WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuấn Chu: Việt Nam-Trung Quốc một lịch sử đau thương

Ảnh minh hoạ (internet)

Ảnh minh hoạ (internet)

Lịch sử bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Nó được phủ bóng với một độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược (từ Trung Quốc) và chống xâm lược (từ Việt Nam), với một tần suất mà không có bất kỳ trường hợp nào khác có thể so sánh.

Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người Việt phải chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc. Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được hưởng hoà bình ít năm, cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13. Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngủi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, nên bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó, 30 vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui, tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa. Đến năm 2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.

Có thể nói, ý đồ Nam tiến của Trung Quốc, chưa bao giờ phai nhạt trong suốt lịch sử tồn tại của nó và gần như là một mục tiêu xuyên suốt và luôn được kế thừa bởi mọi triều đại nắm quyền tại Bắc Kinh. Ở đây có một liên tưởng lịch sử khá khôi hài là Trung Quốc nhiều lần lớn tiến đòi Nhật Bản phải hối lỗi về quá khứ xâm lăng trong thế chiến thứ hai. Nhật chiếm đóng Trung Quốc đến nay chỉ duy nhất có một lần. Trong khi nếu nhìn vào mật độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược Trung Quốc tiến hành với Việt Nam, có thể nói đất nước có ít tư cách đòi hỏi người khác phải hối lỗi vì chiến tranh nhất chính là Trung Quốc.

Hầu hết các nước châu Á sống cạnh Trung Quốc đều đối mặt với nguy cơ bị xâm lược. Họ chỉ thoát khỏi bóng ma ám ảnh này khi thật sự mạnh lên và thành công trong tiến trình hội nhập với nền văn minh phương tây. Ngày nay, dù phải đối mặt với một vài nguy cơ xung đột về lãnh hải, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đều khá an toàn với niềm lực kinh tế hùng hậu và những mối quan hệ đồng minh thân thiết giúp đảm bảo an ninh. Ngược lại, quốc gia đang đứng trước nguy cơ bị xâm lăng (về lãnh thổ) và thôn tính (về mặt kinh tế) nặng nề nhất tại Á Châu chính là Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ tương lai của người dân Việt Nam bị đe dọa và thách thức như hiện nay, khi trên biển giàn khoan và hạm đội Trung Quốc đang ngày một tiến sâu vào lãnh hải Việt Nam, còn về mặt kinh tế, Trung Quốc gần như đã biến Việt Nam thành một nền kinh tế phái sinh, lệ thuộc nặng nề và trở thành một công cụ giúp Trung Quốc gia tăng trên 20 tỷ USD thặng dư thương mại hàng năm.

Trong bối cảnh ấy, cơ may cho Việt Nam đến từ Shangri la, một hội nghị an ninh toàn cầu được tổ chức tại Singapore, nơi Trung Quốc phải chịu những đòn lên án nặng nề từ hầu hết các nước tham dự, do dã tâm xâm lược của nó. Việt Nam đến hội nghị với sự dẫn đoàn của ông Phùng Quang Thanh, đương kim bộ trưởng Quốc Phòng. Thông điệp của ông Thanh khá mù mờ và méo mó, khiến nhiều nước tham dự hội nghị không rõ Việt Nam đang thực sự muốn gì. Dường như xuyên suốt tham luận của ông Thanh, chỉ là mong muốn Trung Quốc kéo giàn khoan về, còn mọi thực trạng giữa Trung Quốc với Việt Nam hiện tại đều đáng hài lòng, như nhận xét ông ta nhiều lần nhấn mạnh. Vị đại tướng béo tốt này có vẻ không tính đến thực tế bất lợi gần như tuyệt đối trong giao thương với Trung Quốc của Việt Nam hiện nay. Ông ta có vẻ cũng không tính tới thực tế là nhiều quốc gia khác đang muốn liên minh hay hỗ trợ Việt Nam, sẽ phải e ngại thực tế bị Việt Nam bán đứng nếu Trung Quốc chìa tay ra giúp xoa dịu để Việt Nam duy trì nguyên trạng sau khi đọc diễn văn của ông ta tại hội nghị. Cảm giác rõ nét nhất là tính rối rắm trong thông điệp của ông Thanh. Có thể nói viên tướng béo tốt này có ít khí chất của một quân nhân nhất so với những người tiền nhiệm của ông ta, vốn đều từng được tôi luyện trong các cuộc chiến chống ngoại xâm liên tiếp của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nếu ông Thanh muốn gửi đến Trung Quốc một thông điệp mềm mỏng có phần quỵ lụy, ông ta đã làm tốt và thành công vượt mức mong đợi. Ngược lại, những quốc gia đang trông đợi ở Việt Nam một thông điệp ngoại giao đơn giản và rõ ràng, ít nhiều sẽ thất vọng. Chắc chắn họ se phải tính toán kỹ trong bài toán liên minh hay trợ giúp Việt Nam, vì nếu lịch sử Việt Nam lừng tiếng với những vị tướng chống ngoại xâm, thì nó cũng có không ít vết đen bởi những cái tên bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống hay mới đây hơn là Hoàng Văn Hoan.

Trong những ngày gần đây, có lẽ thứ đang được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam, là hai câu hỏi: Làm sao để Trung Quốc rút giàn khoan? Và làm sao thoát Khựa?

Nếu câu hỏi thứ nhất là dễ trả lời bởi kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ rút trước mùa bão năm nay. Nhưng chúng sẽ quay lại, đông hơn, mạnh hơn nếu người Việt không trả lời được câu hỏi thứ hai: Làm sao thoát Khựa? Thoát về kinh tế, thoát về ngoại giao, thoát về bản sắc văn hoá, thoát về chính trị và đương nhiên mạnh mẽ về quân sự để tự bảo vệ được mình.

Có khá nhiều ý kiến và tranh luận sôi nổi của giới trí thức Việt Nam, những người có tầm nhìn xa, về các giải pháp để thoát dần khỏi sự lệ thuộc kinh tế, về các cải cách cần thiết đối với hệ thống chính trị, về các mối liên minh chính trị, quân sự, ngoại giao tiềm năng… Hầu hết đều nói đúng, nhưng thứ quan trọng nhất thì không thấy ai đề cập đến: Ai sẽ làm, hoặc cho phép làm tất cả những giải pháp và định hướng đúng đắn ấy?

Câu chuyện quay ngược trở về xuất phát điểm ban đầu: Mục tiêu của chế độ chính trị Việt Nam hiện nay, họ đang muốn cái gì?

Họ muốn đất nước đi lên? Họ muốn Việt Nam độc lập, hùng mạnh? Hay đơn giản là mong muốn duy trì quyền cai trị và đặc lợi càng lâu càng tốt?

Trong hai mươi năm qua, có thể nói chế độ chính trị Việt Nam rất thành công khi củng cố quyền cai trị tuyệt đối trên một nền tảng hủ bại về lý tưởng. Kết quả là Việt Nam có một nền kinh tế ì ạch rất nhiều so với tiềm năng, mức độ tham nhũng gia tăng theo cấp số và kinh tế ngày một lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Nếu chế độ chính trị của Việt Nam vẫn tiếp tục như hiện nay, tương lai tất yếu của chúng ta sẽ là Tân Cương hay Tây Tạng. Lối thoát duy nhất, là những cải cách cần thiết để Việt Nam thoát Khựa thành công, là sự gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá với Nhật, Mỹ và Phương Tây.

Nếu có điều gì người Việt cần phải làm trong thời khắc sống còn này, chính là làm mọi điều có thể để biến cái mong muốn đó thành hiện thực.

© Tuấn Chu FB

6 Phản hồi cho “Tuấn Chu: Việt Nam-Trung Quốc một lịch sử đau thương”

  1. noileo says:

    “Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, nên bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó,

    Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.”

    Trung quốc không nam yen từ 1788 khi bị Quang Trung đánh đuổi ra khỏi Việt nam rồi bỗng nhiên vào năm 1974 đi xâm chiếm Hoàng Sa của Việt nam.

    Hành động xm luoc của Trung quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt nam đã đuọc chuẩn bị từ nhiều năm trước, tu nhieu chuc namtruoc với sự tiếp tay tích cực của bọn cộng sản Việt nam dân chủ Cộng hòa phản quốc bán nước, bọn cộng sản Lao động Tàu đẻ vong bản ngoại lai tay say giặc tàu, bọn trí thức cộng sản Hồ chí Minh nô lệ giặc tàu

    Việt cộng Lê Duẩn, nước VNDCCH, lính đánh thuê của Trung quốc, tiếp tay Trung quốc xâm lược Việt nam tiến hành cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác, cuộc chiến tranh phản quốc, đâm sau lưng quân lực Việt nam Cộng hòa phân tán nỗ lực của VNCH chống lại Trung quốc xâm lược, tiếp tay Trung quốc xâm chiếm Hoàng sa của Việt nam

    Bù nhìn Hồ chí Minh, chủ tịch VNDCCH, bù nhìn Phạm văn Đồng, Thủ tướng VNDCCH, chuyên gia ký văn tự bán nước, tuân lệnh Trung quốc ăn cắp Hoàng sa & Trường sa của VN dâng cho Trung quốc, đưa ra bản công hàm 1958 công nhận tuyên bố của Trung quốc, phủ nhận Hoàng sa & Trường Sa của Việt nam, gọi Hoàng Sa & Trường sa của VN là Nam Sa & Tây sa của Trung quôc

    Bù nhìn Hồ chí Minh, bù nhìn Phạm văn Đồng, bọn cộng sản Mao ít tại Viêt nam, bọn cộng sản Lao động Tàu đẻ, tại hội nghị giơ ne vơ 1954, tuân lênh Trung quốc chia cắt Việt nam tại vỹ tuyến 17, dâng miền bắc Việt nam cho Trung quốc xử dụng làm bàn đạp xâm lược tiến xuống phía nam, đón cố vấn Trung quóc vào Hà nội thiết lập cuộc đô hộ mới của Trung quốc lên Việt nam,

    THáng 6-1949 Pháp trao trả độc lập cho Việt nam, cuối 1949 Trung cộng Mao Trạch Đông chiếm trọn vẹn Hoa lục. KHi ấy, Hồ chí Minh, trước viễn cảnh VN, đã đuọc Pháp trao trả độc lập từ tháng 6-1949, sẽ tiến lên xây dựng phát triển theo khuynh hướng chính trị kinh tế dân chủ tự do kinh tế bình thường như tại các quốc gia dân chủ tự do tây phương, nghĩa là không còn đất cho Hồ chí Minh tiến hành tội ác cộng sản, thì Hồ chí Minh đã, [y hệt như Lê Chiêu Thống 162 năm trước đó sang tàu cầu xin giặc tàu Càn Long trợ giúp tranh đoạt quyền lực tại VN], ngay đầu năm 1950, Việt cộng Hồ chí Minh đã lần bước sang tàu cầu xin giặc tàu Mao trạch Đông trợ giúp tranh đoạt quyền lực tại VN.

    Hồ chí Minh tay sai Trung quốc đã rước giặc tàu Mao trạch Đông vào VN, tiếp tay giặc tàu mở đường cho giặc tàu tiến vào VN thiết lập cuộc đô hộ mới trên VN, mở đầu một thời kỳ bắc thuộc mới cho VN sau khi giặc tàu đã bị đánh đuổi ra khỏi VN từ 1788

  2. Vũ Vinh says:

    Đàn chim Việt học lich sử tệ quá: Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngủi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Đế Quốc Nguyên Mông ( ko phảiTrung Quốc )

    Bài Vè Trung Quốc, Lịch sử Trung Quốc đau thương

    Ve vẻ vè ve
    Bài vè Trung Quốc
    Từ ngàn năm trước
    Gây chiến liên miên
    Cướp đất cướp tiền
    Của dân lương thiện

    Xây Tử Cấm Thành
    Làm nơi cai trị
    Bắt vạn mỹ nữ
    Nhốt vào cấm cung
    Nếu không phục tùng
    Chẳng còn mạng sống
    Vua quan nhà Tống
    Ăn chơi xa đọa
    Nên phải mang họa
    Mất nước lầm than
    Làm thân nô lệ
    Đế Quốc Nguyên Mông

    Thuở đó nước ta
    Mang tên Đại Việt
    Dưới trướng nhà Trần
    Thắng trận ba lần
    Đế Quốc Nguyên Mông
    Bởi tài thao lược
    Đức Ông Trần Triều
    Bởi đoàn kết tốt
    Cả nước một lòng
    Quyết tâm – Chiến thắng!

    Mấy trăm năm qua
    Việt Nam Trung Hoa
    Nhiều năm giảng hòa
    Lắm lúc chiến tranh
    Việt Nam ta đánh
    Chúng thường thua đau

    Thế kỷ Hai Mốt
    Thời của Đại dương
    Trung Quốc them thuồng
    Muốn chiếm Biển Đông
    Bằng đường lưỡi bò
    Thật là vô lý

    Hãy nghĩ lại ngay
    Không thì chúng bay
    Nhận ngay thất bại
    Chẳng có một ai
    Trên trái đất này
    Ủng hộ chúng bay
    Bành trướng Biển Đông.
    (* Ngài Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương – Trần Hưng Đạo)
    Bản quyền Vũ Văn Vinh (bút danh Sóng Việt)
    - See more at: http://suachuaoto.org/bai-ve-trung-quoc-lich-su-trung-quoc-dau-thuong_n58025_g735.aspx#sthash.d88VAnhG.dpuf

    • Vinh says:

      Bài Vè Trung Quốc, Lịch sử Trung Quốc đau thương
      http://suachuaoto.org/n/hoang-sa-truong-sa-viet-nam/bai-ve-lich-su-trung-quoc-bai-ve-trung-quoc-dau-thuong
      Ve vẻ vè ve
      Bài vè Trung Quốc
      Từ ngàn năm trước
      Gây chiến liên miên
      Cướp đất cướp tiền
      Của dân lương thiện

      Xây Tử Cấm Thành
      Làm nơi cai trị
      Bắt vạn mỹ nữ
      Nhốt vào cấm cung
      Nếu không phục tùng
      Chẳng còn mạng sống
      Vua quan nhà Tống
      Ăn chơi xa đọa
      Nên phải mang họa
      Mất nước lầm than
      Làm thân nô lệ
      Đế Quốc Nguyên Mông

      Thuở đó nước ta
      Mang tên Đại Việt
      Dưới trướng nhà Trần
      Thắng trận ba lần
      Đế Quốc Nguyên Mông
      Bởi tài thao lược
      Đức Ông Trần Triều
      Bởi đoàn kết tốt
      Cả nước một lòng
      Quyết tâm – Chiến thắng!

      Mấy trăm năm qua
      Việt Nam Trung Hoa
      Nhiều năm giảng hòa
      Lắm lúc chiến tranh
      Việt Nam ta đánh
      Chúng thường thua đau

      Thế kỷ Hai Mốt
      Thời của Đại dương
      Trung Quốc them thuồng
      Muốn chiếm Biển Đông
      Bằng đường lưỡi bò
      Thật là vô lý

      Hãy nghĩ lại ngay
      Không thì chúng bay
      Nhận ngay thất bại
      Chẳng có một ai
      Trên trái đất này
      Ủng hộ chúng bay
      Bành trướng Biển Đông.
      (* Ngài Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương – Trần Hưng Đạo)
      Bản quyền Vũ Văn Vinh (bút danh Sóng Việt)
      - See more at:http://suachuaoto.org/n/hoang-sa-truong-sa-viet-nam/bai-ve-lich-su-trung-quoc-bai-ve-trung-quoc-dau-thuong

  3. GiaTran says:

    Dân nhu nhược bị cs tẩy não nhồi sọ,trí thức thì ươn hèn trùm chăn hưởng lạc, ai làm thay đổi thể chế được đây!?

  4. NGÀN HOA says:

    BA THỰC THỂ XÃ HỘI

    Có ba thực tại xã hội, và thực tế nó cũng chỉ sơ đẳng, đơn giản như một trang sách giáo khoa thư ở bậc tiểu học, nhưng không biết có nhiều người hay để ý tới không.
    Đó là thực tại kinh tế xã hội; thực tại hành chánh điều hành; và thực tại chính trị quyền lực.
    Thực tại kinh tế xã hội, đó là cái nền vô thưởng vô phạt, luôn có trong bất kỳ tình huống nào, nó chỉ là vật chất hay chất liệu của xã hội. Chủ yếu của xã hội VN ngày nay là như thế. Tức phần lớn mọi người dân chỉ biết làm ăn, cho dầu đất nước có bị xâm lăng hay không bị xâm lăng cũng vậy. Bình chân như vại, ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Chỉ cốt được sống là đủ, hay thậm chí sống được ngày nào hay ngày đấy, miễn là làm ăn, phát tài riêng là được. Sự tiến hóa mảng của xã hội này là sự tiến hóa kinh tế, chỉ qua hoạt động kinh tế mà không là gì khác.
    Thực tại hành chánh quản lý là guồng máy chính quyền, nó là công cụ cải quản thực thể trước. Thực chất nó chỉ là thiên lôi, sai đâu đánh đó. Nó ăn lương, phúc lợi của toàn xã hội, của thực thể trước nuôi nó, nhưng nó cũng như thằng nài cưỡi voi, nó phải làm theo lệnh ông chủ, nó chẳng phải là chủ của voi như lại có quyền điều khiển được voi. Con voi phải khuất phục nó vì nó ngồi trên lưng và có công cụ khống chế được chú voi.
    Thực thể thứ ba là thực thể quyền hành chính trị. Chính thực thể này mới quan trọng và điều đáng nói nhất. Ở những nước dân chủ tiên tiến, thực thể này xuất phát từ thực thể đầu tiên đã có ý thức bầu cử lên nó, trao quyền điều hành cho nó. Còn ở các nước quân chủ hay độc tài mọi loại, nó giống như thứ quyền tự phong nhờ vào sự chiến thắng quân sự nào đó, hay nhờ vào cơ hội nắm quyền nào đó, và nó cũng giống như trái banh chỉ được chuyền qua trong nhóm mà không thể bị để lọt ra ngoài. Vì để lọt ra ngoài là sợ mất banh, sợ mất quyền ghi bàn, tức chỉ vì lợi lộc và sự chiến thắng riêng cho mình mà không do bất kỳ giá trị hay ý nghĩa nào khác.
    Nên điều đáng nói ở đây là giữa độc tài và dân chủ thì nên chọn cái nào ? Tất nhiên không ai là không chọn dân chủ. Và giữa lãnh đạo chính trị có thực tài và không có thực tài thì nên chọn cái nào ? Tất nhiên ai cũng chọn người có tài mới có thể đưa đất nước đi lên, làm cho xã hội được phát triển và hạnh phúc nhất.
    Nhưng biết và làm lại là chuyện khác. Bởi vì biết mà không có quyền cũng không làm được gì cả. Quyền đây là quyền lựa chọn. Vì muốn lựa chọn mà không có quyền lựa chọn thì cũng bằng thừa. Vậy nên vấn đề cuối cùng đặt ra cho mọi người VN ngày nay, không loại trừ bất cứ ai, đó là mọi người VN có quyền lựa chọn điều gì mình muốn chọn như trên hay không. Thật là một bài giáo khoa thư hết sức giản dị mà không phải ai ai cũng đều để ý đến. Bất kỳ xã hội nào mà người dân không có quyền lựa chọn điều quan trọng nhất mà mình phải lựa chọn, đó gọi là xã hội bị trị. Bất kỳ xã hội nào mà người cầm quyền không phải do dân lựa chọn ra nhưng lại tự có quyền đó, đó gọi là những người thống trị hay là giới thống trị. Chẳng hạn đất nước ta trong hàng ngàn năm bị Hán thuộc trước kia, giới thống trị chính là các quan lại thuộc An nam Đô hộ phủ, do một Thái thú đứng đầu điều khiển, còn thời Pháp thuộc, đó là hệ thống các Tòa khâm sứ do Toàn quyền Đông dương chỉ huy mà không ai khác.

    HOA NGÀN
    (02/6/14)

  5. noileo says:

    Trích: “Lối thoát duy nhất, là những cải cách cần thiết để Việt Nam thoát Khựa thành công, là sự gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá với Nhật, Mỹ và Phương Tây”

    Con đường cộng sản đã tỏ ra hoàn toàn sai lầm, sai lầm trong từng năm, từng tháng suốt trên một giáp. Chính sách tay sai giặc tàu của cộng sản Hồ chí Minh, của cộng sản VNDCCH đã gây thiệt hại vô cùng cho quyền lợi quốc gia dân tộc VN.

    Cần phải thay thế chính sách tay sai giặc tàu bằng chính sách gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá với Nhật, Mỹ và Phương Tây điều mà Việt Nam Cộng Hòa trước kia đã theo đuổi mà trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chúng gian phụ họa cộng sản Hồ chí minh lừa dối người dân, gọi là “VNCH bám gót đế quốc Mỹ”.

    Nói rằng VN mình ngày nay muốn trở lại chính sách bám gót đế quốc Mỹ, nhưng đã chắc gì đế quốc Mỹ nó cho bám gót nó chưa?

    VNCH trước kia chỉ đuọc đế quốc Mỹ nó cho bám gót đến năm 1973 thôi, nên VN mới ra cơ sự bi thảm như ngày nay.

    Giá như VNCH trước kia đuọc đế quốc Mỹ nó cho bám gót dài dài, thì hẳn là VNCH đã tốt đẹp lên rất nhiều, như Âu châu, Tây đức đuọc bám gót đế quốc Mỹ dài dài đến 1990, nhờ đó mà nước Đức được thống nhất trong hòa bình, nhờ đó mà Đông Âu đuọc thoát Nga, đuọc thoát nạn cộng sản.

    Nếu VNCH trước kia không bị cộng sản VNDCCH phá hoại giết tróc, đuọc đế quốc Mỹ nó cho bám gót liên tục đến 1990, đến nay, thì ngày nay, nếu VN chưa đuọc thống nhất như nước Đức, thì VN cũng có một VNCH không thua kém gì Hàn quốc [mà từ 1960 VNCH đã có GDP per capita hơn hẳn GDP per capita của Hàn Quốc, gấp đôi GDP per capita của Thái lan, gấp 3 GDP per capita của VNDCCH], thì cũng phần nào đỡ tủi cho dòng giống danh diện VN.

    *****

    Như người ta đã biết, khi một chính sách tỏ ra thất bại, phải thay thế bằng một chính sách khác, thì người ta không thể chỉ thay thế chính sách mà lại không thay thế người thực hiện chính sách.

    Thay đổi chính sách mà vẫn dùng người cũ, mà vẫn dùng người đã từng thi hành chính sách cũ, thất bại, để thi hành chính sách mới thì chính sach mới sẽ không đuọc thi hành trọn vẹn, thì chính sách cũ sai lầm vẫn còn vương vất.

    Muốn chính sách mới đuọc thi hành triệt để, phải thay cả người thực hiện chính sách

    Muốn chính sách bám gót đế quốc Mỹ đuọc thi hành trọn vẹn, có kết quả tốt đẹp, phải dẹp bỏ đảng cộng sản, kẻ thục hiện chính sách tay sai giặc tàu đã chỉ đem lại kết quả tàn dân hại nước, thay vào đó là đảng Việt nam Cộng Hòa.

    Đảng VNCH sẽ thi hành chính sách bám gót đế quốc Mỹ triệt để, về mọi phương diện, chứ không chỉ “liên minh quân sự” khôn lỏi.

    Quý các nhà trí thức bắc kỳ, quý các nhà trí thức “trái tim để trên đầu” chuyên nghề tư ruy thờ Nga, thờ tàu hãy vì tương lai VN & an ninh VN mà dẹp bỏ tự ái, mà bớt coi thường bọn nam kỳ “chỉ có sĩ phu bắc hà, không có sĩ phu nam hà”, mà triệt để ủng hộ đảng Việt Nam Cộng Hòa trở lại năm chính quyền trên toàn cõi VN.

    Một khi đuọc Mỹ nó cho bám gót, phải bám cho chặt, mới mong thoát Trung, mới mong khá lên được.

    Sau này chừng vài ba chục năm, khi VN đã tương đối vững mạnh, chừng nấy quý các nhà trí thức bắc kỳ “trái tim để trên đầu” tư ruy thờ Nga, thờ tàu có muốn lơi tay bám gót đế quốc Mỹ, thì chắc cũng ok thôi?!

Leave a Reply to Vũ Vinh