WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng

Bài toán như sau “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”. Rất nhiều tranh cãi diễn ra quanh bài toán này, thậm chí có cả một làn sóng cười cợt, mỉa mai chê bai sự dốt nát của ông thầy nào đã ra đề bài ấy.

Chỉ sau vài ngày, khi câu chuyện bài toán “cừu và thuyền trưởng” này gây nên cơn sốt, tác giả của bài toán là giáo sư Phạm Đình Thực – nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn đã cho biết đó là một trong những bài toán cố ý nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh, tránh cách học máy móc và lối mòn.

Và ông rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng điều đó chứng minh rằng tư duy phản biện trong nhà trường đang bị triệt tiêu. Đây là một cảnh báo rất nghiêm túc của một nhà sư phạm có tâm huyết.

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán "Con cừu và thuyền trưởng" nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh - Ảnh: TL (motthegioi)

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán “Con cừu và thuyền trưởng” nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh – Ảnh: TL (motthegioi)

Khác với giai đoạn bùng nổ cười cợt, miệt thị vì đề toán này, sau sự tường trình “à ra thế” của người ra đề bài thì có một sự thật không kém đau lòng “bục” ra đó là như sự yên lặng và quên lãng với câu chuyện mà nhiều người vừa ào ào thịnh nộ.

Trên các mạng xã hội rất ít phản hồi về cái sự thật mới được đưa ra thậm chí là một lời tâm tình xin lỗi tác giả, khi biết được sự thật chỉ được giới thiệu một phân nửa cũng hầu như vắng bóng.

Câu chuyện đơn giản này đang phác họa một xã hội Việt Nam rõ nét trong thời kỳ hiện đại: Con người đang dễ dàng chỉ trích, hạ thấp một ai đó, nhưng khi tìm ra điều đó là một sai lầm trong phản biện của mình thì dễ dàng né tránh bỏ qua.

Con người đang hời hợt trong cuộc sống, nhanh nhạy tham gia những phong trào miệt thị đồng loại để chứng minh mình có lẽ phải, nhưng rồi quay mặt rất nhanh khi nhận ra là mình đã bước hụt chân.

Có phải con người Việt Nam hôm nay đã ích kỷ hơn, đã thiếu đi sự tử tế, chân thành khi không biết cất lên lời xin lỗi cho những gì mình gây ra?
Trong vô số những lời miệt thị công việc lặng lẽ của vị giáo sư, sau đó, khi mọi chuyện được lý giải, hầu như tôi không tìm thấy một sự ân hận nào. Dĩ nhiên, trong muôn vàn cách nói, có thể lý giải rằng do việc bài toán “cừu và thuyền trưởng” đã được đưa ra thiếu một nửa sự thật ở phía sau khiến gây hiểu lầm, nhưng rõ ràng là có một sự thật hoàn hảo là đám đông chúng ta đã không buồn cất công tìm hiểu, và cũng rất sợ trễ chuyến tàu xu thời, nên vội góp ngay một bình luận cay độc, trước khi nhận biết đủ.

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng - Ảnh:TL

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng – Ảnh:TL

Giữa một xã hội lâu nay chỉ nhìn thấy vô số những sai lầm của sách giáo khoa, của phát ngôn từ ngành giáo dục… Con người Việt Nam có thể đã chai lì và quá ngán ngẩm trước hiện thực của đời mình, con cháu mình, thì chuyện giữa mênh mông hiện tại những điều đáng vứt đi, việc tìm thấy một tư duy tốt đẹp cho con người như vậy, dù nhỏ bé, điều đó cũng xứng đáng được cúi đầu kính trọng.

Lâu  nay trên báo chí, truyền hình… người ta thấy không ít người Việt trở nên tầm thường, tranh ăn giữa sảnh thượng lưu, cướp giật giữa phố khi gặp cảnh đánh rơi, thậm chí đền đài, thờ phượng cũng tràn ngập tiền bạc và mua vui.

Giữa biển cả xuống cấp đó, bài toán lặng lẽ giải ước mơ, cho trẻ con có tính phản biện và logic của cuộc sống, quả là một món quà ẩn giấu kỳ diệu, khó tin trong một thời đại đầy công thức và chỉ biết lo bảo toàn bản thân ích kỉ. Tác giả bài toán đó lẽ ra phải được nhận một lời xin lỗi

Tôi muốn gửi đến giáo sư Phạm Đình Thực một lời xin lỗi. Vì tôi cũng đã cười khi nhìn bài toán đó, đã vô tâm không đi tìm lý do vì sao nó lại được in ra. Dĩ nhiên, tôi cũng giống như rất nhiều người đã mệt mỏi và ngao ngán trước nền giáo dục Việt Nam bấy lâu nay, nhưng đó không thể là lý do nếu tôi đánh đồng sai lầm với sự tận tụy – dù nhỏ bé – của một nhà giáo có lương tâm.

Đất nước đã ngàn năm tuổi, vì vậy người Việt cũng cần lớn lên để thoát khỏi trạng thái ích kỷ trẻ con, có thể vì một vấn nạn giáo dục nào đó đã hằn vào não nhiều thế hệ trên đất nước này, khiến đang ngày càng bùng lên như một khối u đau nhức.

Lời xin lỗi trong suy nghĩ của người Việt cần phải được dựng lại từ hôm nay, vì xin lỗi một bài toán nhỏ có thể là khởi đầu cho những phục hưng lớn lao hơn. Để một lúc nào đó, chúng ta có thể mạnh dạn xin lỗi lịch sử, xin lỗi hiện tại và xin lỗi lẫn nhau… vì chúng ta đã vui cười, tận hưởng trong vô tâm…

© Tuấn Khanhmotthegioi.com

30 Phản hồi cho “Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    TÂN HỌC TINH HOA
    **************************

    Một ông thầy giáo cho ra bài toán sau đây :

    “Trên cành cây có 5 con chim đang đậu, bây giờ thầy sách súng trường ra bắn rớt 3 con , vậy trên cành còn lại mấy con chim đang đậu?

    Cả lớp gồm mấy em học trò 6 tuổi dễ thuơng ai ai cũng hí hửng ghi xuống câu trả lời là : ” 5-3 =2. Vậy trên cành còn lại 2 con chim đang đậu” mong lấy điễm cao

    Thầy giáo đi vòng quanh lớp nhìn học trò trả lời vừa lòng lắm…

    Riêng có Little Johnny , ông thầy giáo thấy câu trả lời là : “trên cành không có còn con chim nào đậu hết ”

    Ông thầy giáo giận lắm. đỏ mặt tía tai , bèn gắt gỏng, “năm con chim , thầy bắn chết 3 thì lấy 5 trừ 3 , còn lại là 2 con chim đang đậu trên cành , sao em lại trả lời là không( 0) ! Một bài toán trừ đơn giản thế mà làm không xong à !

    “Thưa thầy” , Little Johnny , gãi đầu gãi tay nói , ” Thầy sách súng ra bắn , chim nó sợ quá , nó bay hết trơn rồi , làm gì còn con nào đậu trên cành nữa mà trả lời là còn hai con !”

    Ông thầy nghe Little Johnny trả lời sững sờ rồi im lặng quay về bục giảng…

    ************************
    Lời bình : mời

    Nguyễn Trọng Dân sao lục- khảo soạn

    • Pham Minh says:

      Góp lời bình với Mr. Nguyễn Trọng Dân:
      - Đây là một bài “toán đố” nhỏ thuộc loại “tricky”, đố để giải lao sau giờ toán (bậc tiểu học) để thử sự thông minh, sắc bén của học sinh chơi thì được nhưng không thể là một bài toán nằm trong giáo án vì có tính đố mẹo, lương lẹo (tricky) không phải là bản chất, yêu cầu của toán học thuần túy, nhất là cho bậc tiểu học.
      -Chuyện không có gì đáng bình nếu như ông thầy giáo không đỏ mặt, tía tai la cậu Little Johnny. Thì ra không phải ông thầy giáo muốn “trick” học sinh mà là do thầy vừa cẩu thả, vừa dốt khi ra đề bài mà không thấy cái lỗi sơ sót của mình cho đến khi nghe cậu Little Johnny (6, 7 tuổi) giải thích thì mới “ngộ ra” mà sửng sờ. Còn lời gì mà bình nữa đây? Đúng là chuyện Tân chứ không phải Cổ Học Tinh Hoa.
      Xin cùng trở lại bài chủ:
      -Ngay lời giới thiệu của tác giả Tuấn Khanh về ông giáo sư: “…Phạm Đình Thực – nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn …” đã khiến người đọc vào mê hồn trận. Môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của trường ĐH Sai Gon (?) hay hồi đó (nguyên) ông Thục là giáo sư đại học Sai Gon nhưng có đưa ra phương pháp và bài toán đó (có phải là job của ông ta ?) hay là ngày xưa ông là giáo sư ĐH Sai gon nay không biết đang làm gì, có “đề xuất” ra bài toán này cho bậc tiểu học để tập cho đám trẻ phản biện?
      -Không ai (dù già hay trẻ) rỗi hơi mà đi phản biện một điều vô lý hoàn toàn, dù chỉ là thực tập, như bài toán trện.
      -Nếu tg Tuấn Khanh không make story thì ông gs Thục này nếu không thuộc “mát dây” cũng thuộc loại lập dị. Thảy lên báo giấy, báo mạng cho thiên hạ lên cơn sốt chơi (nổi nóng mà chửi); mặc, cho đời biết đến tên mình là được.
      Hết thuốc chữa. Teacher runs.

  2. Thanh Bình says:

    Ra đề toán kiểu đầu cừu đuôi thuyền trưởng chỉ là một mẹo chứ không phải bản chất của toán học. Toán học là dạy logic cho con người chứ không phải đố mẹo. Toán học bản thân nó đã đủ khó và đủ để con người ta phát triển tư duy. Chả có nhà toán học lừng danh nào nghĩ ra các đề toán như thế. Chớ vội chê bai người ta nhưng cũng chows vội vinh danh tung hô những đề thi toán học như thế này

  3. ÁNH NGÀN says:

    PHẢN BIỆN

    Mồ cha anh Mác ngày nào
    Đưa ra học thuyết tào lao trên đời !
    Khiến trên trăm triệu con người
    Khắp toàn thế giới phải đánh mò tôm !
    Để cho thiên hạ lôm côm
    Dám đâu phản biện mắc ngàm đấy thôi !
    Đà non thế kỷ qua rồi
    Cái đuôi vẫn vậy phản hồi mà chi !
    Nên thôi Thầy cứ đố đi
    Còn lâu có kẻ nghĩ suy như Thầy !
    Dẫu rằng bài toán quả hay
    Nhằm đưa trắc nghiệm chuyện này ai ngu ?
    Thế gian toàn thảy lù đù
    Mấy ai suy nghĩ trơn tru như Thầy !
    Thôi đành đáp dại thế này
    Tuổi đời Lê Mác một ngày đúng không ?

    RÁNG NGÀN
    (10/8/14)

  4. Austin Pham says:

    Tôi không hiểu cái anh tác giả này có biet được anh ta đang viết gì hay không? Ông giáo sư kia không có nhiệm vụ dạy học sinh “phản biện”, ông ta là người dạy toán. Nếu anh là người có đầu óc thì anh đã không phải viết lăng nhăng như vầy. Nhìn lại những bài toán phía trên rõ ràng là toán dành cho lớp 1, 2 của những đứa bé 7 hoặc 8 tuổi. Kết quả có hay không của việc “phản biện” về đầu đề bài toán không chứng minh được gì. Sự bỏ trống không có giải đáp cho bài toán há chẳng phải là câu trả lời rằng học sinh không tìm được cái logic liên quan giữa 2 sự việc hay sao? Ngược lại, nếu có đáp số thì cần phải quan tâm đến các cháu đó để đưa chúng vào những lớp đặc biệt dành riêng cho nhóm…mentally challenged chuyên đào tạo các dư luận viên trên mạng. Không, ông ta không có cao siêu gì hết. Phương pháp của ông ta không phù hợp, kết quả mà ông ta dựa vào để đi đến kết luận là sai. Vấn đề của toán là cái gì đứng trước và sau cái dấu =. Phương pháp mà ông ta xử dụng nằm trong “cognitive development”, sự phát triển nhận thức, nó không phải là toán. Tôi thiệt là khổ với các anh đỉnh cao.

  5. Dân Việt says:

    Sói Cộng Sản Và Cừu Âu Lạc

    Đàn chó sói rông càn trên khắp nước
    Nhe búa liềm khủng khiếp thế răng nanh
    Hai triệu con cầy giống đảng lưu manh
    Đang săn giữ đám cừu non Âu Lạc.

    Cừu Âu lạc tuy đông mà nhút nhát
    Bị bùa mê Các mác hãy còn say
    Hoặc mộng du ngầy ngật suốt đêm ngày
    Hay thức tỉnh mà hầu như vô cảm.

    Một số khác ham chơi và lãnh đạm
    Lo vuốt ve chải chuốt bộ bông mình
    Chỉ biết ăn, ỉa, ngủ, và làm tình
    Phó mặc đời cho con buôn quỉ quyệt.

    Đàn chó sói được con buôn huấn luyện
    Vỗ béo bằng thịt máu của cừu non
    Lại ban cho gác tía với lầu son
    Và bổng lộc trọn đời cho con cháu.

    Đàn chó sói nguyện trung thành tuyệt đối
    Và quyết tâm canh giữ đám cừu non
    Mấy mươi triệu con như đã mất hồn
    Mặc đàn chó lùa đến đâu thì đến.

    Đám cừu non suốt ngày câm như hến
    Ngoài hai tiếng kêu thảm thiết be be
    Như cam lòng số phận đã an bề
    Ăn và ngủ, chờ lưỡi dao đồ tể.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn. wordpress.com

  6. CẲNG NGỖNG says:

    ” … Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng – Ảnh:TL … ” ĐÁP SỐ : Thế mới gọi là đố chớ, chứ cứ chình ình thấy ngay thì còn đố làm gì ? Bài này theo như thần đồng Lê quí Đôn nó cá 2 Đáp số : Dáp án 1 : trông có vài con cừu mà để rơi mất 5 con thì ông thuyền trưởng này phải 100 tuổi chết rồi ( ta vẫn thường nói chết là 100 tuổi, chết nên mói để rơi chứ ? ) Đáp án 2 : nếu cả 45 con rơi xuống nước thì ông thuyền trưởng hãy còn trong bụng me,không ai trông, tức zero tuổi ? Đúng không ông thầy dạy học trò tư duy ” chéo cẳng ngỗng ” : chả trách dậy toán lại bắt sang tư duy ” luận lý ” ( logic logique ) rồi khi dạy lô-gic lại chệch sang toán học làm tư duy học sinh cứ rối mù nên cả 100 năm rồi đầu óc học sinh vẫn cứ loay hoat rậm chân tại chỗ ?

  7. Cao bồi Texas. says:

    Tôi vẫn không thấy tính chất giáo dục Toán học chỗ nào với bài toán con cừu ấy cho học sinh tiểu học. Phản biện? Tư duy? Một đứa trẻ trình độ lớp 4,5 mà đòi phản biện, tư duy không theo lối mòn, e rằng có đáng không. Đòi hỏi các em SV đại học thì may chăng?
    Tôi không thấy có sự liên quan giữa bài toán này và sự vô cảm của xã hội ngày nay. Nếu trên các trang mạng có sự phê phán “xúc phạm” tác giả bài toán này thì đó là việc làm không thích hợp.

  8. n.k.d.thơ says:

    Ra đề toán sai rỏ ràng như thế mà còn ngụy biện ,không có một trò nào “phản ứng “. Phản ứng ra răng ?
    Bài toán chĩ là loại cho học sinh lớp mẩu giáo ,lớp 1,lớp 2và vói cái đầu óc non nớt đó ,với cái tuổi 5,6,7 (tuổi) đó ,cái tuổi còn khóc nhè ,ăn chưa no lo chưa tới thích chơi hơn học đó thì “phản ứng ” cái gì ?
    Bài toán phi lý cho nên người ta cười cợt ,mĩa mai chê bai người ra bài là đúng (biết đâu khi các cháu bé được nghe giãi thích của các bậc cha anh ,hiểu ra cũng thấy ,cái ông thầy sao “dốt ” thế !).
    Đã sai ,dù là sai đẻ thăm dò phản ứng của các cháu “thần đồng ” vn ,lại còn ngụy biện. Mà như thế là có kết quả rồi . Những lời mạt sát ,chê bai ,cười cợt ,mĩa mai như tác giã cũng thừa nhận là có phản ứng đó với “Ráo sư”và viết bài này “ca’ “ráo sư”(khi biết kẻ ra bài và mục đích ra bài của r/s)..nhưng nếu Ong “ráo” không lên tiếng ,dấu mặt kỹ vì bài toán vô duyên ,rỏ ràng là sai lạc mà một học sinh bạc tiểu học cũng thấy ,và cã người lớn không học hay vô học cũng hiểu ra.Vì Phản ứng của người dân đã là thước đo cho sự sai trái đấy tinh phi lý đó.Và cố nhiên tác giã không viết bài này nếu ong ra “quái đề ” này không là r/s tiến xì và ngụy biện cho đè toán “ra là đẻ xem phản ứng của học sinh ” . Và phản ứng đã có ,r/s đã biết cần gì phải bươi nó lên .
    Người ta nói “bới bèo ra bọ ”
    Sai mà sửa sai càng sai nhiều
    Nói láo một chuyện thành nói láo một trăm ,ngàn chuyên…
    Như ngày nào ,cô giáo cấp 3 ,dạy văn ,đã trã lời “TLVĐ là gánh cãi lương .Nhất Linh là kép chánh “(dù câu hỏi có chữ văn đoàn ).
    Đúng là cãi lương !
    (Bé T.)

  9. Girl Le says:

    Vâng, tôi muốn gởi lời xin lỗi đến giáo sư PĐT. Nhưng mà phản biện thì KHÔNG.
    Ở cái đất nước mà phản biện dễ bị chụp mũ là phản động, để rồi vô tù vì tội… trốn thuế hay đại để như thế, dạy cho bọn trẻ phản biện thì chỉ hại cho chúng sau này.
    Đa số “người lớn” nói một đường làm một nẽo, đưa đất nước xuống hố, tác giả thử phản biện họ xem sao?

  10. Nhân cách dưới chế độ VC says:

    Trần Thành Nam :( Trích đoạn ).. Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?

    Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc chiến” là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
    ……………………
    Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

    Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…
    Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”

    Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa .

    Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi:
    “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” .

    Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa.

Phản hồi