, cái gậy thằng tuốt đây ạ :
Thằng Tàu Phù chiếm Hoàng Sa của VNCH ( chỉ lả chuyện nhỏ).
Thăng Rợ HỐ Bắc Kỳ thừa cơ chiếm VNCH ( là Chuyện LỚN ).
Hai thằng cờ Đỏ , hê hê !, cùng là hai quân xâm lăng, thì thằng
nào đòi thằng nào trả cái gì được nào ? = Phải nhờ tay SAM thôi!
( Sao ngài McBeth sáng mắt sáng lòng chưa ? Còn gì nữa không ?
( Thôi, đứng gởi 50 dollars học phí nữa, DâM… miễn cho)