WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng

Bài toán như sau “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”. Rất nhiều tranh cãi diễn ra quanh bài toán này, thậm chí có cả một làn sóng cười cợt, mỉa mai chê bai sự dốt nát của ông thầy nào đã ra đề bài ấy.

Chỉ sau vài ngày, khi câu chuyện bài toán “cừu và thuyền trưởng” này gây nên cơn sốt, tác giả của bài toán là giáo sư Phạm Đình Thực – nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn đã cho biết đó là một trong những bài toán cố ý nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh, tránh cách học máy móc và lối mòn.

Và ông rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng điều đó chứng minh rằng tư duy phản biện trong nhà trường đang bị triệt tiêu. Đây là một cảnh báo rất nghiêm túc của một nhà sư phạm có tâm huyết.

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán "Con cừu và thuyền trưởng" nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh - Ảnh: TL (motthegioi)

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán “Con cừu và thuyền trưởng” nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh – Ảnh: TL (motthegioi)

Khác với giai đoạn bùng nổ cười cợt, miệt thị vì đề toán này, sau sự tường trình “à ra thế” của người ra đề bài thì có một sự thật không kém đau lòng “bục” ra đó là như sự yên lặng và quên lãng với câu chuyện mà nhiều người vừa ào ào thịnh nộ.

Trên các mạng xã hội rất ít phản hồi về cái sự thật mới được đưa ra thậm chí là một lời tâm tình xin lỗi tác giả, khi biết được sự thật chỉ được giới thiệu một phân nửa cũng hầu như vắng bóng.

Câu chuyện đơn giản này đang phác họa một xã hội Việt Nam rõ nét trong thời kỳ hiện đại: Con người đang dễ dàng chỉ trích, hạ thấp một ai đó, nhưng khi tìm ra điều đó là một sai lầm trong phản biện của mình thì dễ dàng né tránh bỏ qua.

Con người đang hời hợt trong cuộc sống, nhanh nhạy tham gia những phong trào miệt thị đồng loại để chứng minh mình có lẽ phải, nhưng rồi quay mặt rất nhanh khi nhận ra là mình đã bước hụt chân.

Có phải con người Việt Nam hôm nay đã ích kỷ hơn, đã thiếu đi sự tử tế, chân thành khi không biết cất lên lời xin lỗi cho những gì mình gây ra?
Trong vô số những lời miệt thị công việc lặng lẽ của vị giáo sư, sau đó, khi mọi chuyện được lý giải, hầu như tôi không tìm thấy một sự ân hận nào. Dĩ nhiên, trong muôn vàn cách nói, có thể lý giải rằng do việc bài toán “cừu và thuyền trưởng” đã được đưa ra thiếu một nửa sự thật ở phía sau khiến gây hiểu lầm, nhưng rõ ràng là có một sự thật hoàn hảo là đám đông chúng ta đã không buồn cất công tìm hiểu, và cũng rất sợ trễ chuyến tàu xu thời, nên vội góp ngay một bình luận cay độc, trước khi nhận biết đủ.

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng - Ảnh:TL

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng – Ảnh:TL

Giữa một xã hội lâu nay chỉ nhìn thấy vô số những sai lầm của sách giáo khoa, của phát ngôn từ ngành giáo dục… Con người Việt Nam có thể đã chai lì và quá ngán ngẩm trước hiện thực của đời mình, con cháu mình, thì chuyện giữa mênh mông hiện tại những điều đáng vứt đi, việc tìm thấy một tư duy tốt đẹp cho con người như vậy, dù nhỏ bé, điều đó cũng xứng đáng được cúi đầu kính trọng.

Lâu  nay trên báo chí, truyền hình… người ta thấy không ít người Việt trở nên tầm thường, tranh ăn giữa sảnh thượng lưu, cướp giật giữa phố khi gặp cảnh đánh rơi, thậm chí đền đài, thờ phượng cũng tràn ngập tiền bạc và mua vui.

Giữa biển cả xuống cấp đó, bài toán lặng lẽ giải ước mơ, cho trẻ con có tính phản biện và logic của cuộc sống, quả là một món quà ẩn giấu kỳ diệu, khó tin trong một thời đại đầy công thức và chỉ biết lo bảo toàn bản thân ích kỉ. Tác giả bài toán đó lẽ ra phải được nhận một lời xin lỗi

Tôi muốn gửi đến giáo sư Phạm Đình Thực một lời xin lỗi. Vì tôi cũng đã cười khi nhìn bài toán đó, đã vô tâm không đi tìm lý do vì sao nó lại được in ra. Dĩ nhiên, tôi cũng giống như rất nhiều người đã mệt mỏi và ngao ngán trước nền giáo dục Việt Nam bấy lâu nay, nhưng đó không thể là lý do nếu tôi đánh đồng sai lầm với sự tận tụy – dù nhỏ bé – của một nhà giáo có lương tâm.

Đất nước đã ngàn năm tuổi, vì vậy người Việt cũng cần lớn lên để thoát khỏi trạng thái ích kỷ trẻ con, có thể vì một vấn nạn giáo dục nào đó đã hằn vào não nhiều thế hệ trên đất nước này, khiến đang ngày càng bùng lên như một khối u đau nhức.

Lời xin lỗi trong suy nghĩ của người Việt cần phải được dựng lại từ hôm nay, vì xin lỗi một bài toán nhỏ có thể là khởi đầu cho những phục hưng lớn lao hơn. Để một lúc nào đó, chúng ta có thể mạnh dạn xin lỗi lịch sử, xin lỗi hiện tại và xin lỗi lẫn nhau… vì chúng ta đã vui cười, tận hưởng trong vô tâm…

© Tuấn Khanhmotthegioi.com

30 Phản hồi cho “Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng”

  1. Cao bồi Texas. says:

    Tôi đã không tính nói nữa về cái gọi là “bài toán con cừu” của nhà giáo ưu tú giáo sư trường ĐH Sư Phạm th HCM Phạm Đình Thực ( không biết tôi kể có đủ hết mọi phẩm hàm chưa?) vì đã có biết bao nhiêu lời còm rồi, không những ở đây mà còn ở hơn một trang Web khác nữa. Nhưng vì vẫn còn “bức xúc” nên hôm nay cho tôi nói thêm một lần nữa.
    Trước hết xin được ngưỡng mộ GS (xin cho gọi ngắn như vậy ạ) người có ý định vô cùng can đảm là đưa lý luận phản biện (chứng) của triết học Mác Lê Nin vào các lớp bậc tiểu học qua bài toán con cừu. Bài toán này thực ra là một câu chuyện “tếu” của nhà văn Pháp Gustave Flaubert, tác giả cuốn Madame Bovary nổi tiếng, viết ra để châm chọc các nhà toán học thời ấy (thế kỹ 19). Nay được GS chế biến và đưa vào sách Toán học bậc tiểu học để tập và rèn tư duy phản biên cho học sinh. Tôi tin chắc rằng chưa có một nước nào trên thế giới dám làm điều ấy. Điều này sẽ hình thành trong trí trẻ con một thói quen phản biện, góp phần đào tạo một thế hệ trẻ hồng trước chuyên sau. Đề nghị các nhà chuẩn bị làm chính sách cải cách giáo dục nước ta nghiêm chỉnh nghiên cứu.

    Qua lời giải thích của GS trên báo chí cũng như trên youtube tôi được biết GS còn “phát minh” ra được phương pháp chia hai phân số rất “thần sầu”, tiếc là chưa có một nhà toán học nào trên thế giới thấu hiểu sự uyên bác của GS. Ngày xưa Gauss, ông Hoàng của các ông Hoàng (le Prince des princes), ông vua về Số Học, tiền thân của Lý Thuyết Số ngày nay, nếu còn sống cũng sẽ ngã mũ chào thua.
    Cũng qua các phương tiện truyền thông tôi được biết thêm GS còn có ý trách những người viết SGK bậc tiểu học trong nước (tôi đoán là GS chuyên về Toán tiểu học) là thỉnh thoảng phải xen vào đâu đó trong sách một vài kiến thức sai, để cho các em phát hiện, tập dần ý thức phản biện hình thành trong tư duy của các em. Điều này thì xin thành thật phê bình GS. Trong sách Toán và các môn khác nữa, các tác giả đã đưa vào nhiều kiến thức sai rồi, nhưng không thật xuất sắc như bài toán “con cừu” của GS, có lẽ vì thế GS không thấy đó thôi.

    Tôi được biết GS đã từng giảng dạy Toán ở trường ĐHSP TP HCM. Ôi quí hóa quá. Ngôi trường này trước đây mang tên trường ĐHSP Saigon, từng là ngôi trường, tuy chưa dám sánh với ENS ( Ecole Normale Superieure) của Pháp, có tiếng ở miền Nam Việt Nam. Nhựng SV được đào tạo từ đây trở thành những giáo sư trung học đệ nhị cấp vững vàng, về tư cách lẫn kiến thức, góp phần đưa nền GD miền Nam sánh vai cùng thế giới. Những GS giảng dạy ở đây, nhất là các GS Toán, là thần tượng của chúng tôi. Người Việt có GS Đặng Đình Áng, GS Từ Ngọc Tĩnh,…Người Pháp có GS Monavon, GS Beneton,..nhựng bậc thầy uyên bác về kiến thức, mẩu mưc về đạo đức. Chúng tôi mang ơn tất cả những vị thầy đáng kính ây.

    Được biết GS cũng đã từng giảng dạy ở ngôi trường này, tuy mang tên khác, nhưng sự ngưỡng mộ GS trong tôi dường như bị ảnh hưởng bởi các bậc thầy của tôi. Qua đây tôi chúc sức khỏe GS, mong GS tìm tòi thêm nhiều bài toán “con cừu” khác tư duy phản biện cao hơn, đưa vào giáo trình giảng dạy cho các SV, mai sau họ sẽ trở thành những nhà giáo, nhất là những nhà giáo Toán, kiên định hơn nữa, hồng hơn nữa, góp phần đưa nền GD nước nhà lên tầm cao mới, tầm cao thời đại.

  2. TRƯNG DUỆ lớp ba tiểu học says:

    ĐÂY NÀY MẤY ÔNG TRÍ THỨC ” Chồn lùi ” hãy giương to cặp mắt lợn luộc của các ông nhìn không qua khỏi ngọn cỏ mà xem Nhà Giáo PĐT, một nhà sư phạm có tâm huyết cảnh báo rất nghiêm túc rõ ràng như thế này ( mà sao các ông dám mở miệng kêu người ta phải xin lỗi …dù muộn màng ? ) : ” — ông rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một em nhỏ nào phản ứng điều đó chứng minh rằng tư duy phản biện trong nhà trường đang bị triệt tiêu …” thế nghĩa là tinh thần bất khuất, chí quật cường của dân tộc đã bị triệt tiêu ngay từ trong trứng nước ? ” . Than ôi ! Còn đâu tinh thần ” phản biện ” ý chi bất khuất quật cường của Hai Bà Trung Bà Triệu, của Lê Lợi của Quang Trung … Vì đâu nên nỗi, vì ai ??? .

    • MÂY NGÀN says:

      PHẢN BIỆN

      Cần gì phản biện nữa mà
      Nó như cái nép vào ra lâu rồi !
      Đầu tiên mơ gặp Bác Hồ
      Thứ là tin Đảng lẽ nào trái ngang !
      Cuối cùng phải Mác Lênin
      Nhà trường một biển sách in vậy mà !
      Cho nên thầy mới xót xa
      Đố em bài toán gọi là vu vơ !
      Vu vơ sao lắm kẻ khờ
      Tưởng rằng thầy quả còn khờ hơn ta !
      Tình đời nghĩ thật xót xa
      Ai làm xã hội tiêu ma thế này !
      Vậy nên thế giới giả cầy
      Đời sau cũng sẽ vạch mầy ra thôi !

      BÚT NGÀN
      (13/8/14)

    • abc says:

      Ong gs ra bài toán cố ý sai đẻ xem thữ sụ phản biện của học trò ra sao ? Nhưng phải biết là học trò lớp nào ?bài toán của một ong thầy ra trên bãng đen ,dù là sai thì học trò lớp 1,2,3 hay bạc tiểu học cũng không biết là sai dẻ nói là sai ,và chưa chắc đã dám nói sai vì ong ta là thầy thì trong mắt học trò phải “đúng ” cái đã ,nhất là môn toán . Ở trung học ra một đè toán khó hơn,thì cũng chĩ một ,hai học sinh thấy là bài toán sai và can đảm đứng lên hỏi thầy mà thôi ! Hơn nữa ở bậc tiểu học phãi cho học sinh một ý tưỡng tốt về thầy giáo,cái gì cũng biết,thì mới tạo niềm tin nơi học trò và mới có phần nào nể phục.Có nể phục ,thì mới có học hành chăm chĩ noi gương thầy mà tiến tới.Thầy không đố học trò ,chơi khâm học trò đẻ chờ sự phản biện nơi trò và đẻ tự xem mình có tâm huyết ,thăm dò phản biện nơi trò bằng một bài toán lớp mẩu giáo như vậy “ông rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một em nhỏ nào phản ứng”…Một bài toán của một giáo sư tiến sĩ ra cho một bé học lớp 1.2 .3 mà bão nso phản biện vì thầy ra đề sai phi lý thì quả ông thầy đó tưỡng học trò của mình toàn là thần đồng , người ngoài hành tinh hết (hay ong ta là người ngoài hành tinh,hoang tưỡng).Đã ra sai ,còn đánh đố học trò (các em mơi học 2,3 năm coi thầy còn hơn cha), còn ngụy biện là không có EM NHỎ nào phản ứng hết và cho “tinh thần bất khuất, chí quật cường của dân tộc đã bị triệt tiêu ngay từ trong trứng nước ? ”. Chí quật cường lòng bất khuất từ ngàn xưa ,nơi bà trưng bà triệu lê lói quang trung ngày xưa chắc có lẻ các vị này không bị thầy tiến sĩtoán nào cho một đè toán phi lý đẻ thử lòng phản biện ,tinh thàn yêu nước của họ khi còn nhỏ . Thật là một suy luận áp đặt một cách cũng rất phi lý.Vì không cần phản biện ,nghĩa là cải lại thầy cô giáo vì sự áp đặt,đoi khi sai trái .phãn sư phajm của thầy cô nhưng,khì lớn lên ra đời ,họ càng phản biện mạnh mẻ hơn trước sai trái tiêu cực của xã hội của chính phủ…như chúng ta đã thấy.Nói tóm lại ,con người lớn lên thì trí óc cũng lớn theo .Cái học chĩ là căn bản ,bằng cấp chĩ là giấy chứng nhận…Khi đầu oc đã lớn theo tuổi thì đã phân biệt được hay dở đúng sai. Và phản biện cái dở phản ứng vói cái sai !
      Nếu muốn phê phán cái học của XHCN là dở là sai thi không cần phải bắt đầu từ các em bé lớp 1,2,3 thách chúng mà phải kiến nghị hay làm cái gì đó sửa đổi nền giáo dục vn hợp lý chó không dùng sự phi lý cũa bài toán đẻ xem trình độ các em có giỏi không ? (có khá thì mới biết đè sai) và biết sai có dám phản biện không ? Và sau khi biết phản biện hay không phản biệc của các em nhỏ thì húng ta phải làm gì phải làm sao ?Ngoài ra thì không đứa trẻ con nào biết sai ,không ai dù biết sai mà phản biện vì còn nhiều yếu tố khác nó ràng buộc nhau không thẻ làm khác hơn.
      Tóm lại thầy phải ra thầy ,trò phải ra trò.
      Tôn sư trọng đạo .
      Không phải thầy ra đè sai đẻ xem phản ứng học trò , gọi là trick học trò mà trò cũng không chê thầy ,phản biện lại thầy vì thấy ra đè toán sai. Mà có gì đẻ phản biejn phản ứng . Nếu các em nhỏ không biết là đề toán phi lý thì cha mẹ anh chị của em cũng biết.Nếu là giáo viên thì họ đã cho là “NGU” ,còn tiến sĩ NỂ hơn ,họ cho là bài toán tuy phi lý nhưng biết đâu là bài toán mẹo ,phải là tiến sĩ như Ỏng mới giãi được, Và họ trách Ong ta sao ra bài toán hác búa cho đầu óc non nớt của con họ! Biết đâu có người cho Ong ta “KHUNG”, học cao quá mà óc thì có hạn ,nên ĐIÊN…
      Và nếu Ong ta sau đo nói “tui cho bài toán phi lý đẻ xem phản biện của các cháu…” thì người ta càng “phục”… ‘À ra thế !”…
      Cho nên chữ “TRÍ THỨC CHỒN LÙI” trã lại cho bọn trí thức LÀM DÁNG khoe bằng cấp trong XHCN.
      (abc)

  3. Tô huy Cơ says:

    Những đứa trẻ vừa vượt qua mặc cảm Ê Đíp khi đối diện với bài toán náy tôi tin có em nghĩ … em thương mấy con cừu rơi xuống nước mà ông thuyền trưởng lại chẳng cứu !, hỏi tuổi ông ấy làm chi !. Như vậy bài toán không sai ( vì có đáp án đúng ) chỉ có người soạn ( lúc soạn “vô tâm” ) và người bàn , lớn mà bàn loạn – hú hí với nhau nên sinh con , chẳng đáng làm cha mẹ -!.

  4. nguyen cuong says:

    Tôi muốn kể một câu chuyện về phản biện để chúng ta suy nghĩ , khoảng cuối năm 1975 tôi và một số thầy cô được điều xuống dậy lớp bổ túc văn hoá cho các cán bộ , lúc đầu chúng tôi rất sợ ( các bạn đồng liêu thì cho là tụi tôi bị đi đầy ) , vì làm sao bây giờ khi ” HỌC SINH ” là các cán bộ vào lớp 10 người thì hết 7 người toàn mùi rượu và gục xuống bàn gáy o…o…, các thầy cô đang lo lắng …thì được ông bí thư huyện cho biết đại ý , các thầy cô nên thông thoáng cho các cán bộ sau nhiều năm gian khổ trong chiến tranh chống Mỹ , đâu có ai học hành gì nhiều , giớ chỉ thị tứ Trung Ương Đảng bắt các cán bộ cấp ấp, xả phải xong bổ túc văn hoá tiểu học , cấp huyện phải xong bậc trung học , cấp tỉnh phải xong bậc đại học ….nếu không có giấy chứng nhận đã hoàn tất các lớp bổ túc văn hoá sẽ bị phục viên …rồi viên bí thư huyện kết luận các thầy cô nào thông thoáng sẽ được đảng bộ đãi ngộ …và từ đó cứ 3 tháng là có lễ cấp giấy chứng nhận cho các ” học sinh ngủ” lên một lớp …đổi lại huyện cũng thông cảm sự mệt nhọc của các thầy cô nên phần lương thực không những được đưa tới tận nhà mà còn được tăng gấp 3 lấn so vối các thầy cô lớp thường …, và sau này chính tôi cũng học được lối phản biện rất mới từ những học sinh của tôi ,( khi đã chấm dứt các lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ ) đại ý : Đảng đã dậy …, bác Hồ kính yêu đã nói …nếu một sinh dám đi trật lề phải tức là dám phản biện thì số phận em đó sẽ ra sao ? và ngay bây giờ đại diện của Trung quốc còn gọi đảng CSVN là đứa con hoang đàng mà từ ông tổng bí thư trở xuống tới cả triệu đảng viên đang tại chức có ông bà nào dám Phản Biện Lối Nói trịch thượng của Trung quốc tới đảng cộng sản Trung quốc không ….hay đợi khi ăn hết lộc đảng khi gần xưống lỗ mới bầy trò phản biện để hy vọng lót đường cho con cháu kiếm miếng đỉnh chung trong chế độ mới…..

    • cam ca. says:

      “và ngay bây giờ đại diện của Trung quốc còn gọi đảng CSVN là đứa con hoang đàng mà từ ông tổng bí thư trở xuống tới cả triệu đảng viên đang tại chức có ông bà nào dám Phản Biện Lối Nói trịch thượng của Trung quốc tới đảng cộng sản Trung quốc không ….”(trich)
      Chúng không dám phản biện vì lúcc đó chưa có ong tiến sĩ giáo sư toán ra bài toán “con cừu và ông thuyền trưỡng “trên đây đẻ xem phản ứng của chúng . Tuy nhiên ,dù sao chúng không phản biện gì vì nêu cái sai là bị đòn ,biện giãi vì sao sai càng bị đòn năng hơn
      Khi bài toán “chơi khăm (trick) “em bé này đã không có phản ứng từ các em mà có nhiều phản ứng từ phụ huynh các emthi không biết người ra bài đã có biện pháp nào chấn chĩnh cái “không dám phản biện ” khi thấy sai chưa?
      Nếu chưa thì trách chi ong tbt nhà ta không dám phản biện tc xâm lăng biển đão ta ,và nhịn nhục đẻ cho chúng có Lối Nói TRịch Thượng :vói cái đãng cs của ta . Tuy nhiên cũng không trách vì rỏ ràng ta đã cam tâm làm tay sai ,linh đánh thê ,hạ bộ của chúng rồi mà.!
      Phản biện đẻ ăn đòn à ?
      (c)

  5. Kevin To says:

    ĐỀ TOÁN “BỐN CHỮ, MỘT SỐ”

    Đề toán thì đơn giản,
    Mà nhân loại chưa tìm ra,
    Chỉ tìm cách vượt qua,…

    “Tìm nguyên hàm của 1/x?”

    Chỉ đơn giản vậy mà,…
    “We have not yet found an antiderivative for function f(x) = 1/x.”
    cf. The USA Math, p.325

    Chỉ có cách vượt qua đó là “Logarithmic functions” (Hàm số Lô-ga-rith)
    Nguyên hàm của 1/x là log(x)
    [Ta có Đạo hàm của log(x) là 1/x.]

    (còn tiếp)

    Kevin To, USA.

    • Kevin To says:

      (Tiếp theo)

      NGUYÊN HÀM CỦA LOG(X)

      Vậy nguyên hàm của log(x) là biểu thức nào?

      BÀI GIẢI
      (kỳ tới)

      Kevin To, USA.

      • Kevin To says:

        Nguyên hàm của log(x) {tt}

        Có hai cách tìm
        1)
        Ta có thể viết log(x) = (1).log(x)

        Ta có công thức tính nguyên hàm:
        J.udv = uv – J.vdu (J. ký hiệu nguyên hàm)

        với dv = 1 –> v = x
        u = log(x) –> du = 1/x

        Thế các trị số vào công thức, ta được:
        J.log(x) = xlog(x) – J.x.(1/x)
        ………….= xlog(x) – J.1
        ………….= xlog(x) – x (vì nguyên hàm của 1 là x)

        Vậy, nguyên hàm của log(x) là xlog(x) – x

        2)
        Ta thêm 1 và bớt 1 vào log(x) để có
        log(x) = ! + log(x) – 1

        Từ công thức tính Đạo hàm,
        d/dx.uv = uv’ + vu’
        => J.(uv’ + vu’) = uv

        Chúng ta tìm cách biến đổi [1+ log(x)] trở thành [uv' + vu']
        Cho log(x) = v –> v’ = 1/x
        Thêm x = u –> u’ = 1
        Thế các trị số vào công thức trên, ta được
        J.[uv' + vu'] = uv => J.[x.(1/x) + log(x).(1)] = x.log(x)
        {ghi chú: x.(1/x) = 1}

        Như vậy,
        J log(x) = J.(1 + log(x) – J.1
        J.log(x) = x.log(x) – x

        (còn tiếp)

        Kevin To, USA.

      • Kevin To says:

        Thiếu sót

        Nguyên hàm của log(x) là xlog(x) – x + C

        Kevin To, USA.

  6. BUỒN NĂM PHÚT says:

    Cho dù có ngu như heo, ngu như mấy con ” dư lợn viên ” các em cũng thấy ngay bài toán này sai và vô lý, vì rằng thay vì hỏi còn lại bao nhiêu cừu thì lại đi hỏi tuổi ông thuyền trưởng. Thế mà cũng chẳng thấy một em nào lên tiếng phản đối phản biện, sao thế ? Vì rằng cái “gen” ( gene : di thể ) phản biện phản bác, phản đối …” quật cường ” từ bố mẹ đã bị Đảng và bác làm thui chột hết cả rồi còn đâu mà truyền xuống cho con cho cháu thành thử như rõ ràng là ” VÀNG ” mà bác và đảng bảo ĐỎ thì cũng đều im re mà chấp nhận không một lời phản biện. Biết vậy nên bác và đảng mới tự tung tự tác mặc sức buôn dân bán nước, giặc mới tung hoành không sợ trí “quật cường ” của ta ?

  7. cu tèo says:

    Để hưởng ứng phong trào phản biện trong học sinh lớp 2, các câu hỏi khác như sau:
    -Lịch sử: Trong chiến dịch ĐBP, ông Đại Tướng đã chỉ huy giết nhiều giặc Pháp. Vậy trong “KHHGD” ông đã đặt bao nhiêu cái vòng ?
    -Địa lý: Nước VN có “rừng vàng biển bạc”. Em cho biết giá vàng hôm nay là bao nhiêu?
    -Tập vẽ: Con đường trước trường có nhiều “ổ gà”. Em hãy vẽ gương mặt ông hiệu trưởng?
    ………

  8. BÀN LOẠN CUỐI TUẦN says:

    ” … Phản hồi cho “Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng …” : HAY ! HAY ! phải hoan nghênh ông giáo sư PĐT ra đề toán này . Trước hết đề toán này không phải nó hóc búa về ” tư duy, suy luận ” đối với trí óc non nớt của đám học sinh ” Tiểu học ” mà nó là cái thước đo ” hóc đô-la ” đối với cái tụi đang cưỡi đầu cưỡi cổ dân đen thằng nào thằng nấy cũng đều bằng cấp cao đầy mình Tiến sĩ Thạc sĩ ” HỌC ĐẠI ” cả, ” tư duy, suy luận lô-gich ” ra thì thấy ” tư duy suy luận ( của dân đen ? ) đều bị THUI CHỘT ngay từ mầm non cả nên chúng mới ngang nhiên mặc sức đè đầu bóp cổ mà không sợ ” Phản biện, phản kháng ” ??? . Cả mấy ông trí thức, “chí thực ” tiến sĩ thạc sĩ ” ĐẠI HỌC ” không chịu ” tư duy” để_thấy người ta chơi khăm nhà nước hay sao mà lại đòi ” lời xin lỗi dù muộn màng ” đúng là ” trí thức chồn lùi ” nên tầm nhìn không qua khỏi ngọn cỏ ?! .

  9. tonivu says:

    Đọc bài của QN nghe sao quen quen!!! Nói chung ở đâu cũng phải cày. Nhưng nếu ví nước Mỹ là “nhà tù khổ sai” thì nước VHXHCN phải ví là lò sát sinh may ra mới thích hợp.

    QN cày cho Nhà tù khổ sai, lãnh lương từ nhà tù khổ sai, lãnh trợ cấp và được hưởng mọi quy chế từ nhà tù khổ sai; nhưng lại đem tiền đô của nhà tù khổ sai về đầu tư ở nước CHXHCN thì quá mâu thuẩn.

    Tôi mà như QN về mẹ nó thiên đường xã nghĩa VN mà ở, cần gì ở cái “nhà tù khổ sai” của Mỹ.

    QN muốn dụ người khác về VN đầu tư thì quên đi. Thời đại tin học bây giờ chẳng ai tin đám VC nữa. Đảng csvn nay thì đổi tiền, mốt thì tịch thu vàng/nhà cửa đất đai của người dân, làm ăn lươn lẹo, hối lộ tham nhũng từ trên xuống dưới.

    Mọi người biết tỏng QN là ai rồi!!!!!

  10. Ngu trung says:

    Dân VN bây giờ không còn “ngu” như những năm 50 của thế kỷ trước nhưng sở dĩ không phản biện vì bị cái đảng thổ tả chận họng ” nào là đảng văn minh ,ưu việt ,đảng là ánh sáng …” cái gì đảng cũng sáng suốt .Mình là dân để đảng lo hết cho chắc ăn , phản biện bậy bạ khác đường lối đảng thì con đường đi gặp ông bà tổ tiên thấy trước mắt hoặc nhẹ thì nằm nhà đá .Dân thấy hết đấy chứ nhưng can đảm phải nói đến những người như Điếu Cày , Công Nhân , Duy Thức , Phong Tần …..nên VN khó mất vào tay TQ dù cho Khiết Trì gọi đảng CSVN là “đứa con hoang đàng” khi sang VN.Có lẽ TQ đã nắm được được điểm yếu của đảng nên Dương khiết Trì mới có lời xấc xược như thế .

Phản hồi