Bài học Ukraine cho Việt Nam
Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.
Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm toả của sân nhà; nhưng cạnh đó còn thêm nỗi quan ngại sâu xa rằng thay đổi thể chế tại Ukraine (hay Việt Nam) sẽ lan rộng để trở thành mối đe dọa cho sự sống còn (existential threat) của hệ thống cầm quyền chuyên chế trong chính nước họ. Do đó vào năm 2013 khi nhà nước thân Nga tại Ukraine bị dân chúng biểu tình chống đối, Mạc Tư Khoa đã có những đề nghị vô cùng hào phóng nhằm giảm 50% giá khí đốt cộng thêm 15 tỷ USD trợ giúp kinh tế để cứu vớt cho Tổng thống Viktor Yanukovich không bị lật đổ; ngược lại khi cách mạng quần chúng thành công và Ukraine có triển vọng sẽ ký kết hiệp ước tham gia Liên Hiệp Âu Châu, Putin đã không ngần ngại tung ra mọi thủ đọan kinh tế và quân sự để nước này nếu không trở lại quỹ đạo của Nga cũng sẽ mãi mãi bị chia rẽ và suy yếu.
Phong trào quần chúng tại Ukraine dù chống phe thân Nga nhưng không hề có mục tiêu trở thành bàn đạp bành trướng dân chủ sang cường quốc lân bang. Ngược lại Putin có quan điểm hoàn toàn đối nghịch xem một nước Ukraine dân chủ và cải cách như mối đe dọa trực tiếp cho hệ thống cầm quyền tại Nga, vì ông sợ dân Nga sẽ bị kích động để lật đổ ngôi vị Tổng thống của chính mình. Cá nhân Putin tự xem mình là đấng cứu rỗi để mang nước Nga trở lại vai trò cường quốc sau một thời gian dài bị Tây phương xem thường từ sau Chiến Tranh Lạnh, nên mọi toan tính liên hệ đến vai trò của ông tức nhằm ngăn trở sự trổi dậy của nước Nga. Chúng ta có thể liên hệ đến Bắc Kinh mang quan điểm tương tự đối với Việt Nam. Cũng thế, Tây phương xem việc Ukraine xích gần với Âu Châu như tiến trình tự phát theo đòi hỏi của quần chúng mong muốn dân chủ chớ không phải do Tây phương dàn cảnh và xúi dục trong chiến lược siết chặc vòng vây phong tỏa nước Nga; ngược lại Putin đánh giá đây là bước kế tiếp trong những toan tính của NATO để lật đổ chính quyền hợp pháp tại Nga. Cuộc đối đầu xảy ra tại Ukraine có thể ví như tranh chấp giữa hai loại người sống ở sao Hỏa và sao Thủy vốn mang quan điểm trái ngược nên thái độ vô cùng khác biệt, và điều không may là sự kiện tương tự có thể tái diễn tại Việt Nam.
Putin nhanh tay chiếm đoạt Crimea để phòng trường hợp chính quyền cách mạng Kiev hủy bỏ hiệp ước quân sự cho phép Hạm Đội Hắc Hải đặt bản doanh tại cảng Sevastopol, và ngăn ngừa không cho hải cảng tối quan trọng này trở thành căn cứ quân sự của NATO. Người ta có thể tiên liệu Bắc Kinh sẽ phản ứng giống vậy dù với cung cách hành xử khác đi, nhưng mục tiêu vẫn nhằm ngăn cản không cho Mỹ sử dụng Cam Ranh do vị trí quan trọng chiến lược nhìn ra Biển Đông – cho dù là nhà nước Việt Nam có sẽ thân Trung Quốc hay không.
Nga trả giá đắt vì các biện pháp phong tỏa kinh tế của Tây phương nhưng Putin không vì đó mà lùi bước. Khi nước lớn tự xem quyền lợi cốt lõi bị xâm phạm thì họ sẽ chấp nhận các mất mát vô cùng to lớn để thỏa mãn tham vọng – giống như Hitler đến giờ phút cuối vẫn tự xem mình là cứu tinh cho dù đã đưa dân tộc Đức đến thảm hoạ lịch sử. Hơn nữa trong tình trạng căng thẳng thì các nhà lãnh đạo độc tài rất khó thối lui vì quyền lực của họ đặt trên nền tảng của tinh thần dân tộc vốn bị khơi dậy và đang bùng phát rất mạnh – sự kiện này, một lần nữa có thể sẽ lại tái diễn tại khu vực Đông Á.
Ngược lại những biện pháp cấm vận sẽ khiến nền kinh tế Tây phương vốn chưa phục hồi càng thêm chậm lại. Dân chúng càng bất mãn nên các nước Âu Châu sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị chia rẽ. Tổng Thống Putin tính toán mở rộng thương mại với Trung Quốc và các nước đang trỗi dậy (như Nam Mỹ) để bù đắp cho các thiệt hại do lệnh phong tỏa từ Âu-Mỹ. Nếu thành công, Nga sẽ là nước đầu tiên phá vỡ chính sách phong tỏa kinh tế của Tây phương. Nga sẽ chứng minh được rằng một khối kinh tế mới có thể được thành hình đủ khả năng đối đầu với sức mạnh quan trọng nhất của Âu-Mỹ, khi đó một trật tự thế giới mới mà Tây phương không còn nắm vai trò chủ động mới thật sự bắt đầu, những nước như Iran hay Cuba không còn sợ bị Hoa Kỳ cô lập nữa.
Bắc Kinh theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của Mỹ tại Ukraine. Nga và Hoa Lục đều có lợi thế sân nhà nên dùng đủ mọi thủ đoạn công khai hay mờ ám nhằm tạo áp lực lên các nước lân bang. Trong khi đó Ukraine (và Việt Nam) lại không nằm trong khu vực an ninh cốt lõi của Mỹ. Trường hợp Nga tấn công Tây-Âu hay Trung Quốc đe dọa nền an ninh Nhật-Hàn thì Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp, nhưng ngược lại không thể có chiến tranh giữa Mỹ-Nga-Hoa do các xung đột biên giới hay lãnh hải với Ukraine hay Việt Nam, nhất là khi hai nước này không có liên minh quân sự với Tây phương. Cho đến nay Âu-Mỹ-Nhật vẫn không có biện pháp răn đe hữu hiệu đáp trả khi Nga-Hoa dùng các kế hoạch xâm lăng phi quy ước (non-conventional aggression) vào những nước láng giềng yếu kém. Trung Quốc xử dụng tàu kiểm giám phun vòi rồng; Nga dùng quân nhân ngụy trang thành dân sự; bước kế tiếp sẽ là những leo thang mới, dù tác động chính trị rất sâu xa nhưng vẫn không đủ để trở thành một cuộc đối đầu quân sự giữa các cường quốc.
Ngược lại Âu-Mỹ cũng phải tự xét lại chính sách ngoại giao của chính mình: NATO có thể nào tiếp tục thu nhận thành viên mới trong khi dân chúng Tây phương không hề có quyết tâm bảo vệ trong trường hợp bị xâm lược? Hoa Kỳ có thể thành hình hay tăng cường những liên minh quân sự nào (như với Úc-Nhật) mà họ có thể tin tưởng vào đồng minh, và quyền lợi đủ thiết yếu để họ phải giữ trọn lời cam kết?
Trở lại Ukraine, trong khi mục tiêu của cuộc cách mạng quần chúng là thiết lập nền dân chủ kiểu Tây phương thì nay bị Nga dùng mọi thủ đoạn để phá hỏng. Chính quyền tại Kiev thay vì tập trung chống tham nhũng, cải tổ hệ thống luật pháp và hành chính để phục hồi kinh tế nhưng nay bị chi phối vào các đe dọa quốc phòng. Mùa hè đang chấm dứt, người dân Ukraine bi quan nhìn đến một mùa Đông thiếu khí đốt trong lúc chi phí chiến tranh ngày càng đè nặng. Một nước nhỏ, xã hội bị phân hoá và nhà nước yếu luôn là mục tiêu cho nước lớn lũng đọan. Nhà cầm quyền độc tài vốn dễ bị hăm dọa hay mua chuộc, còn một chính quyền dân chủ nhưng phôi thai lại dễ bị phá hoại!
Một điểm đáng lưu ý là Thượng nghị sĩ McCain đã sang Ukraine vào tháng 12-2013 khi cao trào dân chủ chống Nga đang lên, nay ông lại sang Việt Nam vào tháng 08-2014 khi tình hình Việt-Trung trở nên căng thẳng. TNS McCain nhiều uy tín thuộc cánh diều hâu, ông chủ trương phát huy vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trên toàn cầu và đã hô hào dội bom Syria, cung cấp thiết bị cho Ukraine… ngược lại Hành pháp vốn thi hành chính sách ngoại giao thường tỏ ra thận trọng hơn nhiều.
Trong cuộc đấu trí giữa các cường quốc thì nguyện vọng dân tộc của những nước nhỏ thường bị bỏ quên. Nhưng chính khát vọng dân chủ của người dân Ukraine đã làm thay đổi bàn cờ Âu Châu. Đất nước của họ phải trả giá bằng chiến tranh và đối diện với tương lai vô cùng bấp bênh chính là những thách đố không may cho thân phận nhược tiểu. Liệu các nhà dân chủ có đủ kiên cường và tài ba để thu phục lòng dân và lèo lái con thuyền đất nước trong phong ba bão táp, câu hỏi này chỉ có dân tộc Ukraine – và Việt Nam – mới tự tim ra lời giải đáp.
© Đàn Chim Việt
Tác giả viết : “Phong trào quần chúng tại Ukraine dù chống phe thân Nga nhưng không hề có mục tiêu trở thành bàn đạp bành trướng dân chủ sang cường quốc lân bang’.=>Phong trào thoát Nga, đòi dân chủ của người dân Ukraine hoàn toàn tự phát, không do Âu Mỹ giật dây.
Trích : “Ngược lại Âu-Mỹ cũng phải tự xét lại chính sách ngoại giao của chính mình: NATO có thể nào tiếp tục thu nhận thành viên mới trong khi dân chúng Tây phương không hề có quyết tâm bảo vệ trong trường hợp bị xâm lược? Hoa Kỳ có thể thành hình hay tăng cường những liên minh quân sự nào (như với Úc-Nhật) mà họ có thể tin tưởng vào đồng minh, và quyền lợi đủ thiết yếu để họ phải giữ trọn lời cam kết?”. =>Chính quyền Âu Mỹ không thấy có lợi lộc gì cho họ (ngoại trừ khát vọng của nhân dân Ukraine ) khi giúp Ukraine hay nhận Ukraine vào NATO. => Âu Mỹ đang đấu trí với Nga hoàn toàn là do phúc lợi của người dân Ukraine ( nói riêng ) và khát vọng độc lập tự do dân chủ của các nước nhỏ nói chung.
Vậy mà, đùng, tác giả kết luận : “Trong cuộc đấu trí giữa các cường quốc thì nguyện vọng dân tộc của những nước nhỏ thường bị bỏ quên”.Nếu nguyện vọng dân tộc Ukraine bị bỏ quên như tác giả nêu thì Âu Mỹ đã chẵng mắc mớ gì phải chống trả Putin.
Tác giả lại thòng :“Nhưng chính khát vọng dân chủ của người dân Ukraine đã làm thay đổi bàn cờ Âu Châu. Đất nước của họ phải trả giá bằng chiến tranh và đối diện với tương lai vô cùng bấp bênh chính là những thách đố không may cho thân phận nhược tiểu”. Câu thòng này khi ứng vào VN có thể hiểu : “đất nước VN phải trả giá bằng chiến tranh và đối diện với tương lai vô cùng bấp bênh chính là những thách đố không may cho thân phận nhược tiểu”. Cho nên, Tàu có giành hết cả biển Đông thì đừng ồn ào quá, đừng đòi thoát Trung, khát vọng dân chủ của người Việt cũng nên quên đi; hòa bình trong nô lệ muôn năm !?
Phải chăng tác giả và cả quan dog tờ Lại = ( Nhưng cố tình níu kéo Ukraine về phe mình của EU hay Mỹ đã chứng minh điều đó. Giờ đây Ukraine chẳng khác gì VN thời trước, mắc cảnh trâu bò húc nhau ở giữa ruồi muỗi chết cứng ! Sau những xung đột các ông lớn cười hể hả bắt tay làm hòa, mặc mẹ cho những tép riu bị dập vùi trong cơn ba đào trước đó ) muốn hô khẩu hiệu hòa bình trong nô lệ muôn năm !?
“Ngược lại Âu-Mỹ cũng phải tự xét lại chính sách ngoại giao của chính mình: NATO có thể nào tiếp tục thu nhận thành viên mới trong khi dân chúng Tây phương không hề có quyết tâm bảo vệ trong trường hợp bị xâm lược” ? (Đoàn Hưng Quốc)
Dào ! Có chuyện này rồi sao ? Hay hôm trước ông Obama đọc được bài này của Đoàn Hưng Quốc nên mới vội vã bay sang Estonia trấn an các đồng minh non trẻ nhất của NATO ?
(While there has been no shortage of tough talk about Russia or Putin, look for Obama to be more assertive about the ỤS. military commitment to đefening NATO allies.
“The message the president will be sending is, ‘We stand with yọu Article 5 constitutes an ironclad guarantee of your security,’” Charles Kupchan of Obamás National Security Council said. “‘Russia, dónt even think about messing around in Estonia or in any of the Baltic areas in the same way that you have been messing around in Ukrainé”
Article 5 of the NATO charter means an attack on one member is treated as an attack on all, a key difference from the crisis in Ukraine, which is not a NATO member) …
Các bố có viết thì nên trung thực . Đừng nên “lách” (vì các bố có bị ai buộc phải “lách” đâu . Trừ phi … các bố muốn “lách” để làm vừa lòng ai đấy … thì thôi) .
Dạ, vâng, thưa,gởi… rằng thì mà là và… Việt Nam — Ù ú Ken / VN — Ù Ú ken…
Nóng lòng về một tương lai sạch bóng Rợ Hồ, chết cha Trọng – Nghị – Thảo…
Chúng ta có thói quen so sánh ví von VN với vài vụ thay đổi khác, rồi ta thở
dài thườn thượt ,… nào là mùa xuân A Rập, Hoa Lài, Miến Gà…,– còn V N ?
Không không ! VN có tính cách riêng, không giống các nơi kia tí nào sất !
Nhưng, nếu đem đối chiếu Việt Nam với Đức Quốc – Đại Hàn, thì rất đúng.
Cứ đem liên hệ Việt Nam phân chia với Đức, với Đại Hàn …thi khỏi có lo!
Việc đâu rồi có đó — Come what may ! Việc đang tới gần. Be patient!
(Tư bản tràn vô, đổ tiền của ùn ùn của xây dựng VN, nuôi béo Cộng Phỉ à ?)
Đám Rước Di Sản Hồ Chí Minh
Trong danh sách những tội đồ bán nước
Bác là người duy nhất đã thành công
Được xây lăng, ướp xác, được phong thần
Nằm trân tráo giữa Hà thành văn vật.
Bác vĩ đại quả thiên tài đánh lận
Từ một người bồi bếp, kẻ ma cô
Đã gian manh cướp giựt được cơ đồ
Làm đầu lĩnh cả một phường đạo tặc.
Ấy nhờ bác đã bôi mày muối mặt
Sang xứ người lạy lục kiếp gia nô
Lại van xin tình nguyện hiến cơ đồ
Để đổi lấy ngai vàng và đảng trị.
Một mùa thu bác vâng lời xích quỉ
Lãnh lệnh bài của chúa Xít vua Mao
Về An Nam lập đảng cướp rợ Hồ
Lùa dân tộc vào hoả lò sinh sát.
Di sản hôm nay, một quê hương tàn mạt
Ách độc tài liềm búa trĩu trên vai
Trong hành trình không lối thoát tương lai
Theo chủ nghĩa lỗi thời và vong bản.
Về đâu đây? Khi thiên đường Cộng sản
Đã trở thành ác mộng của toàn dân
Đảng vẫn đi quờ quạng bước đôi chân
Như kẻ mộng du, như người mê sảng.
Sau lưng đảng chín mươi triệu người khốn nạn
Trót sinh vào thời đại Hồ chí Minh
Đươi sự lãnh đạo tài tình của đảng “quang vinh”
Đang lê bước như đàn cừu vô cảm.
Xung quanh họ hai triệu thằng ăn bám
Sống huy hoàng trên máu mủ lương dân
Từ bọn ma vương xuống lũ hung thần
Đang hò hét xua đàn cừu về phía trước.
Thế giới năm châu nhìn xem đám rước
Thương hại giống nòi con cháu Rồng Tiên
Trong cơn ngủ ngày mê muội triền miên
Làm vật tế thần cho bầy quỉ đỏ.
Họ biết làm gì hơn là đứng ngó?
Khi người dân Việt từ bỏ chính mình
Khi người dân Việt không buồn tự cứu
Thì còn mong gì chiến hữu đồng minh.
Phan Huy MPH
http://fdfvn.wordpress.com
Sở dĩ Ukrain và VN khó đi đến dân chủ vì trong nước có những kẻ sẵn sàng làm nội tuyến , bị mua chuộc bởi kẻ thù.Hãy nhìn đâu phải chỉ có VN tiếp giáp với TQ hay Ukrain tiếp giáp với Nga , khi nhân dân trong bất cứ nước nào trên dưới 1 lòng ,kẻ lãnh đạo biết lo lắng cho đời sống nhân dân thì không có 1 cường quốc hay thế lực nào có thể chi phối hay chiếm đoạt .
Thưa tác giả và qúi bà con,
Cám ơn tác giả víêt một bài tổng kết với nhận định sâu sắc.
Tôi xin mạn phép mổ rộng ra một vài điểm, để trình bày cái nhìn riêng thôi.
1/
Ukraine ko phải là nước duy nhất hay đầu tiên bị Nga thời hậu CS đe doạ làm áp lực, thậm chí xâm lăng bằng can thiệp quân sự sau khi đế quốc đỏ Liên Xô cũ bị rã ra làm nhiều mảnh nhỏ.
Các nước như Gruzia (xưa là Georgia của cựu bộ trưởng ngoại giao thời Gorbachev là Shevanadze) củng bị Nga làm tình làm tội, xúi dục gây ra nổi chiến và chia cắt
wikipedia
Gruzia (tiếng Gruzia: საქართველო, chuyển tự thành Sakartvelo,, Tiếng Việt: Gru-di-a[1]) là một quốc gia Âu Á tại vùng Caucasus phía bờ đông Biển Đen. Nước này có biên giới phía bắc giáp với Nga, phía nam với Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông với Azerbaijan. Đây là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á.[2]
Gruzia là một quốc gia đại diện dân chủ, được tổ chức như một nhà nước cộng hoà bán tổng thống nhất thể. Gruzia hiện là một thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng Châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, và đang xin gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO.
Năm 1995, Shevardnadze được chính thức bầu làm tổng thống Gruzia, và tái đắc cử năm 2000. Cùng lúc ấy, hai vùng thuộc Gruzia, Abkhazia và Nam Ossetia, nhanh chóng bị cuốn vào những cuộc tranh giành với những kẻ ly khai địa phương dẫn tới những cuộc chiến tranh và tình trạng bạo lực lan rộng giữa các sắc tộc. Được Nga ủng hộ, Abkhazia và Nam Ossetia trên thực tế đã giành được và duy trì nền độc lập khỏi Gruzia. Hơn 250.000 người Gruzia đã bị thanh lọc sắc tộc khỏi Abkhazia bởi những kẻ ly khai Abkhaz và những quân lính tình nguyện Bắc Caucasia, (gồm cả người Chechens) năm 1992-1993. Hơn 25.000 người Gruzia cũng đã bị trục xuất khỏi Tskhinvali, và nhiều gia đình Ossetian bị buộc phải dời bỏ nhà cửa tại vùng Borjomi và chuyển tới Nga.
Tháng 8 năm 2008, quân đội Gruzia tấn công vào Nam Ossetia để tái chiếm lại tỉnh này khỏi tay quân ly khai. Ngày hôm sau, Quân đội Nga đã tấn công đánh bật quân đội Gruzia ra khỏi Nam Ossetia và tiến vào Gruzia. Hai bên đều đổ lỗi cho bên kia và cáo buộc phía kia tấn công thường dân.
[hết trích]
2/
Nga nói riêng và Liên Xô nói chung vốn là một liên bang, được tập hợp lại không bằng biện pháp dân chủ như ở Mỹ hay những nước khác (Canada chẳng hạn), mà bằng bạo lực từ xa xưa cho đến tận giờ. Tàu lục địa cũng giống hệt như Nga về mặt hình thành đất nước cho đến ngày hôm nay.
Đó là lý do chính yếu giải thích tại sao các chính quyền độc đoán từ thời phong kiến cho đến thời Cộng Sản hay dân chủ đi nữa, cũng đều nuôi mộng bá quyền và điều này được toàn dân ủng hộ nhiệt thành.
Dân bị nhồi sọ từ tấm bé về cái gọi là chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ theo cách riêng (của Nga và Tàu), để rồi tự hào về quốc gia dân tộc mình quá sức, dễ hinh thành một phong trào hay tinh thấn quốc gia cực đoan thật lố bịch.
Hiện thời trình độ dân trí quả có hơn xưa, nhưng chính quyền trung ương ở Moscow và ở Bắc Kinh vẫn mị dân bằng motto cần ổn định chính trị để phát triển kinh tế và đất nước, nhằm dẹp tan mọi manh động ly khai, vì lý do bị đối xử phân biệt, hay lý do sắc tộc, tôn giáo …
Từ xưa đến nay cả Moscow và Bắc Kinh vẫn không ngừng cho di dân tới các vùng đất xa xôi, và một số không nhỏ những di dân này là quân nhân hay nhân viên hành chánh, đi đến đó nhằm nắm các chức vụ chủ chốt. Thí dụ thời CS người Nga hiện diện đông đảo ở một số địa phương của chư hầu Nga, như Ukraine, ba nước vùng biển Baltique v.v…; còn hiện nay tộc Hán di dân đến thật đông và nắm chặt các chức vụ hành chánh và hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi ở Tibet, Tân Cương … (chả khác gì ở Việt Nam người Kinh, nhất là người miền Bắc sau năm 1975, di dân đến ở vùng Tây Nguyên thật đông đảo; có nơi mang cả làng xã vào lập nghiệp ở vùng đât trù phú thuộc Di Linh, Lâm Đồng (Bảo Lộc), hay ở vùng gần Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang; cũng như di dân Việt tận sang Miên sau khi lật đổ Khmer Đỏ)
3/
Dù Ukraine không nuôi ý định xuất cảng dân chủ vào Liên bang Nga, cũng như nếu Việt Nam dân chủ hóa trước Tàu, thì làn sóng dân chủ không sớm thì muộn cũng rủ nhau kéo ùa vào các nước trên.
Dân chủ tự do là khát vọng tự nhiên của con người, nhất là một khi thế giới rộng mở trước mắt họ, qua cách mạng thông tin điện tử ngày hôm nay. Trái đất bé hẳn lại và trở nên một mặt phẳng khiến con người xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Một cái cựa mình dù ở nơi xa xôi, nhưng nằm trong phạm vi của quả đất, cũng làm cho chòm xóm từ gần đến xa đều hay biết ngay, qua cái loa khuyếch đại hiện đại nhất, chính là mạng xã hội, điển hình như Facebook, Tweeter, Youtube …
Như đã thưa các nước thuộc dạng Liên bang như Nga và Tàu kể trên, chỉ có thể toàn vẹn lãnh thổ trước trào lưu đòi hỏi quốc gia độc lập và dân tộc tự quyết ngày một gia tăng bằng bạo lực, bởi những tuyên truyền láo khoét xưa cũ đến nay kô còn đứng vững nữa.
Biết bao nhiêu những cá nhân có ý thức cao về quốc gia dân tộc, bấy lâu nay bị đè nén bởi khủng bố, tù tội, và các sắc tộc thiểu số, các cộng đồng tôn giáo nhỏ .. bị bịt mắt hay bị cai trị bằng bàn tay sắt (bọc nhung), đều nhất tề vùng lên đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình để sống sao cho ra kiếp người thật sự.
Thực tế chứng minh cho thấy rõ là, càng bị đe dọa bởi nội loạn, đám chính quyền trung ương ở Moscow và Bắc Kinh càng ra cố biểu dương sức mạnh cơ bắp, từ trong nước để cố dẹp tan mọi (mầm mống) nội loạn, ra đến ngoài bằng các biện pháp đối ngoại thật cứng rắn, như ta thấy của Tàu và Nga trong các tranh chấp mang tính quốc tế, có liên hệ đa quốc gia. Thí dụ như vụ Biển Đông, can thiệp ở Lybia, Syria, hay trước kia ở Liên bang Nam Tư cũ …
Ngắn gọn, không phải chỉ có cá nhân Putin, hay Tập Cận Bình … mới hành xử vô đạo, mà tất cả tầng lớp lãnh đạo cũng như chính trị gia, thậm chí cả đám trí thức bưng bô cho chế độ ở Nga và Tàu đều đồng ý và nhất trí với các biện pháp cứng rắn trên, để gọi là bảo vệ quyền lợi cho nước họ, và thậm chí còn cho đó là chính nghĩa chẳng riêng gì cho nước họ mà còn cho nhân loại nữa !
Cái não trạng này thực ra không chỉ phổ biến ở hai nước Tàu hay Nga cũng như các nước lớn khác có chung một dạng thức (chẳng hạn Việt Nam đối với hai lân bang phía Tây; Indonesia hay Ấn Độ …) , mà chính các nước dân chủ phương Tây cũng có những mưu thần chước qủi để mang lợi về mình dưới những danh nghĩa hay chiêu bài rất dễ ru ngủ lòng người.
Nhưng cố tình níu kéo Ukraine về phe mình của EU hay Mỹ đã chứng minh điều đó. Giờ đây Ukraine chẳng khác gì VN thời trước, mắc cảnh trâu bò húc nhau ở giữa ruồi muỗi chết cứng !
Sau những xung đột các ông lớn cười hể hả bắt tay làm hòa, mặc mẹ cho những tép riu bị dập vùi trong cơn ba đào trước đó.
_”Nhưng cố tình níu kéo Ukraine về phe mình của EU hay Mỹ đã chứng minh điều đó . Giờ đây Ukraine chẳng khác gì VN thời trước, mắc cảnh trâu bò húc nhau ở giữa ruồi muỗi chết cứng” …
Thôi, hãy nghe lời quan Đóc -tưa . Mỹ và EU hãy buông tay để Nga nuốt bố Ukraine cho rồi . Níu kéo làm chi cho “ruồi muỗi” chết ? Chỉ tội mới hôm qua thôi “ruồi muỗi” tuyên bố mưu tìm giải pháp để sớm gia nhập vào được khối NATO . Ôi sao mà khổ thân “ruồi muỗi” quá !
Cứ như nhà anh Cộng Phỉ Ba Đình lửng lơ con cá vàng, một tay làm bộ chìa ra phía Mỹ, nhưng nguyên cái (cửa) mình thì đã giao hoàn toàn cho Chú Chệt . Mặc cho toàn dân, các vị trí thức kêu gào “Thoát Trung, kết Mỹ” … Thế mới đúng “chủ trương đường lối” quan Đóc -tưa chăng ?
Có lúc nhiều người bên ĐCVOnline bảo quan ngài luôn có thứ lý luận bựa củ chuối . Sở trường của quan ngài là vạch mông người ta ra lụi, bon chen vào chốn chính chị chính em làm gì ? Bác sĩ sao lại cạnh tranh nghề nghiệp với thằng y tá … Ba Ếch cho khổ hai cái lỗ tai ?
Dear UnceFox,
Đáng buồn cho bác ở chỗ, chẳng những phê bình khá lỗ mãng ý kíên người khác chính kiến với mình, lại lôi kéo nhân thân người ta vào cuộc, để nhục mạ cho bõ ghét.
Mong bác chú ý “lời nói không mất tiền mua” mà ông cha ta đã khuyên.
Có những kẻ thân lừa ưa nặng
Lão buộc lòng phải “tặng” Kẩu côn .
Những anh trí thức lui chồn
Trung dung giữa háng, liệu hồn từ nay !